Giáo án Công nghệ 6 - Chủ đề: Văn hóa ẩm thực tỉnh Hà Giang
1. Năng lực
a) Năng lực công nghệ
- Biết được một số món ăn đặc sắc của nhân dân các dân tộc ở tỉnh Hà Giang (cơm lam, cháo ấu tẩu, thắng cố, bánh thắng dền, bánh tam giác mạch, ).
- Biết chế biến 1 – 2 món ăn được làm từ nguyên liệu của địa phương cùng người thân trong ngày nghỉ, ngày lễ, tết.
- Biết trân trọng và có ý thức giữ gìn, phát huy văn hoá ẩm thực Hà Giang
* Đối với học sinh khuyết tật: Biết được các món ăn của Hà Giang
b) Năng lực chung
• Tự chủ và tự học: Chủ đông và tích cực học tập, vận dụng linh họat kiến thức để ghi nhớ, giải quyết vấn đề
• Giao tiếp và hợp tác: Biết vận dụng linh hoạt, biết trình bày ý tưởng, thảo luận vấn đề của bài học. Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
- Giới thiệu với du khách khi gặp những du khách muốn tìm hiểu văn hóa ẩm thực tỉnh Hà Giang
* Đối với học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng hòa nhập cộng đồng
2. Phẩm chất
• Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về món ăn vào đời sống hàng ngày
• Trách nhiệm: Giúp đỡ gia đình trong chế biến món hàng ngày
CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA ẨM THỰC TỈNH HÀ GIANG I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a) Năng lực công nghệ - Biết được một số món ăn đặc sắc của nhân dân các dân tộc ở tỉnh Hà Giang (cơm lam, cháo ấu tẩu, thắng cố, bánh thắng dền, bánh tam giác mạch, ). - Biết chế biến 1 – 2 món ăn được làm từ nguyên liệu của địa phương cùng người thân trong ngày nghỉ, ngày lễ, tết. - Biết trân trọng và có ý thức giữ gìn, phát huy văn hoá ẩm thực Hà Giang * Đối với học sinh khuyết tật: Biết được các món ăn của Hà Giang b) Năng lực chung • Tự chủ và tự học: Chủ đông và tích cực học tập, vận dụng linh họat kiến thức để ghi nhớ, giải quyết vấn đề • Giao tiếp và hợp tác: Biết vận dụng linh hoạt, biết trình bày ý tưởng, thảo luận vấn đề của bài học. Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm. - Giới thiệu với du khách khi gặp những du khách muốn tìm hiểu văn hóa ẩm thực tỉnh Hà Giang * Đối với học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng hòa nhập cộng đồng 2. Phẩm chất • Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về món ăn vào đời sống hàng ngày • Trách nhiệm: Giúp đỡ gia đình trong chế biến món hàng ngày II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: • Tài liệu giảng dạy: Sách giáo dục địa phương là tài liệu tham khảo chính • Đồ dùng, phương tiện dạy học: tranh ảnh các loại món ăn khác nhau, tranh ảnh hoặc video clip về cách chế biến.... 2. Đối với học sinh: • Tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực tỉnh Hà Giang • Tìm hiểu về những vai trò của học sinh khi học phân môn này III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thích hứng thú tìm hiểu về văn hóa ẩm thực tỉnh Hà Giang b. Tổ chức thực hiện: - GV trình chiếu một số bức ảnh + video về các món ăn không gian ăn của những món ăn đặc sắc. YC HS quan sát cho biết món ăn đó là món ăn gì? Thường diễn ra ở đâu? - HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời. Nhận xét các câu trả lời của nhau - GV đặt vấn đề bằng cách nêu câu hỏi tình huống: Tại sao chúng ta phải học môn giáo dục địa phương và chủ đề văn hóa ẩm thực tỉnh Hà giang? Như chúng ta đã biết, cuộc sống ngày càng phát triển, yêu cầu ăn, mặc, nghỉ ngơi du lịch ngày càng tăng. Vì vậy để giúp đỡ gia đình trong chế biến món ăn hàng ngày, giới thiệu cho du khách biết đến văn hóa ẩm thực tỉnh Hà Giang nên chúng ta phải học B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Tiết 1: Tìm hiểu một số đặc trưng của ẩm thực Hà Giang Hoạt động 1: Một số đặc trưng của ẩm thực Hà Giang a. Mục tiêu: Giới thiệu: Một số đặc trưng của ẩm thực Hà Giang b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS xem Hình ảnh một số món ăn được chế biến thừ thịt, ngũ cốc, rau, củ, quả... - GV cho HS đọc thông tin - GV yêu cầu hs hoạt động nhóm nhỏ (2hs/ nhóm) trả lời câu hỏi: + Em hãy cho biết ẩm thực Hà Giang thể hiện tính đa dạng như thế nào? - GV tiếp tục đặt câu hỏi mở rộng kiến thức. + Lấy ví dụ chứng minh cho sự đa dạng đó - GV nhận xét và đưa tới kết luận khẳng định ẩm thực Hà Giang mang tính đa dạng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận nhóm. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đại diện trình bày kết quả thảo luận nhóm + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Yêu cầu các nhóm tự nhận xét nhau + Hs bổ sung và tổng hợp câu trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức + GV kết luận chốt kết thức + GV ghi bảng + Hs ghi chép bài vào vở 1. Một số đặc trưng của ẩm thực Hà Giang a. Âm thực Hà Giang có tính đa dạng Mỗi địa phương Hà Giang đều có những món ngon đặc trưng. Các món ăn đảm bảo phục vụ cho bữa cơm gia đình, cho bữa cỗ, làm quà,... Món ăn đặc sản của Hà Giang có đủ loại: – Món được chế biến từ thịt: thịt lợn cắp nách, thịt trâu gác bếp, thắng cố, lẩu gà đen, lạp xường,... – Món được chế biến từ gạo hay ngũ cốc nói chung: cơm lam, xôi ngũ sắc, bánh cuốn trứng, mèn mén, phở chua,... – Món được chế biến từ rau củ: rêu nướng, rau cải cay, cháo ấu tẩu,... Hoạt động 2: Ẩm thực Hà Giang có tính dân dã a. Mục tiêu: giúp HS biết được ẩm thực Hà Giang có tính dân dã b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu clip chợ phiên Hà Giang cùng những món ăn và cách chế bón của những món ăn đó trả lời câu hỏi + GV yêu cầu hs nhận xét về cách thức món ăn được chế biến như thế nào? Nguyên liệu lấy từ đâu không gian ăn ra sao? - GV yêu cầu các nhóm HS kể những món ăn khác mà em thấy trong các phiên chợ - Vậy ẩm thực Hà Giang mang tính dân dã được thể hiện như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận nhóm và làm phiếu học tập 1 + GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả, tổng hợp và báo cáo PHT 1 + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung , tổng hợp kết thức Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức – Ghi bảng - HS nộp PHT 1 và ghi chép bài học b) Ẩm thực Hà Giang có tính dân dã * Tính dân dã được thể hiện qua nguyên liệu chế biến, cách chế biến, cách thưởng thức,... - Món ăn Hà Giang không phải cao lương mĩ vị, phần lớn sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn trong tự nhiên tại vùng đất Hà Giang nên dễ kiếm, không đắt tiền như hạt hoa tam giác mạch,ngô, gạo nếp nương, thảo quả, hạt dổi, mác khén, ..... - Cách chế biến món ăn Hà Giang không đòi hỏi phải kì công. Nhiều khi chỉ là luộc, hấp (bánh tam giác mạch,...), nướng (cơm lam,...), hầm (thắng cố,...),... rất đơn giản, cách trang trí, trình bày món ăn cũng giản dị, không cầu kì nhưng đủ hấp dẫn cả những người sành ăn nhất. - Tính dân dã của món ăn ở Hà Giang còn thể hiện qua chính không gian thưởng thức nó. Món ăn gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Thắng cố, thắng dền luôn có mặt trong các phiên chợ. Ăn thắng cố, nhất thiết phải có bạn để hỏi thăm chuyện gia đình, chúc nhau sức khỏe và cười vang. Ăn thắng dền ấm áp, thú vị khi mọi người cùng nhau ngồi bên bếp lửa. Cháo ấu tẩu thường được ăn vào buổi tối, trong những quán hàng bình dân... Hoạt động 3: Ẩm thực Hà Giang có đặc trưng bởi vị cay nóng của các món ăn a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết ẩm thực Hà Giang có đặc trưng bởi vị cay nóng của các món ăn b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu những hình ảnh về các loại gia vị thường dùng trong chế biến món ăn ở Hà Giang. - GV YC HS trả lời câu hỏi: Văn hóa ẩm thực tỉnh Hà Giang mang vị gì? - Tính cay nóng trong ẩm thực Hà Giang được thể hiện như thế nào? Tại sao ẩm thực Hà Giang mang tính cay nóng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận nhóm nhỏ, phát biểu ý kiến nhận xét + GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả, tổng hợp, ghi nhận phần kiến thức chuẩn + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung , tổng hợp kết thức Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức – Ghi bảng - HS bổ sung kiến thức phần ghi chép c. Ẩm thực Hà Giang có đặc trưng bởi vị cay nóng của các món ăn Món ăn ở Hà Giang (thắng cố, thắng dền, cháo ấu tẩu, thịt trâu gác bếp,...) phần lớn có vị cay nóng. Điều này có thể được lí giải bởi khí hậu Hà Giang quanh năm mát mẻ, đặc biệt rét cắt da cắt thịt vào mùa đông ở một số địa phương. Thực khách đến Hà Giang, nhâm nhi những món ăn giữa vùng núi cao nguyên đá, sẽ cảm thấy ấm lên rất nhiều. Họ còn thấy ấm lòng bởi được đón nhận tình cảm nồng hậu, chân thành của người dân vùng cực bắc của Tổ quốc đã dành cho. TIẾT 2: Giới thiệu một số món ăn đặc sắc của Hà Giang 1. Hoạt động 1: Cơm lam Bắc Mê a. Mục tiêu: Hiểu được nguyên liệu cách chế biến món cơm lam b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - YC HS dựa vào hiểu biết của mình hãy giới thiệu về món cơm lam bắc mê (về nguyên liệu cách chế biến) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: làm việc cá nhân huy động kiến thức vốn có của mình sau đó trả lời câu hỏi - GV: Quan sát, hỗ trợ HS làm việc tích cực. * Dự kiến câu trả lời: Theo ý hiểu của HS . Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS lần lượt trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, khen ngợi HS. 2. Giới thiệu một số món ăn đặc sắc của Hà Giang a) Cơm lam Bắc Mê - Cơm lam là cơm nếp nương được nấu bằng ống nứa, ống tre và nướng chín trên than, lửa. Cơm lam ở vùng núi Hà Giang đã ngon, nhưng cơm lam ở huyện Bắc Mê là đặc sắc hơn cả. - - Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu và làm món cơm lam gồm: Nếp nương, ống tre non chặt một đầu. - Cách chế biến: Gạo nếp ngâm, vo sạch rồi trộn đều cùng một chút muối. Cho gạo nếp vào ống tre rồi đổ nước xâm xấp so với mặt gạo. Dùng lá chuối hoặc lá dong nút chặt đầu còn lại của ống tre. Tiếp theo, để những ống tre có gạo trên bếp than hồng, vừa đốt vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt toả đều lên quanh vỏ ống. - Yêu cầu: Nướng trong khoảng một giờ, thấy mùi thơm của cơm nếp toả ra là dấu hiệu cơm đã chín. - Có thể ăn cùng muối vừng, cá suối nướng Hoạt động 2: Cháo ấu tẩu Mục tiêu: HS hiểu được nguyên liệu, cách chế biến, cách thưởng thức món cháo ấu tẩu Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV YC HS trình bày những hiểu biết của mình về cháo ấu tẩu. - GV chiếu video nấu cháo ấu tẩu YC HS trả lời: + Nguyên liệu nấu cháo là gì? + Cách chế biến ra sao? YC của món ăn như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong cặp. - GV: Quan sát, hỗ trợ các cặp làm việc tích cực. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức b. Cháo ấu tẩu - Cháo ấu tẩu (còn gọi là cháo đắng) là một trong những món ăn đặc sắc của Hà Giang. Cháo ấu tẩu chế biến từ gạo nếp nương, chân giò lợn và củ ấu tẩu (ấu Tàu). - Cách chế biến: Củ ấu tẩu mang rửa sạch, ngâm trong nước vo gạo một đêm, rồi đem ninh khoảng bốn tiếng cho mềm, bở tơi thành bột sền sệt. Gạo vo sạch, hầm nhừ cùng nước xương hoặc chân giò. Sau đó cho bột ấu tẩu vào ninh tiếp cùng cháo. Khi ăn cho thêm thịt băm, trứng gà, măng, tiêu, ớt, hành, mùi, tía tô... - Yêu cầu: Cháo ấu tẩu thơm dẻo của nếp nương, ngậy bởi xương thịt, không chỉ bùi cay mà còn có vị đắng đặc trưng của củ ấu tẩu. Hoạt động 3: Thắng cố a. Mục tiêu: HS biết chuẩn bị nguyên liệu, cách chế biến và thưởng thức món thắng cố b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - YC HS dựa vào hiểu biết cho biết món thắng cố là món ăn của khu vực nào trong tỉnh Hà Giang? Là món ăn của dân tộc nào? - Món thắng cố gồm những nguyên liệu gì? Cách chế biến như nào? - Cách thưởng thức món ăn như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong lớn. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm trình bày kết quả + GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức c) Thắng cố - Thắng cố là một trong những món ăn lâu đời và đặc sắc của Hà Giang. Theo người Mông, thắng cố còn gọi là “thảng cố”, có nghĩa là canh xương. - Nguyên liệu của thắng cố chủ yếu là thịt cùng nội tạng gia súc. Nguyên bản món thắng cố chỉ dùng thịt ngựa, nhưng gần đây, người dân dùng cả thịt bò, thịt trâu, thịt lợn. - Cách chế biến thắng cố rất đơn giản. Thịt và nội tạng gia súc được làm sạch, cắt miếng và ướp cùng gia vị: muối, thảo quả, hoa hồi, quế, gừng, lá chanh nướng thơm xắt nhỏ, có nơi còn cho cả sả đập dập. Sau đó, tất cả được đưa vào chảo to, xào qua lửa rồi đổ nước vào, ninh trên lửa to trong nhiều tiếng cho mềm. Ăn đến đâu múc ra đến đó, chảo vẫn đun trên bếp. - Ăn thắng cố bao giờ cũng có bát muối cùng ớt tươi dầm thật cay. Và chính mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả, quyện với vị béo ngậy của thịt đã làm nên hương vị đặc biệt, hấp dẫn của món ăn này. Hoạt động 4: Thịt trâu gác bếp a. Mục tiêu: HS biết cách chuẩn bị nguyên liệu, cách chế biến, cách thưởng thức món thịt trâu gác bếp b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - YC HS dựa vào hiểu biết cho biết món thịt trâu gác bếp là món ăn gồm những nguyên liệu gì? Cách chế biến như nào? - Cách thưởng thức món ăn như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong lớn. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm trình bày kết quả + GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - Cá nhân HS tự ghi vào vở. d) Thịt trâu gác bếp - Thịt trâu gác bếp là món đặc sản của Hà Giang và nhiều tỉnh miền núi phía bắc nước ta. - Cách chế biến: Thịt trâu được thái thành những miếng to, dài, dọc thớ, rồi tẩm các gia vị, như: ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén. Người ta xiên từng miếng thịt trâu đã tẩm ướp kĩ gia vị vào những que to rồi treo lên gác bếp. Sau một thời gian, thịt trâu sẽ khô lại, ăn giống thịt bò khô nhưng có hương vị đặc trưng - Thịt trâu gác bếp ở Hà Giang bên ngoài khô, màu nâu thẫm, nhưng bên trong tươi ngon, đậm đà. Khi ăn sẽ cảm nhân được vị thơm khói ám; vị cay nóng của ớt, gừng; độ dai ngọt đặc trưng của thịt trâu TIẾT 3. Hoạt động 1: Bánh thắng dền a. Mục tiêu: Học sinh biết cách chuẩn bị nguyên liệu, cách chế biến và thưởng thức món bánh thắng dền b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - YC HS dựa vào hiểu biết cho biết món bánh thắng dền là món ăn gồm những nguyên liệu gì? Cách chế biến như nào? - Cách thưởng thức món ăn như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong lớn. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm trình bày kết quả + GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - Cá nhân HS tự ghi vào vở. e. Bánh thắng dền Thắng dền là một món ngon khá phổ biến ở Hà Giang. Thắng dền trông giống bánh trôi tàu (Hà Nội), bánh cống phù (Lạng Sơn), nhưng cách chế biến lại hoàn toàn khác. - Nguyên liệu: Bánh làm từ bột gạo nếp, đường, đậu. - Cách chế biến: Bánh thắng dền có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Bánh được nặn thành những viên tròn, to hơn đầu ngón tay cái một chút, sau đó cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên, sẽ dùng muôi vớt ra. - Cách thưởng thức: Khi ăn, mới chan nước dùng. Nước dùng được pha bởi hỗn hợp đường, nước cốt dừa và gừng đun nóng. Nước dùng cần đảm bảo độ hài hoà giữa vị ngọt của đường, béo ngậy của dừa và chút cay cay của gừng, đủ vị ấm nóng khi thưởng thức. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc để tăng độ ngon và hấp dẫn cho món ăn. Hoạt động 2: Bánh tam giác mạch a. Mục tiêu: Học sinh biết cách chuẩn bị nguyên liệu, cách chế biến và thưởng thức món bánh tam giác mạch b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - YC HS dựa vào hiểu biết cho biết món bánh tam giác mạch là món ăn của vùng nào trong tỉnh? Bánh gồm những nguyên liệu gì? Cách chế biến như nào? - Bánh tam giác mạch có gì đặc trưng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong lớn. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm trình bày kết quả + GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - Cá nhân HS tự ghi vào vở. g) Bánh tam giác mạch Hoa tam giác mạch là một trong những biểu tượng của Hà Giang và bánh tam giác mạch cũng trở thành một đặc sản của vùng đất này. Để có sản phẩm bánh tam giác mạch cần chuẩn bị các nguyên liệu và trải qua một số công đoạn không mấy phức tạp. - Nguyên liệu: Hạt hoa tam giác mạch - cách chế biến: Hạt hoa tam giác mạch xay thành bột mịn. Sau đó cho bột hòa lẫn với nước lã thành bột dẻo, phần bột này dùng để đúc những miếng tròn, dẹp và rộng bằng gang tay rồi đem hấp chín. Sau cùng được nướng trên than khoảng 10 phút - Đặc trưng: Bánh tam giác mạch mềm mềm, xôm xốp, vị ngọt thanh, càng nhai càng bùi, phảng phất hương thơm riêng của cây rừng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Làm sáng tỏ, củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể b. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi Nêu nguyên liệu và cách chế biến một trong các món ăn đặc sắc của các dân tộc ở Hà Giang: thắng cố, thịt trâu gác bếp, bánh tam giác mạch. 2. Qua thông tin trong mục 2, hãy kể tên những món ăn ở Hà Giang có đặc trưng là vị cay nóng. Trong văn hoá ẩm thực của Hà Giang, em thích món nào nhất? Vì sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến trang phục vào thực tiễn b. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 1 trong phần Vận dụng của SGK: 1. Lập bảng thống kê về món ăn đặc sắc ở Hà Giang theo gợi ý sau: TT Tên món ăn Nguyên liệu Cách chế biến Đặc trưng 1 ? ? ? ? 2 ? ? ? ? ? ? ? ? 2. Kể tên một số món ăn ở địa phương nơi em đang sinh sống. Học sinh chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây: 3. Dựa vào nội dung bài học và thông tin tìm hiểu được trong sách, báo, internet, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 câu) giới thiệu về một món ăn, đặc sản nổi tiếng của địa phương em. 4. Cùng người thân (trong ngày nghỉ, dịp lễ, tết,...), nấu 1 – 2 món ăn có sử dụng nguyên liệu địa phương. Ghi lại công việc đó theo gợi ý sau: – Tên món ăn – Nguyên liệu chuẩn bị – Cách chế biến – Chụp hình hoặc quay video món ăn em vừa thực hiện để giới thiệu với thầy cô, bạn bè – Cảm nghĩ của em sau khi thực hiện.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_6_chu_de_van_hoa_am_thuc_tinh_ha_giang.docx