Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1: Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi:

A. Tế bào biểu bì vảy hành

B. Con ong C. Con kiến

D. Tép bưởi

Câu 2: Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm:

A. Thị kính, vật kính

B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh)

D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn.

Câu 3: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào:

A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước

B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước , chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 4: Hệ cơ quan ở thực vật chia ra thành:

A. Hệ rễ và hệ chồi

B. Hệ trung ương và hệ ngoại biên C. Hệ trên mặt đất và hệ dưới mặt đất

D. Hệ sinh sản và hệ dinh dưỡng

Câu 5: Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?

A. Cảm ứng và vận động

B. Hô hấp C. Sinh trưởng và vận động

D. Cả A,B,C đúng

Câu 6: Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:

A. Con gà, con chó, cây nhãn

B. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá C. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn

D. Chiếc bút, con vịt, con chó

Câu 7: Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là:

A. Có màng tế bào

B. Có nhân C. Có tế bào chất

D. Có nhân hoàn chỉnh

 

docx 6 trang Hà Thu 31/05/2022 2451
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG THCS 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: KHTN 6
Năm học: 2021-2022
Phân môn
Nội dung 
Mức độ 
Tổng 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Sinh học
Mở đầu KHTN 
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
Tế bào 
Số câu
1
2
1/2
1/2
2
6
Số điểm
0,25
0,5
1
1
0,5
3
Từ tế bào đến cơ thể
Số câu
4
1
5
Số điểm
1
0,25
1,5
Tổng
Số câu
6
4
1/2
1/2
2
13
Số điểm
1.5
2,0
1,0
0.5
5
Hóa học
Mở đầu KHTN
Số câu
1
1
1
3
Số điểm
0,25
0,25
0,25
0,75
Chất quanh ta
Số câu
2
1
1
5
Số điểm
0,5
0,25
0,5
1,75
Oxygen
Số câu
1
Số điểm
0,5
Tổng
Số câu
3
2
1
1
1
8
Số điểm
0,75
1,0
0,5
0,25
2,5
Vật lí
Các phép đo
Số câu
3
2
1
1
1
8
Số điểm
0,75
0,5
0,5
0,5
0,25
2,5
Tổng
Số câu
3
2
1
1
1
8
Số điểm
0,75
1,0
0,5
0,25
2,5
Tổng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
12
3
30%
10,5
4
40%
2,5
2
20%
4
1
10%
29
10
100%
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG THCS 
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: KHTN 6
Năm học: 2021-2022
(Thời gian: 90 phút)
I. PHẦN SINH HỌC ( 5 điểm) ( Từ câu 1 đến câu 13)
A. Trắc nghiệm ( 3 điểm):
Em hãy chọn phương án đúng cho các câu sau rồi ghi vào giấy kiểm tra ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi:
A. Tế bào biểu bì vảy hành
B. Con ong
C. Con kiến
D. Tép bưởi
Câu 2: Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm:
A. Thị kính, vật kính
B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu
C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh)
D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn.
Câu 3: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào:
A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước
B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước , chúng giống nhau về hình dạng.
Câu 4: Hệ cơ quan ở thực vật chia ra thành:
A. Hệ rễ và hệ chồi
B. Hệ trung ương và hệ ngoại biên
C. Hệ trên mặt đất và hệ dưới mặt đất
D. Hệ sinh sản và hệ dinh dưỡng
Câu 5: Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?
A. Cảm ứng và vận động
B. Hô hấp
C. Sinh trưởng và vận động
D. Cả A,B,C đúng
Câu 6: Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:
A. Con gà, con chó, cây nhãn
B. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá
C. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn
D. Chiếc bút, con vịt, con chó
Câu 7: Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là:
A. Có màng tế bào
B. Có nhân
C. Có tế bào chất
D. Có nhân hoàn chỉnh
Câu 8: Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở chỗ:
A. Có nhân
B. Có thành tế bào
C. Có màng tế bào
D. Có ti thể
Câu 9: Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào:
A. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình
B. Trùng biến hình, nấm men, con bướm
C. Nấm men, vi khẩn, con thỏ
D. Con thỏ, cây hoa mai, cây nấm
Câu 10: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:
A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể
B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan
C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể
D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể
Câu 11: Một con lợn con lúc mới đẻ được 1,5 kg. Sau 1 tháng nặng 5.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?
A. Do tế bào tăng kích thước
B. Do sự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.
C. Do tăng số lượng tế bào
D. Do tế bào phân chia.
Câu 12: Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là:
A. 32 B. 4
C. 8 D. 16
B. Tự luận ( 1 điểm):
Câu 13 ( 2 điểm): Kể tên các thành phần chính của tế bào và chức năng của các thành phần đó. Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của cơ thể sống?
II. PHẦN HÓA HỌC ( 2,5 điểm) ( Từ câu 14 đến câu 21)
A. Trắc nghiệm (1,5 điểm)
Em hãy chọn phương án đúng cho các câu sau rồi ghi vào giấy kiểm tra ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu 14. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên
A. Sinh Hóa	B. Lịch sử	C. Thiên văn	D. Địa chất
Câu 15: Chỉ ra đâu là vật thể tự nhiên
A. Quyển sách B. Bóng đèn điện C. Núi đá vôi D. Con thuyền
Câu 16: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất
A. Đường tan vào nước 	B. Tuyết tan
C. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời 	D. Cơm để lâu bị mốc
Câu 17: Ý nào sau đây nói về tính chất hóa học của sắt:
A. Sắt là chất rắn màu xám
B. Sắt là kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt
C. Đinh sắt để ngoài không khí ẩm một thời gian xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp
D. Sắt bị nam châm hút
Câu 18: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của chất ở thể khí?
A. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng 
B. Dễ dàng nén được
C. Không có hình dạng xác định
D. Chất không chảy được
Câu 19: Theo em, việc nghiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
A. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
B. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người.
C. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
D. Bảo vệ môi trường.
B. Tự luận ( 1 điểm)
Câu 20 ( 0,5 điểm): Em hãy nêu tính chất vật lí của Oxygen?
Câu 21( 0,5 điểm): Em hãy kể một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của đường ăn mà em đã biết.
III. PHẦN VẬT LÍ ( 2,5 điểm) ( Từ câu 22 đến câu 29)
A. Trắc nghiệm ( 1,5 điểm): 
Em hãy chọn phương án đúng cho các câu sau rồi ghi vào giấy kiểm tra ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu 22 : Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào dung để đo độ dài?
A. Thước mét B. Bình chia độ C. Cân đòn D. Cân y tế
Câu 23: Độ chia nhỏ nhất của thước là
A. Độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. 
B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 
D. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
Câu 24: Một bình chia độ chứa 50 cm3 nước. Thả hòn đá vào mực nước dâng lên đến 81 cm3, vậy thể tích hòn đá là:
 A. 81 cm3 B. 50cm3 C. 13 cm3 D. 31cm3 
Câu 25: Hãy xác định xem cách đổi nào sau đây là đúng
 0,1tấn=1000kg B. 1kg=1000g C. 1tạ =10kg D. 1mg=kg
Câu 26: Đơn vị chính để đo khối lượng là
A. mét khối () B. lít (l) C. kilogam (kg) D. mét (m)
Câu 27: Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng người ta thấy một bên đĩa cân có 2 quả 200g, 1 quả 500g, bên đĩa cân còn lại là hai túi bột ngọt như nhau. khối lượng của 1 túi bột ngọt là
A. 450g. B. 900g. 	 C. 500g.	 D. 200g.
B. Tự luận ( 1 điểm)
Câu 28 ( 0,5 điểm): Người ta dùng bình chia độ dung tích 0,5 lít ghi tới cm3 chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của hai viên đá. Sau khi thả viên thứ nhất vào, mức chất lỏng trong bình chia độ chỉ 88 cm3. Sau đó thả tiếp viên thứ hai vào, mức chất lỏng trong bình chỉ 97 cm3. Thể tích mỗi viên đá là bao nhiêu?
Câu 29 (0,5 điểm). Hãy tìm cách xác định đường kính ngoài của một chiếc nắp chai khi chỉ có các đồ dùng học tập.
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG THCS 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: KHTN 6
Năm học: 2021-2022
I. PHẦN SINH HỌC ( 5 điểm) ( Từ câu 1 đến câu 13)
A. Trắc nghiệm ( 3 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
A
C
A
D
A
D
B
A
C
B
A
Phần tự luận:
Câu
Đáp án
Điểm số
13
* Kể tên các thành phần chính của tế bào và chức năng của các thành phần đó.
- Cấu tạo: Tế bào cấu tạo từ những thành phần chính: màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
+ Màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
+ Tế bào chất: Diễn ra phần lớn các hoạt động trao đổi chất của tế bào (hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng, tạo các chất để tăng cường,...) của tế bào.
+ Nhân hoặc vùng nhân là là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
* Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của cơ thể sống?
Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của cơ thể sống vì:
+ Tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người,...) đều được cấu tạo từ tế bào.
+ Tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản.
1đ
1d
1đ
1đ
II. PHẦN HÓA HỌC (2,5 điểm) ( Từ câu 14 đến câu 21)
A. Trắc nghiệm ( 1,5 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 đ
Câu
14
15
16
17
18
19
Đáp án
B
C
D
C
A
B
B. Phần tự luận ( 1 điểm):
Câu
Đáp án
Điểm số
20
Tính chất vật lí: tính chất của oxygen: chất khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước.
0.5
21
Một số tính chất vật lí và hóa học của đường ăn 
Đường ăn là chất rắn, màu trắng, vị ngọt, tan nhiều trong nước, đặc biệt là nước nóng, nóng chảy ở 185 °c. 
Khi đun nóng, đường ăn bị phân huỷ thành carbon và nước.
- HS nêu được 2 tính chất vật lí
- HS nêu được 1 tính chất hóa học là có thể bị cháy thành than khi đun nóng
0,25
0,25
III. PHẦN VẬT LÍ (2,5 điểm) ( Từ câu 22 đến câu 29)
A. Trắc nghiệm ( 1,5 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 đ
Câu
22
23
24
25
26
27
Đáp án
A
C
D
B
C
A
B. Phần tự luận ( 1 điểm):
Câu
Đáp án
Điểm số
28
Thể tích của viên đá 1 là
	V1 = 88 – 55 = 13 cm3 	 
Thể tích của viên đá 2 là
	V2= 97 – 88 = 9 cm3	
0,25
0,25
29
- Ta dùng mực bôi lên miệng ống tre rồi in ra giấy.
- Dùng kéo cắt theo đường tròn vừa in ra giấy.
- Gập đôi hình tròn vừa cắt được, đo độ dài đường gấp đó là độ dài cần xác định.
0,25
0,25
 Thanh Sơn, Ngày 1 tháng 10 năm 2021
 Duyệt tổ CM Nhóm trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_nam_ho.docx