Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 28 - Tiết 27: Ôn tập - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 28 - Tiết 27: Ôn tập - Năm học 2019-2020

1. Mục tiêu

a. Kiến thức:

- Nhằm củng cố khắc sâu những kiến thức đã học về các thành phần tự nhiên của Trái Đất. Đặc biệt là từ bài 15 Các mỏ khoáng sản.

b. Kĩ năng:

- Tiếp tục củng cố rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ lược đồ, tranh ảnh địa lí cho học sinh.

c.Thái độ:

- HS có thái độ thường xuyên học bài và làm bài.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a.Chuẩn bị của GV:

- GA , SGK.

- Nội dung ôn tập

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

- Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của một số địa phương

b.Chuẩn bị của HS:

- Sgk, tập bản đồ.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ:

- Kết hợp trong quá trình ôn tập.

*Đặt vấn đề vào bài mới : 1'

- Trong giò học hôm nay cô trò ta cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học từ bài 15 đến hết bài 22, để nhằm củng cố lại những kiến thức đã học.

 

doc 5 trang tuelam477 2840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 28 - Tiết 27: Ôn tập - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/05/2020 Ngày dạy: 29/05/2020.Lớp 6	 Tiết 27. ÔN TẬP 
1. Mục tiêu 
a. Kiến thức:
- Nhằm củng cố khắc sâu những kiến thức đã học về các thành phần tự nhiên của Trái Đất. Đặc biệt là từ bài 15 Các mỏ khoáng sản.
b. Kĩ năng:
- Tiếp tục củng cố rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ lược đồ, tranh ảnh địa lí cho học sinh.
c.Thái độ:
- HS có thái độ thường xuyên học bài và làm bài.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a.Chuẩn bị của GV: 
- GA , SGK.
- Nội dung ôn tập
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của một số địa phương
b.Chuẩn bị của HS: 
- Sgk, tập bản đồ.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp trong quá trình ôn tập.
*Đặt vấn đề vào bài mới : 1'
- Trong giò học hôm nay cô trò ta cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học từ bài 15 đến hết bài 22, để nhằm củng cố lại những kiến thức đã học.
b. Nội dung ôn tập:
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của học sinh
GV: 
tb? Thế nào là khoáng sản ? cách phân loại khoáng sản nội sinh và ngoại sinh?
- GV:
* Các loại khoáng sản.
- Khoáng vật là vật chất tự nhiên có thành phần đồng nhất.
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích, được con người khai thác, sử dụng.
- Các nguyên tố hoá học tập trung với tỉ lệ cao gọi là quặng.
* Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh.
- Những nơi tập trung khoáng sản thì gọi là mỏ khoáng sản. 
- Những khoáng sản được hình thành do mắc ma, rồi được đưa lên gần mặt đất thành mỏ thì gọi là các mỏ khoáng sản nội sinh.
- Những khoáng sản được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích, thì gọi là các mỏ khoáng sản ngoại sinh.
tb? Trình bày đặc điểm của lớp vỏ khí?
GV: KL
tb? Thế nào là thời tiết và khí hậu và nhiệt độ không khí?
GV:KL
tb? Khí áp là gì? Thế nào là gió trên Trái Đất?
GV: KL- Khí áp là sức nén của không khí lên mọi vật trên bề mặt Trái Đất.
- Mức khí áp trung bình chuẩn là 760 mm thuỷ ngân, càng lên cao khí áp càng giảm.
- Các đai khí áp trên Trái Đất.
- Mức khí áp trung bình chuẩn là 760 mm thuỷ ngân, càng lên cao khí áp càng giảm.
- Không khí chuyển động từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp sinh ra gió
tb? Độ ẩm trong không khí là gì? Nêu quá trình hình thành mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định. Đó là độ ẩm của không khí.
- Ngưng tụ là hiện tượng hơi nước đọng lại thành hạt nước.
- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm thành các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.
 tb? Nêu các đới khí hậu trên Trái Đất, đặc điểm?
GV: KL Trên Trái Đất có năm vành đai nhiệt 
GV: Kết luận .
- GV: Kết luận toàn nội dung
5'
5'
8'
8'
5'
9'
1. Các mỏ khoáng sản. 
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích, được con người khai thác, sử dụng.Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
- Những nơi tập trung khoáng sản thì gọi là mỏ khoáng sản. 
- Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực , các mỏ khoáng sản ngoại sinh là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực. 
- Một số loại khoáng sản phổ biến:
+ Khoáng sản năng lượng(nhiên liệu):Than,dầu mỏ,khí đốt.
 + Khoáng sản kim loại : Sắt,mangan,đồng chì,kẽm..
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ,a-pa-tít,đá vôi... 
2. Lớp vỏ khí.
* Thành phần của không khí.
- Thành phần của không khí gồm: Ni tơ 78%; Ô 
xi 21%; Hơi nước và các khí khác 1%.
* Cấu tạo của lớp vỏ khí hay (khí quyển).
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
- Không khí càng lên cao càng loãng. Khoảng 90% không khí tập trung ở độ cao gần 16 km sát mặt đất.
- Lớp vỏ khí được chia thành ba tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
- Trong tầng đối lưu không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. 
* Các khối khí.
- Tuỳ theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc mà tầng không khí dưới thấp được chia ra thành các khối khí nóng, lạnh. lục địa đại dương.
3. Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí. 
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng của một địa phương trong một thời gian ngắn.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết của một địa phương trong nhiều năm.
* Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
- Nhiệt độ không khí là độ nóng lạnh của không khí.
* Nhiệt độ không khí trên biển và trên đất liền. 
- Trên biển không khí nóng lâu và lâu giảm nhiệt độ, trên đất lền không khí nóng nhanh nhưng nhanh giảm nhiệt độ
* Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
- Không khí nở ra bốc lên cao giảm nhiệt độ, lớp không khí ở dưới thấp chứa nhiều bụi và hơi nước nên hấp thhụ được nhiều nhiệt hơn. Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC.
* Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
- Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ khôngkhí càng giảm.
4. Khí áp và gió trên Trái Đất. 
- Khí áp là sức ép của không khí lên trên bề mặt Trái Đất.
- Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 0o và khoảng vĩ độ 60o bắc và nam
- Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 30o Bắc và Nam và 90o bắc và nam
 * Gió và các hoàn lưu khí quyển:
- Không khí chuyển động từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp sinh ra gió
*Gió tín phong :thổi từ khoảng vĩ độ 30oB-N ( các đai áo cao chí tuyến ) về xích đạo ( đai áp thấp xích đạo) 
- Hướng gió : Ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc;ở nửa cầu Nam gió hướng Đông Nam. 
*Gió tây ôn đới: Thổi từ khoảng các vĩ độ 30oB-N(các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng các vĩ độ 60oB-N (các đai áp thấp ôn đới).
- Hướng gió : Ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Tây Nam;ở nửa cầu Nam gió hướng Tây Bắc. 
* Gío đông cực: Thổi từ khoảng các vĩ đọ 90 0 Bắc và Nam (cực Bắc và cực nam) về khoảng các vĩ độ 60oB-N (các đai áp thấp ôn đới).
- Hướng gió : Ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc;ở nửa cầu Nam gió hướng Đông nam.. 
5. Hơi nước trong không khí, mưa. 
- Qúa trình tạo thành mây , mưa : Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm thành các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa
6. Các đới khí hậu trên Trái Đất. 
* Đới nóng (Nhiệt đới).
- Nằm giữa hai chí tuyến, nóng quanh năm, lượng mưa lớn
trung bình 1000mm đến 2000mm, là khu vực hoạt động của gió tín phong.
* Hai đới ôn hoà (Ôn đới)
- Nằm từ chí tuyến B-N đến vòng cực B-N, có nhiệt độ trung bình (Trong năm có 4 mùa rõ dệt), lượng mưa trung bình từ 500mm đến 1000mm. Là khu vực hoạt động của gió tây ôn đới.
* Hai đới lạnh (Hàn đới).
- Nằm từ vòng cực B-N đến cực B-N. Khí hậu lạnh giá băng tuyết bao phủ gần như quanh năm, lượng mưa ít dưới 500mm, là khu vực hoạt động của gió đông cực.
c. Củng cố ,luyện tập: 3’
GV: Nhắc lại toàn bộ nội dung đã ôn tập.
d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà. 1'
- Học theo nội dung đã ôn tập.
- Xem lại các bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Tiết 28 Kiểm tra viết 45’.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Nội dung ...
Phương pháp 
Thời gian ...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_28_tiet_27_on_tap_nam_hoc_2019_202.doc