Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chủ đề: An toàn điện trong gia đình - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 6  - Chủ đề: An toàn điện trong gia đình - Năm học 2021-2022

- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về an toàn điện đề giải quyết những vấn đề trong tình huống mới;

- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vẫn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phân việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

 

docx 5 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chủ đề: An toàn điện trong gia đình - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: AN TOÀN ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Số tiết: 2
Tiết thep ppct: 31,32
Ngày soạn: 24/04/2022
Tuần dạy: 31,32
I. MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt:
- Sử dụng điện an toàn.
1. Kiến thức
- Kể được một số nguyên nhân gây tai nạn điện;
- Trỉnh bày được một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
2. Năng lực
a. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: nhận thức được các nguyên nhân gây tai nạn điện và những biện pháp an toàn khi sử dụng điện,
- Sử dụng công nghệ: sử dụng được các biện pháp an toàn điện vào các tình huống ở gia đình,
- Đánh giá công nghệ: đánh giá được mức độ an toàn của các đồ dùng, thiết bị điện.
b. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về an toàn điện đề giải quyết những vấn đề trong tình huống mới;
- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vẫn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phân việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: có ý thức quan tâm đến an toàn của các thành viên trong gia đình;
- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập và việc vận đụng kiến thức, kĩ năng đã học về an toàn điện vào đời sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK công nghệ 6 (Chân trời sáng tạo)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 
a. Mục tiêu: Kích thích hứng thú cho học sinh tìm hiểu về nội dung bài học và yêu thích môn học.
b. Nội dung: 
-Gia đình em có thể nào hoàn toàn không sử dụng điện không? Tại sao?
c. Sản phẩm học tập:
-Không thể không sử dụng điện. Vì không có điện không thể giải trí, nấu cơm, có nước lạnh uống, có ánh sáng để làm việc và học tập....
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ: cho HS như mục Nội dung 
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời một số HS có câu trả lời nhanh nhất trả lời lần lượt từng câu hỏi.
Ø Bước 4: GV nhận xét, kết luận, nhận định: Điện rất là quan trọng và là thành viên không thể thiếu trong mỗi gia đình.
- GV đặt vấn đề: Điện rất cần thiết và dễ sử dụng nhưng nếu không cẩn thận điện sẽ mang lại nguy hiểm cho con người. Vậy chúng ta sử dụng điện như thế nào cho hiệu quả và an toàn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu chủ đề: An toàn điện trong gia đình.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tai nạn điện.	
a. Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình 10.1 ở mục 1 sgk tr 74, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1
 Em hãy ghép những ghi chú dưới đây với các hình ảnh trong Hình 10.1 cho phù hợp.
- Đến gần vị trí dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất.
- Thả diều ở nơi có đường dây điện đi qua.
- Chạm tay trực tiếp vào dây điện trần hoặc dây điện bị hở cách điện.
- Vi phạm hành lang an toàn trạm điện.
- Dùng vật liệu kim loại chạm vào nguồn điện.
- Chạm vào đồ dùng điện bị rò rỉ điện qua lớp vỏ kim loại bên ngoài.
c. Sản phẩm học tập: 
*Phiếu học tập số 1:
Hình
Hiện tượng
a
- Dùng vật liệu kim loại chạm vào nguồn điện.
b
- Chạm tay trực tiếp vào dây điện trần hoặc dây điện bị hở cách điện.
c
- Chạm vào đồ dùng điện bị rò rỉ điện qua lớp vỏ kim loại bên ngoài.
d
- Đến gần vị trí dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất.
e
- Vi phạm hành lang an toàn trạm điện.
f
- Thả diều ở nơi có đường dây điện đi qua.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình 10.1 ở mục 1 sgk tr 74, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc tthoong tin, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 	
1. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện
- Tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện hoặc vật bị nhiễm điện
- Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao thế hoặc trạm biến áp.
- Đến gần khu vực dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống vùng đất ẩm hoặc khu vực dây dẫn điện cao thế bị đứt, rơi xuống.
Hoạt động 2.2 Tìm hiểu về một số biện pháp sử dụng điện an toàn.
a. Mục tiêu: HS trỉnh bày được một số biện pháp sử dụng điện an toàn.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình 10.2 ở mục 2 sgk tr 75, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2
Em hãy ghép những hình ảnh trong Hình 10.2 với các ghi chú dưới đây cho phù hợp.
- Che chắn các ổ lấy điện khi chưa sử dụng để đảm bảo an toàn điện.
- Lắp đặt ổ lấy điện ngoài tầm với của trẻ.
- Sử dụng băng dính (băng keo) cách điện để che phủ những vị trí dây điện bị hỏng lớp vỏ cách điện.
- Thường xuyên kiểm tra các đồ dùng điện trong nhà để phát hiện rò điện và sửa chữa.
- Không thả diều ở những nới có đường dây điện đi qua.
- Không đến gần nơi có biển báo nguy hiểm về tai nạn điện.
c. Sản phẩm học tập: 
*Phiếu học tập số 2:
Hình
Hiện tượng
a
- Không thả diều ở những nới có đường dây điện đi qua.
b
- Không đến gần nơi có biển báo nguy hiểm về tai nạn điện.
c
- Thường xuyên kiểm tra các đồ dùng điện trong nhà để phát hiện rò điện và sửa chữa.
d
- Sử dụng băng dính (băng keo) cách điện để che phủ những vị trí dây điện bị hỏng lớp vỏ cách điện.
e
- Che chắn các ổ lấy điện khi chưa sử dụng để đảm bảo an toàn điện.
f
- Lắp đặt ổ lấy điện ngoài tầm với của trẻ.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình 10.2 ở mục 2 sgk tr 75, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
2. Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện
- Lắp đặt ổ lấy điện ngoài tầm với của trẻ hoặc che chắn ổ lấy điện khi chưa sử dụng.
- Thường xuyên kiểm tra dây điện, đồ dùng điện trong gia đình.
- Sử dụng đồ dùng điện theo đúng hướng dẫn.
- Không đến gần nơi có biển báo nguy hiểm về tai nạn điện.
- Tránh xa khu vực dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất.	
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về sử dụng điện an toàn.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập sgk tr 76.
1.Tai nạn điện xảy ra với con người do những nguyên nhân nào?
2.Em hãy mô tả những biện pháp an toàn khi sử dụng điện ?
3.Kể tên những trường hợp mất an toàn về điện mà em biết?
c. Sản phẩm học tập: 
1.Tai nạn điện giật xảy ra khi có dòng điện truyền qua cơ thể chúng ta. Nguyên nhân có thể là:
- Tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện hoặc vật bị nhiễm điện;
- Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao thế hoặc trạm biến áp;
- Đến gần khu vực dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống vùng đất ẩm ướt hoặc khu vực dây dẫn điện cao thế bị đứt, rơi xuống.
2.Một số biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện:
Lắp đặt ô lấy điện ngoài tằm với của trẻ em hoặc che chắn ô lây điện khi chưa sử dụng;
Thường xuyên kiểm ưa dây điện, đồ dùng điện trong gia đình để phát hiện hư hỏng cách điện, rò điện và khắc phục;
Sử dựng đồ dùng điện theo đứng hướng dẫn của nhà sản xuất;
Không đến gần nơi có biển báo nguy hiểm về tai nạn điện.
Tránh xa khu vực dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất.
3.Một số trường hợp mất an toàn về điện mà em biết:
- Các bạn học sinh thả diều gần đường dây lưới điện.
- Dây điện bị đứt vỏ cách điện.
- Ổ điện trong gia đình quá thấp
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao cho HS nhiệm vụ: như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. 
Ø Bước 4: GV nhận xét và đưa ra kết luận:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến việc sử dụng điện an toàn vào thực tiễn.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi phần vận dụng sgk tr 76.
Khi phát hiện dây dẫn cấp nguồn của các đồ dùng điện mà gia đình em đang sử dụng như: đèn bàn học, quạt bàn, dây sạc điện thoại, bị hư hỏng lớp vỏ cách điện, em nên xử lí như thế nào để đảm bảo an toàn điện?
c. Sản phẩm học tập: 
Khi phát hiện dây dẫn cấp nguồn của các đồ dùng điện mà gia đình em đang sử dụng như: đèn bàn học, quạt bàn, dây sạc điện thoại, bị hư hỏng lớp vỏ cách điện, em sẽ nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ, vì em còn nhỏ ckhoong nên tiếp xúc với những trường hợp hỏng hóc điện.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ: cho HS như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: ở nhà.	
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; 
Ø Bước 4: GVnhận xét: bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_nam_hoc_2021_2022_chu_de_an_toan_die.docx