Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 6: Đức tính đặc trưng của em - Phúc Văn Trình

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 6: Đức tính đặc trưng của em - Phúc Văn Trình

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nhận diện được đức tính đặc trưng của bản thân;

- Giới thiệu được đức tính đặc trưng của bản thân;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện những đức tính cần thiết;

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, họp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề

- Năng lực riêng:

+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

+ Rèn luyện kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch; phẩm chất trung thực, trách nhiệm,.

3. Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối vói GV:

- Những trường hợp có thể sử dụng làm ví dụ về đức tính đặc trưng của một người;

- Video, bài hát ca ngợi những đức tính cùa con người.

2. Đối vói HS:

- Suy ngẫm về những hành vi, cách ứng xử của bản thân với mọi người;

- Suy ngẫm về điều gì là quan trọng, chi phối việc lựa chọn cách giải quyết các tình huống mà em đã gặp;

 

docx 4 trang Hà Thu 28/05/2022 7720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 6: Đức tính đặc trưng của em - Phúc Văn Trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Phúc Văn Trình 
Trường: THCS Phú Bình, Chiêm Hoá, Tuyên Quang
CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
TUẦN 6 - TIẾT 6: SINH HOẠT CHỦ ĐỀ
 ĐỨC TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA EM
MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
Nhận diện được đức tính đặc trưng của bản thân;
Giới thiệu được đức tính đặc trưng của bản thân;
Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện những đức tính cần thiết;
2. Năng lực:
Năng lực chung: Giao tiếp, họp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Rèn luyện kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch; phẩm chất trung thực, trách nhiệm,...
3. Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối vói GV:
Những trường hợp có thể sử dụng làm ví dụ về đức tính đặc trưng của một người;
Video, bài hát ca ngợi những đức tính cùa con người.
Đối vói HS:
Suy ngẫm về những hành vi, cách ứng xử của bản thân với mọi người;
Suy ngẫm về điều gì là quan trọng, chi phối việc lựa chọn cách giải quyết các tình huống mà em đã gặp;
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV tổ chức hoạt động
Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS
Tổ chức thực hiện:
GV cho HS hát hoặc chơi một trò chơi để tạo không khí vui vẻ trước khi vào hoạt động.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đức tính đặc trưng
Mục tiêu: Nhận diện được đức tính đặc trưng và biết cách xác định đức tính đặc trưng.
Nội dung: HS đọc các trường hợp trong SGK và nhận biết đức tính đặc trưng của từng bạn.
Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Đức tính đặc trưng:
GV giao nhiệm vụ: HS đọc các trường họp trong SGK và nhận biết đức tính đặc trưng của từng bạn.
- GV gợi ý HS xác định các cụm từ mang tính cốt lõi nói lên đức tính đặc trưng của từng bạn trong mỗi trường hợp.
GV hỏi cả lớp: Nhũng cụm từ mang tính cốt lõi thể hiện thái độ, hành động, hành vi, hay cách ứng xử của các bạn trong từng tình huống cho chúng ta biết đức tính đặc trưng của mỗi người là gì?
GV nêu câu hỏi cho lớp thảo luận: Làm thế nào để xác định đức tính đặc trưng của một người?
Bưóc 2: HS thưc hiện nhiệm vụ học tập.
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
+ Cùng HS phân tích các từ khoá để xác định đức tính đặc trưng của từng bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ HS ghi bài theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH NHẬN DIỆN VÀ GIỚI THIỆU ĐỨC TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA EM)
Mục tiêu:
Nhận diện và giới thiệu được đức tính đặc trưng của bản thân
Rèn luyện kĩ năng nhận thức bản thân.
Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
Sản phẩm: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS suy ngẫm về đức tính đặc trưng của mình dựa trên những gợi ý sau đây:
+ Em thường có hành vi ứng xử với mọi người trong cuộc sống như thế nào?
+ Em có tự giác tham gia các hoạt động thiện nguyện và hoạt động cộng đồng không? 
+ Khi giải quyết vấn đề nào đó với mọi người xung quanh, thái độ của em như thế nào?
HS làm việc cá nhân để tự rút ra đức tính đặc trưng của mình.
Mời một số HS giới thiệu đức tính đặc trưng cùa bản thân với lớp và nêu rõ điểu em thích hoặc tự hào về đức tính đặc trưng của mình. Yêu cầu HS lắng nghe tích cực phát biểu ý kiến giới thiệu của bạn để học hỏi, bày tỏ cảm xúc hoặc đặt câu hỏi.
Tổ chức cho HS cùng tạo lập vườn hoa đẹp của lớp bằng cách: Từng HS viết những đức tính đặc trưng cùa mình vào bông hoa được cắt từ giấy màu khác nhau rồi đính lên bảng (sử dụng nam châm hoặc bằng băng dính) để tạo ra vườn hoa đẹp của lớp.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Lập và thực hiện được kế hoạch rèn luyện những đức tính cần thiết cho bản thân.
Nội dung:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động vận dụng trong SGK 
HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK 
Sản phẩm: Kết quả cùa HS
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động sau giờ học dưới đây:
Lập kế hoạch rèn luyện những đức tính cần thiết cho bản thân theo mẫu gợi ý:
TT
Đức tính cần rèn luyện
Biện pháp thực hiện
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Tạo cơ hội thực hành cho người học
Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Phù họp với mục tiêu, nội dung
Hệ thống câu hỏi và bài tập
Trao đổi, thảo luận

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_tuan_6_tiet_6_duc.docx