Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì II

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì II

- Tự chủ và tự học, chủ động, tích cực học tập, vận dụng tột cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về các loại vải thường dùng trong may mặc để giải quyết những vấn đề về trang phục và thời trang.

- Giao tiếp và hợp tác biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

 

docx 38 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết 19
Bài 6
CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục. 
2. Về năng lực: 
Năng lực chung
- Tự chủ và tự học, chủ động, tích cực học tập, vận dụng tột cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về các loại vải thường dùng trong may mặc để giải quyết những vấn đề về trang phục và thời trang.
- Giao tiếp và hợp tác biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm. 
Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: nhận biết được các loại vải thông dụng được dùng để lấy trang phục, nhận biết được thành phần sợi dệt của vải trên nhãn quần áo.
- Giao tiếp công nghệ: đọc được các nhãn thành phần sợi dệt của vải, sử dụng được các thuật ngữ về các loại vải để trình bày nguồn gốc, ưu, nhược điểm của mỗi loại vải.
- Sử dụng công nghệ khám phá được ưu điểm, nhược điểm chung của các loại vải thường dùng trong may mặc để có ý thức sử dụng phù hợp.
- Đánh giá công nghệ: nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm của các loại vải thường dùng trong may mặc.
3. Về phẩm chất 
- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về các loại vải thường dùng vào đời sống hằng ngày.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tìm hiểu mục tiêu bài:
 - Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính; 
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:
+ Một số nhãn quần áo có ghi thành phần sợi dệt.
 Các mẫu vải để thực nghiệm tinh chất của vải.
+ Chén nhựa chứa nước để thực nghiệm độ thấm nước của vải. 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài học trong SHS, 
- Sưu tầm các mảnh vải vụn,
-Chén nhựa nhỏ chứa nước.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (khoảng 5 phút)
a. Mục tiêu: tạo nhu cầu tìm hiểu về các loại vải thông dụng trong may mặc
b.Nội dung: Quần áo mặc thưởng ngày được may bằng những loại vải gì?
 c. Sản phẩm: nhu cầu tìm hiểu các loại vải thông dùng trong may mặc.
 d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập toàn lớp.
+ GV minh hoạ các loại quần áo và đặt câu hỏi về loại vải dùng để may các quần áo 
+ GV giới thiệu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
2. 1. Tìm hiểu về vải sợi thiên nhiên(khoảng 8 phút)
a. Mục tiêu: giới thiệu các loại vải sợi thiên nhiên. 
b.Nội dung: một số nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên.
 c. Sản phẩm: các loại vải sợi thiên nhiên và đặc điểm chủ yếu của vải sợi thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện:; sử dụng hình thức dạy học toàn lớp kết hợp học tập theo nhóm nhỏ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+GV yêu cầu HS quan sát các mẫu vải đã chuẩn bị, thao tác rút từng cái sợi để HS nhận biết vải được tạo thành từ các hệ sợi đan dệt với nhau.
+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 6,1 trong SHS và dẫn dắt HS phân tích để tìm ra điểm chung của các loại nguyên liệu dùng để sản xuất vải sợi thiên nhiên những dạng sợi có sẵn trong tự nhiên như sợi tơ của tằm, sợi xơ của quả bông, sợi xơ trong thân của cây lanh.
+ GV giải thích thêm cho HS: trong quá trình sản xuất vải, các loại tơ tằm, xơ bông, lông thú,... đều phải được kéo thành sợi dệt để dệt vải.
+GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp vò và nhúng vải vào nước để nhận định độ nhàu, tinh hút ẩm của vải sợi thiên nhiên, từ đó siêu ưu, nhược điểm trong quá trình sử dụng của quần áo may bằng vải sợi thiên nhiên.
+GV giới thiệu thêm những loại vật nuôi và cây trồng khác là nguồn nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên lông gà, vịt, cừu, lạc đà, cây đay, cây gai,
+GV yêu cầu HS nhắc lại các ý chính để đúc kết thành kiến thức của bài học,
1. Vải sợi thiên nhiên
Vải sợi thiên nhiên được dệt từ các dạng sợi có sẵn trong tự nhiên như vải tơ tằm, vải bông, vải len, vải lanh,... Vải sợi thiên nhiên hút ẩm tốt nên mặc thoáng mát nhưng dễ nhàu ,
2. 1. Tìm hiểu về Vải sợi hoá học (khoảng 8 phút)
a. Mục tiêu: tìm hiểu các loại vải sợi hoá học. 
b. Nội dung: nguyên liệu sản xuất vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp.
 c.Sản phẩm; các loại vải sợi hoá học và đặc điểm chủ yếu của vải sợi hoá học,
d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập toàn lớp kết hợp học tập theo nhóm nhỏ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+GV yêu cầu HS quan sát Hình 6.2 trong SHS và đặt câu hỏi về điểm chung của các nguyên liệu dùng để sản xuất vải sợi hoá học (là các chất hoá học).
+ GV giải thích: Muốn sử dụng các chất hoá học này để dệt thành vải thì phải tác động bằng các phương pháp hoá học và vật li để chúng chuyển thành dạng sợi dệt.
+GV gợi mở, dẫn dắt để HS nhận ra sự khác nhau giữa nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên (dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên) và vải sợi hoá học (dạng sợi do con người tạo ra từ các chất hoá học).
+ GV tổ chức cho HS thực hiện theo cặp và và nhúng vải vào nước để nhận định về độ nhàu, độ hút ẩm của vải sợi hoá học; so sánh với vải sợi thiên nhiên
+ GV yêu cầu HS nhắc lại các ý chỉnh để đúc kết thành kiến thức của bài học,
2. Vải sợi hoá học 
Vải sợi hoá học được tạo thành từ một số chất hoá học. Vải sợi khoá học gồm vải sợi nhân tạo (vải satin, tơ lụa nhân tạo,...), vải sợi tổng hợp (vải polyester, lụa nylon). Vải sợi hoá học ít nhàu, Vải nhân tạo thấm hút tốt nên mặc thoáng mát, còn vải sợi tổng hợp thì ít thấm mồ hôi nên mặc bí.
.
2. 3. Tìm hiểu về Vải sợi pha (khoảng 9 phút)
a. Mục tiêu: giới thiệu các loại vải sợi pha. 
b. Nội dung: nguyên liệu sản xuất vải sợi pha.
c. Sản phẩm: các loại vải sợi pha và đặc điểm chủ yếu của vải sợi pla. 
d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập toàn lớp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+ GV yêu cầu HS nhắc lại những nhược điểm của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoả học để từ đó gợi lên ý tưởng về việc sản xuất loại vải có thể khắc phục được các nhược điểm đó.
+ GV hướng dẫn HS quan sát Hinh 6.3 trong SHS để nhận ra nguyên liệu sản xuất vải sợi pha là nhiều loại sợi khác nhau.
+ GV dẫn dắt, gợi mở để HS nhận ra: có thể kết hợp nhiều loại sợi dệt khác nhau để giảm bớt nhược điểm của từng loại sợi.
+ GV nêu những ví dụ minh hoạ và dẫn dắt HS phân tích những nhược điểm nào của sợi thành phần được khắc phục,
+ GV yêu cầu HS nhắc lại ý chính để đúc kết thành kiến thức của bài học.
3. Vải sợi pha
Vải sợi pha được dệt từ sợi pha do lai hay nhiều loại sợi kết hợp với nhau. Vải sợi pha thưởng có những ưu điểm của các loại sợi thành phần.
3. Hoạt động 3. Luyện tập (khoảng 10 phút)
a. Mục tiêu: củng cố kiến thức về đặc điểm chủ yếu của các loại vải. 
b. Nội dung: bài tập phần Luyện tập trong SHS.
 c. Sản phẩm: đáp án bài tập luyện tập trong SHS. 
d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập theo nhóm nhỏ. 
+ GV dẫn dắt HS giải bài tập ở phần Luyện tập trong SHS.
 • Câu 1. Nêu ưu và nhược điểm của các loại vải sợi pha đã cho.
GV yêu cầu các nhóm HS đọc bảng ưu nhược điểm của các loại vải, ghi nhận các tụ điểm và nhược điểm của mỗi loại vải. Sau đó kết hợp tu điểm, nhược điểm của các loại sợi thành phần theo loại vải đã được nêu, loại bỏ những điểm trung lập hoặc đối nghịch nhau để tiêu được tính chất của loại vải pha.
Gợi ý đáp án
Vải KT: hút ẩm cao, mặc thoáng mát, không lâu, độ bền cao, khắc phục được nhược dễm dễ nhàu của sợi bông và nhược điểm hút ẩm kém, mặc nóng của vải sợi tổng hợp,
Vải PEVI: hút ẩm tốt, mặc thoáng mát, vải mềm mại, không nhảu, độ bền cao, khắc phục được nhược điểm kém bền của vải sợi nhân tạo, nhược điểm kém hút ẩm, mặc nóng của vải sợi tổng hợp.
Tuỳ theo tinh linh thực tế, GV có thể tổ chức cho HS thử nghiệm mẫu vải mã HS đã chuẩn bị để nhận biết loại vải.
• Câu 2. Xác định loại vải dựa theo thành phần sợi dệt trên nhãn quần áo,
GV có thể bổ sung thêm những nhãn quần áo thực tế để HS nhận biết loại vải.
4. Hoạt động 4. Vận dụng (khoảng 5 phút)
a. Mục tiêu: giúp HS củng cố và vận dụng các kiến thức, kĩ năng vừa học vào thực tiễn.
 b. Nội dung: bài tập phần Vận dụng trong SHS và bài tập về nhà trong SBT.
 c. Sản phẩm: đáp án bài tập vận dụng và bài tập về nhà.
 d. Tổ chức thực hiện:: hướng dẫn làm bài tập ở nhà.
+ GV hướng dẫn HS tìm đọc thành phần sợi dệt trên thân quần áo của bản thân và người thân trong gia đình và nhận định xem có những ưu điểm và nhược điểm dung như trong thực tế sử dụng không.
+GV có thể giao bài tập trong SBT cho HS thực hiện ở nhà.
Tuần 20, 21, 22 
Tiết 20, 21, 22
Bài 7: TRANG PHỤC
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được vai trò, sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống.
 - Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm của bản thân và tính chất công việc;
- Sử dụng và bảo quản được một số loại hình trang phục thông dụng.
 2. Về năng lực: 
Năng lực chung
- Tự chủ và tự học, chủ động, tích cực học tập và thực hiện công việc sử dụng, bảo quản trang phục cho bản thân và gia đình, vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về lựa chọn, sử dụng, bảo quản trang phục vào các tình huống trong cuộc sống hằng ngày,
- Giao tiếp và hợp tác biệt trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: nhận biết được các yếu tố của trang phục ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc, nhận biết cách sử dụng và bảo quản trang phục hợp lí.
- Giao tiếp công nghệ: đọc được kí hiệu sử dụng và bảo quản trang phục, sử dụng được các thuật ngữ về trang phục để trình bày các loại trang phục, công dụng của trang phục trong đời sống.
- Sử dụng công nghệ: sử dụng và bảo quản trang phục đúng cách.
- Đánh giá công nghệ đánh giá để lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng. lửa tuổi, môi trường hoạt động của người mặc, nhận xét đánh giá hành động hợp lý trong sử dụng và bảo quản các trang phục thông dụng.
- Thiết kế công nghệ: hinh thành ý tưởng thiết kế trang phục phù hợp với điều kiện của người mặc.
3. Về phẩm chất 
- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về trang phục vào đời sống hằng ngày,
- Trách nhiệm, có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí trang phục của bản thân và người thân trong gia đình
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
Tìm hiểu mục tiêu bài:
 - Chuẩn bị tài liệu dạy học: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính; 
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:
+ Hình ảnh trang phục thông dụng, hình ảnh về vai trò của trang phục, 
+ Hình ảnh về ảnh hưởng của trang phục đến vóc dáng người mặc.
 + Hình ảnh trang phục của các lứa tuổi khác nhau. 
+ Hình ảnh về cách phối hợp trang phục,
 + Hình ảnh các công việc giặt, phơi quần áo và các trang phục bằng vải. 
+ Hình các kí hiệu giặt, tủ.
+ Vật mẫu, các nhãn thể hiện thành phần sợi dệt và hướng dẫn sử dụng trên quần áo và trang phục bằng vải.
 2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài trong SHS,
 - Ôn lại kiến thức về vòng màu thuẩn sắc,
- Quan sát cách người thân giặt, phơi, ủi, cất giữ quần áo và trang phục bằng vải. Các dụng cụ, vật liệu để thực hành:
TT
Tên dụng cụ, vật liệu
Đơn vị
Số lượng
1
Nhãn sử dụng và bảo quản trang phục
Mẫu 
3
2
Mẫu vải vụn
Cái
1
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (khoảng 5 phút)
a. Mục tiêu: tạo nhu cầu tìm hiểu về trang phục, vai trò của trang phục.
b. Nội dung: Tại sao nói “Người đẹp vì lụa”?
c. Sản phẩm: nhu cầu tìm hiểu về trang phục và vai trò của trang phục.
 d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức dạy học theo nhóm nhỏ.
+ GV nêu câu hỏi từ tình huống trong SGK: Tại sao nói “Người đẹp vì lụa”? Trang phục giúp ích cho con người như thế nào?
+ GV yêu cầu HS nêu ý kiến cá nhân.
+ GV giới thiệu mục tiêu bài. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2. 1. Tìm hiểu về Trang phục và vai trò của trang phục(khoảng 10 phút)
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết khái niệm và vai trò của trang phục
 b. Nội dung: 
+ Một số bộ trang phục,
+ Một số trưởng hợp sử dụng trang phục phù hợp với điều kiện thời tiết. 
c. Sản phẩm: khái niệm và vai trò của trang phục.
d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập toàn lớp và học tập theo cặp, theo nhóm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.1 trong SHS và liệt kê những vật dụng mà các người mẫu mặc và mang trên người.
+ GV yêu cầu HS kể thêm những vật dụng thường được mặc và mang trên người trong những hoàn cảnh khác nhau.
+ GV khẳng định tất cả đều là trang phục và dẫn dắt để HS đưa ra khái niệm về trang phục.
+GV trình bày một số hình ảnh minh hoạ trang phục, tổ chức cho HS hoạt động theo cặp: quan sát hình ảnh và kế thêm những vật dụng là trang phục.
+ GV yêu cầu các nhóm HS quan sát Hình 3.2 trong SHS và trả lời câu hỏi về tác dụng của trang phục trong mỗi hình.
+GV tổng hợp kết quả thảo luận về tác dụng của trang phục trong môi trường hợp: ngày mưa, ngày nắng, ngày rét, ngày lễ, Tết. Gợi ý đáp án:
Ngày mưa, ngày nắng, ngày Tết: trang phục có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những tác hại của thời tiết và môi trường.
• Ngày lễ, Tết: trang phục có tác dụng làm đẹp cho con người.
+GV yêu cầu HS hiểu thêm những trường hợp cần có trang phục bảo vệ cơ thể: chống bụi, ô nhiễm, bảo hộ khi lao động,...
+ GV yêu cầu HS nêu thêm những trường hợp trang phục giúp làm đẹp cho con người.
+GV dẫn dắt HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được về vai trò của trang phục để đúc kết thành kiến thức của bài học.
1. Trang phục và vai trò của trang phục
 Trang phục bao gồm quần áo và một số vật dụng đi kèm như mũ, giày, tất, khăn choàng,... Trang phục rất đa dạng, phong phú theo nhu cầu may mặc của con nguời Trang phục có vai trò bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động.
2. 2. Tìm hiểu về Các loại trang phục (khoảng 10 phút)
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết sự đa dạng, phong phú của trang phục trong cuộc sống. 
b. Nội dung: các loại trang phục cho nhiều lứa tuổi, nhiều tình huống sử dụng.
c. Sản phẩm: sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống. 
d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập toàn lớp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.3 và trả lời các câu hỏi trong SHS, GV phân tích màu sắc, kiểu dáng trang phục của người mặc trong từng hình, từ đó giúp HS xác định trường hợp sử dụng của từng bộ trang phục.
+ GV cho HS xem những hình ảnh đã chuẩn bị sẵn để HS xác định loại trang phục. GV giúp HS nhận ra sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã của trang phục.
+ GV yêu cầu HS nêu thêm những loại trang phục khác mà HS đã từng nhìn thấy.
+ GV yêu cầu HS nhắc lại các thông tin vừa tỉnh được đễ đúc kết thành kiến thức của bài học.
2. Các loại trang phục
Trang phục rất đa dạng về kiểu dáng, chất liệu. Có nhiều loại trang phục tuỳ theo cách phân loại theo thời tiết, theo công dụng, theo lứa tuổi, theo giới tính.
2. 3. Tìm hiểu về Lựa chọn trang phục(khoảng 10 phút)
2. 3.1. Tìm hiểu về Chọn trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể(khoảng 25 phút)
a. Mục tiêu: hướng dẫn HS lựa chọn vải và kiểu may giúp che khuyết điểm về vóc dáng của người mặc.
b. Nội dung: ảnh hưởng của vải và kiểu nay đến vóc dáng người mặc. 
c. Sản phẩm: cách chọn lựa vài giúp che khuyết điểm về vóc dáng của người mặc.
d. Tổ chức thực hiện sử dụng hình thức dạy học theo nhóm nhỏ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+ GV giải thích: Mặc trang phục đẹp trước hết phải phù hợp với vóc dáng cơ thể, làm nổi bật ưu điểm và che đi khuyết điểm của cơ thể. Mỗi người có vóc dáng khác nhau, do đó một mẫu quần áo có thể đẹp với người này nhưng lại không đẹp với người khác. Mỗi người cần biết vóc dáng của bản thân mình thuộc loại nào thon gọn, tròn đây, cao, thấp,..
+ GV yêu cầu HS quan sát Hinh 7.4 và thực hiện yêu cầu trong SHS.
+ GV giúp HS phân tích hình, so sánh để nhận biết màu sắc và hoa văn của vải ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc: có thể làm cho người mặc trông có vẻ thon gọn hơn hoặc tròn đầy hơn, cao hơn hoặc thấp xuống.
Gợi ý đáp án
• Hình 7.4a: màu áo sang làm người mặc có vẻ đầy đặn hơn (cùng kiểu áo, củng người mẫu);
• Hình 7,4%; sọc dọc làm người mặc có vẻ thon gọn hơn (cùng kiểu váy, cùng người mẫu).
+ GV cho HS xem thêm hình ảnh về tác động của màu sắc và hoa văn trên trang phục làm cho người mặc trông thon gọn lại, cao hơn hoặc đầy đặn hơn, thấp xuống. Lu ý hình ảnh cho thấy sự thay đổi phải trên cùng một người, cùng một kiểu trang phục.
+ GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp: bổ sung thêm chi tiết vào Bảng 7.1. Ảnh hưởng của vải đến vóc dáng người mặc trong SHS
+ GV đúc kết thành kiến thức của bài học.
+ GV yêu cầu các nhóm HS tiếp tục quan sát Hinh 7.5 trong SHS và xác định kiểu may nào giúp người mặc trông thon gọn, cao lên, kiều may nào giúp người mặc trong tròn đầy, thấp xuống. HS so sánh, tim ra sự khác nhau khi người mẫu mặc củng loại trang phục những kiểu may khác nhau, từ đó kết luận: Những đường nét của kiểu may khiến người mặc trông có vẻ thon gọn hơn hay tròn đây hơn.
Gợi ý đáp án:
• Hình 7,5a: kiểu may có bẻo dun nườm rà khiến người mặc trông mập mạp hơn (2 bộ trang phục công là áo và chân váy, cùng màu sắc);
• Hình 7.5b: kiểu váy suông rộng tạo cảm giác người mập mạp hơn (2 bộ trang phục cũng là váy, cùng màu và chất liệu vải);
• Hinh 7,5c; kiểu áo sơ mi ôm sát người tạo cảm giác người thon gọn (2 bộ trang phục cũng là quần tây áo sơ mi, củng màu và chất liệu vải).
+GV cho HS xem thêm hình ảnh để thấy rõ hơn ảnh hưởng của kiểu may đến cản nhận về vóc dáng người mặc. Lưu ý các hình ảnh là các kiểu trang phục có cùng màu sắc và do cùng một người mẫu mặc để thấy rõ hơn sự thay đổi cảm giác về vóc dáng của người mặc khi thay đổi kiểu may
+GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp: bổ sung thêm chi tiết vào Bảng 7.2. Ảnh hưởng của kiểu may dên vóc dáng người mặc trong SHS.
3. Lựa chọn trang phục
3.1. Chọn trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể
Các màu sắc, hoa văn và kiểu may của vải tạo cảm giác người mặc thon gọn, cao lên hoặc tròn đầy, thấp xuống.
2. 3.2. Tìm hiểu về Chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi (khoảng 10 phút)
a. Mục tiêu: hướng dẫn HS cách chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi. 
b. Nội dung: các kiểu trang phục cho từng lứa tuổi khác nhau.
c.Sản phẩm: cách chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi.
d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập toàn lớp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.6 và thực hiện yêu cầu trong SHS.
+GV hướng dẫn HS phân tích trng hình ảnh để nhận ra các đặc điểm của trang phục phù hợp với nhu cầu, điều kiện sinh hoạt, làm việc, vui chơi của các đối tượng: trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi.
+GV yêu cầu HS xác định trang phục phù hợp với lứa tuổi của mình. Lưu ý HS phải kết hợp với cách ứng xử phù hợp với lứa tuổi.
+GV giúp HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học.
3.2. Chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi 
Các kiểu trang phục cho từng lứa tuổi:
+ Trẻ em: chọn loại vải mềm, dễ thấm mồ hôi, màu sắc tươi sáng, hoa văn sinh động, kiểu may rộng rãi,
+Thanh thiếu niên, thích hợp với nhiều loại vải, kiểu nay, màu sắc và hoa văn, + Người lớn tuổi, màu sắc, hoa văn, kiểu may trang nhã, lịch sự.
2. 3.3. Tìm hiểu về Chọn trang phục phù hợp với môi trường và tinh chất công việc (khoảng 6 phút)
a. Mục tiêu: lướng dẫn HS chọn lựa trang phục phù hợp với môi trường và tính chất công việc,
b. Nội dung: các kiểu trang phục cho các tình huống hoạt động khác nhau.
c. Sản phẩm: cách chọn trang phục phù hợp với môi trường và tính chất công việc.
d. Tổ chức thực hiện: sử dụng hình thức học tập toàn lớp. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.3 trong SHS và phân tích từng trường hợp.
• Đồng phục học sinh: kiểu dáng đơn giản, rộng rãi, dễ cử động, chất liệu vải thấm hút mồ hôi, màu áo sảng, mẫu quần hoặc váy sậm để dễ giữ sạch. Đối với HS trung học Cơ Sở: áo có bầu, thắt khăn quàng đỏ (đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh).
• Trang phục đi chơi: kiểu dáng đẹp, có thể cầu kì, chất liệu vải cao cấp, có thể dung các chất liệu lụa, ren, voan mỏng , màu sắc tươi tắn, rực rỡ,
• Trang phục lao động kiểu dáng đơn giản, rộng rãi nhưng đảm bảo gọn gàng để dễ hoạt động, màu sắc sậm hoặc màu tối, chất liệu vải thấm hút mồ hôi. Tuỳ theo tính chất công việc, trang phục lao động có thể kèm theo nón bảo hộ, kinh bảo hộ, giày bảo hộ,...
+ GV giúp HS nhận định và rút ra kết luận về trang phục trong môi trường hợp
3.3. Chọn trang phục phù hợp với môi trường và tinh chất công việc
 Trang phục nên được lựa chọn phù hợp với môi trường và tính chất công việc. Các trang phục nên có màu sắc, kiểu dáng, loại vải phù hợp cho mọi tình huống di học, đi chơi, đi lao động, đi lễ hội, đi dự tiệc.
2. 3.4. Tìm hiểu về Lựa chọn phối hợp trang phục (khoảng 8 phút)
a. Mục tiêu: hướng dẫn HS lựa chọn phối hợp màu sắc và hoa văn của trang phục. 
b. Nội dung: cách phối hợp màu sắc và hoa văn của trang phục. 
c. Sản phẩm: cách phải hợp màu sắc và hoa văn của trang phục.
 d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập theo nhóm nhỏ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+ GV yêu cầu HS quan sát và phân tích Hình 7.8 trong SHS, phát biểu về các cách kết hợp các màu sắc trên vòng máu.
+ GV yêu cầu HS hiểu thêm các cặp màu khác có thể phối hợp với nhau,
+ GV cho HS xem thêm hình ảnh minh hoạ các cách phối hợp màu sắc của trang phục. Lưu ý HS về việc chọn màu sặc đồng bộ cho cả các phụ kiện trong bộ trang phục.
+ GV hướng dẫn HS phân tích để rút ra kết luận về cách phối hợp vải hoa và vải trơn.
+ GV cho HS quan sát thêm hình ảnh trang phục bằng vải hoa kết hợp với vài cỏ sọc để HS nhận định xem phù hợp hay không. (Vải có hoa kết hợp với vải kẻ sọc hoặc ca rô làm người nhìn cảm thấy rối mắt, do vậy thường được đánh giá là không phù hợp, không đẹp)
+GV dẫn dắt HS nhắc lại các thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học.
3.4. Lựa chọn phối hợp trang phục 
+Có thể phối hợp các trang phục có màu sắc tương phản, đối nhau, hay kể cận nhau trên vòng màu,
+ Có thể phối hợp các trang phục có các sắc độ khác nhau của cung một màu,
+Có thể phối hợp trang phục may bằng vải hoa với trang phục may bằng vải trơn có màu trùng với một trong những màu chính của vải hoa,
+ Cần phối hợp màu sắc của các vật dụng đi kèm hài hoà với màu sắc của ảo quẩn. 
2. 4. Tìm hiểu về Sử dụng và bảo quản trang phục(khoảng 8 phút)
2.4.1. Giặt, phơi
 a. Mục tiêu: hướng dẫn HS biết giặt, phơi quần áo đúng cách 
b. Nội dung: các công việc trong quy trình giặt, phơi quần áo, 
c. Sản phẩm; quy trình giặt, phơi quần áo,
 d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập theo nhóm nhỏ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+ GV giảng giải cho HS hiểu nếu sử dụng và bảo quản quần áo dùng cách sẽ giữ quần áo được bền lâu, từ đó góp phần tiết kiệm chi phí dành cho việc may mặc,
+ GV yêu cầu HS xem hình ảnh về những công việc giặt, phơi quần áo ở Hinh 7.9 trong SHS và giải thích cho HS hiểu rõ từng công việc.
+ GV hướng dẫn HS hoạt động theo cặp: sắp xếp các công việc theo thứ tự để hoàn thành quy trình giặt, phơi quần áo.
Đáp án: Phân loại quần áo » Tẩy các vết bẩn nhiều 9Ngâm với xà phòng » Vỏ với xà phòng +Xả với nước + Vắt bớt nước và phơi.
+ GV yêu cầu HS phân tích, so sánh quy trình giặt, phơi quần áo bằng tay ở Hinh 7.9 với quy trình giặt, phơi quần áo bằng máy. Những bước nào máy giặt có thể thực hiện được? Từ đó, HS có thể nếu được quy trình khi giặt quần áo bằng máy giặt.
+GV giải thích thêm cho HS các công việc cần làm trong trường hợp giặt bằng máy 
4. Sử dụng và bảo quản trang phục
4.1. Giặt, phơi
Quy trình giặt, phơi quần áo gồm các bước:
Chuẩn bị giặt » Thực hiện: giặt và xả quần áo 
- Hoàn tất, phơi quần áo.
2. 4.2. Là (khoảng 8 phút)
a. Mục tiêu: hướng dẫn HS biết là quần áo dung quy trình 
b. Nội dung: quy trình là quần áo.
c. Sản phẩm: quy trình là quần áo,
d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập toàn lớp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+ GV giới thiệu hình ảnh hoặc vật mẫu các dụng cụ làm và giải thích về chức năng của từng dụng cụ.
+ GV cho HS xem hình phóng to bộ điều chỉnh nhiệt độ của bàn là, giải thích các kỉ hiệu Imức nhiệt hoặc tên loại vải trên bộ điều chỉnh nhiệt độ.
+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.11 và trả lời câu hỏi trong SHS, GV giải thích các công việc trong quy trình là quần áo.
+ GV gợi mở, dẫn dắt để HS phát biểu được quy trình là quần áo,
+ GV giải thích li do nên là quần áo có yêu cầu là ở nhiệt độ thấp trước: Khi bàn là chưa đạt được nhiệt độ cao, chúng ta có thể tận dụng nhiệt thấp để là các loại quần áo yêu cầu nhiệt độ thấp trước để tiết kiệm năng lượng
+ GV hướng dẫn HS đúc kết những thông tin vừa tìm được thành kiến thức của bài học
4.2. Là 
Quy trình là quần áo:
Chuẩn bị: Phân loại quần áo » Thực hiện là quần áo » Hoàn tất rút phích cắm điện, dựng bải là cho nguội hẳn.
2. 4.3. Cất giữ trang phục (khoảng 8 phút)
a. Mục tiêu: hướng dẫn HS biết cách cất giữ trang phục dùng cách. 
b. Nội dung: hình ảnh cất giữ trang phục.
 c. Sản phẩm: cách cất giữ từng loại trang phục. 
d. Tổ chức thực hiện: sử dụng hình thức học tập toàn lớp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+ GV yêu cầu HS phát biểu lí do cần cất giữ trang phục. GV giải thích ý nghĩa của việc cất giữ trang phục.
+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.12 trong SHS về tủ quần áo và phân tích chi tiết để trả lời các câu hỏi:
• Loại quần áo nên treo vào móc áo: quần áo dễ nhàu đã được là phẳng, quần áo cần độ phẳng, quần áo mặc đi học, đi làm, quần áo cao cấp dành cho những dịp quan trọng, áo dài, áo vest,...,
• Loại quần áo nên xếp gọn gàng loại ít bị nhàu (như áo thun, quần jean, kaki,...), quần áo mặc thưởng ngày ở nhà, quần áo lót,
• Những loại quần áo ít sử dụng cần được treo vào móc áo và bao bọc lại để tránh bị ẩm, mốc làm ố vàng.
+ GV hướng dẫn HS nhắc lại các thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học.
4.3. Cất giữ trang phục 
Trang phục cần được cất giữ phù hợp với từng loại và mức độ sử dụng.
2. 5. Tìm hiểu về Đọc nhãn hướng dẫn sử dụng và bảo quản trang phục(khoảng 5 phút)
2.5.1. Ý nghĩa của kí hiệu trên nhãn hướng dẫn 
a. Mục tiêu: giải thích ý nghĩa của các kí hiệu về sử dụng và bảo quản trang phục.
 b. Nội dung: + Các kí hiệu cơ bản: giặt, sấy, tấy, là. Quy ước về kí hiệu.
 c. Sản phẩm: ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng và bảo quản trên trang phục
d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức học tập toàn lớp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+ GV yêu cầu HS nhắc lại các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục.
+ GV giải thích lí do tại sao việc sử dụng và bảo quản trang phục phải căn cứ vào chất liệu vải và kiểu dáng của trang phục.
Gợi ý:
• Căn cứ vào tính chất của vải để sử dụng và bảo quản hợp lí trong các trường hợp vải dễ bị nhàu, dễ co rút hay chảy giãn ở nhiệt độ cao, dễ bị chai cứng do xà phòng giặt thông thường,...,
• Căn cứ vào kiểu dáng sản phẩm để trả trường hợp các sản phẩm bị xô lệch, méo mó, chảy giãn khi giặt bằng máy, khi phơi treo trên dây,...
+GV minh hoạ một số hình ảnh cho thấy trên trang phục, ngoài nhãn hiệu tên nhà sản xuất còn có nhãn hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản trang phục. Tùy theo loại trang phục mà nhà sản xuất sẽ có hướng dẫn sử dụng và bảo quản khác nhau,
+GV trình bày hình minh hoạ và yêu cầu HS ghi nhớ các dạng kí hiệu cơ bản cho từng công việc giặt, sấy, tẩy, là có trong SHS.
+GV giúp HS phân tích để đọc hiểu ý nghĩa của các kí hiệu.
- GV giới thiệu thêm một số kí hiệu khác có thể gặp trên nhấn của trang phục và giúp HS đọc hiểu ý nghĩa.
5. Đọc nhãn hướng dẫn sử dụng và bảo quản trang phục
Ý nghĩa của các kí hiệu về giặt, sấy, tẩy, là trên nhãn trang phục. 
2. 5.2. Tìm hiểu về Các bước đọc nhãn hướng dẫn (khoảng 10 phút)
a. Mục tiêu: hướng dẫn quy trình và tổ chức thực hành đọc nhãn hướng dẫn sử dụng và bảo quản trang phục.
b. Nội dung: thực hành đọc nhãn hướng dẫn sử dụng và bảo quản một loại trang phục cụ thể và làm bài báo cáo.
c. Sản phẩm; bài báo cáo cách sử dụng và bảo quản trang phục được gắn lấn.
d. Tổ chức thực hiện:: sử dụng hình thức dạy học toàn lớp vả học tập theo nhóm nhỏ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
+GV giới thiệu quy trình thực hành đọc nhãn hướng dẫn sử dụng và bảo quản trang phục theo Bảng 7.4 trong SHS.
+ GV nêu yêu cầu thực hành: Inỗi nhóm HS đọc 3 nhãn (do GV cung cấp hoặc do HS chuẩn bị), sau đó viết bài báo cáo cách sử dụng và bảo quản loại trang phục đã được gắn nhãn.
+ GV nêu yêu cầu của bài báo cáo, trình bày và về hình minh hoạ các kí hiệu trên nhân:
• Loại trang phục được gắn lãm (có phải là loại trang phục đặc biệt như áo dài, vest,... không);
• Thành phần sợi dệt (nhận định loại vải, nhớ lại những ưu nhược điểm của loại vải đó);
•Cách giặt: theo các kí hiệu giặt,
 • Cách là: theo các kí hiệu là,
• Các hướng dẫn sử dụng và bảo quản khác: theo các kí hiệu khác.
+ GV hướng dẫn HS ghi nhận những thông tin có trên nhãn traing plục, vẽ lại và giải thích ý nghĩa các kí hiệu có trên nhãn.
+ GV giúp HS giải thích thêm các kí hiệu chưa có trong bài học.
Lưu ý với cùng một ý nghĩa, kí hiệu sử dụng và bảo quản mà các nhà sẵn xuất đưa Ta có thể không hoàn toàn giống nhau. Do đó, GV giúp HS phân tích các chi tiết của kỉ hiệu để xác định đúng ý nghĩa của nó.
+ GV theo dõi, hỗ trợ HS phân tích các kí liệu đọc được.
 + GV quan sát quá trình thực hành của HS theo các bước của quy trình. 
+ GV yêu cầu HS nộp bài báo cáo khi hết thời gian thực hành.
- Tiêu chí đánh giá hoạt động thực hành 
+ Tiêu chí đánh giá quy trình thực hành: Các bước trong quy trình
Xác định loại trang phục được gắn nhãn. Đọc thành phần sợi dệt trên nhãn
Đọc kí hiệu sử dụng và bảo quản
Báo cáo cách sử dụng và bảo quản trang phục được gần nhận,
+ Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành:
• Đánh giá mức độ hoàn thành bài thực hành, 
• Đánh giá bài báo cáo theo tiêu chí: trình bày đi các thông tin sau:
 •Tên loại trang phục được gắn nhãn,
 - Thành phần sợi dệt, "Cách giặt, 
-Cách ủi
 • Các hướng dẫn sử dụng và bảo quản khác 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii.docx