Đề cương ôn tập giữa kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Phần môn Sinh học) - Năm học 2022-2023

Đề cương ôn tập giữa kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Phần môn Sinh học) - Năm học 2022-2023

Câu 1. Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng?

A. Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính.

B. Đặt kính ở khoảng 20 cm, mắt nhìn vào mặt kính.

C. Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính.

D. Đặt kính ở chỗ thiếu ánh sáng, mắt nhìn vào mặt kính.

 

docx 4 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2850
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Phần môn Sinh học) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN KHTN 6 NĂM HỌC 2022-2023
PHÂN MÔN SINH HỌC
Câu 1. Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng?
A. Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính.
B. Đặt kính ở khoảng 20 cm, mắt nhìn vào mặt kính.
C. Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính.
D. Đặt kính ở chỗ thiếu ánh sáng, mắt nhìn vào mặt kính.
Câu 2. Từ 1 tế bào ban đầu sau 3 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là:
A. 32	B. 4	C. 8	D. 16
Câu 3. Một con lợn con lúc mới đẻ được 0,8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?
A. Do tế bào tăng kích thước
B. Do dự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.
C. Do tăng số lượng tế bào	D. Do tế bào phân chia.
Câu 4. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là:
A. Có màng tế bào	B. Có nhân	C. Có tế bào chất D. Có nhân hoàn chỉnh
Câu 5. Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở chỗ:
A. Có nhân	B. Có thành tế bào	C. Có màng tế bào	D. Có ti thể
Câu 6. Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành:
a) Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1cm2).
b) Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x.
c) Sau đó đậy lá kính lại rồi đưa lên quan sát.
d) Dùng kẹp dỡ nhẹ vảy cho vào bản kính có nhỏ giọt nước cất.
Trình tự sắp xếp đúng là:
A. a → b → c → d	B. a→ c → b → d
C. a → d→ c →b	D. b → c → d → a
Câu 7. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:
A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể
B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan
C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể
D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể
Câu 8: Cho các sinh vật sau: (1) Tảo lục (2) Tảo vòng (3) Vi khuẩn lam (4) Cây thông (5) Con bướm. Các sinh vật đơn bào là?
A. (1), (2) B. (3), (5) C. (1), (4) D. (2), (4)
Câu 9: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là
A. hệ cơ quan B. cơ quan	C. mô D. tế bào
Câu 10: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là
A. tế bào B. mô 	C. cơ quan D. hệ cơ quan
Câu 11: Hệ tuần hoàn ở người được cấu tạo bởi các cơ quan nào sau đây?
A. Tim và máu B. Tim và hệ mạch
C. Hệ mạch và máu D. Tim, máu và hệ mạch
Câu 12: Nhân của tế bào có chức năng gì?
A. Tham gia trao đổi chất với môi trường.
B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
C. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào.
Câu 13: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?
A. Tế bào trứng cá 	B. Tế bào vảy hành
C. Tế bào thịt quả cà chua 	D. Tế bào vi khuẩn
Câu 14: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật	B. Khiến cho sinh vật già đi
C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương
D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể
Câu 15: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Xe ô tô. B. Cây cầu.	C. Cây bạch đàn. D. Ngôi nhà.
Câu 16: Có thể phân biệt các loại tế bào khác nhau nhờ những đặc điểm bên ngoài nào?
A. Hình dạng và màu sắc. B. Thành phần và cấu tạo.
C. Kích thước và chức năng. D. Hình dạng và kích thước.
Tự luân:
Câu 1: Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?
Câu 2: Khi một cơ quan trong cơ thể (như: dạ dày, tim, phổi, mắt, mũi, ) bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới cơ thể chúng ta, vậy chúng ta phải có cách chăm sóc để các cơ quan đó khỏe mạnh.
Em hãy hoàn thành bảng dưới đây.
STT
Cơ quan bị đau
Ảnh hưởng đến cơ thể
Cách chăm sóc
1
2
3
4
Câu 3 a) Hãy điền tên các thành phần của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực vào các ô trống trong hình 19.1 cho phù hợp. 
b) Nêu điểm giống và khác nhau giữa các tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
PHÂN MÔN HOÁ HỌC
Câu 1. Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành?
A. Đeo găng tay khi lấy hóa chất.	B. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành.
C. Tự ý làm thí nghiệm.	D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. 
Câu 2. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần làm gì?
A. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành.	B. Nhờ bạn xử lí sự cố.
C. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên.	D. Tiếp tục làm thí nghiệm.
Câu 3. Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại?
Câu 4: Thành phần không khí gồm những gì?
A. 21% nitrogen, 78% oxygen.	B. 21% oxygen, 78% nitrogen, 1% khí khác.
C. 21% oxygen, 78% nitrogen.	D. 21% nitrogen, 78% oxygen, 1% khí khác. 
Câu 8: Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là gì?
A. Sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.	
B. Sự sôi trên bề mặt thoáng của chất lỏng.
C. Sự nóng chảy trên bề mặt thoáng của chất rắn.	
D. Sự sôi xảy ra cả ở trong lòng chất lỏng lẫn trên bề mặt còn sự bay hơi xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 9: Chọn phát biểu sai: 
A. Oxygen cần thiết cho sự quang hợp của cây xanh.
B. Oxygen oxi hóa được hết các kim loại 
C. Oxygen cần thiết cho quá trình hô hấp của động vật.
D. Oxygen là một chất hoạt động hóa học rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao.
Tự luận
Câu 1. Vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống (vật hữu sinh), vật không sống (vật vô sinh) là gì?
Câu 2: Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; của chất, không có; tự nhiên/thiên nhiên; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a/ Mọi vật thể đều do (1) tạo nên. Vật thể có sẵn trong (2) được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thể do con người tạo ra được gọi là (3) 
b/ Vật sống là vật có các dấu hiệu của (4) .. mà vật không sống (5) ..
c/ Chất có các tính chất (6) . như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo.
d/ Muốn xác định tính chất (7) . ta phải sử dụng các dụng cụ đo.
Câu 3: Nêu tầm quan trọng của oxygen
Câu 4. Cho các hình ảnh
a) Em có nhận xét gì về các hình ảnh trên?
b) Là học sinh, em phải làm gì để bảo vệ môi trường không khí?
PHÂN MÔN VẬT LÝ
TÓM TẮT LÝ THUYẾT.
Bài 5: Đo chiều dài
I. Đơn vị độ dài
- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m.
- Một số đơn vị đo độ dài khác thường gặp: milimét (mm), xentimét (cm), đềximét (dm), kilômét (km) 
1 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mm	1 m = 0,001 km
II. Dụng cụ đo chiều dài
- Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước kẹp 
- Trước khi đo, ta cần lưu ý đến giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước, để chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo:
 + GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
 + ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
III. Cách đo chiều dài
- Đo chiều dài của vật, ta làm theo các bước sau:
 + Bước 1. Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo phù hợp 
 + Bước 2. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
 + Bước 3. Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
 + Bước 4. Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
 + Bước 5. Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.
Bài 7: Đo thời gian
I. Đơn vị thời gian
- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.
- Ngoài ra, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ 
1 giờ = 60 phút = 3600 giây
1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất của thước là gì? 
Tại sao trước khi đo, ta cần lưu ý đến GHĐ và ĐCNN của thước?
Câu 2: Trong tay em có một chiếc cốc như hình bên và một thước dây, một thước kẹp, một compa và một thước thẳng. Em sẽ dùng thước nào để đo:
Chu vi ngoài của miệng cốc
Độ sâu của cốc
Đường kính trong của phần thân cốc
Độ dày của cốc
Câu 3: Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là gì?
Điền số thích hợp vào chỗ trống:
1h = ...... phút = ............giây
2,5h = phút = ......giây
 1 ngày = .......giờ = ..... phút
40 giây = ......phút 
Câu 4. Em hãy nghĩ ra cách đo chính xác bề dày một tờ giấy của cuốn sách lúc đó ta chỉ có một thước kẹp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_phan_m.docx