Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình cả năm (Bản đẹp)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Học sinh biết được mục tiêu nội dung chương trình và SGK công nghệ 6 phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy và học.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết được phương pháp dạy và học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống.
- Học sinh sử dụng thành thạo các phương pháp học tập.
3. Thái độ:
- Có thói quen học tập và làm việc theo quy trình.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất :
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
- Phẩm chất: Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
TIẾT 1: BÀI MỞ ĐẦU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình - Học sinh biết được mục tiêu nội dung chương trình và SGK công nghệ 6 phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy và học. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết được phương pháp dạy và học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống. - Học sinh sử dụng thành thạo các phương pháp học tập. 3. Thái độ: - Có thói quen học tập và làm việc theo quy trình. - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. 4. Năng lực, phẩm chất : - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin . - Phẩm chất: Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1. Giáo viên: - Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. - Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS. - Phiếu học tập, máy chiếu 2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước - Đọc và tìm hiểu trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kỹ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi động - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi B. Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Thuyết trình vấn đáp - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Dạy học theo nhóm - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi - ..... E. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi - ..... 2. Tổ chức các hoạt động A. Hoạt động khởi động 1. Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs. 2. Phương thức: Hđ cá nhân. 3. Sản phẩm : Trình bày miệng. 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs đánh giá Gv đánh giá 5.Tiến trình. * Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: + Gia đình là gì ? + Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi người chúng ta ? - HS lắng nghe *Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi. - Dự kiến câu trả lời: C1: Gia đình là nền tảng của xã hội.... C2: quan trọng... là nơi em sinh ra, lớn lên... *Báo cáo kết quả: Hs trình bầy miệng *Đánh giá kết quả: - Hs nhận xét bổ xung - Gv nhận xét dẫn dắt vào bài: Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mọi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội. Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội, chương trình Công nghệ 6- Phần kinh tế gia đình sẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn. B. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. 1. Mục tiêu: Hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn ,Kĩ thuật mảnh ghép; hoạt động cả lớp 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau Gv đánh giá 5.Tiến trình *Chuyển giao nhiệm vụ Gv : Yêu cầu HS đọc thông tin mục I(SGK/3) và liên hệ thực tế - thảo luận nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật mảnh ghép. - Nhóm 1,2 cho biết gia đình có vai trò gì ? - Nhóm 3,4 cho biết trách nhiệm của mỗi người trong gia đình? - Nhóm 5,6 cho biết trong gia đình có rất nhiều công việc phải làm đó là những công việc gì? Kể tên các công việc liên quan đến kinh tế gia đình mà em đã tham gia? HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công. Sau đó mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, trao đổi lại với cả nhóm mới về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực * Dự kiến câu trả lời: (phần nội dung I. 1, 2) *Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm hs trình bầy kết quả thảo luận nhóm *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá - GV: Chốt kiến thức, ghi bảng I. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. ( 5 phút) 1. Vai trò của gia đình. - Gia đình là nền tảng của xã hội. - Mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm làm tốt công việc của mình, để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc. 2. Kinh tế gia đình. - Kinh tế gia đình là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả làm các công việc nội trợ trong gia đình. Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình. 1. Mục tiêu: Hiểu được mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình. 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn , Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật khăn trải bàn; Kĩ thuật chia nhóm. 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau Gv đánh giá 5.Tiến trình. *Chuyển giao nhiệm vụ. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK/3 thảo luận nhóm 5 phút sử dụng KT khăn trải bàn cho biết 1. Sau khi học xong chương trình KTGĐ các em cần đạt được những mục tiêu gì?(về kiến thức, về kĩ năng, về thái độ). 2. Các em tiếp thu được những những kiến thức gì? 3. Những kiến thức đó giúp cho em biết được những công việc gì giúp ích cho cuộc sống thường ngày? 4. Thấy được tầm quan trọng của bộ môn này, em có thái độ học tập như thế nào? - HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. * Dự kiến câu trả lời: - HS trả lời phần II. Mục 1,2,3 SGK/ 3,4. *Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm hs trình bầy kết quả thảo luận nhóm. *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá - GV: Chốt kiến thức, ghi bảng II. Mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình. ( 15 phút) 1.Về kiến thức - Biết được kiến thức về ăn uống, may mặc, trang trí và thu chi trong gia đình. - Biết khâu vá, cắm hoa trang trí , nấu ăn . 2.Về kĩ năng. - Lựa chọn, sử dụng trang phục, bảo quản đúng kĩ thuật,Gĩữ gìn nhà ở sạch sẽ, Biết ăn uống hợp lí , chi tiêu hợp lí, làm các công việc vừa sức giúp đỡ gia đình. 3. Về thái độ - Say mê học tập và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống Hoạt động 3: Phương pháp học tập. 1. Mục tiêu: Biết được phương pháp học tập bộ môn kinh tế gia đình. 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn , Nêu và giải quyết vấn đề; Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm. 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau Gv đánh giá 5.Tiến trình. * Chuyển giao nhiệm vụ. - GV yêu cầu học sinh đọc mục3(SGK/4) Thảo luận nhóm 3 phút 1. Theo em để học tốt môn học kinh tế gia đình em cần có phương pháp học mới là gì? 2. Để chủ động hoạt động tiếp thu kiến thức các em cần phải làm gì? - HS: lắng nghe câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. * Dự kiến câu trả lời: 1. Hoạt động tích cực, chủ động để tìm hiểu, phát hiện và nắm vững kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viên. 2. Tìm hiểu các hình vẽ, câu hỏi, bài tập, thực hiện các bài thử nghệm, thực hành liên hệ với thực tế, tích cực thảo luận để vận dụng các kiến thức vào cuộc sống. *Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm hs trình bầy kết quả thảo luận nhóm *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá GV: Chốt kiến thức, ghi bảng III. Phương pháp học tập. (5 phút) - Hoạt động tích cực, chủ động để tìm hiểu, phát hiện và nắm vững kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viên. - Tìm hiểu các hình vẽ, câu hỏi , bài tập, thực hiện các bài thử nghệm, thực hành liên hệ với thực tế, tích cực thảo luận để vận dụng các kiến thức vào cuộc sống. C. Hoạt động luyện tập 1. Mục tiêu : nắm vững kiến thức để học tốt bộ môn kinh tế gia đình ở các bài học tiếp theo. 2. Phương thức: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Hđ cá nhân, hoạt động cả lớp. 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau Gv đánh giá 5.Tiến trình. *Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv yêu cầu cá nhân hs trả lời câu hỏi: Câu 1: Em hãy nêu vai trò của gia đình và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình? Câu 2: Kinh tế gia đình là gì? Câu 3: Sau khi học xong phân môn KTGĐ-HS cần đạt được những mục tiêu ? Câu 4: Phương pháp học tập mới là gì? - HS: lắng nghe câu hỏi. *Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức. * Dự kiến câu trả lời: Câu 1: - Gia đình là nền tảng của XH,mỗi người sinh ra lớn lên được nuôi dưỡng giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai(vật chất và tinh thần) -Trách nhiệm của mỗi người trong gia đình: làm tốt công việc của mình để gia đình văn minh hạnh phúc. Câu 2: -Tạo ra nguồn thu nhập( tiền và hiện vật -Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu( hợp lí hiệu quả) - Làm các công việc nội trợ trong gia đình(nấu ăn dọn dẹp ) Câu 3: Kiến thức.............. kĩ năng....................., thái độ........... Câu 4: - Hoạt động tích cực, chủ động để tìm hiểu, phát hiện và nắm vững kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viên. - Tìm hiểu các hình vẽ, câu hỏi , bài tập, thực hiện các bài thử nghệm, thực hành liên hệ với thực tế, tích cực thảo luận để vận dụng các kiến thức vào cuộc sống. *Báo cáo kết quả: - Hs trình bầy nhanh *Đánh giá kết quả - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá D. Hoạt động vận dụng 1. Mục tiêu : Nắm vững được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình, mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình, phương pháp học tập bộ môn kinh tế gia đình để vận dụng vào thực tiễn. 2. Phương thức : Hđ cá nhân, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp. 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân. 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau Gv đánh giá 5.Tiến trình. * Chuyển giao nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau: GV đưa ra câu hỏi: 1. Sau khi học xong bài này em rút ra được điều gì? 2. Để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc bản thân em có trách nhiệm gì đối với gia đình? 3. Để tạo nguồn kinh tế cho gia đình em cần làm việc gì? - HS: lắng nghe câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân * Báo cáo kết quả: - Hs đứng tại chỗ trả lời nhanh. * Đánh giá kết quả - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - Gv nhận xét, đánh giá E. Hoạt động tìm tòi mở rộng 1. Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức về bộ môn kinh tế gia đình. 2. Phương thức: Cá nhân tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với người thân... 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân. 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá. Gv đánh giá vào tiết học sau. 5. Tiến trình. - Gv: Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè hoặc qua ti vi, internet, sách báo cho biết những người dân sông ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có nhu cầu cơ bản và thiết yếu như ( ăn, mặc, ở , đi lại và thu chi trong gia đình) như thế nào? - HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân hoặc nhóm ở nhà. * Báo cáo kết quả - Đại diện hs trình bầy kết quả trước lớp vào giờ học sau. *Đánh giá kết quả: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá Gv đánh giá vào tiết học sau * Dặn dò : - Về học bài cũ - Xem bài mới (bài1). - Sưu tầm các loại vải may mặc thường dùng trong may mặc(vải sợi bông,tơ tằm,vải lanh,vải cotton,lụa nilon * Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 1 Tiết 2 - Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (T.1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được công dụng của các loại vải. - Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất các loại sợi thiên nhiên, sợi hoá học, vải sợi pha. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết phân biệt được một số loại vải thông dụng . - Học sinh thực hành chọn các loại vải, biết phân biệt vải bằng cách đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt. 3. Thái độ: - Có lòng say mê yêu thích môn học. - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. 4. Năng lực, phẩm chất : - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin . - Phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1. Giáo viên: - Tranh SGK hình1.1;1.2. - Phiếu học tập, máy chiếu 2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước - Mẫu các loại vải. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kỹ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A.Hoạt động khởi động - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi B.Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Thuyết trình vấn đáp - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Dạy học theo nhóm - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi - ..... E. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi - ..... 2. Tổ chức các hoạt động A. Hoạt động khởi động 1. Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs. 2. Phương thức: Hđ cá nhân, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi.. 3. Sản phẩm : Trình bày miệng. 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs đánh giá Gv đánh giá 5. Tiến trình. * Chuyển giao nhiệm vụ: - Hãy chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về loại vải thường dùng trong may mặc, trong gia đình bằng việc trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy kể tên những vật dụng được may bằng vải của gia đình em? + Theo em, có những loại vải nào được dùng trong may mặc? - HS: lắng nghe câu hỏi. *Thực hiện nhiệm vụ: - HS : Ghi tóm tắt ý kiến và chia sẻ với các bạn trong nhóm. * Dự kiến câu trả lời: Tùy vào hiểu biết của hs có thể là: C1: quần áo, chăn màn... C2: vải tơ tằm, vải bông.... *Báo cáo kết quả: Hs trình bầy miệng. *Đánh giá kết quả: - Hs nhận xét bổ xung - Gv nhận xét dẫn dắt vào bài: Các em đã biết, mỗi sản phẩm quần áo chúng ta mặc hàng ngày đều được may từ các loại vải sợi. Nhưng mỗi loại vải sợi đó được tạo ra như thế nào, chúng có đặc điểm gì, làm thế nào để các em có thể phân biệt được các loại vải đó?.Để trả lời cho các câu hỏi trên cô và các em cùng nhau tìm hiểu bài hoc ngày hôm nay. GV ghi đầu bài lên bảng. B. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc tính chất của các loại vải. 1. Mục tiêu: Biết được nguồn gốc tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học. 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn , Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật khăn trải bàn . 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi. 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau Gv đánh giá 5.Tiến trình. *Chuyển giao nhiệm vụ. - GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin mục 1 SGK /6 + quan sát h1.1 sgk/6 Hoạt động cặp đôi (5 phút) 1. Cho biết tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi để dệt vải ? 2. Nêu quy trình sản xuất vải sợi bông, vải tơ tằm? 3. Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu?. - HS lắng nghe *Thực hiện nhiệm vụ: - HS : Ghi tóm tắt ý kiến cá nhân và thảo luận cặp với bạn. * Dự kiến câu trả lời: 1. Cây bông , con tằm 2. * Cây bôngà quả bôngàxơ bôngàsợi dệtàvải sợi bông. * Con tằmàkén tằmàsợi tơ tằmàsợi dệtàvải tơ tằm. 3. - Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các dạng sợi có sẳn trong thiên nhiên có nguồn gốc thực vật như sợi bông lanh, đay, gai và động vật như sợi tơ tằm, sợi len từ lông cừu, dê, vịt. *Báo cáo kết quả: Đại diện cặp Hs trình bầy miệng. *Đánh giá kết quả: - Hs nhận xét bổ xung - Gv đánh giá chốt kiến thức ghi bảng. * GV đưa bộ mẫu vải cho HS quan sát và nhận biết. - GV làm thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước trước lớp để HS quan sát. *Chuyển giao nhiệm vụ. Hoạt động cá nhân ? Nêu tính chất vải sợi bông và vải tơ tằm ? *Thực hiện nhiệm vụ: - HS hđ cá nhân trả lời câu hỏi. * Dự kiến câu trả lời: Tính chất: - Độ hút ẩm cao, mặc để thấm - Mặc thoáng mát - Dễ nhàu và mốc - Lâu khô, dễ bay màu. - Đốt thì than tro dễ tan, không vón cục. * Báo cáo kết quả - Đại diện 1-2 hs trình bầy kết quả trước lớp. *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá - GV: Chốt kiến thức, ghi bảng *Chuyển giao nhiệm vụ. GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 2 SGK/ 7 + quan sát hình 1.2 sgk/7. Hoạt động theo nhóm (8 phút) 1. Nêu nguồn gốc của vải sợi hoá học?.Vải sợi hoá học có thể chia làm mấy loại? 2. Nêu tóm tắt quy trình sản suất vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp?. 3. Hoàn thành câu hỏi SGK trang 8 - HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. * Dự kiến câu trả lời: 1. Nguồn gốc : Vải sợi hoá học được dệt bằng các loại sợi do con người tạo ra từ một số chất hoá học lấy từ gỗ, tre nứa, dầu mỏ, than đá. - 2 loại: vải sợi tổng hợp và vải sợi nhân tạo. 2. HS nêu dựa theo tranh sgk. 3. các cụm từ cần điền là: +......vải sợi nhân tạo...........vải sợi tổng hợp.... +......visco, axetat(rayon)......gỗ, tre, nứa. +......vải sợi tổng hợp......thn đá, dầu mỏ..... * Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm hs trình bầy kết quả thảo luận nhóm. *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kt ghi bảng. - GV giới thiệu một số mẫu vải: vải sợi tổng hợp, vải sợi nhân tạo cho HS quan sát. - GV đốt ,vỏ vải. *Chuyển giao nhiệm vụ. - GV yêu cầu HS đọc SGK mục 2.b SGK+ quan sát thao tác của GV Hoạt động nhóm 5 phút (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn) hãy cho biết: 1. Tính chất của vải sợi hoá học? 2. Vì sao vải sợi hoá học sử dụng nhiều trong may mặc?. - HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực * Dự kiến câu trả lời: 1. -Vải sợi nhân tạo có nhu cầu hút ẩm cao nên mặc thoáng mát nhưng ít nhàu và bị cứng lại trong nước, khi đốt sợi vải tro bóp dể tan. -Vải sợi tổng hợp có độ hút ẩm thấp nên mặc bí vì ít thấm mồ hôi, được sử dụng nhiều vì rất đa dạng bền, đẹp, giặt mau khô và không bị nhàu, khi đốt sợi vải, tro vón cục, bóp không tan. 2. Vải sợi hóa học phong phú, đa dạng, bền đẹp, giặt mau khô, ít bị nhàu, giá thành rẻ. *Báo cáo kết quả - Các nhóm treo sản phẩm của mình lên tường tại vị trí gần nhóm nhất. - Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá - GV: Chốt kiến thức, ghi bảng I. Nguồn gốc tính chất của các loại vải . 1.Vải sợi thiên nhiên a. Nguồn gốc: - Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các dạng sợi có sẳn trong thiên nhiên có nguồn gốc thực vật như sợi bông lanh, đay, gai và động vật như sợi tơ tằm, sợi len từ lông cừu, dê, vịt. b.Tính chất - Độ hút ẩm cao, mặc để thấm - Mặc thoáng mát - Dễ nhàu và mốc - Lâu khô, dễ bay màu. - Đốt thì than tro dễ tan, không vón cục. 2.Vải sợi hoá học a. Nguồn gốc. - Vải sợi hoá học được dệt bằng các loại sợi do con người tạo ra từ một số chất hoá học lấy từ gỗ, tre nứa, dầu mỏ, than đá. b. Tính chất: - Ngược với tính chất của vải sợi thiên nhiên. - Vải sợi nhân tạo hút ẩm cao, thoáng mát, ít nhàu, tro bóp dễ tan. - Vải sợi tổng hợp hút ẩm thấp mặc bí, ít thấm mồ hôi, bền đẹp, giặt mau khô, không nhàu. C. Hoạt động luyện tập 1. Mục tiêu : Nắm vững kiến thức về nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học để làm 1 số bài tập luyện tập. 2. Phương thức: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Hđ cá nhân, hoạt động cả lớp. 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau Gv đánh giá 5.Tiến trình. *Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau: 1. Vì sao người ta thích mặc vải bông, vải tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon, vải polyste vào mùa hè? 2. Làm thế nào để phân biệt được vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học?. 3. Nối tên loại vải ở cột A với tính chất chung của các loại vải đó ở cột B trong bảng sau sao cho phù hợp: A. Loại vải B. Tính chất 1. Vải sợi thiên nhiên a. Nhẹ, mềm mại, bóng đẹp, nhiều màu sắc, không bị nhàu, dễ giặt sạch và phơi khô nhanh nhưng độ hút ẩm kém, giữ nhiệt kém, tạo cảm giác bí khi mặc, không thấm mồ hôi. 2. Vải sợi nhân tạo b. Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát và tương tự vải sợi thiên nhiên nhưng ít nhàu hơn và bị cứng lại khi nhúng vải vào nước, tro bóp dễ tan. 3. Vải sợi tổng hợp c. Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, có khả năng giữ nhiệt tốt nhưng dễ bị nhàu, độ bền kém, giặt khó sạch và phơi lâu khô, đèt th× than tro dÔ tan, kh«ng vãn côc. d. Bền, đẹp, không bị nhàu, dễ giặt sạch, có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mắt, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. - HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. * Dự kiến câu trả lời: Câu 1. - Vì thời tiết mùa hè rất nóng bức, cơ thể ra nhiều mồ hôi, nên cần mặc vải bông, vải tơ tằm cho hút ẩm, thoáng mát, nếu mặc vải lụa nilon, hay polyester thì ít thấm mồ hôi, sẽ không thoải mái. Câu 2. Quan sát độ nhàu và độ vụn của tro khi đem đốt sợi vải Câu 3. 1- b ; 2- c ; 3 - a * Báo cáo kết quả - 3- 4hs trình bầy kết quả trước lớp. *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá D. Hoạt động vận dụng 1. Mục tiêu : Nắm vững nguồn gốc tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học để vận dụng vào thực tiễn. 2. Phương thức : Hđ cá nhân, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp. 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân. 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau. Gv đánh giá. 5. Tiến trình. * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đưa ra câu hỏi: 1.Theo em để tạo ra vải sợi thiên nhiên cần thời gian như thế nào? 2. Khi nuôi trồng cây, con để sản xuất vải sợi thiên nhiên cần chú ý gì để bảo vệ môi trường? 3. Khi khác thác các tài nguyên để sản xuất vải hóa học, cần chú ý điều gì? - HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân * Dự kiến câu trả lời: 1. Cần thời gian dài, từ lúc bắt đầu trồng cây con đến khi cho thu hoạch. 2. Trồng cây đúng kĩ thuật để hạn chế sâu bệnh, hạn chế phun thuốc trừ sâu. Nuôi tằm, khi ươm tơ cần tìm biện pháp hạn chế khỏi thải ra môi trường. 3. Cần khai thác hợp lí, kế hoạch, không bừa bãi và đảm bảo an toàn. * Báo cáo kết quả - 2-3 hs trình bầy kết quả trước lớp. *Đánh giá kết quả: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau. - GV nhận xét, chính xác hóa. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng 1. Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức về các loại vải thường dùng trong may mặc. 2. Phương thức: Cá nhân tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với người thân... 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân. 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá. Gv đánh giá vào tiết học sau. 5. Tiến trình. * Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Em hãy cùng bạn đến cửa hàng bán vải may mặc, bán quần áo hoặc cửa hàng may mặc, quan sát các loại vải và hỏi người bán hàng hoặc thợ may tên của những loại vải hiện nay đang được nhiều người ưa chuộng, sử dụng để may mặc. Ghi nhận xét của em về các loại vải đó. Nếu có thể được em hãy sưu tầm một số mẫu vải để chia sẻ với các bạn trong lớp. 2. Tra cứu trên mạng internet với các từ khóa “ Các loại vải thường dùng trong may mặc” và “ sản xuất vải sợi hóa học bằng cách nào?” để tìm hiểu thêm về đặc điểm, tính chất của các loại vải. Sản phẩm: Bản mô tả ngắn gọn những loại vải đã quan sát và sưu tầm được. - HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân hoặc nhóm ở nhà. * Báo cáo kết quả - Đại diện hs trình bầy kết quả trước lớp. *Đánh giá kết quả: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá - Gv đánh giá vào tiết học sau. * Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc bài, đọc có thể em chưa biết. - Làm câu hỏi trang 10 SGK và vở bài tập. - Đọc trước nội dung bài mới mục 3 đến hết bài 1 SGK/ 9. * Rút kinh nghiệm: Tuần 2 Tiết 3 - Bài 1 CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (T.2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất , công dụng vải sợi pha. - Biết cách thử nghiệm để phân biệt được 1 số loại vải đã học. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết phân biệt được các loại vải qua thử nghiệm. - Học sinh thực hành chọn các loại vải, biết phân biệt vải bằng cách đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt. 3. Thái độ: - Có lòng say mê yêu thích môn học. - Cần cẩn thận khi thử nghiệm. 4.Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin . - Phẩm chất: Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1. Giáo viên: - Bộ mẫu vải, nước, diêm ,que hương. - Sưu tầm các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn - Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ 2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước - Mẫu các loại vải. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kỹ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A.Hoạt động khởi động - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi B.Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Thuyết trình vấn đáp - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Dạy học theo nhóm - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi - ..... E. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi - ..... 2. Tổ chức các hoạt động A. Hoạt động khởi động 1. Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs. 2. Phương thức: Hđ cá nhân, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi.. 3. Sản phẩm : Trình bày miệng. 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs đánh giá Gv đánh giá 5. Tiến trình. *Chuyển giao nhiệm vụ. - Hãy chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về loại vải thường dùng trong may mặc, trong gia đình: + Theo em, có những loại vải nào được dùng trong may mặc? + Làm thế nào để phân biệt được các loại vải may mặc? - HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. * Dự kiến câu trả lời: Theo ý hiểu của HS . * Báo cáo kết quả - Đại diện hs trình bầy kết quả trước lớp. *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV dẫn dắt vào bài: Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về hai loại vải là vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học. Hôm nay chúng ta xẽ tìm hiểu thêm loại vải nữa đó là vải sợi pha. Vậy vải sợi pha có nguồn gốc, tính chất và ưu nhược điểm gì thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu B. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu về vải sợi pha: 1. Mục tiêu: Biết được nguồn gốc tính chất của vải sợi pha. 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn , Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật khăn trải bàn . 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau Gv đánh giá 5.Tiến trình. *Chuyển giao nhiệm vụ. - GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK/8 kết hợp xem 1 số mẫu vải sợi pha hoạt động nhóm 8 phút trả lời câu hỏi : 1. Thế nào là vải sợi pha? Người ta tạo ra sợi pha bằng cách nào? 2. Chúng có những ưu điểm gì nổi bật so với những loại vải đã được học? Lấy ví dụ?, - HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. * Dự kiến câu trả lời: 1. Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha được kết hợp hai hoặc nhiều loại sợi khác nha
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_ban_dep.doc