Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Vương Thị Ninh

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Vương Thị Ninh

Nhóm 4

7. Hãy kể tên một số đồ dùng điện trong gia đình và nêu công dụng của chúng

8. Liệt kê tên các bộ phận chính của bếp hồng ngoại. Vẽ sơ đồ khối và mô tả nguyên lí làm việc của bếp hồng ngoại

 

docx 84 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Vương Thị Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1, 2
Ngày soạn: 30/8/2021
Tiết 1, 2	
CHƯƠNG I: NHÀ Ở
Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Tiết 1
Dạy mục: I,II1,2
Ngày dạy:
Tiết 2
Dạy mục: II3,III 
Ngày dạy:
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được vai trò của nhà ở.
- Học sinh nêu được đặc điểm chung của nhà ở.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm, năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.
- Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
- Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức nhà ở nói chung, đặc điểm kiến trúc nhà ở các vùng miền khác của nước ta nói riêng.
- Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình.
3. Phẩm chất 
- Có ý thức tìm hiểu về lịch sử nhà ở của gia đình.
- Có ý thức bảo vệ nhà cổ, nhà di sản.
- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.
B. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Nghiên cứu yêu cầu cần đạt, tham khảo một số tài liệu liên quan đến nội dung bài học, SGK, kế hoạch bài dạy, tranh kiến trúc nhà ở Việt Nam.
- Các tranh giáo khoa về bài khái quat về nhà ở có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
- Hình ảnh, tranh, video về các kiểu kiến trúc nhà ở.
- Mô hình ngôi nhà (nếu có).
2. Học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài học, SGK, vở ghi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
- Dạy trực tuyến
- GV chiếu một bức tranh/ảnh về ngôi nhà để làm tranh dẫn nhập vào bài.
- GV cho HS quan sát và phát biểu suy nghĩ của mình về bức tranh đó.
Bức tranh đó khiến các em liên tưởng đến điều gì? GV có thể thử đưa ra những thông điệp nói về nhà ở. Bên cạnh đó có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý trong phần dẫn nhập để đạt vấn đề với học sinh. Những câu hỏi này không nhất thiết phải trả lời ngay mà có thể coi nó như là những câu hỏi nêu vấn đề vào bài.
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao. 
- GV kết luận: Con người có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau hưng đều có nhu cầu cơ bản chung và một trong số đó là nhu cầu về một nơi trú ngụ được gọi là nhà.
Từ đó, GV giao nhiệm vụ tiếp theo: Nhiệm vụ của các em là đọc sách để tìm hiểu rõ thêm đặc điểm chung của nhà ở là thế nào và đối chiếu xem ngôi nhà của em có đủ những đặc điểm đó chưa. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động dạy và học
Sản phẩm dự kiến
I. Vai trò của nhà ở
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 SGK, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.
 Quan sát hình 1.1 và cho biết vì sao con người cần nhà ở ?
- HS các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV thông tin thêm cho HS về nhà ở trước kia của con người.
- Nhà ở là nơi trú ngụ, sinh hoạt, nghỉ ngơi, gắn kết các thành viên trong gia đình và cũng có thể là nơi làm việc, học tập.
II. Đặc điểm chung của nhà ở
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 SGK, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.
 Quan sát hình 1.2 và cho biết nhà ở bao gồm các phần chính nào ?
- HS các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3, 1.4 SGK, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.
 Quan sát hình 1.4 em có thể nhận biết được những khu vực chức năng nào trong ngôi nhà?
- HS các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
1. Cấu tạo
- Nhà ở thường bao gồm các phần chính là móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
2. Cách bố trí không gian bên trong
- Nhà ở thường được phân chia thành các khu vực chức năng như: Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh...
III. Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.5 SGK, trả lời câu hỏi.
 Quan sát hình 1.5 và cho biết kiến trúc ở nông thôn của Việt Nam?
- HS trả lời câu hỏi.
- HS báo cáo kết quả.
- HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV thông tin thêm cho HS về nhà ở nông thôn hiện nay và giải thích thuật ngữ gian nhà cho HS.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.6 và 1.7
SGK, trả lời câu hỏi.
? Quan sát hình 1.6 và 1.7 em hãy cho biết kiến trúc ở thành thị của Việt Nam
- HS , trả lời câu hỏi.
- HS báo cáo kết quả.
- HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.8 và 1.9 SGK, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.
Quan sát hình 1.8 và 1.9 em hãy cho biết kiến trúc ở nông thôn của Việt Nam?
- HS trả lời câu hỏi.
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV thông tin thêm cho HS về nhà ở các khu vực đặc thù hiện nay và những ngôi nhà có thiết kế đặc biệt trên thế giới.
1. Nhà ở nông thôn
- Một số khu vực chức năng trong nhà ở truyền thống thường được xây dựng tách biệt.
2. Nhà ở thành thị
a. Nhà ở mặt phố
- Thường được thiết kế nhiều tầng, các khu vực chức năng trong cùng một nhà, kết hợp vừa ở vừa kinh doanh.
b. Nhà ở chung cư
- Được xây dựng để phục vụ nhiều GĐ, mỗi GĐ một căn hộ khép kín riêng và không gian sinh hoạt chung cho cộng đồng.
3. Nhà ở các khu vực đặc thù
a. Nhà sàn
- Thường được xây dựng ở các khu vực vùng cao, dân tộc thiểu số.
b. Nhà nổi
- Thường được xây dựng ở những vùng chũng, vùng thấp, thường xuyên bị lũ, lụt.
Hoạt động 3: Luyện tập 
Ở nơi em sống, có những kiểu kiến trúc nhà ở nào? Nhà sàn và nhà nổi phù hợp với những vùng nào ở nước ta?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Nhà ở nông thôn, nhà ở mặt phố.
- Nhà sàn phù hợp với các vùng cao ; nhà nổi phù hợp với vùng bị lũ, lụt, vùng chũng
- HS báo cáo kết quả.
- HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Nhà em thuộc kiểu kiến trúc nhà ở nào? Mô tả các khu vực chức năng trong ngôi nhà của gia đình em?
Em hãy nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có các phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình em?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi, - HS báo cáo kết quả.
- HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
- GV yêu cầu HS hãy trao đổi với người thân, bạn bè hoặc qua ti vi, internet, sách, báo,...để tìm hiểu thêm về đặc điểm kiến trúc nhà ở các vùng miền khác nhau của nước ta
- Học bài theo vở ghi, SGK và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Tìm hiểu trước nội dung Bài 2: Xây dựng nhà ở.
KIỂM TRA CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
PHẠM THỊ DUYÊN
Tuần 3, 4
Tiết 3, 4
Ngày soạn: 12/9/2021
BÀI 2: XÂY DỰNG NHÀ Ở
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Tiết 1
Dạy mục: I
Ngày dạy:
Tiết 2
Dạy mục: II
Ngày dạy:
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Kể được tên một số vật liệu phổ biến được sử dụng trong xây dựng nhà ở.
- Mô tả một số bước chính trong xây dựng nhà ở.
2. Năng lực
- Mô tả được một số vật liệu xây dựng và tác dụng của nó trong xây dựng nhà ở. Đề xuất được loại vật liệu phù hợp để sử dụng làm nhà sàn.
- Xác định được và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề và đề xuất giải quyết các vấn đề.
3. Phẩm chất 
- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường.
B. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Các tranh giáo khoa về bài xây dựng nhà ở có trong danh mục thiết bị tối thiểu. 
- Hình ảnh, video về các bước xây dựng nhà ở.
- Mẫu vật về một số loại vật liệu như: đá, gạch, cát, gỗ,..
2. Học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài học, SGK, vở ghi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
- HS quan sát tranh dẫn nhập và trả lời câu hỏi của GV.
- GV sử dụng hình ảnh về một ngôi nhà đang trong quá trình xây dựng để làm hình dẫn nhập và cho HS quan sát, phát biểu suy nghĩ của mình về bức hình đó. GV có thể sưu tầm những bức ảnh về quá trình xây dựng nhà ở Việt Nam ngày xưa và hiện tại, ở các vùng miền khác nhau để HS quan sát. GV sử dụng câu hỏi định hướng trong SGK để gợi nhu cầu nhận thức của HS và dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động dạy và học
Sản phẩm dự kiến
I. Tìm hiểu về vật liệu làm nhà
- HS đọc nội dung mục I trong SGK, quan sát Hình 2.1 và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá trang 13 và hộp chức năng Luyện tập trang 14.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I trong SGK thông qua việc đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời: Vật liệu xây dựng có vai trò gì? Vì sao con người phải sáng tạo ra một số vật liệu mới?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số loại vật liệu và ứng dụng chính của chúng (Hình 2.1- SGK), tổ chức để HS cập nhật một số vật liệu ở Hình 2.1 – SGK bằng cách bổ sung ứng dụng của một số vật liệu khác như: thạch cao, kính.
+ Khi dạy về vật liệu xây dựng, GV khai thác hộp Thông tin mở rộng để tích hợp về ý thức bảo vệ môi trường.
- GV hướng dẫn HS khai thác hợp chức năng Khám phá: Cho HS quan sát Hình 2.1 và 2.2 – SGK để nhận ra những vật liệu đặc trưng dùng để xây dựng những ngôi nhà trong.
- Hình 2.2. (Hình 2.2a có vật liệu chính là gỗ, Hình 2.2b vật liệu chính là thép và kính, Hình 2.2c vật liệu chính là gạch và Hình 2.2d vật liệu chính là đất).
- HS ghi được vai trò của vật liệu xây dựng. Bảng ghi một số vật liệu cùng với những ứng dụng chính của chúng.
Trong xây dựng nhà ở một liệu đóng một vai trò quan trọng nó ảnh hưởng đến tuổi thọ, chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình. Để xây dựng nhà ở cần sử dụng những loại vật liệu khác nhau.
II. Tìm hiểu các bước chính xây dựng nhà ở
- HS đọc nội dung mục II, hộp chức năng Thuật ngữ trong SGK và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá trang 14, hộp chức năng Luyện tập và hộp chức năng Kết nối năng lực trang 15.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ về những lần được chứng kiến quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà ở.
- GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu nội dung mục II trong SGK để trả lời câu hỏi “Xây dựng nhà ở có những bước chính nào?”.
- GV sử dụng hộp chức năng Kết nối nghề nghiệp để nói về kĩ sư xây dựng - người có vai trò quan trọng trong xây dựng nhà ở.
- GV tổ chức cho HS thảo luận về những lưu ý an toàn lao động trong quá trình xây dựng nhà ở.
- Với hộp chức năng Khám phá, GV tổ chức cho HS từ nội dung về các bước chính xây dựng nhà chuyển nội dung đó thành sơ đồ khối.
-Với hộp chức năng Luyện tập, GV tổ chức cho HS quan sát hình minh hoạ trong cụm Hình 2.3, từ đó xác định xem những công việc được minh hoạ là gì và thuộc bước nào trong các bước chính xây dựng nhà ở. GV có thể yêu cầu HS sắp xếp thứ tự các hình theo đúng trình tự các bước.
- GV tổ chức cho HS giải quyết một vấn đề thực tiễn là đề xuất vật liệu xây dựng để làm nhà sàn. Ở nội dung này, GV gợi ý HS tìm hiểu về kiến trúc đặc trưng nhà sàn là như thế nào (bài học trước). Tại sao những ngôi nhà lại được xây dựng như vậy? Phương pháp xây dựng, vật liệu xây dựng có tác động tiêu cực đến môi trường hay không? Giải pháp thay đổi là gì?
- HS vẽ được sơ đồ khối các bước chính xây dựng nhà ở.
1. Thiết kế
Thiết kế là bước chuẩn bị quan trọng trước khi nhà được thi công. Thông qua thiết kế người kỹ sư sẽ giúp chủ nhà hình dung được ngôi nhà của mình sau khi xây dựng đảm bảo các yếu tố kỹ thuật để ngôi nhà vững chắc 
2. Thi công thô
Bước hình thành khung cho mỗi ngôi nhà . Thi công thô tốt sẽ giúp các bước hoàn thiện sau này được tiện lợi và tiết kiệm chi phí 
3. Hoàn thiện 
Công đoạn góp phần tạo nên không gian sống với đầy đủ công năng sử dụng và tính thẩm mỹ của ngôi nhà 
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV gợi ý một số câu hỏi và bài tập đánh giá.
1. Hãy nêu những tác động tiêu cực vật liệu xây dựng đối với môi trường?
2. Việc xây dựng nhà ở theo trình tự những bước: thiết kế, thi công thô, hòa thiện có tác dụng gì?
- HS suy nghĩ trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, kết luận.
Hoạt động 4: Vận dụng
? Những ngôi nhà của gia đình mình trước đây và so với bây giờ đã thay đổi thế nào?
- Thông qua hoạt động HS hiểu được rằng ngày xưa khi xây dựng nhà ở thường sử dụng vật liệu sẵn có trong tự nhiên ngay ở khu vực xây dựng ví dụ như tre, nứa, đất, đá. Ngày nay vật liệu xây dựng thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng, tính thẩm mĩ bảo vệ môi trường...
? Ở địa phương em, vật liệu thường sử dụng trong xây dựng nhà ở là gì? Tại sao lại sử dụng vật liệu đó?
- HS lí giải được tại sao địa phương mình vật liệu thường sử dụng trong xây dựng nhà ở là như vậy. Hoạt động này GV giao làm việc theo nhóm về nhà cho HS, giờ sau kiểm tra và đánh giá.
KIỂM TRA CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
PHẠM THỊ DUYÊN
Tuần 5,6
Tiết 5, 6
Ngày soạn: 
Bài 3: NGÔI NHÀ THÔNG MINH
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Tiết 1
Dạy mục: I,II
Ngày dạy:
Tiết 2
Dạy mục: III 
Ngày dạy:
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mô tả, nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.
- Nhận biết được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả.
2. Năng lực
- Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu thêm về ngôi nhà thông minh.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
- Đề xuất những ý tưởng để cải tạo ngôi nhà của mình để trở thành ngôi nhà thông minh.
- Vận dụng được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả.
- Mô tả được một số hệ thống điều khiển thông minh và tác động của nó trong đời sống gia đình.
3. Phẩm chất 
- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình.
- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết
B. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Các tranh, ảnh về ngôi nhà thông minh.
 - Video giới thiệu về ngôi nhà thông minh.
 - Mô hình ngôi nhà thông minh(Nếu có)
2. Học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài học, SGK, vở ghi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
GV sử dụng câu chuyện hoặc video về một ngôi nhà thông minh làm dẫn nhập và hỏi HS: Liệu có gì đặc biệt trong ngôi nhà đó hay công nghệ mang lại sự tiện nghi trong ngôi nhà như thế nào? Ở hoạt động này, GV cho HS phát biểu tự do những gì mình quan sát được hay phỏng đoán, tưởng tượng của mình về ngôi nhà đó. GV sử dụng tình huống này để dẫn dắt vào nội dung chính của bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động dạy và học
Sản phẩm dự kiến
I. Ngôi nhà thông minh
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I trong SGK thông qua việc đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời: Thế nào là một ngôi nhà thông minh? Một số hệ thống thường có trong ngôi nhà thông minh là gì?
- GV khai thác hộp Thông tin mở rộng để cho HS biết được tiền để của các hệ thống điều khiển từ xa được ứng dụng trong điều khiển các thiết bị thông minh trong ngôi nhà được ra đời từ khi nào.
- GV cho HS quan sát Hình 3.1 để tìm hiểu xem ngôi nhà trong hình lắp đặt những hệ thống điều khiển tự động, hệ thống thông minh nào. Giải pháp về an ninh và tiết kiệm năng lượng trong ngôi nhà thông minh được thực hiện như thế nào.
- Từ những mô tả về ngôi nhà thông minh GV có thể cho HS liên hệ với chính ngôi nhà của mình để chỉ ra những yếu tố thông minh, thân thiện với môi trường có trong ngôi nhà mình.
- Tuỳ đối tượng HS mà GV có thể giới thiệu thêm về nguyên tắc hoạt động của các hệ thống trong ngôi nhà thông minh bằng sơ đồ khối đơn giản.
Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hay bán tự động cho các thiết bị trong gia đình, nhờ đó giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn đảm bảo an ninh an toàn và tiết kiệm năng lượng.
II. Đặc điểm chung của ngôi nhà thông minh
- GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu nội dung mục II trong SGK và trả lời câu hỏi "Ngôi nhà thông minh có những đặc điểm gì? Những biểu hiện cho các đặc điểm đó là gì?"
- GV cung cấp cho HS những lưu ý khi sử dụng các thiết bị, hệ thống trong nhà thông minh.
- Khi dạy về phần này, GV có thể cung cấp cho HS thông tin để có sự hiểu biết rộng hơn về khái niệm thông minh của một ngôi nhà như: nhà có thiết kế thông minh (là thiết kế góp phần làm tăng công năng sử dụng, đảm bảo được sự hài hoà của các yếu tố thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên góp phần tiết kiệm năng lượng cho người dùng), sử dụng vật liệu thông minh (vừa tăng tuổi thọ, tăng tính thẩm mĩ vừa tiết kiệm năng lượng), được lắp đặt các hệ thống thông minh (chiếu sáng, nhiệt độ, an ninh tự động,...). Từ đó, HS có cái nhìn rộng hơn khi định nghĩa về ngôi nhà thông minh, bao trùm cả góc nhìn công nghệ, kiến trúc, xây dựng và đảm bảo sự phát triển bền vững.
- GV có thể phát triển năng lực tự học cho HS thông qua việc giao nhiệm vụ tìm hiểu thêm thông tin về nhà thông minh qua mạng internet (hộp Kết nối năng lực).
1. Tiện ích
Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh có thể được điều khiển từ xa thông qua các ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị có kết nối internet. 
2. An ninh an toàn
Trong các thiết bị được lắp đặt sẽ giúp cảnh báo tới chủ nhà các tình huống gây mất an ninh an toàn. 
 3. Tiết kiệm năng lượng
Các thiết bị công nghệ sẽ điều khiển giám sát việc sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng trong ngôi nhà, từ đó rút tiết kiệm năng lượng
III. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình
- GV có thể đặt cho HS câu hỏi: Trong gia đình năng lượng được sử dụng như thế nào? (dùng chiếu sáng, làm mát, nấu ăn,...). Nguồn năng lượng sử dụng trong gia đình là năng lượng gì và đến từ đâu? Có giải pháp nào để hạn chế việc sử dụng năng lượng để chiếu sáng, làm mát? Có giải pháp nào để thay thế nguồn năng lượng hiện đang được sử dụng bằng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường hơn?
Sử dụng năng lượng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng ít năng lượng mà vẫn đảm bảo được nhu cầu. Tiết kiệm năng lượng hiệu quả sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho gia đình, bảo vệ môi trường
- GV cho HS liên hệ với ngôi nhà của mình, chỉ ra những điểm trong ngôi nhà có thể được thay đổi để giúp tiết kiệm năng lượng hơn.
Hoạt động 3: Luyện tập 
Tiết 1: - GV tổ chức cho HS HĐ phần luyện tập I, nhận diện các hệ thống trong ngôi nhà thông minh thông qua những mô tả về sự "đáp ứng" của hệ thống trong những ngữ cảnh cụ thể (hộp Khám phá phần I)
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS báo cáo kết quả.
+ Ở một vài nơi trong nhà, ánh sáng tự bật lên khi trời tối, tắt đi khi trời sáng - hệ thống chiếu sáng tự động.
+ Có màn hình cho biết hình ảnh của người khách đang đứng ở cửa ra vào – hệ thống an ninh.
+ Ánh sáng bật lên và chuông kêu khi có người lạ di chuyển trong nhà – hệ thống an ninh. 
+ Ti vi tự động mở kênh truyền hình yêu thích – hệ thống giải trí tự động.
+ Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để chiếu sáng - hệ thống chiếu sáng tự động.
+ Trước khi có người về, nhiệt độ trong phòng giảm xuống cho đủ mát – hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động.
- HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
Hoạt động 4: Vận dụng (Tiết 2)
- Hoạt động vận dụng 1, GV có thể tổ chức thành hoạt động tranh luận trên lớp giữa các tổ, nhóm trong lớp, một nhóm ủng hộ bạn Huy và một nhóm ủng hộ bạn Lan. Tuy nhiên, hoạt động này không hướng đến việc phân định bạn Huy hay Lan nói đúng, điều quan trọng hướng tới là HS biết đưa ra những lập luận của mình dựa trên những hiểu biết về nhà thông minh. Biết cách nhận xét những luận điểm đưa ra đã đủ thông tin để kết luận hay chưa.
- HS đọc, suy nghĩ, trả lời câu hỏi tình huống.
- HS báo cáo kết quả.
- Hoạt động vận dụng 2, GV có thể gợi ý HS tìm hiểu về ngôi nhà hiện tại của mình về kiến trúc, vật liệu sử dụng, năng lượng sử dụng trong nhà hiện tại như thế nào. Nếu được một số hệ thống thông minh trong ngôi nhà và xem xét lắp đặt hệ thống nào thì phù hợp với gia đình: có thể căn cứ vào nhu cầu sử dụng, những công năng sẵn có của ngôi nhà, khả năng chi phí đầu tư,...
- HS đọc, suy nghĩ, trả lời câu hỏi tình huống.
- HS báo cáo kết quả.
- HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
- Học bài theo vở ghi, SGK và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Ôn lại nội dung các bài 1,2,3 để chuẩn bị cho tiết ôn tập chương I.
Kiểm tra của TCM
Ngày 27/9/2021
Phạm Thị Duyên
Tuần 7
Tiết 7
Ngày soạn: 10/10/2021
Ngày dạy: 
ÔN TẬP CHƯƠNG I
Thời gian thực hiện: 1 tiết
A. Mục tiêu
1. Kiến thức	
- Hệ thống hóa kiến thức về nhà ở.
2. Năng lực
- Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến nhà ở, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.
- Nhận biết được nhà ở trong cuộc sống. Nhận biết được kiến trúc nhà ở Việt Nam. Nhận biết và nêu được đặc điểm ngôi nhà thông minh. Nhận biết được nguyên lý sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Đánh giá việc lựa chọn các thiết bị tiết kiệm và an toàn. Thiết kế ngôi nhà theo yêu cầu. Lực chọn vật liệu phổ biến trong xây dựng nhà ở.
3. Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Tham gia tích cực các hoạt động.
B. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu yêu cầu cần đạt, tham khảo một số tài liệu liên quan đến nội dung bài học, SGK, kế hoạch bài dạy.
- Sơ đồ câm theo hình SGK.
2. Chuẩn bị của HS
- Nghiên cứu trước nội dung bài học, SGK, vở ghi.
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Ôn tập kiến thức đã học. 
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Kiểm tra 15 phút
Đề 1: 6C
Câu 1 (6 điểm): Ngôi nhà thông minh là gì? Trong bản mô tả dưới đây ứng với hệ thống nào trong ngôi nhà thông minh?
Mô tả
Hệ thống
1. Đèn tự động phát sáng và chuông tự động kêu khi có người lạ di chuyển vào nhà.
2. Người đi tới đâu đèn tự động được bật sáng tới đó.
3. Hệ thống báo cháy
4. Tivi tự động mở khi đến giờ theo yêu cầu của người xem.
Câu 2 (4 điểm): Ngôi nhà thông minh có đặc điểm gì? Mỗi đặc điểm em hãy lấy 2 ví dụ.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm): 
- Khái niệm ngôi nhà thông minh: 2đ
Mô tả: Mỗi ý đúng 1đ
1- Hệ thống an ninh
2- Hệ thống chiếu sáng tự động
3- Hệ thống an toàn
4- Hệ thống giải trí tự động.
Câu 2 (4 điểm): 
- Kể tên đủ 3 đặc điểm: Mỗi đặc điểm 1đ
- Mỗi đặc điểm 1đ (tổng 3đ)
Đề 2: 6A
Câu 1 (6 điểm): Ngôi nhà thông minh là gì? Trong bản mô tả dưới đây mỗi mô tả ứng với hệ thống nào trong ngôi nhà thông minh?
Mô tả
Hệ thống
1. Chuông tự động kêu khi có người lạ di chuyển vào nhà.
2. Trước khi có người về máy lạnh trong phòng làm giảm nhiệt độ cho đủ mát.
3. Đèn tự động bật sáng khi có người đến gần
4. Thiết bị ghi hình tự động mở chương trình yêu thích.
Câu 2 (4 điểm): Thế nào là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả? Nhà em đã làm như thế nào để tiết kiệm năng lượng chiếu sáng, làm mát?
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm): 
- Khái niệm ngôi nhà thông minh: 2đ
- Mô tả: Mỗi ý đúng 1đ
1- Hệ thống an ninh
2- Hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động
3- Hệ thống chiếu sáng tự động.
4- Hệ thống giải trí tự động.
Câu 2 (4 điểm): 
- Khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: 2đ
- Liên hệ gia đình đảm bảo cơ bản các ý: Mỗi ý 0,5đ, tổng 2đ
	+ Nhà thông thoáng, sử dụng ánh sáng tự nhiên tối đa.
	+ Sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước, bóng đèn.
	+ Dùng các thiết bị đúng cách, tắt điện khi không sử dụng.
	+ Sử dụng vật liệu cách nhiệt: tôn lạnh
Đề 3: 6B
Câu 1 (6 điểm): Ngôi nhà thông minh là gì? Trong bản mô tả dưới đây, mỗi mô tả ứng với hệ thống nào trong ngôi nhà thông minh?
Mô tả
Hệ thống
1. Chuông tự động kêu khi có người lạ di chuyển vào nhà.
2. Rèm cửa tự động đóng khi trời nắng chiếu vào nhà.
3. Bình nước nóng tự động đun đến nhiệt độ thích hợp rồi ngắt.
4. Máy giặt tự động hoạt động giặt quần áo vào lúc 9 giờ tối.
Câu 2 (4 điểm): Ngôi nhà thông minh có những đặc điểm gì? Mỗi đặc điểm em hãy lấy 2 ví dụ.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ 3
Câu 1 (6 điểm): 
- Khái niệm ngôi nhà thông minh: 2đ
- Mô tả: Mỗi ý đúng 1đ
1- Hệ thống an ninh, an toàn.
2- Hệ thống chiếu sáng
3- Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ tự động.
4- Hệ thống điều khiển thiết bị gia dụng.
Câu 2 (4 điểm): 
Nêu đủ 3 đặc điểm: 1đ
Mỗi đặc điểm lấy 2 ví dụ: mỗi ý 1đ (tổng 3 điểm)
Đề 4: HS khuyết tật
Câu hỏi (10 điểm): Ngôi nhà thông minh là gì? Trong bản mô tả dưới đây ứng với hệ thống nào trong ngôi nhà thông minh?
Mô tả
Hệ thống
1. Chuông tự động kêu khi có người lạ di chuyển vào nhà.
2. Trước khi có người về máy lạnh trong phòng làm giảm nhiệt độ cho đủ mát.
3. Đèn tự động bật sáng khi có người đến gần
4. Thiết bị ghi hình tự động mở chương trình yêu thích.
5. Tivi tự động mở khi đến giờ theo yêu cầu của người xem.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ CHO HS KHUYẾT TẬT
- Khái niệm: đúng (2đ)
- Điền đúng tên hệ thống tương ứng: Mỗi ý đúng 2đ
*GV thu bài và yêu cầu hs mở sách vở học bài ôn tập.
- GV yêu cầu HS tả nhanh về ngôi nhà của em.
- GV gọi 1-2 học sinh. 
- GV yêu cầu HS tả về ngôi nhà mơ ước của mình.
- 1 HS trả lời.
- GV nhận xét về ngôi nhà mơ ước của HS. Dẫn dắt: Bạn đã vận dụng kiến thức đã học trong chương I để thiết kế thành công ngôi nhà mơ ước của mình. Cô và các em sẽ cùng ôn tập các kiến thức đã học trong chương I. Nhà ở
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động dạy và học
Sản phẩm dự kiến
I. Xây dựng sơ đồ tư duy kiến thức cơ bản chương I
- GV chia lớp thành 6 nhóm. 
- GV yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy về nhà ở bằng cách điền từ vào sơ đồ câm theo hình SGK trang 20
- HS các nhóm thảo luận, hoàn thành sơ đồ trong thời gian 5 phút
- Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Tranh đã được học sinh hoàn thành.
Trả lời câu hỏi ôn tập SGK
- GV yêu cầu đại diện của 6 nhóm lên bảng bốc thăm câu hỏi cần trả lời trong 6 câu hỏi trong SGK. Mỗi nhóm trả lời 2 câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến trả lời. 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến trả lời các câu hỏi. Nhóm có câu hỏi trùng nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét. Chốt kiến thức.
- Các nhóm khác chú ý ghi kết quả đúng.
Câu 1: Trình bày vai trò của nhà ở?
Trả lời: Nhà ở là công trình được xây dựng với mục đích để ở giúp bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên xã hội và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình .
Câu 2: Nêu một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam?
Trả lời: 
1. Nhà ở nông thôn 
2. Nhà ở thành thị
Nhà ở mặt phố
Nhà ở chung cư
3. Nhà ở các khu vực đặc thù
Nhà sàn
Nhà nổi
Câu 3: Nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có các phòng chức năng phù hợp với gia đình gồm 4 người gồm bố mẹ và 2 người con?
Trả lời: HS thiết kế và trình bày đảm bảo nhà ở có phòng sinh hoạt chung ( bếp, phòng khách), phòng ngủ (3 phòng), nhà vệ sinh (3 phòng), phòng thờ, sân phơi.
Câu 4: Liệt kê một số vật liệu xây dựng mà em biết?
Trả lời:
Một số vật liệu xây dựng: Gạch, cát, đá, xi măng, sắt, kính, thạch cao, sơn 
Câu 5: Nêu những đặc điểm của ngôi nhà thông minh?
Trả lời:
Đặc điểm của ngôi nhà thông minh:
1. Tiện ích
Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh có thể được điều khiển từ xa thông qua các ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị 
2. An ninh an toàn
Trong các thiết bị được lắp đặt sẽ giúp cảnh báo tới chủ nhà các tình huống gây mất an ninh an toàn 
 3. Tiết kiệm năng lượng
Các thiết bị công nghệ sẽ điều khiển giám sát việc sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng trong ngôi nhà, từ đó rút tiết kiệm năng lượng.
Câu 6: Tưởng tượng và cho biết ngôi nhà thông minh trong tương lai của em?
Trả lời: HS thiết kế và trình bày cần đảm bảo các tiêu chí: 
- Số phòng phù hợp với thành viên trong gia đình
- Mang các đặc điểm của ngôi nhà thông minh
* Khuyến khích tính sáng tạo của các em
Hoạt động 3: Luyện tập 
- Mỗi học sinh thiết kế và vẽ vào giấy A4 với chủ đề “ Ngôi nhà tương lai của em”
Hoạt động 4: Vận dụng
- Dự kiến, thiết kế phương án xây dựng ngôi nhà tương lai của em.
- Tìm hiểu trước nội dung Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng.
Kiểm tra của TCM
11/10/2021
Phạm Thị Duyên
CHƯƠNG II. BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH 
Tuần 8, 9 - Tiết 8, 9	Ngày soạn:
Bài 4: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG
Thời lượng thực hiện: 2 tiết
Tiết 1
Dạy mục: I
Ngày dạy:
Tiết 2
Dạy mục: II
Ngày dạy:
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính
- Trình bày được giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa của các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe con người.
- Biết cách ăn uống khoa học, hợp lý.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm, năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính. Nhận biết được giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa của các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe con người. Nhận biết cách ăn uống khoa học, hợp lý.
- Sử dụng công nghệ: Lựa chọn được thực phẩm phù hợp với cơ thể, biết cách ăn uống khoa học, hợp lý.
- Đánh giá công nghệ: Đưa ra nhận xét cho sự phù hợp về dinh dưỡng cho một thực đơn ăn uống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức tìm tòi và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân khi ý thức được tầm quan trọng của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khỏe của gia đình và chính mình.
B. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Giấy A4. Phiếu học tập. bài tập, máy tính, máy chiếu, hình ảnh một số loại thực phẩm trong cuộc sống.
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
C. Tiến trình dạy học
 Hoạt động 1: Xác định vấn đề
GV đưa ra hình ảnh về một số loại thực phẩm thông dụng
GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút để viết tên của của các loại thực phẩm được trình chiếu.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và nêu tên đúng loại thực phẩm.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV dẫn dắt vào bài mới: Mặc dù có nhiều loại thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống của con người. Nhưng các loại thực phẩm đó có 5 chất dinh dưỡng đó là chất đạm, chất béo, chất đường và tinh bột, chất vitamin và chất khoáng. Cụ thể các loại thực phẩm đó chứa chất dinh dưỡng nào, có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình th

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2021_202.docx