Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 1: Bài mở đầu

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 1: Bài mở đầu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình

- Học sinh biết được mục tiêu nội dung chương trình và SGK công nghệ 6 .phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy và học.

2. Kĩ năng:

 - Học sinh biết được phương pháp dạy và học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống.

- Học sinh sử dụng thành thạo các phương pháp học tập.

3. Thái độ:

- Có thói quen học tập và làm việc theo quy trình.

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

- Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS.

- Phiếu học tập, máy chiếu

2. Học sinh:

- Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước

- Đọc và tìm hiểu trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.

 

docx 4 trang tuelam477 4660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 1: Bài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tuần 1:	 
TIẾT 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Học sinh biết được mục tiêu nội dung chương trình và SGK công nghệ 6 .phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy và học.
2. Kĩ năng:
 - Học sinh biết được phương pháp dạy và học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống.
- Học sinh sử dụng thành thạo các phương pháp học tập.
3. Thái độ: 
- Có thói quen học tập và làm việc theo quy trình.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ	
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
- Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS.
- Phiếu học tập, máy chiếu
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước 
- Đọc và tìm hiểu trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC :
1. Ổn định tổ chức : 
- Ổn định lớp : 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (đồ dùng học tập của học sinh)
2. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
- GV giao nhiệm vụ :
+ Gia đình là gì ? 
+ Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi người chúng ta ?
- GV gọi học sinh đứng tại chỗ trình bày, học sinh khác theo dõi và bổ sung.
- GV giới thiệu bài : Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mọi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội.
Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội, chương trình Công nghệ 6- Phần kinh tế gia đình sẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Học sinh biết được mục tiêu nội dung chương trình và SGK công nghệ 6 .phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy và học.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV cho HS xem một số hình ảnh về cảnh sinh hoạt, vui chơi và học tập tại gia đình và yêu cầu HS nhận xét về các bức ảnh.
Cho HS thảo luận nhóm 4 người
? Gia đình có vai trò gì?
Mỗi thành viên trong gia đình cói trách nhiệm gì?
Trong gia đình có những công việc gì cần làm? Nêu cụ thể một số công việc thường nhật tại gia đình em.
Kinh tế gia đình là gì?
Gọi HS trình bày và các HS khác nhận xét
GV kết luận kiến thức và yêu cầu HS ghi nhận
HS quan sát tranh và nhận xét
HS thảo luận theo câu hỏi của GV:
Trong gia đình các nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất, tinh thần được đáp ứng và cải thiện dựa vào mức thu nhập của gia đình.
Mọi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm làm tốt công việc của mình để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc.
I.Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra, lớn lên được nuôi dưỡng, giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai.
Những công việc cần làm trong gia đình: Tạo ra nguồn thu nhập, Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu, làm các công việc nội trợ.
KTGĐ là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lí, hiệu quả để đẩm bảo cho cuộc sống gia đình ngày càng tốt đẹp.
GV: yêu cầu hs đọc sgk tr 3,4.
GV thông báo nhiệm vụ của phân môn KTGĐ và tổ chức cho HS làm việc cá nhân Nội dung sau:
Sau khi học xong chương trình KTGĐ, học sinh cần đạt được điều gì về: Kiến thức. Kĩ năng, Thái độ.
GV kết luận về kiến thức
GV giảng giải cho HS về PP học tập của môn KTGĐ 
- HS nghiên cứu sgk tr7.
- HS hoạt nhóm theo Nội dung của gv đưa ra.
Các nhóm trình bày kết quả và nêu nhận xét với nhóm bạn.
HS: Trả lời.
HS lắng nghe và nắm kiến thức.
II. mục tiêu của CT CN6- phân môn KTGĐ
Phân môn KTGĐ có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho HS, góp phần giáo dục hướng nghiệp, tạo tiền đề cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
III. Phương pháp học tập
(SGK)
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
- Sau khi học xong bài này em rút ra được điều gì?
- Để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc bản thân em có trách nhiệm gì đối với gia đình?
- Để tạo nguồn kinh tế cho gia đình em cần làm việc gì?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè hoặc qua ti vi, internet, sách báo cho biết những người dân sông ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có nhu cầu cơ bản và thiết yếu như( ăn, mặc, ở , đi lại và thu chi trong gia đình) như thế nào?
4. Hướng dẫn về nhà:	
* - Về học bài cũ
 - Xem bài mới (bài1).
- Sưu tầm các loại vải may mặc thường dùng trong may mặc(vải sợi bông,tơ tằm,vải lanh,vải cotton,lụa nilon 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_1_bai_mo_dau.docx