Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 6 - Chủ đề 5: Tác phẩm mỹ thuật Lâm Đồng - Nguyễn Thị Kim Liên

Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 6 - Chủ đề 5: Tác phẩm mỹ thuật Lâm Đồng - Nguyễn Thị Kim Liên

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

 

docx 7 trang Mạnh Quân 24/06/2023 5530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 6 - Chủ đề 5: Tác phẩm mỹ thuật Lâm Đồng - Nguyễn Thị Kim Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH-THCS xã Đạ Tồn	GV: Nguyễn Thị Kim Liên 
Tổ THCS
CHỦ ĐỀ 5: TÁC PHẨM MĨ THUẬT LÂM ĐỒNG
Môn: Giáo dục địa phương - Lớp 6 (Thời gian thực hiện: 4 tiết)
MỤC TIÊU
Kiến thức
− Trình bày được khái quát về hoạt động mĩ thuật ở Lâm Đồng. 
− Cảm nhận được vẻ đẹp của một số loại hình: hội hoạ, điêu khắc, tranh cổ động, tranh thêu tay, tranh bút lửa, 
Năng lực
− Biết cách thực hiện sản phẩm mĩ thuật bằng một số chất liệu khác nhau. 
− Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật ở tỉnh Lâm Đồng. 
Về phẩm chất:
− Biết gìn giữ và phát huy những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tỉnh Lâm Đồng
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên:
Giáo án word và Powerpoint.
Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.
Học sinh:
Sách giáo khoa
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức lớp (1’)
. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
1. Quan sát một số tác phẩm được trưng bày ở nơi công cộng của tỉnh 
Lâm Đồng Hình 5.2, 5.3 sách giáo khoa/41 và trả lời các câu hỏi dưới đây:
− Hai tác phẩm trên được làm bằng chất liệu gì? Tại sao các nhà điêu khắc lại chọn chất liệu đó? Em hãy miêu tả và nêu cảm nhận về hai tác phẩm trên. 
− Hãy kể tên các tác phẩm mĩ thuật được xây dựng/ trưng bày ở nơi công cộng tại địa phương mà em biết.
2. Quan sát một số tác phẩm được trưng bày trong bảo tàng, triển lãm mĩ thuật ở tỉnh Lâm Đồng hình 5.4,5.5,5.6/42SGK và trả lời các câu hỏi dưới đây
- Các tác phẩm trên miêu tả những nội dung gì? Hình ảnh nhân vật được thể hiện ra sao? 
− Em hãy kể tên những tác phẩm mĩ thuật được trưng bày trong triển lãm, bảo tàng, nhà truyền thống, nhà riêng mà em biết.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu:
− Trình bày được khái quát về hoạt động mĩ thuật ở Lâm Đồng. 
− Cảm nhận được vẻ đẹp của một số loại hình: hội hoạ, điêu khắc, tranh cổ động, tranh thêu tay, tranh bút lửa, 
Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn HS đọc thông tin thảo luận trả lời câu hỏi
B2. Thực hiện nhiệm vụ
Hình 5.7. Đấu tranh đòi nợ máu, 
tranh sơn dầu, Phạm Mùi
Hình 5.7. Đấu tranh đòi nợ máu, 
tranh sơn dầu, Phạm Mùi
Hình 5.9. Nụ cười sơn cước, 
tượng gỗ, Đặng Ngọc Trân
Hình 5.10. Đi phía trước, 
phù điêu gò nhôm, Vũ Long
Hình 5.11. Hội cồng chiêng, 
tượng gỗ, Đinh Thanh
Hình 5.12. Bác Hồ với Tây Nguyên, 
tượng gỗ, K’ Minh Tuấn
Em hãy chỉ ra sự khác nhau trong các tác phẩm thuộc loại hình hội hoạ 
và loại hình điêu khắc? 
− Hình ảnh chính trong các tác phẩm trên là gì? Những hình ảnh đó gợi 
cho chúng ta liên tưởng điều gì?
- HS đọc thông tin SGK
1. Hội hoạ
2. Điêu khắc
B3. Báo cáo, thảo luận B4. Kết luận, nhận định
- GV tổng kết
- Thảo luận nhóm
 - Trả lời câu hỏi
Ngoài một số tác phẩm phục vụ chính trị của địa phương như tác 
phẩm “Đấu tranh đòi nợ máu” (Phạm Mùi), “Trên thao trường” (Hoàng Y 
Tuấn, thì đề tài chủ yếu của các tác phẩm mĩ thuật tạo hình Lâm Đồng 
phản ánh đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc thiểu số vùng 
cao nguyên, ca ngợi vẻ đẹp phong cảnh hữu tình mà thiên nhiên ban 
tặng cho vùng đất này như: “Nụ cười sơn cước” (Đặng Ngọc Trân), “Hội 
cồng chiêng” (Đinh Thanh), “Chúng tôi cần sự quan tâm giúp đỡ” (Phạm 
Mùi), “Phố hoa” (Vi Quốc Hiệp), 
OẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập - Vận dụng
Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
1. Cảm nhận và chia sẻ
Lựa chọn một trong các tác phẩm mĩ thuật dưới đây từ H 5.17 -> 5.20 về đề tài con người, phong cảnh quê hương Lâm Đồng để phân tích. 
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện
Gợi ý các bước thảo luận và đánh giá: 
− Quan sát các tác phẩm, lựa chọn loại hình và đề tài để mô tả và phân tích. 
− Xem ghi chú đi kèm tác phẩm để có các thông tin cụ thể: tên tác giả, tên tác phẩm, chất liệu,... 
− Mô tả khái quát về nội dung (đề tài) của tác phẩm: vẽ về quang cảnh (đối với tranh phong cảnh), hoạt động của con người (đối với tác phẩm vẽ các nhân vật), biểu cảm của con người (đối với tác phẩm chân dung) và những bối cảnh khác xung quanh, 
− Mô tả chi tiết: 
+ Đối với tác phẩm hội hoạ, miêu tả nhân vật/cảnh vật chính − phụ của tác phẩm; màu sắc chủ đạo (hoà sắc chính), đường nét, đậm nhạt, không gian, Những yếu tố này gợi lên cảm giác gì? Tác giả muốn gửi đến thông điệp gì thông qua tác phẩm? 
+ Đối với tác phẩm điêu khắc nhóm nhân vật, mô tả hình dáng nhóm nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có); những yếu tố nào dùng để phân biệt nhân vật chính − phụ; sự gắn kết giữa các hình khối; khối/diện trước − sau, khối lồi − lõm, 
− Mô tả về chất liệu: hiệu quả của việc sử dụng chất liệu trong các tác phẩm; sự khác biệt trong tác phẩm điêu khắc với tranh vẽ; sự khác nhau giữa chất liệu sơn dầu với chất liệu lụa, 
− Nêu cảm xúc khi xem tác phẩm: những yếu tố khiến cho người xem thích bức tranh này. 
− Qua việc phân tích tác phẩm, em rút ra được điều gì có thể áp dụng cho bức tranh vẽ về đề tài Lâm Đồng của mình? 
B3. Báo cáo, thảo luận:
Các nhóm báo cáo
B4. Kết luận, nhận định:
GV tổng kết
2. Thực hành sáng tạo
Yêu cầu: vẽ tranh theo 
chủ đề Cảnh vật và con người Lâm Đồng. 
− Nội dung: vẽ về cảnh vật và con người ở địa phương em. 
− Chất liệu: màu nước, chì màu, acrylic, dạ màu, sáp màu, giấy A3, 
− Sau khi hoàn thành tác phẩm, hãy giới thiệu với các bạn trong lớp về nội dung tranh vẽ của mình. 
3. Tập làm hướng dẫn viên 
Giới thiệu với khách du lịch về các tác phẩm mĩ thuật ở tỉnh Lâm Đồng tại bảo tàng mà em biết.
4. Em tập làm hoạ sĩ 
Em hãy tạo một sản phẩm lưu niệm cho khách du lịch. Chia sẻ với bạn bè, 
người thân và khách du lịch về sản phẩm đó theo gợi ý sau:
4. Hướng dẫn tự học ở nhà
Đọc và trả lời các câu hỏi ở mỗi câu truyện
Xem và tìm hiểu về: Tác phẩm mĩ thuật Lâm Đồng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_huong_nghiep_lop_6_chu_de_5_tac_pham_my_thu.docx