Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 27 - Nguyễn Trọng Hào

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 27 - Nguyễn Trọng Hào

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Biết các nguyên nhân, tác hại của biến đổi khí hậu

- Đe ra được biện pháp và có thái độ tích cực để giảm thiểu biển đổi khí hậu;

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề

- Năng lực riêng:

+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

- Rèn kĩ năng thiết kế, tô chức và đánh giá hoạt động; phẩm chất yêu nước và trách nhiệm.

3. Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

- Địa điểm, hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động;

- Phát động vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong khối lớp 6 trước một tuần, lựa chọn tác phẩm xuất sắc để trưng bày;

- Giá trưng bày tranh về bảo vệ môi trường, trưng bày trước giờ diễn ra hoạt động;

- Phát động chuân bị tiểu phẩm tham gia diễn đàn từ đầu tháng trong khối lớp 7, 8, 9. Sơ khảo biểu diễn tiểu phẩm chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu, chọn ba tiểu phẩm tiêu biểu để trình bày trong ngày hoạt động;

- TPT và Bí thư Đoàn đôn đốc các lớp chuẩn bị tốt, tổ chức hoạt động;

- GVCN khối lớp 6 nhắc nhở lớp vẽ tranh, nộp đúng hạn. GVCN khối lớp 7, 8, 9 duyệt tiểu phẩm.

2. Đối với HS:

- HS khối lớp 6 vẽ tranh tại nhà, nộp sản phẩm về Tổ Mi thuật trước ngày tổ chức hoạt động;

- Mỗi lớp 7, 8, 9 chuẩn bị tiểu phẩm tham gia diễn đàn. Nội dung tiểu phẩm nêu được vấn để tác hại của biến đổi khí hậu, nguyên nhân và cách phòng ngừa biến đối khí hậu;

- Tìm hiếu nguyên nhân, tác hại của việc biến đổi khí hậu, để ra được cách úng phó, phòng ngừa biến đối khí hậu;

- Lóp trực tuần chuẩn bị báo cáo để dần cho hoạt động.

 

docx 10 trang Hà Thu 28/05/2022 2980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 27 - Nguyễn Trọng Hào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Trọng Hào
Trường THCS Phú Lương
Gmail: nguyentronghao86@gmail.com
CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
TUẦN 27 - SINH HOẠT DƯỚI CỜ
TIẾT 27: CHUNG TAY GIẢM THIỀU BIẾN ĐỎI KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
Biết các nguyên nhân, tác hại của biến đổi khí hậu
Đe ra được biện pháp và có thái độ tích cực để giảm thiểu biển đổi khí hậu;
Năng lực:
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
Rèn kĩ năng thiết kế, tô chức và đánh giá hoạt động; phẩm chất yêu nước và trách nhiệm.
Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
Địa điểm, hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động;
Phát động vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong khối lớp 6 trước một tuần, lựa chọn tác phẩm xuất sắc để trưng bày;
Giá trưng bày tranh về bảo vệ môi trường, trưng bày trước giờ diễn ra hoạt động;
Phát động chuân bị tiểu phẩm tham gia diễn đàn từ đầu tháng trong khối lớp 7, 8, 9. Sơ khảo biểu diễn tiểu phẩm chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu, chọn ba tiểu phẩm tiêu biểu để trình bày trong ngày hoạt động;
TPT và Bí thư Đoàn đôn đốc các lớp chuẩn bị tốt, tổ chức hoạt động;
GVCN khối lớp 6 nhắc nhở lớp vẽ tranh, nộp đúng hạn. GVCN khối lớp 7, 8, 9 duyệt tiểu phẩm.
Đối với HS:
HS khối lớp 6 vẽ tranh tại nhà, nộp sản phẩm về Tổ Mi thuật trước ngày tổ chức hoạt động;
Mỗi lớp 7, 8, 9 chuẩn bị tiểu phẩm tham gia diễn đàn. Nội dung tiểu phẩm nêu được vấn để tác hại của biến đổi khí hậu, nguyên nhân và cách phòng ngừa biến đối khí hậu;
Tìm hiếu nguyên nhân, tác hại của việc biến đổi khí hậu, để ra được cách úng phó, phòng ngừa biến đối khí hậu;
Lóp trực tuần chuẩn bị báo cáo để dần cho hoạt động.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐÀU)
Mục tiêu: Tạo tâm thế húng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.
Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi, chuẩn bị chào cờ.
Sản phẩm: Thái độ của HS
Tổ chức thực hiện:
GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chính trang phục, ôn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chảo cờ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chào cờ
Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ỷ nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mồi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
Tổ chức thực hiện:
HS điều khiển lễ chào cờ.
Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bồ sung và triền khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền phòng chống biến đổi khí hậu
Mục tiêu:
Tự tin thổ hiện những hiểu biết của bản thân về nguyê nhâ, tác hại và giải pháp giảm biến đổi khí hậu
Biết được trách nhiệm của bản thân trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu
Nội dung:
Sản phẩm:
Tổ chức thực hiện:
~ Lớp trực tuần báo cáo đế dẫn về biến đổi khí hậu, nguyên nhân và tác hại của biến đổi khí hậu, thực tế biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
TPT ncu số lượng tiểu phẩm tham gia diễn đàn, tên các tiểu phẩm được lựa chọn công diễn. Nhắc nhở HS toàn trường chú ý theo dõi các tiểu phẩm, ghi nhớ nội dung tiểu phẩm để chia sẻ ỷ kiến trong phần đánh giá.
Người dẫn chương trình mời lần lượt các tiểu phẩm công diễn, giới thiệu bảng phân vai, tên tiếu phẩm.
~ TPT mời HS trả lời các câu hỏi, chia sẻ cảm xúc, thu hoạch:
+ Qua các tiểu phẩm đã xcm, cm thích tiểu phẩm nào nhất? Vì sao?
+ Qua các tiểu phẩm, em biết được nguyên nhân nào gây ra biến đổi khí hậu? Tác hạ của biến đổi khí hậu với đời sống con người và Trái Đất?
+ Là HS, em cân làm gì đê chung tay giảm thiêu biên đôi khí hậu?
+ Em sẽ tuyên truyền với bố mẹ, người thân thực hiện những điều gì đế chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu.
- TPT tổng kết:
+ Nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu là do hiện tượng hiệu ứng nhà kính hay còn được gọi là sự nóng lên của Trái Đất và nhiêu nguyên nhân từ tự nhiên khác. Đối với con người thì biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng tới hệ thống kinh tế - xã hội và tác động trực tiếp tới sức khoẻ cùa con người trên Trái Đất. Nguyên nhân này phần lớn là ảo sự tác động của con người. Hậu quả của biến đổi khí hậu: hệ sinh thái bị phá huỷ do mất ải sự đa dạng sinh học, dịch bệnh, mực nước biển dâng lên....
+ Việt Nam là một trong những quốc gia phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng cùa biến đổi khí hậu như: mực nước biển tăng lên, đặc biệt tình trạng nước biển xâm lấn ở những vùng ven biển; thường xuyên xuất hiện những đợt hạn hán kéo dài, nhiễu con bão tử biển vào. Trung bình mồi năm, Việt Nam phải gánh chịu hon 10 cơn bão đổ bộ vào và phải úng phó với tình trạng ngập lụt do biến đổi khí hậu gây ra,...
+ Để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, tất cả các quốc gia đêu phải chung tay góp sức. Đặc biệt ở Việt Nam chúng ta cần thực hiện tốt: hạn chế sử dụng những nguyên liệu tử hoá thạch; cải tạo và nâng cấp hạ tầng; trông rừng và ngăn chặn các hành vì chặt phá rừng tác dung các công nghệ tới trong việc bảo vệ môi trường và Trái Đất.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết thực hiện các công việc đế làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Nội dung: HS thực hiện các công việc đổ làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ở quanh nơi ở.
Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.
Tổ chức thực hiện:
Yêu cầu HS thực hiện những việc sau:
Hằng ngày giữ gìn vệ sinh lóp học, nhà ở, khu phố, nơi công cộng sạch sẽ.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Chung tay giúp đỡ bạn bè, nhân dân vùng bị thiên tai do hậu quả cùa biến đổi khí
hậu gây ra....
Nhắc nhở gia đình, bản thân hạn chế sử dụng đồ dùng từ nhựa, luôn tiết kiệm nguồn năng lượng điện, nước, không xả rác bừa bãi, ớ nông thôn miền núi không chặt phá rừng; cùng cộng đồng trồng nhiều cây xanh.
KÉ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh
giá	
Phuong pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi
Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực cúa 
người học
-
Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Ý thức, thái độ cùa HS
Họ và tên: Nông Thị Mười Nhâm
Trường: THCS Trung Yên
Địa chỉ Gmail: nham88sd@gmail.com
TUẦN 27 – SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ
TIẾT 27: ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nêu được những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người;
- Xác định được những việc nên làm để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu;
- Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè có ý thức thực hiện các việc làm giảm
thiểu biến đổi khí hậu.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: 
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Rèn luyện năng lực tự chủ, giải quyết vấn để sáng tạo, thích ứng với cuộc sống, thiết kế và tổ chức hoạt động.
3. Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Số liệu, hình ảnh minh hoạ về những tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống, sản xuất và sức khoẻ con người (bộ tranh theo Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 11 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Mẫu kế hoạch tuyên truyền giảm thiểu biến đổi khí hậu.
2. Đối với HS: 
- Tìm hiểu, thu thập những thông tin về tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người và những việc nên làm để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu (từ hoạt động sinh hoạt dưới cờ, Internet, sách, báo).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động
c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức cho HS hát hoặc chơi trò chơi có nội dung liên quan đến nội dung của hoạt động. Có thể kể một câu chuyện có liên quan tới tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người. Sau đó hỏi HS những điều cảm nhận được qua bài hát/ trò chơi/ câu chuyện.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu và những việc nên làm để giảm thiểu biến đổi khí hậu
a. Mục tiêu:
- Nêu được những biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người;
- Xác định được những việc nên làm và những việc không nên làm để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.
b. Nội dung: Hãy vận dụng những hiểu biết đã lĩnh hội sau buổi sinh hoạt dưới cờ thi tuyên truyền “Chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu” kiến thức đã học ở môn Lịch sử và Địa lí và những trải nghiệm qua quan sát thực tế, tranh ảnh, truyền hình,... để thảo luận
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm 4 - 6 HS.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy vận dụng những hiểu biết đã lĩnh hội sau buổi sinh
hoạt dưới cờ thi tuyên truyền “Chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu” kiến thức đã học ở môn Lịch sử và Địa lí và những trải nghiệm qua quan sát thực tế, tranh ảnh, truyền hình,...
để thảo luận và xác định:
+ Những biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với đời
sống con người.
+ Những việc nên làm và những việc không nên làm để góp phần giảm thiểu biến đổi
khí hậu.
+ Những việc bản thân đã làm để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
+ Biến đối khí hậu được hiểu là những thay đối của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn do các yếu tố tự nhiên và các hoạt động của con người
Ví dụ: Sử dụng quá nhiễu nguyên liệu hoá thạch như: than đá, dầu mỏ,... vào các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày và phương tiện vận tải, phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển). 
- Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là hiện tượng nóng lên của
bê mặt và khí quyển Trái Đất, hiện tượng băng tan ở hai cực của Trái Đất làm nước biển dâng và hiện tượng chất lượng bầu khí quyển bị xấu đi bởi sự gia tăng hàm lượng các chất khí gây hại cho sức khoẻ con người như: khí cacbonic (hay còn gọi là khí cacbon đioxit), khí mê tan (loại khí sinh ra do sự phân huỷ rác, phân gia súc, gia cẩm....). 
- Hậu quả của biến đổi khí hậu là làm cho hệ sinh thái bị phá huỷ, mất đi sự ẫa dạng sinh học, địch bệnh, mực nước biển dâng lên, thiên tai tác động xấu đến đời sống, sản xuất, sức khoẻ con người,...
+ Để góp phần giảm thiểu biến đối khí hậu, cần bảo vệ rừng (rừng được coi như lá phối của Trái Đất), tăng cường trồng và chăm sóc cây xanh (trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thu khí cacbonic và nhả khí oxy vào bầu khí quyển, ngoài ra cây xanh còn có tác dụng lọc không khí), giảm việc phát khí thải có hại vào bầu khí quyển bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo (như điện mặt trời, điện gió .
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ HS ghi bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những tác động biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người
a. Mục tiêu: Nêu được những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người.
b. Nội dung: Cần cho HS thảo luận nhóm để nêu những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu những tác động của biến đổi khí hậu đến sức
khoẻ con người theo những gợi ý sau:
+ Biến đổi khí hậu làm tăng hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng cực điểm kéo
dài... Khi thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ làm cho con người tăng nguy cơ mắc những
bệnh gì?
+ Biến đổi khí hậu làm chất lượng không khí bị giảm sút nghiêm trọng do hàm lượng
các chất khí có hại trong bầu khí quyển tăng lên. Khi bầu khí quyển bị ô nhiễm bởi
các chất khí có hại sẽ làm con người tăng nguy cơ mắc những bệnh gì?
+ Biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, côn trùng,...)
phát triển sẽ làm tăng nguy cơ mắc những bệnh gì cho con người?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
- Biến đối khí hậu làm cho các đợt nắng nóng kéo dài. Tác động này làm cho con người gia tăng nguy cơ mắc các bệnh: tìm mạch, huyết áp, thần kinh, đị ứng, tiêu chảy,... nhất là đối với người cao tuổi và trẻ em. 
- Biến đổi khí hậu làm chất lượng không khí xấu ải bởi các khí thải có hại đã tác động xấu tới súc khoẻ con người, làm gia tăng các bệnh về hô hấp như: hen suyễn, lao phối, ung thư phối,... 
- Biến đối khí hậu còn làm tăng tốc
độ sinh trưởng, phát triển của nhiều loại vi khuẩn, côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruổi, muỗi, chuột, bọ chét, ve,...). Tác động này làm tăng khả năng bùng phát dịch bệnh như dịch tả, cúm (HINH, H5NI,...) và một số bệnh nhiệt đới như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản...
- Biến đổi khí hậu còn làm cho tầng ozon bị phá huỷ, là tác nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ HS ghi bài.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng được vào thực tế để xác định được những việc nên làm để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè có ý thức thực hiện các việc làm giảm thiểu biến đổi khí hậu.
b) Nội dung: HS giải quyết các tình huống trong SGK.
c) Sản phẩm: Kết quá thảo luận cùa các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm không quá 8 người.
-Yêu cầu các thành viên trong mỗi nhóm thảo luận, tuyên truyền, vận động mọi người thay đổi những việc làm thay đổi biến đổi khí hậu.
- Yêu cầu HS: Viết ra giấy hình thức tuyên truyền.
- Sau khi các nhóm đã thảo luận xong, 
- GV kết luận nhận xét.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (4 phút)
a) Mục tiêu: Tiếp tục tìm hiểu về những việc nên làm về biến đổi khí hậu
b) Nội dung:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động 3 và 4 phần thực hành trong SGK Hoạt động trải nghiệm 6.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm 6.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS sau giờ học 
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
STT
Yêu cầu cần thực hiện
Xác nhận
Có
Không
1
Em có tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm cùng các bạn không?
2
Em có sẵn sàng giải thích giúp bạn hiểu được những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người không?
3
Em có thể lập kế hoạch tuyên truyền giảm thiểu biến đổi khí hậu không?
4
Em có thể vận động mọi người và người thân cùng tuyên truyền, vận động mọi người thay đổi những việc làm tác động tới những biến đổi khí hậu không?
Họ tên: Phạm Trung Nghĩa
Đơn vị: Trường THCS Lương Thiện
Gmail: ptnghia88.sonduong@gmail.com
TUẦN 27
TIẾT 27: SINH HOẠT LỚP
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Sơ kết tuần
- Thể hiện và củng cố những hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người;
- Hứng thú, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ với các bạn trong lớp.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: 
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với GV
- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.
- Kế hoạch tuần mới
2. Đối với HS: 
- Bản sơ kết tuần
- Kế hoạch tuần mới.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lớp.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ổn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lớp
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Sơ kết tuần
a. Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần mới
b. Nội dung: Cán bộ lớp nhận xét
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.
Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu: 
- Thể hiện và củng cố những hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người;
- Hứng thú, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ với các bạn trong lớp
b. Nội dung: HS chơi trò chơi đóng vai phóng viên đến phỏng vấn bạn về tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người
c. Sản phẩm: kết quả thực hiện
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đóng vai phóng viên đến phỏng vấn bạn về tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người. Những bạn được phỏng vấn phải vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết mới đã thu nhận được qua hoạt động giáo dục theo chủ để để trả lời “phóng viên: Sau trò chơi, GV mời một số HS nêu những điều đã phỏng vấn và cảm nhận của bản thân.
- Tổ chức cho HS trong lớp biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc giao lưu văn nghệ với chủ để “Trái Đất này là của chúng mình”.
3. Hoạt động tiếp nối
a. Mục tiêu: HS thực hiện quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện
b. Nội dung: xây dựng các quy tắc ứng xử.
c. Sản phẩm: kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS thực hiện quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện.
IV. Kế hoạch đánh giá 
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
-Ý thức, thái độ của HS

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_chu_de_7_em_voi_th.docx