Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)

Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)

Câu 1: (3,0 điểm)

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào? Thời gian Việt Nam công nhận công ước này ? Nêu nội dung từng nhóm quyền?

Câu 2: (1,5 điểm) Vì sao việc học tập có tầm quan trọng đối với mỗi người?

Câu 3: (2,5 điểm) Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông?

Câu 4: (3,0 điểm)

Cho tình huống sau: Tâm năm nay mười 14 tuổi. Một hôm đi sinh nhật bạn, Tâm đã mượn chiếc xe máy của mẹ để chở hai bạn cùng đi. Vì muộn nên cả ba bạn không kịp đội mũ bảo hiểm, đi xe phóng nhanh.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Tâm?

b. Theo em, Tâm đã mắc phải những lỗi gì khi đi đường?

c. Từ tình huống trên em hãy cho biết trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy?

 

doc 11 trang Lộc Nguyễn 11/06/2024 930
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6
Phòng GD&ĐT 
Trường THCS 
KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2016 – 2017
Môn: GDCD - Khối: 6 - Đề 1
Thời gian 45 phút (không kể giao đề)

Câu 1: (3,0 điểm)
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào? Thời gian Việt Nam công nhận công ước này ? Nêu nội dung từng nhóm quyền?
Câu 2: (1,5 điểm) Vì sao việc học tập có tầm quan trọng đối với mỗi người?
Câu 3: (2,5 điểm) Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông?
Câu 4: (3,0 điểm)
Cho tình huống sau: Tâm năm nay mười 14 tuổi. Một hôm đi sinh nhật bạn, Tâm đã mượn chiếc xe máy của mẹ để chở hai bạn cùng đi. Vì muộn nên cả ba bạn không kịp đội mũ bảo hiểm, đi xe phóng nhanh.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của Tâm?
b. Theo em, Tâm đã mắc phải những lỗi gì khi đi đường?
c. Từ tình huống trên em hãy cho biết trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy?
Đáp án đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6
Câu 1: (3,0 điểm)
- Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989. (0,5 điểm)
- Năm 1990 Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới, là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn công ước này. (0,5 điểm)
- Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em được chia làm 4 nhóm quyền:
+ Nhóm quyền sống còn: Quyền được sống, được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại như: nuôi dưỡng, chăm sóc. (0,5 điểm) 
+ Nhóm quyền bảo vệ: Bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại. (0,5 điểm) 
+ Nhóm quyền phát triển: Được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật (0,5 điểm) 
+ Nhóm quyền tham gia: Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng (0,5 điểm) 
Câu 2: (1,5 điểm)
- Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. (0,5 điểm)
- Có học tập chúng ta mới hiểu biết, có kiến thức, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (1,0 điểm)
Câu 3: (2,5 điểm)
- Thực hiện đúng qui định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. (0,5 điểm) 
- Khi đi bộ phải đi sát mép đường bên tay phải (0,5 điểm)
- Khi đi xe đạp không lạng lách, đánh võng (0,5 điểm)
- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. (0,5 điểm)
- Phê phán tố cáo những hành vi vi phạm luật giao thông (0,5 điểm)
Câu 4: (3,0 điểm)
a. Việc làm của Tâm sai. (1,0 điểm)
b. Những lỗi Tâm mắc phải:
- Đi xe mô tô chưa đủ tuổi. (0,25 điểm)
- Đi xe không đội mũ bảo hiểm. (0,25 điểm)
- Đi xe mô tô chở 3 quá người quy định (0,25 điểm)
- Đi xe mô tô quá tốc độ. (0,25 điểm)
c. Trẻ em dưới 16 tuổi không lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 . (1,0 điểm)
PHÒNG GD & ĐT MỘC CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG THCS HUA PĂNG Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
ĐỀ 2
ĐỀ CHÍNH THỨC

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không tính thời gian phát đề)
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
TN
TL
TN

TL

Thấp
Cao

Nội dung 1: 
Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
Nhận biết được quyền trẻ em
Hiểu được nhóm quyền phát triển của trẻ em






Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %: 
Số câu: 1 
Số điểm: 0.25đ
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1 
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%




Số câu: 2 
điểm: 2.25đ
Tỉ lệ: 22,5%
Nội dung 2: 
Công dân nước CHXHCN
 Việt Nam



Hiểu được về công dân của một nước

Biết được công dân của một nước
Biết được quốc tịch, CD nước CHXHCN Việt Nam


Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:


Số câu: 1 
Số điểm: 0.25đ
Tỉ lệ: 2.5%

Số câu: 0,5 
Số điểm: 1đ
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 0,5 
Số điểm: 1đ
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2 
Số điểm: 2.25đ
Tỉ lệ: 22.5%
Nội dung 3: 
Thực hiện trật tự ATGT 


Hiểu về luật GT đối với người đi bộ và đi xe đạp
Biết về một số quy định của luật GT



Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:


Số câu: 1
Số điểm: 0.25đ
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1 
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%


Số câu: 2 
điểm: 2.25đ
Tỉ lệ: 27.5%
Nội dung 5: 
Quyền được bảo đảm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín
Nhận biết được về quyền được đảm bảo...
Biết về các quyền của công dân trong thư tín, điện thoại, điện tín





Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu: 1 
Số điểm: 0,25đ
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu: 1 
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%




Số câu: 2
Số điểm: 2,75đđ
Tỉ lệ: 27,5%
Tổng số câu: 
Tổng số điểm: 
Tỉ lệ%: 
2 câu=0,5đ
2 câu = 4,5đ
2 câu = 0,5đ
1Câu =2,5đ
1 Câu= 1 đ

1 câu = 1đ
9
10đ
100%
Tổng số điểm các mức độ nhận thức
5đ
3đ

 2đ
10đ

ĐỀ BÀI:
A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4 (1đ):
1. Hãy khoanh tròn vào việc làm thể hiện quyền trẻ em?
 a. Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn
 b. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái
 c. Bắt trẻ em làm việc nặng, quá sức
 d. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em
2. Trong những trường hợp sau thì trường hợp nào là công dân Việt Nam
 a. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài
 b. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài
 c. Người Việt Nam dưới 18 tuổi 
 d. Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam
3. Người đi bộ và người đi xe đạp phải đi như thế nào mới đúng quy định ?
 a. Người đi xe đạp đi dàn hàng 3, hàng 4
 b. Người đi bộ đi trên vỉa hè
 c. Người đi bộ đi giữa lòng đường
 d. Người đi xe đạp đi vào đường dành cho xe thô sơ
4. Theo em những việc làm sau đây là sai ?
 a. Mẹ cho phép em xem điện thoại
 b. Đọc trộm tin nhắn của bạn vì thấy hay
 c. Lấy cắp thư của bạn rồi cho người khác xem
 d. Điện thoại của bố mẹ cũng như của mình nghe thoải mái
 B. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: (2đ) Trẻ em gồm mấy nhóm quyền ? Đó là những nhóm quyền nào ? Hãy nêu nhóm quyền phát triển ?
Câu 2: (2đ) Công dân là gì ? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước ? Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người như thế nào ?
Câu 3: (2,5đ) Hãy nêu những quy định dành cho người đi bộ và người đi xe đạp
Câu 4: (2,5đ) Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào ?
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1:
(1đ)
1. a,d
0.25 đ
2. b,c 
0.25 đ
3. b,d
0.25 đ
4. a,
0.25 đ
B.TỰ LUẬN:
Câu 1:
(2đ)

-Trẻ em gồm 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, Nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia.
- Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật...

Câu 2:
(2đ)
- Công dân là người dân của một ngước (0,5đ) 
- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước (0,5đ)
- Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (1đ) 


Câu 3:
(2,5đ)

- Người đi bộ: Đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
- Người đi xe đạp: Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

Câu 4:
(2,5đ)

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại.


ĐỀ 3
Phòng GD& ĐT thành phố Yên Bái
Trường THCS Tân Thịnh. 
ĐỀ KIÊM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2014- 2015 MÔN: GDCD LỚP 6
Thời gian: 45 phút (kể cả thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI
Câu 1. (4 điểm) 
Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong học tập? Em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình như thế nào?
Câu 2. (3 điểm) 
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như thế nào?
Câu 3. (3 điểm) Tình huống 
Nam là học sinh chưa ngoan, thường xuyên đi học muộn và trốn học. Hôm đó Nam lại gây sự với một bạn trong lớp và bỏ tiết. Thầy giáo chủ nhiệm viết thư và nhờ bạn lớp trưởng mang về cho bố mẹ Nam. Biết chuyện Nam chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.
Theo em, Nam đã mắc những sai phạm gì? Nếu học cùng lớp với Nam, em sẽ làm gì để giúp Nam khắc phục những sai phạm đó?
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu 1. (4 điểm) 
Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ trong học tập là:
Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
a. Quyền:(2 đ) 
- Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục Tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học.(1 đ)
- Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.(0,5 đ)
- Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.(0,5 đ)
b. Nghĩa vụ học tập:(2 đ) 
- Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục Tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.(1 đ)
- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.(1 đ)
Câu 2. (3 điểm)
 Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như sau:
a) Về thân thể (1,5 đ)
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.(0,5 đ)
- Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.(0,5 đ)
- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. (0,5 đ)
b) Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm (1,5 đ)
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.(0,5 đ)
- Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. (0,5 đ)
- Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.(0,5 đ)
Câu 3. (3 điểm) Tình huống
* Nam đã mắc những sai phạm sau: (1,5 đ) 
- Lười học, thường xuyên đi học muộn, trốn học và hay gây sự với bạn. 
- Chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.
Như vậy Nam đã vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, đồng thời tự bôi nhọ danh dự của bản thân mình.
* Nếu học cùng lớp với Nam (1,5 đ), em sẽ: Ngăn cản và giải thích cho bạn hiểu hành động lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi là vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Là vi phạm pháp luật. Đồng thời giúp Nam trong học tập để bạn học tiến bộ hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_co_dap_an.doc