Giáo án Âm nhạc 6 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nữ

Giáo án Âm nhạc 6 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nữ

Ôn tập bài hát: Đi cấy

Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 5

Âm nhạc thưởng thức: Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc phổ biến

I. MỤC TIÊU:

- HS tiếp tục được ôn thêm về bài Đi cấy, hát cho thuần thục, hát có tình cảm.

- HS tiếp tục ôn thêm về bài TĐN số 5.

- HS có thêm những hiểu biết về các nhạc cụ dân tộc qua bài Âm nhạc thưởng thức.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

- Nhạc cụ quen dùng.

- Đàn và hát thuần thục bài “Đi cấy”

- Đánh đàn đọc nhạc và hát lời thuần thục bài “Vào rừng hoa”

- Chuẩn bị một số tranh ảnh và băng âm thanh giới thiệu về các nhạc cụ dân tộc phổ biến. (Nếu không có tranh ảnh đẹp hơn thì có thể photocoppy và phóng to trang 36 trong SGK)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút)

2. Bài mới: ( 40 phút)

 

doc 74 trang Dương Tử Quỳnh 02/06/2022 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 6 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 05-09-2020
 Ngày giảng: 07-09-2020
Tiết 1: 
	 Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trường THCS
Tập hát: Quốc ca 
I. MỤC TIÊU:
- HS có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc
- HS nắm sơ lược về các phân môn học hát, nhạc lí, âm nhạc thường thức và tập đọc nhạc.
- Ôn tập lại bài hát Quốc ca
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng
- Đàn và hát thuần thục, chính xác bài Quốc ca 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (2 phút) Giáo viên yêu cầu lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát 1 bài nhằm tạo không khí sôi nổi.
2. Bài mới: (40 phút)
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG - GHI BẢNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
I. Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trường THCS (25 phút)
HS ghi bài
GV yêu cầu nghiên cứu TT
Giới thiệu về môn học Âm nhạc ở trường THCS
HS đọc
GV khái quát
1. Khái niệm: Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh đã được chọn lọc dùng để diễn tả toàn bộ thế giới tinh thần của con người.
HS ghi bài
GV ghi bảng
2. Giới thiệu chương trình; Gồm 3 nội dung:
- Học hát: có 8 bài hát chính thức
- Nhạc lí và TĐN
-Âm nhạc thường thức: là những kiến thức âm nhạc phổ thông
HS ghi bài
GV ghi bảng
II. Tập hát Quốc ca Việt Nam (15 phút)
HS ghi bài
GV thuyết trình
 Đây là bài hát quen thuộc với mọi người dân Việt Nam, các em đã được nghe bài này từ lớp 1 và chính thức được học ở lớp 3. Tuy nhiên không phải tất cả các em đều hát đúng. Hôm nay một lần nữa chúng ta lại ôn lại bài hát này để hát chính xác hơn, hay hơn.
HS nghe
GV điều khiển
GV cho HS nghe băng nhạc bài hát Quốc ca Việt Nam để các em có thể nghe được giai điênu chính xác hơn.
HS nghe
GV yêu cầu
Cả lớp hát lời 1 của bài Quốc ca Việt Nam. Thể hiện sắc thái trang nghiêm, hùng mạnh. 
HS đứng hát.
GV đánh đàn
 Lưu ý câu hát: “ Đường vinh quang xây xác quân thù" ở đây chữ thù các em thường hát thấp xuống, sai về cao độ cần sửa lại cho đúng.
HS tập và sửa lại cho đúng.
GV yêu cầu
 Hát đầy đủ cả bài gồm hai lời.
HS trình bày
 GV lưu ý, HS hát nốt cao nhất thường chỉ tới nốt Si, trong bài hát này cao nhất tới nốt Mí, vậy cần hạ thấp giọng hát xuống. Nếu dùng đàn phím điện tử cần hạ giọng = -5
3. Củng cố: (2 phút)
- GV gọi 1 học sinh giới thiệu lại toàn bộ chương trình âm nhạcở trường THCS.
- Bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát Quốc Ca một lần. 
4. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục bài Quốc ca Việt Nam một cách chính xác và đúng sắc thái.
- Đọc bài đọc thêm Âm nhạc ở quanh ta.
- Chuẩn bị bài mới.
 Ngày soạn: 12-09-2020
 Ngày giảng: 14-09-2020
Tiết 2:
 Học hát: Tiếng chuông và ngọn cờ
I. MỤC TIÊU:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài "Tiếng chuông và ngọn cờ"
- HS biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng: đàn oocgan
- Đàn và hát thuần thục bài "Tiếng chuông và ngọn cờ"
- Hát đúng giai điệu và lời ca một trích đoạn trong bài Chiếc đèn ông sao, Cánh ém tuổi thơ,tiến lên đoàn viên của nhạc sĩ Phạm Tuyên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Bài mới: (40 phút)
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG - GHI BẢNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
 Học hát: (40 phút)
 Tiếng chuông và ngọn cờ
 Phạm Tuyên
HS ghi bài
GVchỉ định 1 HS đọc TT ở SGK
1. Giới thiệu về bài hát và tác giả (Tr 8 )
HS đọc
GV hát minh họa 
 Hát một đoạn trong bài Cánh én tuổi thơ,Chiếc đèn ông sao để giới thiệu về những tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Tuyên
HS nghe
GV thực hiện
2. GV cho HS nghe bài hát qua băng hoặc GV tự trình bày.
HS nghe
GV hướng dẫn
3. Chia đoạn, chia câu: Bài hát gồm có 2 đoạn, mỗi đoạn có 4 câu.
HS nghe và nhắc lại.
GV đàn
4. Luyệnt thanh: 1-2 phút
Luyện thanh
5. Tập hát từng câu: Lời 1
GV đàn giai điệu
Mỗi câu hát, GV đàn mẫu 3-4 lần rồi yêu cầu HS hát theo. Nối các câu thành đoạn, nối hai đoạn thành bài. Một nửa lớp hát đoạn a, một nửa lớp hát đoạn b.
Tập lời 2 tương tự lời 1.
HS hát từng câu
GV hướng dẫn
6. Hát đầy đủ cả bài.
Hát toàn bộ lời 1, để HS tự hát lời 2 trên nền giai điệu của lời 1.
HS trình bày
GV quy định
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh:
 Đoạn 1 viết giọng thứ, cần thể hiện tính chất êm dịu, tha thiết. Đoạn 2 chuyển sang giọng trưởng cần thể hiện tính chất trong sáng, sôi nổi.
 Hát cả bài với lối hát lĩnh xướng. Tiến hành như sau: GV hát lời 1 đoạn 1, cả lớp cùng hát điệp khúc. Cử một HS hát lời hai đoạn 1, cả lớp hát điệp khúc.
 Cách kết thúc bài: sau khi hát cả hai lời, nhắc lại câu “ Hãy phất cao lá cờ của ta" thêm lần nữa.
3. Củng cố: (3 phút)
- GV chia lớp làm 2 dãy hát thi đua với nhau vừa ôn luyện vừa tạo không khí học tập sôi nổi.
- GV chỉ định 1 học sinh lĩnh xướng đoạn 1, đoạn 2 cả lớp hát hòa giọng.
4. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục.
- Phải hát đúng và thuộc giai điệu và lời ca để lần sau kiểm tra.
- Chuẩn bị bài mới.
 Ngày soạn: 19-09-2020
 Ngày giảng:21-09-2020
Tiết 3:
	 Ôn bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ
Nhạc lí: - Những thuộc tính của âm thanh
- Các kí hiệu âm nhạc
I. MỤC TIÊU:
- HS hát thuần thục bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ "biết trình bày ở mức độ hoàn chỉnh
- HS làm quen với những thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu trong âm nhạc
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng: đàn ọcgan
- Đàn và hát thuần thục bài hát "Tiếng chuông và ngọn cờ"
- Tìm các ví dụ để dẫn chứng về các thuộc tính của âm thanh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Gọi 2 HS hát lại bài hát. GV nhận xét và cho điểm tượng trưng.
3. Bài mới: (35 phút) 
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG - GHI BẢNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
ND1: Ôn tập bài hát ( 10 phút)
HS ghi bài
Tiếng chuông và ngọn cờ
GV đàn theo mẫu
Luyện thanh (1-2 phút)
Luyện thanh
GV đàn và sửa những chỗ hát sai.
Ôn tập: Cả lớp cùng hát đầy đủ cả bài. GV nghe và phát hiện những chỗ còn sai, GV hát mẫu và sửa cho HS.
HS hát
Cử 2 HS hát tốt lĩnh xướng đoạn a của hai lời, cả lớp cùng hát điệp khúc.
HS hát
GV chỉ định
Sau khi HS được ôn lại, GV động viên các em xung phong lên bảng trình bày bài đề kiểm tra.
HS lên kiểm tra
GV ghi lên bảng
 ND 2: Nhạc lí ( 25 phút)
Những thuộc tính của âm nhạc ; Các kí hiệu âm nhạc
HS ghi bài
GV đọc TT ở SGK
GV hỏi:
Điều chỉnh câu trả lời cho đúng.
a. Giới thiệu về thuộc tính của âm thanh: - GV đọc nhạc bài Làng tôi gồm tám nhịp đầu tiên, để minh hoạ về cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc. Khi giới thiệu đến thuộc tính nào, GV phải nhấn mạnh tính chất của thuộc tính đó trong lúc đọc nhạc. 
Vậy bốn thuộc tính của âm thanh là gì?
+ Cao độ: Độ cao thấp
+ Cường độ: Độ mạnh nhẹ
+ Trường độ: Độ ngân dài ngắn
+ Âm sắc: Sắc thái của âm thanh
- GV gọi 1-2 hs lấy ví dụ trong 1 bài hát để thể hiện đủ các thuộc tính trên.
HS nghe và phân biệt các thuộc tính.
HS nhắc lại (không xem sách)
GV hướng dẫn
b. Các kí hiệu âm nhạc: 
 Để học âm nhạc hiệu quả và khoa học, cần phải biết ghi chép nhạc bằng văn bản (giống như chép chính tả). Do đó, các em phải biết cách dùng khuông nhạc, khoá son và nhớ vị trí các nốt trên khuông.
HS lắng nghe.
GV hướng dẫn
Tập kẻ khuông nhạc, tập viết khoá Son và viết tám nốt nhạc lên khuông.
HS thực hiện
GV yêu cầu
Gọi học sinh lên bảng viết các kí hiệu âm nhạc đã học .
HS lên bảng thực hiện
Gv bắt nhịp
Lớp trình bày bài hát 1 lần nữa
HS trình bày
4. Củng cố: (5 phút)
- GV chỉ định 1 nhóm lên bảng trình bày lại bài hát 1 lần.
- GV kẻ khuông nhạc yêu cầu học sinh xác định trường độ của âm thanh.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Hát thuộc lời bài hát.
- Ghi nhớ 4 thuộc tính của âm nhạc,biết cách viết khóa son,khuông nhạc,các nốt nhạc trên khuông . 
 Ngày soạn:26-09-2020
 Ngày giảng:28-09-2020
Tiết 4:
Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ âm thanh
Tập đọc nhạc: TĐN số 1
I. MỤC TIÊU:
- HS có những hiểu biết về trường độ trong âm nhạc.
- Ghi nhớ những lưu ý khi viết nốt nhạc, biết cách viết và tác dụng của dấu lặng.
- Đọc đúng bài TĐN số 1.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng: đàn oọcgan.
- Tìm một vài ví dụ nói lên tác dụng của trường độ trong âm nhạc
- Đánh đàn và đọc nhạc chính xác bài TĐN số 1
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
- GV bắt nhịp cho toàn lớp hát lại bài " Tiếng chuông và ngọn cờ".
- Âm thanh có bao nhiêu thuộc tính? Nêu đặc điểm của các thuộc tính đó?
- Học sinh trả lời, bạn khác nhận xét, GV giới thiệu vào bài.
3. Bài mới: ( 35 phút)
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG 
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
Nội dung 1: Nhạc lí ( 20 phút)
CÁC KÍ HIỆU GHI TRƯỜNG ĐỘ ÂM THANH
HS ghi bài
GV giới thiệu
Quy định về trường độ trong âm nhạc:
HS lắng nghe
GV viết hình nốt 
Một nốt tròn ngân dài = 2 nốt trắng = 4 nốt đen = 8 móc đơn = 16 nốt móc kép.
Nốt tròn: Ngân dài 4 phách.
Nốt trắng: Ngân dài 2 phách.
Nốt đen: Ngân dài 1 phách.
Nốt móc đơn: Ngân dài 0,5 phách.
Nốt móc kép: Ngân dài 0,25 phách.
HS viết bài
GV lấy ví dụ
VD: Trong khi một người đang hát một nốt tròn, một người khác có thể hát được 16 nốt móc kép.
HS nghe
GV lấy ví dụ
Cách viết nốt nhạc trên khuông.
- Những nốt nhạc nằm dưới dòng thứ 3 thì đuôi quay lên phía trên.
- Nốt nhạc nằm ở dòng thứ ba thì đuôi có thể quay lên trên hoặc xuống dưới.
- Những nốt nhạc nằm trên dòng thứ ba thi đuôi phải quay về phía dưới.
HS tập viết nhạc
Dấu lặng: Lấy ví dụ ở trang 38
GV ghi lên bảng
Nội dung 2: Tập đọc nhạc ( 15 phút)
TĐN SỐ 1: Đô-rê-mi-fa-sol
HS ghi bài
GV giới thiệu
Đây là bài: Biết nói gì với mẹ đây.
 Nhạc của Mô-da.
HS nghe
GV hướng dẫn
1. Chia từng câu: cả bài có 2 câu nhưng SGK chỉ giới thiệu hai câu đầu tiên, mỗi câu có 7 nốt nhạc
HS theo dõi
GV chỉ định
2. Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu
HS đọc
GV đàn
3. Luyện thanh, đọc gam Đô trưởng
Luyện thanh
4. Đọc từng câu: Mỗi câu 3-4 lần
GV đàn và hướng dẫn
5. Hát lời ca: Mỗi câu 2-3 lần
HS thực hiện
6. TĐN và hát lời: lấy tóc độ = 140, nửa lớp TDN nửa còn lại hát lời sau đó đổi lại cách trình bày.
HS trình bày
GV chỉ định
7. Củng cố bài: TĐN và hát lời đầy đủ, sau đó từng tổ trình bày lại. Chỉ định 2-3 HS trình bày.
HS trình bày
4. Củng cố: (4 phút)
- GV vẽ sơ đồ và yêu học sinh điền giá trị của các nốt.
- GV bắt nhịp cho học sinh đọc bài TĐN lại 1 lần có ghép nhạc.
5. Dặn dò: (1 phút)
- HS về nhà học thuộc các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh.
- Đọc chính xác bài TĐN số 1 cả về lời ca và cao độ, trường độ.
- Chuẩn bị bài mới.
 Ngày soạn: 03-10-2020
 Ngày giảng: 05-10-2020
Tiết 5:
 	 Học hát: Vui bước trên đường xa
 (Theo điệu lí con sáo Gò Công- dân ca Nam Bộ)
I. MỤC TIÊU:
- HS hát đúng giai điệu và lờ ca bài "Vui bước trên đường xa". Qua đó có thêm những hiểu biết về các bài lí của dân ca Nam Bộ.
- HS biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dung: đàn oocgan
- Đàn và hát thuần thục bài hát Vui bước trên đường xa
- Hát đúng giai điệu và lời ca bài Lí cây bông, lí chiều chiều, lí cây xanh để giới thiệu thêm về các điệu lí ở Nam Bộ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
- HS lên bảng trình bày bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ
- ? Cho biết các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh
3. Bài mới: ( 38 phút)
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG - GHI BẢNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
 Học hát: Vui bước trên đường xa
HS ghi bài
GV chỉ định HS Đọc TT ở SGK
1. Giới thiệu về bài hát: Tr 16
HS đọc
GV điều khiển
2. GV cho HS nghe bài hát qua băng hoặc GV tự trình bày
HS lắng nghe
GV hỏi
3. Chia đoạn, chia câu:
HS trả lời
Bài hát được chia làm mấy câu? ( 5 câu )
Có những câu nào nhạc giống nhau? ( câu 4 và câu 5 ).
GV đánh đàn
4. Luyện thanh: 1-2 phút
Luyện thanh
5. Tập hát từng câu:
Tập từng câu, mỗi câu GV đàn giai diệu 2-3 lan, HS nghe hat nhẩm theo sau đó hát hoà với tiếng đàn. GV nghe và phát hiện chỗ sai và sửa cho HS. Cứ tập như vâyh cho đến hết bài và nối thành bài hoàn chỉnh.
HS tập hát
GV hướng dẫn cùng đàn và hát với HS
6. Hát đầy đủ cả bài: Vì bài hát ngắn. khi học xong nên cho HS hát hai lần cả bài
HS thực hiện
GV hướng dẫn
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh: 
 Lấy tộc độ =120, thể hiện tình cảm trong sáng, nhịp nhàng. Sử dụng lối hát hoà giọng. Kết thúc bài bằng cách nhắc lại câu
 “Muôn người chung một lời quyết tâm...bước chân” thêm một lần nữa.
HS trình bày
8. Củng cố bài: GV cho từng nhóm, tổ lên trình bày bài hát để kiểm tra khả năng tiếp thu bài của HS. GV nhận xet và có thể cho điểm.
HS trình bày
4. Củng cố: ( 2 phút)
- GV gọi 1 nhóm nam và 1 nhóm nữ lên bảng trình bày lại bài hát 1 lần.
- Kể tên 1 số ca khúc thuộc điệu lí dân ca Nam Bộ mà em biết.
5. Dặn dò: ( 1 phút)
- Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục.
- Phải hát đúng và thuộc giai điệu và lời ca để lần sau kiểm tra
- Xem trước bài TĐN số 2 và kiến thức nhạc lí.
 Ngày soạn:10-10-2020
 Ngày giảng:12-10-2020
Tiết 6:
 Nhạc lí: Nhịp và phách - Nhịp 2/4
 Tập đọc nhạc: TĐN số 2
[I. MỤC TIÊU:
- HS có hiểu biết ban đầu về những khái niệm nhịp và phách, có hiểu biết về số chỉ nhịp 2/4
- Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 2 “Mùa xuân trong rừng”
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng: Đàn oocgan
- Tìm 1 vài ví dụ về nhịp và phách.
- Đọc nhạc, đàn và hát thuần thục bài TĐN số 2 “Mùa xuân trong rừng”
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Có thể xen kẽ trong phần ôn tập
3. Bài mới: (40 phút)
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG -GHI BẢNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
I. Nhạc lí: ( 20 phút)
Nhịp và phách - Nhịp 2/4
HS ghi bài
GV lấy ví dụ
Ví dụ về nhịp và phách:
 Bài TĐN số 2 Tr 18 khuông nhạc đầu tiên có 5 ô nhịp, mỗi nhịp đều có hai phách.
GV hỏi
Vậy nhịp là gì? Phách là gì?
- Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn trong một bản nhạc, bài hát. Giữa các nhịp có một vạch đứng để phân cách gọi là vạch nhịp.
- Mỗi nhịp lại chia thành những phân nhỏ hơn đều nhau về thời gian gọi là phách.
HS trả lời
Hướng dẫn HS ghi khái niệm.
HS ghi nhớ khái niệm về nhịp và phách, nhịp 2/4.
- Nhịp 2/4 là nhịp có 2 phách, giá trị mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách số1 phách mạnh, phách số 2 phách nhẹ.
Ghi khái niệm
GV lấy 1 vài ví dụ về nhịp 2/4
Các bài hát nhịp 2/4 ( Ô nhịp đầu của bài hát thật là hay)và phân tích đâu là nhip, đâu là phách.
HS theo dõi
GV ghi bảng
III. TĐN số 2: ( 20 phút)
 Mùa xuân trong rừng
HS ghi bài
GV hỏi 
1. Chia câu: Bài được chia làm mấy câu? Mỗi câu có bao nhiêu ô nhịp? Có những câu nào giống nhau?
HS trả lời
GV chỉ định
2. Tập đọc tên nốt nhạc từng câu
HS đọc
GV đàn
3. Luyện thanh: 1-2 phút
Luyện thanh
GV hướng dẫn
4. Đọc từng câu:
HS thực hiện
GV đàn
Mỗi câu, Gv đàn 2-3 lần, HS nghe và đọc theo cao độ. Tập theo kiểu móc xích truyền thống cho đến hết bài TĐN.
HS tập đọc
GV đàn
5. Hát lời ca: Có thể sử dụng lối hát đối đáp, gồm hai nhóm, mỗi nhóm sẽ hát một câu. Đổi nhau cách trình bày đến khi hai nhóm nắm vững nhiệm vụ của mình.
HS ghép lời
GV hướng dẫn
6. TĐN và hát lời: Tempo = 132
Nửa lớp TĐN nhạc, nửa còn lại hát lời sau đó đổi lại. Trình bày bài kết hợp gõ phách, cần nhấn mạnh nốt nhạc ở phách 1. 
HS thực hiện
GV chỉ định
7. Củng cố bài: TĐN, hát lời cả bài kết hợp gõ nhịp, nốt nhạc cuối ngân một nhịp phải gõ sang nhịp thứ hai mới hết ngân.
HS trình bày
4. Củng cố: (3 phút)
- G gọi 1-2 học sinh nhắc lại khái niệm nhịp và phách.
- Gọi 2 học sinh nhắc lại khái niệm nhịp 2/4.
- GV chia lớp làm 2 dãy vừa đọc nhạc vừa hát lời bàu TĐN số 2.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà ôn lại bài hát và bài TĐN để hát và TĐN một cách thuần thục. 
- Tìm các ví dụ về nhịp và phách, sưu tầm các bài hát, bản nhạc viết ở nhịp 2/4.
Tiết 7:
Tập đọc nhạc: TĐN số 3;
Nhạc lí:Cách đánh nhịp 2/4
ÂNTT: Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát “Làng tôi”
I. MỤC TIÊU:
- HS đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài “Thật là hay”
- Đọc nhạc bài TĐN số 3 kết hợp gõ nhịp 2/4
- Có thêm hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam qua bài âm nhạc thường thức giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát “Làng tôi”
BẢNG MÔ TẢ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
VD thấp
VD cao
1. TĐN số 3
Biết tên các nốt nhạc trong bài "Thật là hay"
- Biết cách trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
- Hát kết hợp gõ phách, nhịp.
- Vẽ tranh minh họa cho bài TĐN số 3.
.
2. Nhạc lí
Biết khái niệm nhịp 2/4
- Biết cách đánh nhịp 2/4.
- Cách gõ nhịp 2/4
- Đọc nhạc và hát lời bài đọc nhạc số 3 kết hợp gõ nhịp 2/4
3. ÂNTT
Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát "Làng tôi"
- Biết được các bài hát của nhạc sĩ Văn Cao viết cho thiếu nhi.
- Nắm được ngày tháng năm sinh, bút danh của nhạc sĩ Văn Cao
- Biết được hoàn cảnh ra đời của bài hát " Nhạc rừng"
- Hoàn cảnh ra đời của bài hát" Nhạc rừng"
- Nêu được cảm nhận của mình về bài hát "Nhạc rừng"
- Nắm được nội dung của bài hát: Nói về sự lạc quan yêu đời của các chiến sĩ
- Kết hợp vơi môn Mĩ thuật vẽ tranh phong cảnh về vẻ đẹp của khu rừng ở miền Đông Nam Bộ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng: đàn oocgan
- Đàn, đọc nhạc và hát thuần thục bài “Thật là hay”
- Hát đúng một số đoạn trích các tác phẩm nổi tiếng của Văn Cao
- Băng nhạc bài hát “Làng tôi”
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
GV cho học sinh nghe 2 trích đoạn của bài hát "Làng tôi" và bài "Ngày mùa"
- GV cho học sinh đoán xem tên của bài hát này là gì?
- Bài hát đó do nhạc sĩ nào sáng tác?
- GV chốt và dẫn dắt vào bài mới.
3. Hình thành kiến thức: (30 phút)
	Chỉ thực hiện với nội dung âm nhạc thường thức:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG - GHI BẢNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
I. Học bài TĐN số 3:
 Thật là hay
HS ghi bài
GV hỏi
1. Chia từng câu: Bài này được chia làm mấy câu? ( bốn câu ), Mỗi câu có mấy ô nhịp? (bốn ô nhịp ).
HS trả lời
GV chỉ định
2. Tập đọc tên nốt nhạc từng câu
HS đọc
GV đàn
3. Luyện thanh, đọc gam Đô trưởng 1-2 phút
Luyện thanh
GV hướng dẫn
4. Đọc từng câu: Dịch giọng = -3
HS thực hiện
GV đàn
Mỗi câu nhạc, GV đàn 3-4 lần cho HS nghe và đọc theo. GV nghe và phát hiện những chỗ còn sai. GV hướng dẫn hoặc làm mẫu để các em sửa lại cho đúng.
HS TĐN
GV yêu cầu
5. Hát lời ca: dựa trên nền giai điệu của tiết nhạc, GV cho HS hát lời ca. GV nghe và chỉnh sửa những chỗ còn sai.
HS hát lời
6. TĐN và hát lời: Lấy tốc độ = 114. Nửa lớp đọc nhạc, nửa còn lại hát lời .
HS thực hiện
7. Củng cố bài: Cả lớp cùng TĐN rồi hát lời.
GV ghi bảng 
II. Nhạc lí 
Cách đánh nhịp 2/4
HS ghi bài 
GV vẽ lên bảng
Sơ đồ Thực tế
HS vẽ vào vở
GV đánh mẫu
 2 2
 1 1
Tay trái đánh nhịp đối xứng với tay phải
HS thực hiện theo
GV làm mẫu
Tập đánh nhịp 2/4, GV đếm phách 1-2, 1-2...
HS theo dõi
Đọc nhạc bài thật là hay vừa kết hợp đánh nhịp 2/4.
GV đọc nhạc
Luyện tập đánh nhịp với bài TĐN số 3
HS đánh nhịp
GV yêu cầu
- Học sinh lên bảng vừa đánh nhịp 2/4 vừa đọc bài đọc nhạc số 3.
- GV kiểm tra 2 cặp đôi, 1 cặp đọc nhạc và cặp hát lời, sau đó đổi lại.
HS thực hiện
GV ghi bảng
II. Âm nhạc thường thức 
Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát “Làng tôi”
HS ghi bài
GV chỉ định
 Đọc mục 1: Nhạc sĩ Văn Cao
HS đọc mục 1
GV hỏi
- Em hãy nêu 1 vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao?
- GV lắng nghe, bổ sung và chốt kiến thức.
HS tham khảo và nêu 
GV giới thiệu
(kết hợp môn lịch sử, GDCD)
- Năm 1944 nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát "Tiến quân ca" nay là bài Quốc ca Việt Nam.
- Khi hát bài hát này chúng ta cần có thái độ nghiêm túc, trang nghiêm bởi bài hát này được dùng trong các buổi nghi lễ rất trang trọng.
HS lắng nghe
GV hỏi
Kể tên những bài hát nổi tiếng của Văn Cao
HS trả lời
GV hát
- Giới thiệu đoạn trích bài Suối Mơ, Ngày mùa và bài Trường ca sông Lô.
- Kết hợp với môn lịch sử và địa lí: GV trình bày về sự ra đời của các bài hát trên để học sinh nắm về hoàn cảnh sáng tác.
HS nghe
GV yêu cầu
? Các em đọc mục 2 ở SGK hãy trình bày về hoàn cảnh sáng tác bài hát"Làng tôi"
GV giới thiệu
Kết hợp môn lịch sử và địa lí để giáo viên giới thiệu thêm: Làng quê đang yên bình với tiếng chuông nhà thờ rung, với hàng tre xanh... bỗng một ngày thực dân pháp nổ súng xâm chiếm nước ta thì người dân đã đứng lên để chống trả và họ tin vào ngày mai sẽ giành được thắng lợi.
GV điều khiển
Nghe băng bài hát Làng tôi khoảng 1-2 lần.
HS nghe và có thể hát theo
GV yêu cầu
- Nêu cảm nhận của em khi nghe bài hát này?
- Bạn bổ sung, gv chốt: Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, viết về vẻ đẹp của ngôi làng ở miền quê Việt Nam.
HS trả lời
3. Hoạt động luyện tập: (5 phút)
- GV yêu cầu 1 nhóm lên bảng đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 3.
- Đánh nhịp 2/4
4. Hoạt động vận dung: (7 phút)
	Vẽ tranh theo chủ đề phong cảnh, vẻ về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam
. 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: Có thể thực hiện ở nhà
Viết một đoạn văn dài 5-7 câu về cảm nhận của em về bài hát "Làng tôi"
 Ngày soạn:13-10-2019
 Ngày giảng:15-10-2019
 Tiết 8: Ôn tập 
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập, tổng hợp lại những kiến thức đã học
- Chuẩn bị tốt cho tiết sau kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng
- Đàn và hát thuần thục các bài hát đã học
- Đánh đàn, đọc nhac thuần thục ba bài TĐN đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2. Ôn tập: ( 43 phút)
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG - GHI BẢNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
Ôn tập:
1. Ôn bài hát ( 10 phút)
- Tiếng chuông và ngọn cờ ( Phạm Tuyên)
- Vui bước trên đường xa ( Nam Bộ)
HS ghi bài
GV đàn giai điệu
Mỗi bài GV đàn lại cho các em nghe để nhớ lại lời ca và giai điệu.
HS nghe và hát nhẩm
GV bắt nhịp
Cả lớp trình bày lần lượt 2 bài,GV lắng nghe phát hiện những chổ còn sai và sữa lại cho các em.
HS trình bày
GV yêu cầu HS 
Luyện tập theo nhóm từ 3-5 em
HS tập luyện
GV chỉ định
Gọi 2-3 nhóm lên biểu diễn.
GV biẻu dương nhóm biểu diễn tốt và cho điểm động viên.
GV kiểm tra
GV ghi bảng
GV đàn giai điệu
GV hướng dẫn
GV kiểm tra
GV ghi bảng
GV hỏi 
GV kiểm tra một vài HS .
2. Ôn các bài TĐN ( 13 phút)
- TĐN số 1: Đô,rê,mi,pha,son
- TĐN số 2: Mùa xuân trong rừng
- TĐN số 3: Thật là hay
Mỗi bài GV đàn 1 lần và yêu cầu các em nhẩm theo.
GV bắt nhịp cho cả lớp đọc lần lượt từng bài,lắng nghe và sửa sai cho các em.
GV tổ chức cho các em ôn tập theo bàn hay nhóm.
GV gọi cá nhân ,nhóm.GV nghe,nhận xét và cho điểm.
III. Ôn nhạc lí ( 10 phút)
- Những thuộc tính của âm thanh?
- Cách viết các nốt nhạc trên khuông?
- Những kí hiệu ghi trường độ của âm thanh?
- Nêu khái niệm nhịp 2/4, cách đánh nhịp 2/4.
GV cho HS trả lời các câu hỏi trên, sau đó nhắc lại cho các em nhớ.
IV. Ôn âm nhạc thường thức( 10 phút)
- Nhắc lại vài nét về nhạc sĩ Văn cao.
- Nêu cảm nhận của em về bài hát
 “ Làng tôi”
HS hát
HS ghi bài
HS nghe và nhẩm theo.
HS đọc và sửa sai
HS ôn tập.
HS lên kiểm tra
HS ghi bài
HS nêu lại kiến thức cũ
HS lắng nghe.
 3. Dặn dò: ( 1 phút)
 - Về nhà ôn lại các nội dung vừa ôn tập để tiết sau kiểm tra.
 - Chuẩn bị vở ghi chu đáo.
 Ngày soạn: 20-10-2019
 Ngày giảng: 22-10-2019
 Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết.
I .MỤC TIÊU:
- Kiểm tra lại những kiến thức mà HS đã được học.
- Đánh giá sự tiếp thu bài của các em để từ đó có hướng khắc phục. 
 II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Đàn Ôcgran
- Đề kiểm tra
- Sổ điểm
III. TIẾN HÀNH KIỂM TRA:
 ĐỀ KIỂM TRA:
Đề 1: Trình bày bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ"
 Đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 1- Đô, rê, mi,pha, son.
 Đề 2: Trình bày bài hát " Vui bước trên đường xa"
 Đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 3- Thật là hay.
ĐÁP ÁN VÀ XẾP LOẠI
1. Loại đạt (Đ): 
* Đối với bài hát:
- Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
- Thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Mạnh dạn, tự tin.
* Đối với bài TĐN:
- Đọc đúng cao độ và trường độ của bài TĐN.
- Hát lời chính xác.
- Có thái độ học tập đúng đắn, có ý thức cao trong các tiết học.
- Vở ghi chép đầy đủ và trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
* Đối với phần nhạc lí: Học sinh trả lời một số câu hỏi sau:
- Nhịp ¾ là nhịp có 3 phách, giá trị của mỗi phách bằng một nốt đen, phách số 1 mạnh, hai phách sau nhẹ.
- Cách đánh nhịp ¾ là: Phách 1 mạnh đi xuống, phác 2 nhẹ đi sang trái, phách 3 nhẹ đi lên hơi sang bên phải.
* Đối với phần âm nhạc thường thức: Hoc sinh trả lời được các câu hỏi sau:
Đề 1:
- Bài hát “ Lên Đàng” do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác.
 - Bài hát “ Làng tôi” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
2. Loại chưa đạt (CĐ):
- HS không hát thuộc bài hát; Thực hiện bài hát bị ngắt quảng, không liền mạch.
- HS đọc chưa thuần thục bài TĐN. Ghép lời bài TĐN sai hoăc không thuộc.
- Trả lời câu hỏi phần âm nhạc thường thức và phần nhạc lí chưa đúng hay chỉ trả lời được một phần nhỏ.
- Có thái độ học tập chưa đúng đắn, không có ý thức để vươn lên.
- Vở ghi chép không đầy đủ, cẩu thả, trình bày không đẹp.
 NHẬN XÉT:
- Các em đã có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết kiểm tra cụ thể là nhiều em đạt kết quả cao như: Cảnh, Huệ, Huyền lớp 6A; Hoàn, Hùng, Nam, Nhi lớp 6B, Kiệt, Linh, Nghĩa, Nguyên, Ngọc lớp 6C 
- Đa số các em đều thuộc bài hát và vở ghi chép đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn một số chưa mạn dạn và tự tin trước đám đông thể hiện rõ là khi lên hát hay đọc nhạc còn run và quên.
	KẾT QUẢ:
TT
	Môn/lớp	
Số lượng
Đ (Đạt)
C(Chưa đạt)
SL	%
SL
%
1
Nhạc 6A
21
2
Nhạc 6B
21
3
Nhạc K6
42
 / /
HƯỚNG KHẮC PHỤC:
- Trong các giờ ôn tập giáo viên nên gọi các em lên biểu diễn cá nhân nhiều hơn nữa.
- Chú ý sửa sai cho các em nếu có. Khi kiểm tra xong GV nên đọc điểm và nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm để các em thấy mà sửa lại.
 Ngày soạn: 27-10-2019
 Ngày giảng: 29-10-2019
Tiết 10 :
	 Học hát: Hành khúc tới trường
 ( Dân ca pháp)
I. MỤC TIÊU:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Hành khúc tới trường
- HS biết trình bày bài ở mức độ hoàn chỉnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng: đàn oocgan
- Đàn và hát thuần thục bài Hành khuc tới trường
- Hát vững bè đuổi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2. Bài mới: ( 40 phút)
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG – GHI BẢNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
Học hát:
Hành khúc tới trường
HS ghi bài
GV thuyết trình
1. Giới thiệu về bài hát: Đây là bài dân ca Pháp, tên nguyên bản là “Người kéo chuông”. Riêng lời Việt đã có hai lời khác nhau, một bài là “Đàn gà con” và một bài là “Hành khúc tới trường”
HS nghe
GV chỉ định
Đọc thêm lời giới thiệu trong SGK
HS đọc
GV thực hiện
2. GV cho HS nghe bài hát qua băng hoặc GV tự trình bày
HS nghe
GV hỏi
3. Chia đoạn, chia câu: Bài này chia làm mấy câu? ( sáu câu ), những câu nào giống nhau? ( câu 5 và câu 6 ).
HS trả lời
GV đàn
4. Luyện thanh: 1-2 phút
Luyện thanh
GV hướng dẫn
5. Tập từng câu: Dịch giọng = -3.
HS thực hiện
Mỗi câu hát GV đàn 2-3 lần cho HS nghe, sau đó đàn 2-3 lần để HS hát hoà cùng với tiếng đàn. GV nghe và phát hiện những chỗ còn sai. GV hướng dẫn hoặc làm mẫu và yêu cầu các em sửa lại cho đúng.
GV hướng dẫn
Tập như vậy cho đến hết bài. Tập theo kiểu móc xích truyền thống, nối các câu lại với nhau thành bài hoàn chỉnh.
HS thực hiện
GV yêu cầu
6. Hát đầy đủ cả bài: GV cho Hs hát đầy đủ cả bài khoảng hai lần. GV nghe, phát hiện chỗ sai và yâu cầu các em sửa lại hoc đúng.
HS thực hiện
GV chỉ định
7. Trình bày bài ở mức độ hoàn chỉnh.
HS trình bày
Lấy tốc độ = 112, tập sử dụng lối hát đuổi trong bài này: chưa nên để HS hát đuổi cùng nhau vì các em mới tập, chưa vững bè mà GV hát đuổi với HS. Nửa lớp hát trước, GV hát đuổi vào sau một câu, hát như thế cả bài hai lần.
4. Dặn dò: ( 3 phút)
- GV bắt nhịp cho số nam hát lại bài hát 1 lần.
- Hát kết hợp vận động theo nhạc.
5. Dặn dò: ( 1 phút)
- Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục.
- Phải hát đúng và thuộc giai điệu và lời ca để lần sau kiểm tra
 Ngày soạn:03-11-2019
 Ngày giảng: 05-11-2019
Tiết 11: 
	 Tập đọc nhạc : TĐN số 4
 Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và
bài hát "Lên đàng"
I. MỤC TIÊU:
- HS đọc đúng nhạc bài TĐN số 4
- Có thêm kiến thức về âm nhạc Việt Nam qua bài âm nhạc thường thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Nhạc cụ quen dùng: đàn oocgan
- Đánh đàn, đọc nhạc thuần thục bài TĐN số 4
- Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và những trích đoan tác phẩm quen thuộc và nổi tiếng của ông để minh hoạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2. Bài mới: ( 40 phút)
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG - GHI BẢNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
I. Tập đọc nhạc ( 20 phút)
TĐN số 4
HS ghi bài
GV hướng dẫn
1. Chia từng câu: bài này gồm hai câu, mỗi câu có bốn ôn nhịp.
HS nhắc lại.
GV chỉ định
2. Tập đọc tên nốt nhạc từng câu.
2 HS đọc
GV đàn
3. Luyện thanh, đọc gam Đo trưởng
Luyện thanh
GV hướng dẫn
4. Đọc từng câu: Dịch giọng = -2
Mỗi câu nhạc Gv đàn 2-3 lần cho HS đọc theo. Mỗi câu cho HS đọc 3-4 lần rồi ghép lại thành bài hoàn chỉnh. 
GV nghe HS đọc, phát hiện chỗ sai, Gv hướng dẫn hoặc làm mẫu để các em, sửa lại cho đúng.
HS thực hiện
GV đọc lời
5. Hát lời ca: Cho HS ghép lời ca; “ Nào cùng nhau cầm tay ta vui múa và ta hát muôn câu ca, chan chưa tình mên thươngchúng mình sát vai với lòng thiết tha”. Đọc nhạc và hát lời ca đó.
HS chép lời
GV đàn và hướng dẫn
6. TĐN và hát lời: Lấy tốc độ = 110. Nửa lớp đọc nhạc, nửa còn lại hát lời sau đó đổi lại phần trình bày để các em đều nắm vững được nhiệm vụ của toàn bài.
HS thực hiện
7. Củng cố bài: cả lớp TĐN và hát lời cả bài thêm 1-2 lần nữa.
GV ghi bảng
II. Âm nhạc thường thức ( 20 phút)
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát
“Lên đàng”
HS ghi bài
GV chỉ định
GV giới thiệu
Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Sinh ngày 12-9-1921. Quê ở tỉnh Cần Thơ
- Ông sáng tác khi mới 15,16 tuổi.
- Các tác phẩm nổi tiếng như: Tiếng gọi thanh niên, lên đàng, khải hoàn ca, giải phóng miền nam, tiến về Sài Gòn 
- Mất ngày 12-6-1989 tại TP HCM.
- Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
HS nghe
HS lắng nghe và ghi bài.
GV hát
Giói thiệu một số trích đoạn trong các tác phẩm nổi tiếng cuả ông như: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan, múa vui.
HS nghe
GV điều khiển
Cho HS nghe cài hát Lên đàng khoảng 1-2 lần. GV và HS có thể cùng hát theo
HS nghe và có thểt hát theo
3. Củng cố: ( 3 phút)
- GV yêu cầu cả lớp đọc lại bài TĐN số 4 một lần.
- GV chỉ định 1 em học sinh hát 1ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
4. Dặn dò: ( 1 phút)
- Về nhà ôn lại bài hát và bài TĐN để hát và TĐN một cách thuần thục.
- Nắm vững một số nét về nhạc sĩ Lưu Hữư

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_6_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_nu.doc