Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 25 - Ma Thị Nga
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
+ Biết được các di sản thế giới tại Việt Nam.
+ Có thái độ tích cực để bảo tồn các di sản thế giới tại Việt Nam.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực đặc thù: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: Yêu thương con người, yêu đất nước và cảnh quan thiên nhiên.
- Trung thực: Có thái độ tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
- Trách nhiệm: Rèn luyện ý thức trách nhiệm trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với GV
- Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
- Xây dựng kịch bản chương trình.
- Tư vấn cho lớp trực tuần chuẩn bị báo cáo để dẫn về di sản thế giới tại Việt Nam và tổ chức hoạt động.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các di sản thế giới tại Việt Nam trước khi diễn ra tiết sinh
hoạt dưới cờ.
- Chuẩn bị ba bức tranh khổ A1 về Vịnh Hạ Long, Hoàng thành Thăng Long, quần thể danh thắng Tràng An. Cắt bức tranh thành 8 mảnh để chơi trò chơi ghép tranh; ba bìa hoặc ba bảng khổ A1.
- Chọn ba đội khối lớp 6 thi ghép tranh và thuyết trình tranh đã ghép.
- Chọn ba HS cùng TPT và Bí thư Đoàn làm giám khảo thi trò chơi ghép tranh và
thuyết trình;
- TPT phối hợp với GVCN các lớp giám sát, hỗ trợ và góp ý cho HS chuẩn bị các công việc phân công cho lớp.
2. Đối với HS
- HS lớp trực tuần chuẩn bị nội dung báo cáo đề dẫn về di sản thế giới tại Việt Nam.
- HS toàn trường tự giác tìm hiểu các di sản thế giới tại Việt Nam, chú trọng tìm hiểu
đi sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam.
- HS khối lớp 6 được chọn cử thi thuyết trình chuẩn bị kịch bản theo sự phân công của nhà trường. Về nội dung: phải nêu rõ tên di sản nằm ở địa danh nào; đặc điểm nổi bật của di sản; thời gian được UNESCO công nhận, đặc biệt cần nêu rõ biện pháp bảo tổn di sản,. Về hình thức: có thể kết hợp cả phần thơ ca, nhạc hoạ, múa hát,. để phần thuyết trình thêm phong phú; HS được phân công tập dượt.
BÀI SOẠN MÔN HĐTN – HN LỚP 6 Người thực hiện: Ma Thị Nga Trường THCS Vân Sơn - Sơn Dương- Tuyên Quang Gmail: ngamithuat101088@gmail.com CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG * Mục tiêu chung: Sau chủ đề này HS. - Thể hiện được cảm xúc, hứng thú với khám phá cảnh quan thiên nhiên. - Thực hiện được những việc làm cụ thể để bảo tổn cảnh quan thiên nhiên. - Chỉ ra được những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người. - Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè có ý thức thực hiện các việc làm giảm thiểu biến đổi khí hậu. - Vận động người thân, bạn bè không sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ động vật quý hiếm. - Rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ, thích ứng với cuộc sống, phẩm chất nhân ái, trách nhiệm. TUẦN 25 Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ. GIỚI THIỆU DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: + Biết được các di sản thế giới tại Việt Nam. + Có thái độ tích cực để bảo tồn các di sản thế giới tại Việt Nam. 2. Năng lực - Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề. - Năng lực đặc thù: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau. 3. Phẩm chất - Nhân ái: Yêu thương con người, yêu đất nước và cảnh quan thiên nhiên. - Trung thực: Có thái độ tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. - Trách nhiệm: Rèn luyện ý thức trách nhiệm trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Đối với GV - Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động. - Xây dựng kịch bản chương trình. - Tư vấn cho lớp trực tuần chuẩn bị báo cáo để dẫn về di sản thế giới tại Việt Nam và tổ chức hoạt động. - Hướng dẫn HS tìm hiểu các di sản thế giới tại Việt Nam trước khi diễn ra tiết sinh hoạt dưới cờ. - Chuẩn bị ba bức tranh khổ A1 về Vịnh Hạ Long, Hoàng thành Thăng Long, quần thể danh thắng Tràng An. Cắt bức tranh thành 8 mảnh để chơi trò chơi ghép tranh; ba bìa hoặc ba bảng khổ A1. - Chọn ba đội khối lớp 6 thi ghép tranh và thuyết trình tranh đã ghép. - Chọn ba HS cùng TPT và Bí thư Đoàn làm giám khảo thi trò chơi ghép tranh và thuyết trình; - TPT phối hợp với GVCN các lớp giám sát, hỗ trợ và góp ý cho HS chuẩn bị các công việc phân công cho lớp. 2. Đối với HS - HS lớp trực tuần chuẩn bị nội dung báo cáo đề dẫn về di sản thế giới tại Việt Nam. - HS toàn trường tự giác tìm hiểu các di sản thế giới tại Việt Nam, chú trọng tìm hiểu đi sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam. - HS khối lớp 6 được chọn cử thi thuyết trình chuẩn bị kịch bản theo sự phân công của nhà trường. Về nội dung: phải nêu rõ tên di sản nằm ở địa danh nào; đặc điểm nổi bật của di sản; thời gian được UNESCO công nhận, đặc biệt cần nêu rõ biện pháp bảo tổn di sản,... Về hình thức: có thể kết hợp cả phần thơ ca, nhạc hoạ, múa hát,... để phần thuyết trình thêm phong phú; HS được phân công tập dượt. III. Tiến trình tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ. b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị chào cờ. c. Sản phẩm: Thái độ của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. 2.2: Tìm hiểu các di sản thế giới tại Việt Nam a. Mục tiêu: - Biết được các di sản thế giới tại Việt Nam. - Có thái độ tích cực để bảo tổn các di sản thế giới tại Việt Nam. b. Nội dung: HS báo cáo và tìm hiểu chung về các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam. c. Sản phẩm: báo cáo của HS. d. Tổ chức thực hiện: 2.2.1. Học sinh đọc báo cáo đề dẫn và tìm hiểu về di sản thế giới tại Việt Nam thông qua một số câu hỏi. - Học sinh lớp trực tuần đọc báo cáo đề dẫn về di sản thế giới tại Việt Nam. - GV gợi ý học sinh tìm hiểu: + Hãy kể tên các di sản thế giới tại Việt Nam mà em biết ? + Trong các di sản đã nêu, di sản nào thuộc di sản thiên nhiên, di sản văn hoá, di sản hỗn hợp (kết hợp giữa thiên nhiên và văn hoá) thế giới tại Việt Nam? - GV kết luận: Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia được công nhận và quản lí bởi UNESCO. “Di sản thế giới” là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất. Di sản thế giới tại Việt Nam đã được UNESCO công nhận có đủ cả ba loại hình: di sản thiên nhiên, di sản văn hoá, di sản hỗn hợp. 2.2.2: Tổ chức trò chơi ghép tranh. - Dẫn chương trình mời ba đội khối lớp 6 thi ghép tranh. Đội nào ghép nhanh, đúng là thắng cuộc. - Thuyết trình tranh. + Dẫn chương trình mời lần lượt từng đội khối lớp 6 lên thuyết trình các bức tranh đã ghép. + HS toàn trường chú ý lắng nghe, BGK làm việc. - BGK công bố kết quả thi ghép tranh và thuyết trình. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Học sinh biết được thêm một số thông tin về các di sản văn hóa thế giới ở việt nam. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi qua hoạt động. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Qua buổi sinh hoạt hôm nay, em biết được các di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hoá, di sản hỗn hợp nào tại Việt Nam? + Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, danh thắng Tràng An nằm ở những tỉnh nào của Việt Nam? (Quảng Ninh, Quảng Bình, Ninh Bình). + Trong số các di sản trên, đi sản thiên nhiên nào được UNESCO hai lần công nhận là đi sản thiên nhiên thế giới? (Vịnh Hạ Long). + Trong ba di sản trên, di sản nào thuộc loại hình di sản hỗn hợp (kết hợp giữa văn hoá và thiên nhiên)? (Khu sinh thái Tràng An). + Em sẽ làm gì để giữ gìn, bảo vệ các di sản thế giới tại Việt Nam? - HS chia sẻ thu hoạch/ cảm xúc của bản thân sau hoạt động. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Học sinh thu tập thông tin để hoàn thiện nội dung tìm hiểu về di sản văn hóa thế giới ở việt nam. b. Nội dung: HS sưu tầm hình ảnh để tạo thành bộ sưu tập về các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam. c. Sản phẩm: Bộ sưu tập của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: - HS sưu tầm hình ảnh về các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam để tạo thành một bộ sưu tập. - Mỗi lớp tạo một bộ sưu tập có ít nhất 20 hình ảnh có ghi chú về về các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam. - Thời gian thực hiện và nộp sản phẩm là 1 tuần. * Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá PP đánh giá Công cụ Ghi chú GV đánh giá học sinh. - Quan sát. - Đánh giá, phân tích sản phẩm của học sinh. - Bảng ghi chép. - Phiếu đánh giá theo tiêu chí. - Sản phẩm của học sinh. * Hồ sơ đánh giá. - Bảng ghi chép. Lớp Thái độ, hành vi học sinh Nhận xét Phiếu đánh giá, phân tích sản phẩm. Lớp Mức độ ND đánh giá Mức 4 ( 4 điểm) Mức 3 ( 3 điểm) Mức 2 ( 2 điểm) Mức 1 ( 1 điểm) Số điểm BÀI SOẠN MÔN HĐTN – HN LỚP 6 Người thực hiện: Nguyễn Bích Thục Trường TH&THCS Lê Văn Hiến- Sơn Dương- Tuyên Quang Gmail: nguyenbichthuc1982@gmail.com CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG TUẦN 25 Tiết 2: Sinh hoạt theo chủ đề ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU (Tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: Lập được kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu; qua đó, củng cố, kiểm nghiệm kiến thức về biến đồi khí hậu; Rèn luyện năng lực lập kế hoạch, phấm chất trách nhiệm với cộng đồng. 2. Năng lực: Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau. 3. Phấm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: Kế hoạch tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường Các tài liệu liên quan đến biến đổi khí hậu 2. Đối với học sinh: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (4’) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS d. Tổ chức thực hiện: GV cho HS hát hoặc chơi một trò chơi để tạo không khí vui vẻ trước khi vào hoạt động. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI + LUYỆN TẬP (35’) 2.1. Lập kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay thực hiện những hành động, việc làm góp phần giám thiểu biến đổi khí hậu. a. Mục tiêu: Lập được kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay giám thiểu biến đối khí hậu; qua đó, cũng cố, kiếm nghiệm kiến thức về biến đổi khí hậu; Rèn luyện năng lực lập kế hoạch, phàm chất trách nhiệm với cộng đồng. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập c. Sản phẩm: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 - 6 HS. Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận để lập kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay thực hiện những hành động, việc làm góp phần giám thiểu biến đổi khí hậu theo mẫu trong SGK. GV lưu ý HS một số điểm sau: + Căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương để xác định mục tiêu, nội dung tuyên truyền cho phù hợp. Ví dụ: Địa phương em đang sống thuộc địa bàn tỉnh miền núi, có nhiều khu rừng tự nhiên. Ở địa phương vẫn xảy ra tình trạng người dân chặt, đốt, phá rừng làm nương rẫy. Do đó, mục tiêu cụ thể sẽ là: Tuyên truyền, vận động đế mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng, không chặt, đốt, phá rừng làm nương rầy. Nội dung tuyên truyền: Vai trò, tầm quan trọng của rừng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu; Chung tay bảo vệ rừng, lên án những hành động phá hoại rừng. GV nên lấy ví dụ gần gũi với địa bàn HS đang sống. + Cách thức tuyên truyền phải hấp dẫn, đơn giản, dễ hiểu và thu hút được sự quan tâm của mọi người. + Phân công nhiệm vụ, thời gian, địa điểm thực hiện phải cụ thế, phù hợp với khả năng của mồi thành viên trong nhóm. Các nhóm HS cùng nhau thảo luận, lập kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu. GV mời một nhóm trình bày kế hoạch của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch của nhóm cho phù hợp. 2.2. Tuyên truyền, vận động mọi người thay đối những việc làm tác động tới biến đổi khí hậu a. Mục tiêu Vận dụng được kiến thức về biến đổi khí hậu để tuyên truyền, vận động mọi người thay đổi những việc làm tác động tới biến đổi khí hậu; qua đó củng cố, kiểm nghiệm kiến thức về biến đổi khí hậu; Rèn luyện năng lực giao tiếp, phẩm chất trách nhiệm với cộng đồng. b. Nội dung Mỗi nhóm thảo luận, vận dụng những tri thức, kinh nghiệm mới đã thu nhận được về biến đổi khí hậu để để xuất nội dung, cách thức tuyên truyền, vận động đối tượng trong mỗi trường hợp xảy ra. c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tồ chức thực hiện: Chia HS trong lớp thành các nhóm: 4 nhóm; thời gian: 5 phút Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm thảo luận, vận dụng những tri thức, kinh nghiệm mới đã thu nhận được về biến đổi khí hậu để đề xuất nội dung, cách thức tuyên truyền, vận động đối tượng trong mỗi trường hợp sau: 1/ Hàng năm, cứ đến mùa gặt, người dân thường đốt rơm rạ ngoài đồng. 2/ Ở khu vực miền núi vẫn còn hiện tượng chặt, đốt cây rừng để làm nương rẫy. 3/ Chất thải từ hệ thống chuồng trại của người dân không được xử lí làm mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, khó chịu. GV gợi ý: + Khi đốt rơm rạ ngoài đồng sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hiện tượng này có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường không khí và môi trường đất? Em sẽ tuyên truyền, vận động người dân như thế nào đe họ không đốt rơm rạ ngoài đồng? + Chặt, đốt cây rừng sẽ gây ra những tác hại gì cho môi trường và con người? Em sẽ tuyên truyền, vận động người dân như thế nào đe họ không chặt, đốt cây rừng để làm nương rẫy? + Chất thải từ hệ thống chuồng trại của người dân không được xử lí không chỉ làm mùi hôi thối bốc lên nồng nặc mà còn tác động như thế nào đến môi trường không khí? Em sẽ tuyên truyền, vận động người dân như thế nào để họ thấy được sự cần thiết phải xử lí chất thải từ hệ thong chuồng trại chăn nuôi? HS thảo luận trong nhóm đế thực hiện nhiệm vụ được giao. Thư kí nhóm ghi lại kết quả hoạt động của nhóm. Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Những nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bố sung ý kiến. 3. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (6') a. Mục tiêu: Thực hiện được kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay thực hiện nhưng hành động, việc làm góp phần giảm thiểu biến đồi khí hậu Rèn luyện phẩm chất trách nhiệm với cộng đồng và môi trường. b. Nội dung: Hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện một số việc ở gia đình, cộng đồng c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tồ chức thực hiện Hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện một số việc sau ở gia đình, cộng đồng: Thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay thực hiện những việc làm góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. Thường xuyên thực hiện những việc làm góp phần giảm thiếu biến đổi khí hậu. Lưu ý: Các nhóm thực hiện quay video về hoạt động tuyên tuyên truyền, vận động mọi người chung tay thực hiện những việc làm góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu Thời gian nộp: sau 1 tuần (tiết 31) * KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú Gv đánh giá học sinh. Học sinh tự đánh giá Quan sát Trao đổi với các bên liên quan. Bảng ghi chép. Phẩn tích sản phẩm của học sinh Đánh giá hồ sơ. * HÔ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) - Phiếu đánh giá học sinh tham gia hoạt động nhóm. STT Yêu cầu cần thực hiện được Xác nhận Có Không 1 Bản thân em có thể góp phần ngăn chặn thiên tai biến đổi khí hâu không? 2 Địa phương em còn những hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi không? 3 Chất thải từ hệ thống chuồng trại của người dân không được xử lí làm mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, khó chịu. 4 Em có thường xuyên thực hiện những việc làm góp phần giảm thiếu biến đôi khí hậu không? 5 Ở địa phương em có tuyên truyền, vận động người dân để họ thấy được sự cần thiết phải xử lí chất thải từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi không? PHÒNG GD&ĐT SƠN DƯƠNG TRƯỜNG TH&THCS TÂN THANH Họ và tên: Nguyễn Hồng Tấm Gmail: Hongtamgvan86@gmail.com TUẦN 25 - SINH HOẠT LỚP TIẾT 25: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Sơ kết tuần - Thể hiện và củng cố những hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người; - Hứng thú, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ với các bạn trong lớp. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề - Năng lực riêng: + Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau. 3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp. - Kế hoạch tuần mới 2. Đối với HS: - Bản sơ kết tuần - Kế hoạch tuần mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động. a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lớp. c. Sản phẩm: Thái độ của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ổn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lớp 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. 2.1. Sơ kết tuần a. Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần mới b. Nội dung: Cán bộ lớp nhận xét c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới. 2.2. Sinh hoạt theo chủ đề a. Mục tiêu: - Thể hiện và củng cố những hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người; - Hứng thú, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ với các bạn trong lớp b. Nội dung: HS chơi trò chơi đóng vai phóng viên đến phỏng vấn bạn về tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người c. Sản phẩm: kết quả thực hiện d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đóng vai phóng viên đến phỏng vấn bạn về tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người. Những bạn được phỏng vấn phải vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết mới đã thu nhận được qua hoạt động giáo dục theo chủ để để trả lời “phóng viên: Sau trò chơi, GV mời một số HS nêu những điều đã phỏng vấn và cảm nhận của bản thân. - Tổ chức cho HS trong lớp biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc giao lưu văn nghệ với chủ để “Trái Đất này là của chúng mình”. 3. Hoạt động 3: Luyện tập 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: HS thực hiện quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện b. Nội dung: xây dựng các quy tắc ứng xử. c. Sản phẩm: kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thực hiện quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_chu_de_5_em_voi_th.docx