Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 4 - Tiết 4: Em và các bạn

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 4 - Tiết 4: Em và các bạn

I. Mục tiêu

1.Về kiến thức

- Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

+ Nhận thức được tình bạn là một khía cạnh tình cảm quan trọng đối với lứa tuổi THCS nên cần phải giữ gìn;

 + Nhận diện, xác định được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè;

 + Giải quyết được một số vấn đề nảy sinh trong tình bạn một cách tích cực, mang tính xây dựng;

 + 2.Về năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù:

+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

+ Rèn luyện kĩ năng thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, kính trọng thầy cô, kì năng làm chủ cảm xúc, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng,.; sự tự tin, thiện chí; phẩm chất nhân ái.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái: Yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô

- Trung thực: Có thái độ tôn trọng bạn bè, lễ phép với thầy cô

 - Trách nhiệm: Tham gia học tập và rèn luyện tốt, giúp đỡ bạn bè.

 

doc 5 trang Hà Thu 28/05/2022 2910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 4 - Tiết 4: Em và các bạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 4	
Ngày giảng 6: ./ ./2021 
CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
TUẦN 4 
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ
EM VÀ CÁC BẠN
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức
- Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
+ Nhận thức được tình bạn là một khía cạnh tình cảm quan trọng đối với lứa tuổi THCS nên cần phải giữ gìn;
 + Nhận diện, xác định được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè;
	+ Giải quyết được một số vấn đề nảy sinh trong tình bạn một cách tích cực, mang tính xây dựng;
 	+ 2.Về năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực đặc thù:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Rèn luyện kĩ năng thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, kính trọng thầy cô, kì năng làm chủ cảm xúc, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng,...; sự tự tin, thiện chí; phẩm chất nhân ái.
3. Về phẩm chất: 
- Nhân ái: Yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô
- Trung thực: Có thái độ tôn trọng bạn bè, lễ phép với thầy cô
 - Trách nhiệm: Tham gia học tập và rèn luyện tốt, giúp đỡ bạn bè.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Đối với giáo viên:
Thiết bị phát nhạc bài hát Lớp chúng ta đoàn kết (sáng tác: Mộng Lân) và các bài hát về tình bạn khác;
Các tình huống, các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa HS lớp 6 với bạn bè trong lớp, sử dụng một số tình huống giả định.
2. Đối với học sinh:
Sưu tầm bài hát và các câu chuyện về tình bạn;
Những trải nghiệm về tình bạn của bản thân và của các bạn khác.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
GV cho HS hát hoặc nghe bài hát về tình bạn, sau đó trả lời câu hỏi:
+ Nghe những bài hát này, em có cảm xúc gì?
+ Tình bạn có ý nghĩa như thế nào đối với em?
GV ghi những ý kiến không trùng lặp của HS lên bảng, phân tích và cùng HS chốt lại: Tình bạn rất đáng trân quý đối với mỗi người. Tình bạn đối với lứa tuổi các em lại càng có ý nghĩa và đáng được các em coi trọng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)
2.1. Nhận diện một số vấn đề thường nảy sinh trong quan hệ bạn bè. 
a) Mục tiêu:
- Nhận diện và xác định được những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè ở lứa tuổi các em.
 b) Nội dung: GV yêu cầu HS suy ngẫm để nêu được những vướng mắc, giận, buồn, lo lắng mà lứa tuổi các em thường gặp phải trong quan hệ bạn bè.
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm xác định những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè.
+ GV gợi ý: Bị bạn nói xấu; Bị bạn bắt nạt; Bị bạn rủ rê, lôi kéo làm những việc không nên... đặc biệt là những hiện tượng xảy ra trong lớp, trường.
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu
GV đến các nhóm thểo dõi, hồ trợ HS nếu cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV yêu cầu đại diện tổ trình bày thảo luận trước lớp Khuyến khích HS tìm các hình thức giới thiệu sao cho hấp dẫn, gây hứng thú cho lớp
GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá
*Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiệnnhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS cùng tham gia phân loại các ý kiến về những vấn để có thể nảy sinh trong quan hệ bạn bè ở lứa tuổi các em. Bổ sung và cùng HS kết luận: Ở lứa tuổi các em có thể xảy ra những vấn đề trong quan hệ với bạn bè như: bị bạn giận dỗi khi mình làm gì đó không vừa ý; không hiểu bạn; không chơi hoà đồng; bạn ghen tị, đố kị khi mình hơn bạn điều gì đó; bạn rủ rê, lôi kéo làm những việc không nên làm; nói xấu sau lưng; bắt nạt; bạo lực tinh thần;...
2.2. Xác định cách giải quyết phù hợp những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè.
 a) Mục tiêu: Xác định được cách giải quyết phù hợp những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè thông qua tìm hiểu các tình huống giả định.
 b) Nội dung: Tổ chức cho HS tìm hiểu, thảo luận nhóm về trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi:
c) Sản phấm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
*Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Tổ chức cho HS tìm hiểu, thảo luận nhóm 
+ Em có nhận xét gì về cách giải quyết mâu thuẫn của Minh và Thanh?
+ Nếu là Minh, em sẽ ứng xử như thế nào?
+ Nếu là Thanh, em sẽ giải quyết như thế nào?
+ Ngoài ra, em thấy các bạn thường có những cách giải quyết mâu thuẫn nào khác trong quan hệ bạn bè? Cách giải quyết nào là phù hợp?
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
GV đến các nhóm thểo dõi, hồ trợ HS nếu cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá
*Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: 
GV ghi tóm tắt các ý kiến không trùng lặp của HS lên một nửa bảng bên phải.
GV cùng HS tham gia phân tích, tổng hợp các ý kiến đã ghi ở nửa bên phải bảng, bổ sung và kết luận: Khi có vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè, chúng ta không nên im lặng dẫn đến mất đoàn kết. Chúng ta cần: cùng bạn giải quyết những vấn đề khúc mắc, nảy sinh một cách thiện chí; gặp bạn nói chuyện chân thành và thẳng thắn; lắng nghe bạn nói, đặt mình vào vị trí của bạn để thấu hiểu, đồng thời nói rõ cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn để xảy ra; kiên định từ chối mọi sự rủ rê, lôi kéo làm việc không nên của bạn; khi bị ép buộc, bắt nạt, cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè và thầy cô.
2.3. Xử lý vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè. 
a) Mục tiêu: Vận dụng được những kiến thức, kinh nghiệm mới để đề xuất cách giải quyết các tình huống một cách phù hợp.
 b) Nội dung: Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm không quá 8 em.
Phân công nhiệm vụ cho các nhóm: mỗi nhóm thảo luận tìm cách xử lí/ giải quyết phù hợp một trong hai tình huống trong SGK và phân công sắm vai xử lí các tình huống.
 c) Sản phấm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
*Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
 - Tổ chức cho HS tìm hiểu, thảo luận nhóm 
Sắm vai thể hiện cách giải quyết của nhóm mình.
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
GV đến các nhóm thểo dõi, hồ trợ HS nếu cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV yêu cầu đại diện từng nhóm sắm vai thể hiện cách giải quyết của nhóm mình.
Khuyến khích HS trong lớp tham gia nhận xét, đặt câu hỏi.
*Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
Cùng HS phân tích những điểm hợp lí và chưa hợp lí trong cách giải quyết tình huống
của từng nhóm.
GV nhận xét, đánh giá chung kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và kết luận: Không nên né tránh khi có khúc mắc với bạn mà cẩn chân thành, thiện chí trao đổi để giải quyết. Khi bạn ép buộc, doạ nạt để mình phải làm theo ý họ thì cẩn dũng cảm tự bảo vệ bản thân cũng như chính kiến của mình.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng được nhũng kiến thức, kinh nghiệm mới vào việc xử lí những tình huống.
b) Nội dung: HS giải quyết các tình huống trong SGK.
c) Sản phẩm: Kết quá thảo luận cùa các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chia HS thành các nhóm, mồi nhóm không quá 8 người.
-Yêu cầu các thành viên trong mồi nhóm thảo luận trả giải quyết các bài tập.
Bài tập 1: Sách bài tập trang 9
Bài tập 2: Huệ và Liên cùng chơi với Hà ở tiểu học. Vừa vào lớp 6, thấy Hà tỏ ra thân thiế với Huệ hơn, Liên cảm thấy ghen tức, rồi giận Huệ.
Nếu là Huệ , em sẽ làm gì?
- Yêu cầu HS: đóng vai giải quyết tình huống các nhóm khác chú ý quan sát và lắng nghe tích cực để có thế học hỏi và đặt câu hỏi hoặc bình luận, góp ý.
- Sau khi các nhóm đã thể hiện xong, GV tổ chức cho HS tham gia bình luận, góp ý.
- GV cùng HS phân tích, kết luận những cách xử lí và thể hiện phù hợp.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
 	a) Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng giải quyết mâu thuẫn với bạn một cách thiện chí, phù hợp với bối cảnh xảy ra tình huống.
b) Nội dung:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Hoạt động trải nghiệm 6.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm 6.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động sau giờ học dưới đây:
Rèn luyện để thay đổi thói quen dùng lời nói, hành động thiếu thân thiện trong giải quyết mâu thuẫn với bạn.
Thực hiện cách giải quyết mâu thuẫn với bạn theo hướng tích cực, thiện chí.
GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ kinh nghiệm học được sau khi tham
gia các hoạt động.
GV kết luận chung: Tình bạn có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi người. Để giữ gìn và phát triển tình bạn, cần chân thành và tôn trọng lẫn nhau, chủ động nhận diện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè theo hướng tích cực, mang tính xây dựng, thiện chí.
GV nhận xét chung và khen ngợi những HS tích cực tham gia hoạt động.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_tuan_4_tiet_4_em_v.doc