Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm - Năm học 2021-2022

Câu 1. Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm, người ta chia thực phẩm thành 4 nhóm chính:

+Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (Protein)

+Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (Glucid)

+Nhóm thực phẩm giàu chất béo (Lipid)

+Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng (Minerals) và vitamin

 

doc 12 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2. BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Chủ đề: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG
Số tiết: 3
Tiết thep ppct: 7,8,9
Ngày soạn: 10/11/2021
Tuần dạy: 7,8,9
I. MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khỏe con người.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học.
- Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.
1. Về kiến thức: 
- Kể được tên một số nhóm thực phẩm chính; nêu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm chính đối với sức khoẻ con người, yêu cầu của chế độ dinh dưỡng hợp lí;
- Xây dựng được bữa ăn dinh dưỡng hợp lí, ước tính được chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình,
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học để giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
2. Về năng lực: 
- Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính.
-Trình bày được giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa của từng nhóm thực phẩm đối với sức khỏe con người.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học.
- Vận dụng một cách linh hoạt kiến thức về nhóm thực phẩm chính và giá trị dinh dưỡng vào trong thực tiễn.
3. Về phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân và gia đình khi ý thức được tầm quan trọng của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khỏe của chính mình và gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK công nghệ 6 (Chân trời sáng tạo)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.3)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.3)	
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Kích thích hứng thú cho học sinh tìm hiểu về nội dung bài học và yêu thích môn học.
b. Nội dung:
+ Kể tên các loại thực phẩm mà gia đình em thường sử dụng hàng ngày?
+ Những loại thực phẩm này có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
c. Sản phẩm:
+ Các thực phẩm thường sử dụng trong gia đình rất đa dạng như:rau, thịt, cá, tôm, gạo. 
+ Thực phẩm giúp cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng để khỏe mạng, hoạt động và phát triển bình thường.
d. Tổ chức thực hiện
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ: cho HS như mục Nội dung 
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời một số HS có câu trả lời nhanh nhất trả lời lần lượt từng câu hỏi.
Ø Bước 4: GV nhận xét, kết luận, nhận định: Thực phẩm rất đa dạng và phong phú, chúng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp con người phát triển cân đối, khỏe mạnh. 
Từ đó, để tìm hiểu rõ hơn về các nhóm thực phẩm và giá trị dinh dưỡng đối sức khỏe con người. Chúng cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay nhé.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu giá tri dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm 
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng và ý nghĩa đối với sức khỏe con người; hình thành thói quen ăn uống khoa học.
b. Nội dung: GV yc HS quan sát hình 4.1 ở mục 1 sgk tr 25, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Em hãy cho biết tên các nhóm thực phẩm có trong H4.1?
Câu 2: Dựa vào các hình ảnh ở cột bên phải, em hãy cho biết vai trò của mỗi nhóm thực phẩm đối với cơ thể con người?
c. Sản phẩm: 
*Phiếu học tập số 1: 
Câu 1. Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm, người ta chia thực phẩm thành 4 nhóm chính:
+Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (Protein)
+Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (Glucid)
+Nhóm thực phẩm giàu chất béo (Lipid)
+Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng (Minerals) và vitamin
Câu 2. Vai trò của mỗi nhóm thực phẩm đối với cơ thể là:
+ Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein): có vai trò xây dựng, tạo ra các tế bào mới để thay thể những tế bảo giả chết đi, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (glucid): nguồn cung cấp năng lượng chủ 
yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipid): góp phân cưng cấp năng lượng, giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hoá một số vitamin cần thiết.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin: tăng sức để kháng của cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh để chống lại bệnh tật.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS quan sát hình 4.1 ở mục 1 sgk tr 25, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 	
1.Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm
-Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm, người ta chia thực phẩm thành 4 nhóm chính:
+Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (Protein)
+Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (Glucid)
+Nhóm thực phẩm giàu chất béo (Lipid)
+Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng (Minerals) và vitamin
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
a. Mục tiêu: Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
b. Nội dung: GV yc HS quan sát hình 4.2 ở mục 2 sgk tr 26, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2
Theo em thể trạng của mỗi bạn trong H 4.2 thể hiện tình trạng của dinh dưỡng của cơ thể ntn?
c. Sản phẩm: 
*Phiếu học tập số 2: 
Hình 
Thể trạng
a
Bạn thiếu dinh dưỡng
b
Bạn bị béo phì
c
Bạn có thân hình cân đối
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS quan sát hình 4.2 ở mục 2 sgk tr 26, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 	
2.Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
-Ăn thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng như trên đều gây ra tác hại đối với cơ thể.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về chế độ ăn uống khoa học.
a. Mục tiêu: Hình thành thói quen ăn uống khoa học.
b. Nội dung: GV yc HS quan sát hình 4.3,4.4 ở mục 3 sgk tr 27, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3 và 4.
Phiếu học tập số 3
Em hãy nhận xét về loại món ăn và thành phần các nhóm thực phẩm chính được sử dụng trong bữa ăn ở H 4.3?
Phiếu học tập số 4
Em hãy quan sát sự phân chia các bữa ăn của gia đình trong Hình 4.4 và trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Thời gian phân chia các bữa ăn của gia đình trên như thế nào?
- Nếu trung bình thức ăn được tiêu hóa hết sau 4 giờ thì việc phân chia các bữa ăn của gia đình này có hợp lí không? Vì sao?
c. Sản phẩm: 
*Phiếu học tập số 3:
- Nhận xét về các loại món ăn: Các loại món ăn trong Hình 4.3 đảm bảo cho một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. 
- Nhận xét về thành phần các nhóm thực phẩm chính được sử dụng ở hình 4.3 là: chất đạm, đường, bột, khoáng, vitamin trong món ăn.
*Phiếu học tập số 4:
- Thời gian phân chia các bữa ăn của gia đình là: bữa sáng, trưa, chiều tối. 
- Nếu trung bình thức ăn được tiêu hoá hết sau 4 giờ thì việc phân chia các bữa ăn của gia đình này có hợp lí. Vì việc phân chia như vậy sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả một ngày.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS quan sát hình 4.3,4.4 ở mục 3 sgk tr 27, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3 và 4.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 	
3.Chế độ ăn uống khoa học
3.1.Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
-Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí phải có sự phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm chính với tỉ lệ thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu cơ thể.
3.2.Phân chia số bữa ăn hợp lí
-Trong ngày thường chia làm 3 bữa ăn chính, mỗi bữa ăn cách nhau 4-5 giờ.
*Khuyến khích ăn đúng bữa, ăn đúng cách.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về việc xây dựng bữa ăn hợp lí.
a. Mục tiêu: Xây dựng được bữa ăn dinh dưỡng hợp lí, ước tính được chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin ở mục 4 sgk tr 28,29 và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí có những yếu tố nào?
Câu 2: Ước tính được chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình?
Câu 3: Các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí?
c. Sản phẩm: 
Câu 1: Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí có yếu tố sau:
- Đầy đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chính với tỉ lệ thích hợp.
- Nên có đủ 3 loại món ăn chính.
Câu 2: 
Chi phí mỗi loại thực phẩm cần dùng = đơn giá x số lượng cần dùng 
Chi phí của một bữa ăn = Tổng chi phí của các món ăn. 
Chi phí của một món ăn = Tổng số tiền mua các loại thực phẩm để chế biến món ăn
Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
1
Lập danh sách các món ăn theo từng loại
2
Chọn món ăn chính
3
Chọn thêm món ăn kèm
4
Hoàn thiện bữa ăn 
Tính toán chi phí cho bữa ăn
1
Ước tính số lượng mỗi loại thực phẩm cần dùng
2
Tính chi phí cho mỗi loại thực phẩm cần dùng 
3
Tính chi phí cho mỗi món ăn
4
Tính chi phí cho bữa ăn
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin ở mục 4 sgk tr 28,29 và trả lời câu hỏi.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 	
4.Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
4.1.Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
-Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí có các yếu tố sau: 
+Có đầy đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chính
+Các thực phẩm thuộc 4 nhóm chính có tỉ lệ thích hợp
4.2.Chi phí của bữa ăn
-Là số tiền chi ra để mua thực phẩm cho các món ăn
-Phải phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình
4.3.Các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí cho gia đình
-Lập danh sách các món ăn theo từng loại
-Chọn món ăn chính
-Chọn món ăn kèm
-Hoàn thiện bữa ăn
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập sgk tr 29,30.
1.Em hãy phân loại những thực phẩm dưới đây theo các nhóm thực phẩm chính.
Thịt lợn (thịt heo), cà rốt, cua, đậu cô ve, bí đao, rau muống, khoai lang, bánh mì, bông cải, cải thìa, sườn lợn, bắp cải thảo, dứa, mỡ lợn, tôm khô, cá viên, su su, thịt gà, dầu ăn, gạo, cá ba sa.
2.Quan sát những món ăn dưới đây, em hãy cho biết mỗi món ăn cung cấp chất dinh dưỡng nào là chủ yếu.
Cho các nhóm người sau:
(1) Người cao tuổi; (2) Trẻ em đang lớn; (3) Trẻ sơ sinh; (4) Người lao động nặng.
3.Em hãy ghép các yêu cầu dinh dưỡng dưới đây với từng nhóm người cho phù hợp.
a. Đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp nhiều chất đạm hơn so với người lớn.
b. Còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên chưa thể tiêu hóa được những thức ăn cứng. Vì vậy cần sử dụng sữa cho toàn bộ các bữa ăn trong ngày.
c. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động suy yếu dần nên nhu cầu dinh dưỡng giảm so với lúc còn trẻ. Vì vậy cần giảm bớt lượng thức ăn để tránh tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hóa.
d. Phải làm việc nhiều và nặng nhọc nên cần nhiều năng lượng hơn người lao động nhẹ.
4.Nếu chỉ sử dụng thường xuyên một loại thực phẩm thì sẽ xảy ra điều gì đối với cơ thể?
5.rong các bữa ăn dưới đây, em hãy cho biết bữa ăn nào có thành phần các nhóm thực phẩm hợp lí. Vì sao?
6.Quan sát thời gian phân chia các bữa ăn của 3 bạn dưới đây. Theo em, bạn nào có thời gian phân chia các bữa ăn hợp lí nhất? Các bạn khác nên điều chỉnh thời gian phân chia bữa an như thế nào cho hợp lí?
c. Sản phẩm: 
1.Em phân loại thực phẩm theo những nhóm thực phẩm chính như sau:
Nhóm thực phẩm
Thực phẩm
Chất đạm
Thịt lợn,cua, sườn lợn, Tôm, thịt gà,cá viên, cá basa.
Chất béo
Thịt lợn, sườn lợn, mỡ lợn, dầu ăn, cá basa.
Chất bột
Khoai lang, bánh mì, gạo
Vitamin và khoáng chất
Cà rốt, đậu cô ve, bí đao, rau muống, khoai lang, bông cải, cải thìa, bắp cải thảo, dứa, su su.
2. Mỗi món ăn trong hình cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu là:
Món ăn
Chất dinh dưỡng chủ yếu
Tôm rang thịt ba chỉ
Chất đạm, chất béo
Canh cà rốt, su su nấu sườn lợn
Chất đạm, chất béo, vita min và khoáng chất
Sườn lợn kho dứa
Chất đạm, chất béo
Rau củ luộc
Vitamin và khoáng chất
3.Em ghép nhóm người với yêu cầu dinh dưỡng như sau:
Nhóm người
Yêu cầu dinh dưỡng
1. Người cao tuổi
c. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động suy yếu dần nên nhu cầu dinh dưỡng giảm so với lúc còn trẻ. Vì vậy cần giảm bớt lượng thức ăn để tránh tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hóa.
2. Trẻ em đang lớn
a. Đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp nhiều chất đạm hơn so với người lớn.
3. Trẻ sơ sinh
b. Còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên chưa thể tiêu hóa được những thức ăn cứng. Vì vậy cần sử dụng sữa cho toàn bộ các bữa ăn trong ngày.
4. Người lao động nặng nhọc
d. Phải làm việc nhiều và nặng nhọc nên cần nhiều năng lượng hơn người lao động nhẹ.
4.Nếu chỉ sử dụng thường xuyên một loại thực phẩm thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng do lặp thực phẩm dễ gặp ở nhóm người ăn chay. Việc ăn lặp đi lặp lại một vài loại rau củ quả sẽ khiến cơ thể bị hụt nhiều a xít amin thiết yếu. Vì vậy, việc chú ý đa dạng nguồn thực phẩm khi ăn chay là điều cần thiết.
5.Trong các bữa ăn đã cho, bữa ăn số 3 có thành phần các nhóm thực phẩm hợp lí. Lí do:
+ Có đầy đủ 3 loại món ăn chính: món canh, món mặn, món xào
+ Các món ăn có đủ thực phẩm trong 4 nhóm chính.
6.Theo em, bạn thứ ba có thời gian phân chia thức ăn hợp lí nhất.
Các bạn khác nên điều chỉnh thời gian phân chia bữa ăn hợp lí là: chia bữa ăn chính là 3 bữa 1 ngày.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao cho HS nhiệm vụ: như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc câu hỏi, quan sát hình và trả lời câu hỏi.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. 
Ø Bước 4: GV nhận xét và đưa ra kết luận:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
 a. Mục tiêu: Vận dụng linh hoạt kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng vào thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi phần vận dụng sgk tr 30.
1.Gia đình em thường dùng những món ăn nào? Mỗi món ăn cung cấp chất dinh dưỡng nào là chủ yếu?
 2.Em có nhận xét gì về cách ăn uống của mình? Nếu chưa hợp lí, em cần phải điều chỉnh lại như thế nào?
 3.Dựa vào quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí, em hãy tham khảo thêm Hình 4.5 và Bảng 4.2 để xây dựng các bữa ăn dinh dưỡng hợp lí trong 1 ngày cho gia đình mình.
4.Trên cơ sở tính toán chi phí cho mỗi món ăn, hãy tính toán chi phí cho các bữa ăn mà em vừa xây dựng ở câu 3.
c. Sản phẩm: 
1.Gia đình em thường dùng những món ăn là cơm trắng, thịt, rau, cá. Mỗi món ăn cung cấp chất đinh dưỡng đạm và vitamin, bột đường là chủ yếu.
2. Bản thân em tự nhận thấy cách ăn uống của mình còn muộn hơn với thời gian quy định. Em cần điều chỉnh cho hợp lí hơn bằng cách ăn uống đúng giờ hơn.
3.Em xây dựng bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lí trong 1 ngày cho gia đình mình như sau:
+ Bữa sáng 6h: bánh mì và sữa
+ Bữa trưa 11h: ăn trưa với thịt kho, rau muống luộc, trứng chiên và cơm trắng.
+ Bữa tối 6h: ăn tối với thịt gà, rau muống xào và cơm trắng.
4.Em tính toán chi phí cho bữa ăn mà em vừa xây dựng ở câu 3 như sau:
* Bữa ăn sáng:
TT
Các bước thực hiện
Chi tiết minh họa
Yêu cầu cần đạt
1
Ước tính các loại thực phẩm cần dùng
- Bánh mì: 4 chiếc
- Sữa: 4 hộp
Đủ số lượng các loại thực phẩm cần sử dụng cho các món ăn.
2
Tính chi phí cho các loại thực phẩm cần dùng
- Tiền mua bánh mì:
5 000 đồng/chiếc x 4 chiếc
 = 20 000 đồng
- Tiền mua sữa:
4 000 đồng/hộp x 4 hộp
= 16 000 đồng
Tính được chi phí cho các loại thự phẩm cần dùng cho các món ăn.
3.
Tính chi phí cho mỗi bữa ăn
20 000 đồng + 16 000 đồng
= 36 000 đồng
Tính được chi phí cho mỗi bữa ăn.
* Bữa ăn trưa:
TT
Các bước thực hiện
Chi tiết minh họa
Yêu cầu cần đạt
1
Ước tính các loại thực phẩm cần dùng
- Thịt lợn: 400 gam
- Rau muống: 300 gam
- Trứng: 4 quả
- Gạo: 400 gam
Đủ số lượng các loại thực phẩm cần sử dụng cho các món ăn.
2
Tính chi phí cho các loại thực phẩm cần dùng
- Tiền mua thịt lợn:
15 000 đồng/100g x 400g
 = 60 000 đồng
- Tiền mua rau muống:
4 000 đồng/100g x 300g
= 12 000 đồng
- Tiền mua trứng:
3 000 đồng /quả x 4 quả 
= 12 000 đồng
- Tiền mua gạo:
2 000 đồng/100g x 400g
= 8 000 đồng
Tính được chi phí cho các loại thự phẩm cần dùng cho các món ăn.
3.
Tính chi phí cho mỗi bữa ăn
60 000 đồng + 12 000 đồng
+ 12 000 đồng + 8 000 đồng
= 92 000 đồng
Tính được chi phí cho mỗi bữa ăn.
* Bữa ăn tối
TT
Các bước thực hiện
Chi tiết minh họa
Yêu cầu cần đạt
1
Ước tính các loại thực phẩm cần dùng
- Thịt gà: 500 gam
- Rau muống: 300 gam
- Gạo: 400 gam
Đủ số lượng các loại thực phẩm cần sử dụng cho các món ăn.
2
Tính chi phí cho các loại thực phẩm cần dùng
- Tiền mua thịt gà:
15 000 đồng/100g x 500g
 = 75 000 đồng
- Tiền mua rau muống:
4 000 đồng/100g x 300g
= 12 000 đồng
- Tiền mua gạo:
2 000 đồng/100g x 400g
= 8 000 đồng
Tính được chi phí cho các loại thự phẩm cần dùng cho các món ăn.
3.
Tính chi phí cho mỗi bữa ăn
75 000 đồng + 12 000 đồng
 + 8 000 đồng
= 95 000 đồng
Tính được chi phí cho mỗi bữa ăn.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ: cho HS như mục Nội dung.
ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: ở nhà.	
ØBước 3: Báo cáo kết quả: HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; 
ØBước 4: GVnhận xét: bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_nam_hoc_2021_2022_chuong_2_bao_quan.doc