Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 2: Các loại vải thường dùng trong may mặc (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hoài Trang

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 2: Các loại vải thường dùng trong may mặc (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hoài Trang

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được công dụng của các loại vải.

 - Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất các loại sợi thiên nhiên, sợi hoá học, vải sợi pha.

2. Kĩ năng:- Học sinh biết phân biệt được một số loại vải thông dụng

 - Học sinh thực hành chọn các loại vải, biết phân biệt vải bằng cách đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt.

3. Thái độ: - Có lòng say mê yêu thích môn học.

 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

4. Năng lực, phẩm chất :

4.1. Năng lực:

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

4.2. Phẩm chất:

 - Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.

 - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

 - Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :

1. Giáo viên:- Tranh SGK hình1.1;1.2.

 - Phiếu học tập, máy chiếu

2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước

 - Mẫu các loại vải.

 

docx 4 trang haiyen789 3230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 2: Các loại vải thường dùng trong may mặc (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Hoài Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 04/09/2020 
 Tiết2 - Bài 1: 
CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (T.1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được công dụng của các loại vải.
 - Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất các loại sợi thiên nhiên, sợi hoá học, vải sợi pha.
2. Kĩ năng:- Học sinh biết phân biệt được một số loại vải thông dụng 
	 - Học sinh thực hành chọn các loại vải, biết phân biệt vải bằng cách đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt. 
3. Thái độ:	- Có lòng say mê yêu thích môn học.
 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất :
4.1. Năng lực: 
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
4.2. Phẩm chất: 
	- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
	- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
	- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :	
1. Giáo viên:- Tranh SGK hình1.1;1.2.
 - Phiếu học tập, máy chiếu
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước 
	- Mẫu các loại vải.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC :
1. Ổn định tổ chức : 
- Ổn định lớp :
 - Kiểm tra bài cũ:
 HS 1: Vai trò của gia đình và trách nhiệm của mọi người trong gia đình ?
 HS 2: Kinh tế gia đình là gì? Cần làm gì để tạo nguồn kinh tế cho gia đình ? 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học 
2.1. Khởi động: ( 5 phút)
- GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi.
- GV giao nhiệm vụ :
Hãy chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về loại vải thường dùng trong may mặc, trong gia đình:
+ Em hãy kể tên những vật dụng được may bằng vải của gia đình em?
+ Theo em, có những loại vải nào được dùng trong may mặc?
Ghi tóm tắt ý kiến và chia sẻ với các bạn trong nhóm sau đó báo cáo kết quả với cô giáo những việc em đã làm.
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Nguồn gốc tính chất của các loại vải.
- PP : Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật khăn trải bàn
GV cho HS đọc nội dung mục 1 SGK/6 để tìm hiểu thông tin. 
- GV cho HS hoạt động nhóm 5 phút vò, đốt vải nhúng nước kết hợp nội dung vừa đọc SGK/6 nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV hướng HS tự rút ra kết luận
- HS tự rút ưu nhược điểm từ tính chất.lấy ví dụ.
- Vải sợi thiên nhiên có ưu, nhược điểm gì? Cách khắc phục các nhược điểm đó?
 - Kể tên các loại vải làm từ vải sợi thiên nhiên.(vải sợi bông,vải tơ tằm,vải len)
- GV yêu cầu HS đọc SGK mục 2.b SGK
- GV đốt ,vỏ vải.
- HS quan sát thao tác của GV hoạt động nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hãy cho biết tính chất của vải sợi hoá học? 
- Làm thế nào để phân biệt vải sợi thiên nhiên và sợi hoá học?
- Vì sao vải sợi hoá học sử dụng nhiều trong may mặc?. 
- Các nhóm treo sản phẩm của mình lên tường tại vị trí gần nhóm nhất.
- Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm, các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe và bổ sung nếu cần thiết.
- HS tự rút ra kết luận. 
I. Nguồn gốc tính chất của các loại vải ( 35 phút)
1.Vải sợi thiên nhiên 
a. Nguồn gốc: HS tự nghiên cứu SGK b.Tính chất
- Độ hút ẩm cao, mặc để thấm
- Mặc thoáng mát
- Dễ nhàu và mốc
- Lâu khô, dễ bay màu.
- Đốt thì than tro dễ tan, không vón cục.
2.Vải sợi hoá học
 a. Nguồn gốc: HS tự nghiên cứu SGK
 b. Tính chất:
3. Hoạt động luyện tập : (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- PP: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
- KT: Đặt câu hỏi
Hoạt động nhóm 3 phút nối tên loại vải ở cột A với tính chất chung của các loại vải đó ở cột B trong bảng sau sao cho phù hợp:
Chia sẻ với các bạn trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ của em và thống nhất kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhóm.
Câu 1- c
Câu 2- b
Câu 3- a
A. Loại vải
Cột nối
B. Tính chất
1. Vải sợi thiên nhiên
1 với
a. Nhẹ, mềm mại, bóng đẹp, nhiều màu sắc, không bị nhàu, dễ giặt sạch và phơi khô nhanh nhưng độ hút ẩm kém, giữ nhiệt kém, tạo cảm giác bí khi mặc, không thấm mồ hôi.
2. Vải sợi nhân tạo
2 với
b. Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát và tương tự vải sợi thiên nhiên nhưng ít nhàu hơn và bị cứng lại khi nhúng vải vào nước, tro bóp dễ tan.
3. Vải sợi tổng hợp
3 với
c. Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, có khả năng giữ nhiệt tốt nhưng dễ bị nhàu, độ bền kém, giặt khó sạch và phơi lâu khô. Khi đốt sợi vải, tro dễ bị tan.
d. Bền, đẹp, không bị nhàu, dễ giặt sạch, có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mắt, thích hợp với khí hậu nhiệt đới.
2. 4. Hoạt động vận dụng:
- Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình về những loại vải thường dùng trong may mặc và cách phân biệt các loại vải.
- Tìm hiểu xem trong gia đình mình có những vật dụng nào được làm bằng vải và xác định xem loại vải được dùng để may vật dụng đó là loại vải nào?
Bản ghi chép tóm tắt những điều dã tìm hiểu được và nhận xét của em về các loại vải được sử dụng để may trang phục và vật dụng trong gia đình mình.
2.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
	- Em hãy cùng bạn đến cửa hàng bán vải may măc, bán quần áo hoặc cửa hàng may mặc, quan sát các loại vải và hỏi người bán hàng hoặc thợ may tên của những loại vải hiện nay đang được nhiều người ưu chuộng, sử dụng để may mặc. Ghi nhận xét của em về các loại vải đó. Nếu có thể được, em hãy sưu tầm một số mẫu vải để chia sẻ với các bạn trong lớp.
	Sản phẩm là bản mô tả ngắn gọn những loại vải đã quan sát và sưu tầm được.
* Về nhà học bài 1,2,3 SGK
 - Xem bài mới : Sưu tầm các loại vải sợi pha hiện nay 
- Chuẩn bị : mẫu vải, sưu tầm các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn, diêm, nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_2_cac_loai_vai_thuong_dung_tron.docx