Giáo án Công nghệ 6 - Bài 3: Ngôi nhà thông minh - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ 6 - Bài 3: Ngôi nhà thông minh - Năm học 2021-2022

- Nhận thức công nghệ: nhận biết các đâu hiệu của ngôi nhà thông minh, các đặc điểm của ngôi nhà thông minh;

- Giao tiếp công nghệ: sử dụng một số thuật ngữ về các hệ thống kĩ thuật, các đồ dùng công nghệ để mô tả ngôi nhà thông minh;

- Sử dụng công nghệ: bước đầu khám phá một số chức năng của các đồ dùng công

nghệ trong ngôi nhà thông minh;

- Đánh giá công nghệ: nhận xét, đánh giá vẻ những tiện ích của các đồ dùng công

nghệ trong nhà;

 

docx 7 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Bài 3: Ngôi nhà thông minh - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2021
Ngày dạy: 29/10/2021
BÀI 3: NGÔI NHÀ THÔNG MINH (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Nhận biết được thế nào là ngôi nhà thông minh,
- Mô tâ được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.
2.Năng lực
a) Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: nhận biết các đâu hiệu của ngôi nhà thông minh, các đặc điểm của ngôi nhà thông minh;
- Giao tiếp công nghệ: sử dụng một số thuật ngữ về các hệ thống kĩ thuật, các đồ dùng công nghệ để mô tả ngôi nhà thông minh;
- Sử dụng công nghệ: bước đầu khám phá một số chức năng của các đồ dùng công
nghệ trong ngôi nhà thông minh;
- Đánh giá công nghệ: nhận xét, đánh giá vẻ những tiện ích của các đồ dùng công
nghệ trong nhà;
- Thiết kế công nghệ: bước đầu hình thành ý tưởng về tiện ích của các đồ dùng công
nghệ để phục vụ cho ngôi nhà thông minh.
b) Năng lực chung
- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về nhà thông minh vào đời sống hằng ngày;
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực học tập; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về nhà thông minh đề nhận định, cảm nhận môi trường, không gian nơi minh sinh sông;
3.Phẩm chất
- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vân đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phân việc của cá nhân và phôi hợp tôt với các thành viên trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Đối với giáo viên:
- Tìm hiểu mục tiêu bài;
- Tìm hiểu các thiết bị đề trang bị cho ngôi nhà thông minh đã xuất hiện ở Việt Nam
- Tìm hiểu điều kiện nhà ở của địa phương,
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện đạy học: các hình ảnh, video clip về ngôi nhà thông minh
2.Đối với học sinh:
- Đọc trước bài học trong SGK
-Tìm hiểu tính năng của các đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà của mình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: kích thích nhu cầu tìm hiểu về ngôi nhà thông minh.
2. Nội dung: những tiện ích mà các đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà mang lại cho con người.
3. Sản phẩm học tập: nhu cầu tìm hiểu về ngôi nhà thông minh.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV nêu tình huống trong Sgk, HS nêu những mong muốn đối với ngôi nhà đang ở để cuộc sống được thuận tiện, thoải mái, an toàn.
- GV đặt câu hỏi khơi gợi nhu cầu tìm hiểu trong thực tế có những đồ dùng công nghệ mang lại tiện ích giúp ngôi nhà “thông minh” như HS mong muốn.
- HS tiếp nhận thông tin và trả lời câu hỏi.
- GV đặt vấn đề: Ngôi nhà thông mình hay ngôi nhà được xây dựng theo hướng nhà thông mình ở thời điểm hiện nay vẫn còn xa lạ đối với những khu vực dân cư không phải là các thành phố lớn. Bên cạnh đó, hình ảnh ngôi nhà thông minh với kết cấu và trang bị các thiết bị hiện đại vẫn còn ít thấy ở một số địa phương vùng ven thành phố hoặc ở nông thôn. Để tìm hiểu kĩ hơn về ngôi nhà thông minh, chúng ta cùng đến với bài 3: Ngôi nhà thông minh.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái niệm ngôi nhà thông minh
Mục tiêu: giúp HS nhận biết được những dấu hiệu của ngôi nhà thông minh.
Nội dung: những tính năng có được của các thiết bị, đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà thông minh.
Sản phẩm học tập: dấu hiệu của ngôi nhà thông minh.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Em hãy quan sát Hình 3.1 và trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Các thiết bị trong ngôi nhà thông mình có điểm gì khác với các thiết bị thông thường?
- Ngôi nhà thông mình có điểm gì khác với ngôi nhà thông thường?
- GV yêu cầu các nhóm HS so sánh ngôi nhà thông minh với ngôi nhà thông thường để xác định ngồi nhà nào có những thiết bị hoạt động tự động theo ý muốn của người dùng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ GV kết luận
1. Khái niệm ngôi nhà thông minh
- Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động cho các thiệt bị trong nhà tự động hoạt động theo ý muốn của người sử dụng.
Hoạt động 2: Đặc điểm của ngôi nhà thông minh
Mục tiêu: giúp HS nhận biết những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.
Nội dung: những tiện ích của các thiết bị, đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà thông minh.
Sản phẩm học tập: đặc điểm của ngôi nhà thông minh.
Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm HS quan sát Hình 3.2 trong SHS và trả lời câu hỏi.
+ GV nhận xét, góp ý, đúc kết các đặc điểm của ngôi nhà thông minh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả 
• Tiện ích: Khi sử dụng đồ dùng trong ngôi nhà thông thường, người ta phải tác động trực tiếp vào (mở/ tắt/ khoá). Trong khi đó, trong ngôi nhà thông minh, các đồ dùng được cài đặt chương trình để tắt/ mở/ khoá tự động mà không cần con người tác động trực tiếp.
• An ninh, an toàn: Trong ngôi nhà thông minh có hệ thống giám sát hoạt động
của các đồ dùng (bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng). Từ đó có thể phát hiện tình trạng bất thường của các đồ dùng, các hiện tượng lạ,... để kịp thời có biện pháp ngăn chặn sự cố xảy ra. Việc giám sát ngôi nhà từ xa cũng giúp kiểm soát an ninh cho ngôi nhà.
• Tiết kiệm năng lượng: Những đồ dùng điện và gas trong ngôi nhà thông minh
được cài đặt chương trình chỉ tự động mở khi cần sử dụng và và tự động tắt khi không còndùng đến, nhằm tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra ngôi nhà thông minh còn lắp đặt nhữnghệ thống cửa, rèm để đón ánh sáng mặt trời và gió tự nhiên giúp tiết kiệm điện, gas (dùngcho đèn chiếu sáng, quạt, máy nước nóng, máy sưởi,...).
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ GV kết luận
2. Đặc điểm của ngôi nhà thông minh
Đặc điểm của ngôi nhà thông minh: tiện ích, an ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng.
C. LUYỆN TẬP
 Mục tiêu: củng cố kiến thức về đặc điểm của ngôi nhà thông minh, giúp HS đánh giá những tình huống cụ thể trong thực tiễn.
Nội dung: bài tập phần Luyện tập trong SGK.
Sản phẩm: đáp án bài tập phần Luyện tập trong SGK.
Tổ chức thực hiện: 
Yêu cầu HS làm bài tập:
Em hãy cho biết các biểu hiện dưới đây thể hiện đặc điểm nào của ngôi nhà thông minh:
- Người đi đến, đèn tự động bật lên; khi không có người, đèn tự động tắt.
- Có màn hình hiển thị hình ảnh của khách ở cửa ra vào.
- Có hệ thống điều khiến từ xa để cửa tự động mở.
- Đúng 7 giờ sáng, rèm cửa tự động kéo ra để ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà.
- Khi xuất hiện khói hoặc lửa, tín hiệu báo cháy phát ra.
- Cửa tự động mở bằng cảm ứng vân tay.
- Tivi tự động mở những chương trình mà chủ nhà yêu thích.
* Hs trình bày kết quả:
Các biểu hiện trên thể hiện đặc điểm tiện ích và an ninh an toàn của ngôi nhà thông minh.
D. VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: giúp HS củng cố và vận dụng những kiến thức, kĩ năng vừa học vào thực tiễn.
2.Nội dung: bài tập vận dụng trong SHS và bài tập về nhà trong SBT.
3. Sản phẩm: đáp án bài tập trong SHS và SBT.
4.Tổ chức thực hiện:
? Em hãy mô tả những đồ dùng hoặc ngôi nhà thể hiện đặc điểm của ngôi nhà thông minh mà em đã từng trông thấy hoặc sử dụng.
+ GV hướng dẫn HS tự nhận xét, đánh giá thực tiễn ngôi nhà của mình và nhận xét
những ngôi nhà đã từng nhìn thấy để mô tả những đồ dùng hoặc ngôi nhà thể hiện đặc điểm của ngôi nhà thông minh.
+> gợi ý: Những đồ dùng hoặc ngôi nhà thể hiện đặc điểm của ngôi nhà thông minh mà em đã từng trông thấy hoặc sử dụng đó là:
+ Rèm tự động: chỉ cần ấn nút trên điện thoại và rèm tự đóng.
+ Cửa tự động ở các siêu thị, bước vào cửa tự động mở ra. 
+ Vỗ tay hai cái đèn phòng tự tắt.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. PHỤ LỤC 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_6_nam_hoc_2021_2022_bai_3_ngoi_nha_thong_m.docx