Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 15

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 15

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tích cực trong học tập

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 10 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33-35
CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT- HỖN HỢP. 
PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT
KHTN 6
BÀI 15: CHẤT TINH KHIẾT- HỖN HỢP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS:
- Nêu được khái niệm chất tinh khiết, hỗn hợp.
- Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.
- Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rần hoà tan trong nước.
- Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung địch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.
- Quan sát được một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhữ tương.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+Tự chủ và tự học: Tự học theo hướng dẫn của GV các nội dung về chất tỉnh khiết, hỗn hợp, dung dịch, huyền phù và nhũ tương
+Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
+Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các phương án tìm hiểu chất tỉnh khiết, hỗn hợp, dung dịch, huyền phù và nhũ tương.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm chất tinh khiết, hỗn hợp
+Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất; Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch, các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước; Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rần hoà tan trong nước
+Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được thí nghiệm đề biết dung môi, dung dịch là gì; Phân biệt được dung môi và dung dịch
+Vận dụng kiến thức, kỉ năng đã học: Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực trong học tập
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với giáo viên: tranh ảnh, máy chiếu, slide bài giảng, 
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động: Ở bài 14, em đã được học các loại lương thực- thực phẩm. Chúng ở dạng tinh khiết hay hỗn hợp? Trong cuộc sống có những sản phẩm ở dạng chất tinh khiết những cũng có nhiều sản phẩm ở dạng hỗ hợp, Vậy thế nào là chất tinh khiết, hỗn hợp? 
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức đã học à trình bày ý kiến
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 
HS trình bày ý kiến sau khi nghiên cứu
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét à dẫn dắt vào bài mới: Bài học 15: Chất tinh khiết- hỗn hợp ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và giải thích được những vấn đề đó
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. CHẤT TINH KHIẾT
Hoạt động 1: Quan sát một số chất trong cuộc sống
a. Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét về một số chất có ứng dụng trong cuộc sống.
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu các nhóm HS quan sát hình 15.1 và trả lời các nội dung 1 và 2 trong SGK:
Câu 1. Em có nhận xét gì về số lượng các chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tỉnh. Các chất đó ở thể nào?
Câu 2: Đường có vị ngọt, muối ăn có vị mặn, nước sôi ở 100 9C và khí oxygen hoá lỏng ở -183 °C. Theo em, nếu lẫn tạp chất khác thì những tính chất trên có thay đổi không?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 
 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
1/ Các chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tinh đều nguyên chất, không lẫn tạp chất. Nước cất ở thể lỏng, oxygen ở thể khí, đường tinh luyện và muối ăn ở thể rắn.
2/ Nếu lẫn tạp chất thì vị, nhiệt độ sôi và nhiệt độ ngưng tụ của các chất ( đường, nước sôi, khí oxygen hóa lỏng ở -183 °C) sẽ thay đổi.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.
*Tiểu kết: Chất tinh khiết ( chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.
II. HỖN HỢP
Hoạt động 2: Quan sát một số sản phẩm chứa hỗn hợp các chất
a) Mục tiêu: HS quan sát một số hỗn hợp được minh họa ở hình 15.2 và 15.3 trong SGK, sau đó tổ chức cho HS thảo luận
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, tổ chức cho HS hoạt động thảo luận những nội dung 3,4,5 trong SGK:
3. Bột canh có phải là chất tỉnh khiết không? Em hãy liệt kê các thành phần tạo nên bột canh được dùng làm gia vị trong bữa ăn của gia đình em.
4. Nếu có đủ nguyên liệu, em làm thế nào để có bột canh? Nếu bớt một trong các thành phần của bột canh thì vị có thay đổi không? Giải thích.
5. Quan sát hình 15.3, em hãy cho biết nước khoáng thiên nhiên có phải là nước nguyên chất không. Giải thích.
GV đặt thêm câu hỏi: Em đã bao giờ xem thợ xây trộn vừa xây dựng chưa? Em hãy tìm hiểu xem cần những vật liệu gì để tạo nên vữa xây dựng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động cá nhân, quan sát tranh
 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + Gọi một số HS trả lời câu hỏi, HS còn lại nghe và nhận xét.
3: Bột canh không phải là chất tinh khiết. Bột canh có thành phấn gốm nhiều chất như: muổi ăn, đường, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu, ...
 4: Khi trộn lẫn các nguyên liệu với nhau theo tỉ lệ thích hợp, ta được bột canh. Nếu bớt một trong các thành phần thì vị của bột canh sẽ thay đổi do mỗi thành phần có tính chất riêng, tạo nên vị đặc trưng.
5: Nước khoáng thiên nhiên không phải là nước nguyên chất. Vì ngoài nước, trong thành phần của nước khoáng còn chứa một số chất khoáng khác.
CH bổ sung: Những vật liệu cần thiết để tạo nên vữa xây dựng gồm: xỉ măng, cát, nước.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động
*Tiểu kết: Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
III. HỖN HỢP ĐỒNG NHẤT HỖN HỢP KHÔNG ĐỒNG NHẤT
Hoạt động 3: Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
a. Mục tiêu: HS thực hiện thí nghiệm 1 để rút ra khái niệm về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát những hiện tượng ở thí nghiệm 1 và thảo luận các nội dung trong SGK
* Thí nghiệm 1:
6. Từ thí nghiệm 1, hãy cho biết các chất lỏng có hoà tan trong nhau không?
7. Quan sát hình 15.4, em hãy nhận xét sự phân bố thành phần các chất trong hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất.
GV đưa ra câu hỏi củng cố:
Em hãy lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
Sau đó HS cũng đọc phần Đố em, thảo luận cùng nhau và trả lời câu đố
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 6,7, câu hỏi củng cố và câu đố
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
* Thí nghiệm 1:
+ Ống nghiệm thứ nhất: Rượu tan được trong nước
+ Ống nghiệm thứ hai: Dầu ăn không tan trong nước, nổi lên trên do nhẹ hơn nước.
* Hình 15.4:
+ Hỗn hợp đồng nhất: các chất phân bố đồng đều trong hồn hợp
+ Hỗn hợp không đồng nhất: các chất phân bố không đống đều trong hồn hợp.
? Củng cố:
+ Hỗn hợp đồng nhất: nước đường, nước muối, ...
+ Hỗn hợp không đồng nhất: sữa đặc và nước, bột mì và nước, ...
* Giải đáp đố em: Vì dầu hoả không tan trong nước, nhẹ hơn nước và nổi lên trên nên khi cho thêm nước vào, phần dầu hoả sẽ được dâng lên phía trên đến khi chạm bắc đèn, làm cho đèn tiếp tục cháy sáng.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Từ việc thảo luận những nội dung liên quan đến các thí nghiệm trên, GV hướng dẫn để HS rút ra khái niệm về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất như trong SGK:
*Tiểu kết:
+ Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi ví trí trong toàn bộ hỗn hợp
+ Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp
IV. CHẤT RẮN TAN VÀ KHÔNG TAN TRONG NƯỚC
Hoạt động 4: Thử khả năng hòa tan các chất rắn trong nước
a. Mục tiêu: HS thực hiện thí nghiệm 2 ( hình 15.5) để tìm hiểu khả năng hòa tan của các chất rắn trong nước
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng thí nghiệm, sau đó gợi ý các nhóm HS thảo luận những nội dung 8, 9 trong SGK.
8. Em hãy kể tên một số chất rần tan được trong nước, một số chất rán không tan được trong nước mà em biết.
9. Từ thí nghiệm 2, em hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 15.1.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 6,7, câu hỏi củng cố và câu đố
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
* Thí nghiệm 2:
+ Chất rắn tan được trong nước: muối ăn, đường, mi chính (bột ngọt), phân bón hoá học, ...
+ Chất rắn không tan được trong nước: sắt, cát, đá vôi, bột mì, ...
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Từ việc thảo luận những nội dung liên quan đến các thí nghiệm trên, GV cùng HS rút ra kết luận về một số chất rắn tan được trong nước và một số chất rắn không tan được trong nước, khả năng hòa tan của chúng là khác nhau
Bảng 15.1 Kết quả thí nghiệm 2
Ống nghiệm
Chất tan
Hiện tượng quan sát được
Giải thích
1
Muối ăn
Hỗn hợp đồng nhất
Muối tan trong nước
2
Đường
Hỗn hợp đồng nhất
Đường tan trong nước
3
Bột mì
Xuất hiện một ít bột mì lơ lửng trong nước, còn lại phần lớn lắng xuống đáy ống nghiệm. Nếu để lâu, toàn bộ bột mì sẽ từ từ lắng hết xuống đáy ống nghiệm
Bột mì không tan trong nước
4
Cắt
Lắng xuống đáy ống nghiệm
Cát không tan trong nước
5
Thuốc tím
Hỗn hợp đồng nhất màu tín
Thuốc tím tan trong nước
6
Iodine
Chất rắn màu tín đen, lắng xuống đáy ống nghiệm. Nước vẫn trong suốt, không màu
Iodine không tan trong nước
*Tiểu kết: -Một số chất rắn tan được trong nước và một số chất rắn không tan được trong nước. 
 - Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau
V. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG CHẤT RẮN HÒA TAN TRONG NƯỚC
Hoạt động 5 : Tiến hành thí nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước
a. Mục tiêu: HS thực hiện thí nghiệm 2 ( hình 15.5) để tìm hiểu khả năng hòa tan của các chất rắn trong nước
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu các nhóm HS quan sát và ghi nhận kết quả thí nghiệm để thảo luận các nội dung 10.11 trong SGK
10. Tiến hành thí nghiệm 3 và hoàn thành kết quả theo mâu 15.2
11. Đường ở cốc nào sẽ tan nhanh nhât, chậm nhất? Giải thích?
Gv đặt ra thêm cho HS một số câu hỏi như sau:
a) Tại sao đun nóng dung dịch lại làm chất rắn tan nhanh hơn?
b) Tại sao nghiền nhỏ chất rần lại làm chất rần tan nhanh hơn?
c) Tại sao khuấy đều dụng dịch lại làm chất rần tan nhanh hơn?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 6,7, câu hỏi củng cố và câu đố
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
* Thí nghiệm 3:
10: HS tự hoàn thành bảng 15.2
11: + Cốc 1 tan chậm nhất vì sử dụng đường với kích thước lớn và nước lạnh nên khó hoà tan.
 + Cốc 5 tan nhanh nhất vì sử dụng đường nghiền nhỏ, được khuấy đều trong nước nóng nên dễ hoà tan.
* Câu hỏi bổ sung:
a. Ở nhiệt độ cao, các hạt chất của nước chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn
b. Khi nghiền nhỏ chất rắn sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt giữa chất rắn với các hạt chất của nước, khiến chất rắn được hoà tan nhanh hơn.
c. Khi khuấy đều dung dịch lại làm chất rắn tan nhanh hơn là do vì khi khấy đều sẽ tạo ra sự tiếp xúc liên tục giữa chất rắn và các hạt chất của nước,khiến quá trình hòa tan chất rắn xảy ra nhanh hơn
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Từ việc thảo luận những nội dung liên quan đến các thí nghiệm trên, GV cùng HS rút ra kết luận về một số chất rắn tan được trong nước và một sốc hất rắn không tan được trong nước, khả năng hòa tan của chúng là khác nhau
*Tiểu kết: Muốn chất rắn tan nhanh trong nước ,có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau:
-Khuấy dung dịch.
-Đun nóng dung dịch.
-Nghiền nhỏ chất rắn.
VI. CHẤT KHÍ TAN TRONG NƯỚC
Hoạt động 6 : Quan sát khi rót nước ngọt đóng chai
a. Mục tiêu: HS quan sát hình ảnh rót nước ngọt đóng chai vào cốc ở hình 15.7 trong SGK.
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS nhận xét hình 15.7 và tổ chức cho HS trả lời nội dung trong SGK.
12. Khi em mở nắp chai nước ngọt để rót vào cốc (hình 15.7) thì thấy bọt khí tạo ra và nghe tiếng “xì xèo" ở miệng cốc. Em hãy giải thích hiện tượng này.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 12
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV giải thích cụ thể thêm cho HS về hiện tượng tiếng “ xì xèo” khi rót nước ngọt vào cốc:
Trong nước ngọt có hoà tan thêm khí CO, (khí không độc, tan được một phần trong nước, tạo dung dịch có vị chua nhẹ, kích thích tiêu hoá thức ăn). Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO, hoà tan vào nước. Sau đó nạp vào chai hoặc lon và đóng kín lại thì thu được nước ngọt.
Khi mở nắp chai nước ngọt để rót vào cốc, áp suất bên ngoài thấp hơn trong chai nên CO, lập tức bay vào không khi, tạo ra bọt khí với tiếng "xì xèo” ở miệng cốc.
Vào mùa hè, người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO.. Do ảnh hưởng bởi nhiệt độ trong dạ dày nên khí CO, nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, mang đi bớt một phần nhiệt lượng trong cơ thể, làm cho người uống có cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
*Tiểu kết:
Một số chất khí có thể tan trong nước.Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau.
VII. DUNG DỊCH- DUNG MÔI-CHẤT TAN
Hoạt động 7 : Phân biệt dung dịch- dung môi- chất tan
a. Mục tiêu: HS xem lại kết quả thí nghiệm 1,2 để phân biệt dung dịch, dung môi và chất tan
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv chia HS trong lớp thành các nhóm và hướng dẫn HS báo cáo lại kết quả của thí nghiệm 1,2 sau đó Gv gợi ý thảo luận những câu hỏi trong SGK:
13. Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết dầu ăn và ethanol, chất nào tan hoàn toàn trong nước. Hỗn hợp thu được là đồng nhất hay không đồng nhất?
14. Ở thí nghiệm 2, những chất rắn tan trong nước tạo ra hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất?
15. Dựa vào hình 15.8, em hãy mô tả quá trình tạo ra dung dịch đường.
GV đặt thêm câu hỏi củng cố:
* Em hãy lấy ví dụ chất tan trong dụng môi này mà không tan trong dụng môi khác.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 13-15
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
* Ở thí nghiệm 1:
+ Ethanol tan hoàn toàn trong nước, tạo ra hỗn hợp đồng nhất.
+ Dầu ăn không tan trong nước, tạo ra hỗn hợp không đồng nhất.
* Ở thí nghiệm 2:
Khi hoà tan các chất rần trong nước, ta sẽ thu được hỗn hợp đồng nhất.
* Hình 15.8:
Khi cho đường vào nước và khuấy đều, các hạt đường sẽ tan và phân bố đều vào nước, tạo thành hỏn hợp đồng nhất gọi là dung dịch đường.
* Ví dụ chất tan trong dụng môi này mà không tan trong dụng môi khác:
+ Muối ăn là chất tan được trong nước nhưng không tan trong xăng hoặc dầu hoá. Ngược lại, cao su tan được trong xăng nhưng không tan trong nước.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Qua hoạt động 7, HS rút ra thế nào là chất tan, dung môi và dung dịch. GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK:
*Tiểu kết:
-Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
- Chất tan là chất được hoà tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.
-Dung môi là chất dùng để hoà tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng.
VIII. HUYỀN PHÙ
Hoạt động 8 : Quan sát hiện tượng bồi đắp phù sa
a. Mục tiêu: HS quan sát hiện tượng bồi đắp phù sa qua hình 15.9 trong SGK để tìm hiểu khái niệm huyền phù
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV có thể chiếu một video về hiện tượng bồi đắp phù sa của các con sông hoặc tổ chức cho HS quan sát hình 15.9, gợi ý HS thảo luận nội dụng 16 trong SGK:
16. Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bới đắp thêm chất dinh dưỡng cho đất ở vùng đồng bằng nơi chúng chảy qua. Em hãy cho biết tại sao lại có hiện tượng này.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 16
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
Giải thích hiện tượng:
Nước sông đem theo phù sa giàu dinh dưỡng là các hạt rắn lơ lửng trong nước. Khi chảy qua đồng bằng, các hạt phù sa rắn này bị giữ lại, bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đồng bảng.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Gv nhận xét câu trả lời của HS
Qua biện tượng bồi đắp phù sa, GV gợi ý để HS biết phù sa là một dạng huyền phù vò yêu cầu HS rứt ra khái niệm huyền phù như SGK.
*Tiểu kết: Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.
IX. NHŨ TƯƠNG
Hoạt động 9 : Quan sát cách tạo xốt mayonnaise
a. Mục tiêu: HS quan sát cách làm xốt mayonnaise ở hình 15.10 trong SGK
để tìm hiểu khái niệm nhũ tương.
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV mô tả hình 15.10, giúp HS hiểu được thành phần của xốt mayonnaise, gợi ý HS thảo luận nội dụng 17 trong SGK
17. Món xốt mayonnaise em yêu thích sử dụng trong các món salad có thể tự chế biến ở nhà với các nguyên liệu đơn giản như trong hình 15.10 bằng cách trộn lẫn thành một hồn hợp. Theo em, hồn hợp xót mayonnaise là một dung dịch, huyền phù hay một dạng khác?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 17
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
Giải thích: Xốt mayonnaise không phải dung dịch vì là hỗn hợp không đồng nhất. Xốt này cũng không là huyền phù vì không phải các hạt rắn phân bổ trong chất lỏng.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Gv nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, mở rộng trong SGK về việc tạo nhũ tương nhựa đường, dùng để rải đường nhựa.
*Tiểu kết:
Nhũ tương là một hỗn hợp không đông nhất gồm một hay nhiều chất lòng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau
X. PHÂN BIỆT DUNG DỊCH, HUYỀN PHÙ VÀ NHŨ TƯƠNG
Hoạt động 10 : Quan sát một số hỗn hợp
a. Mục tiêu: HS phân biệt được dung dịch, huyền phù và nhũ tương.
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV mỏ tả các hình 15.11, 15.12 và 15.13 trong SGK, gợi ý HS thảo luận các nội dụng 18, 19 trong SGK:
18. Em hãy lấy một số ví dụ về huyền phù, nhũ tương mà em biết trong thực tế.
19. Từ các hình 15.11 đến 15.13, hãy phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương.
Sau đó GV hỏi thêm câu hỏi củng cố:
* Hãy phân biệt hai dạng hỗn hợp: cát trong nước biển và muối trong nước biển.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 17
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
18.Một số ví dụ về huyền phù, nhũ tương:
+ Huyền phù: nước bột sắn dây, khuấy bột mì trong nước, nước sông, ...
+ Nhủ tương: lòng đỏ trứng, xốt dầu giấm, sữa đặc và nước, mĩ phẩm dạng lỏng như sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng da, ...
* Phân biệt hai dạng hỗn hợp: cát trong nước biển và muối trong nước biển:
+ Cát trong nước biển: huyền phù.
+ Muối trong nước biển: dung dịch.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Gv nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, mở rộng trong SGK :
19.Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương:
Phân biệt
Đặc điểm
Ví dụ
Huyền phù
Hỗn hợp gồm các hạt rắn lơ lửng, phân tán trong môi trường lỏng. Ngược lại với dung dịch, nếu để yên huyền phù một thời gian thì các hạt chất rắn sẽ lằng xuống
Ví dụ: nước sông, nước bột sẵn dây, ...
Dung dịch
Chất tan hoà tan được trong dung môi, tạo thành hỗn hợp đồng nhất
Ví dụ: hoà tan muối än vào nước thu được dung dịch nước muối.
Nhũ tương
Hỗn hợp gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường lỏng và thường là không hoà tan vào nhau. 
Ví dụ: xốt dầu giấm, xốt mayonnaise, sữa, mi phẩm dạng lỏng, viên nang dấu cá, ....
*Tiểukết:
 Ngược lại với dung dịch, khi để yên một huyền phù thù hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy tạo một lớp cặn. Nếu để yên nhũ tương thì các chất lỏng vẫn phân bố trong nhau nhưng không đồng nhất. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :
Câu 1: Hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng sau :
Đối tượng nghiên cứu
Thành phần
Chất tinh khiết hay hỗn hợp
Hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất
Nước cất
Nước
Chất tinh khiết
Đồng nhất
Nước biển
Cà phê sữa
Khí oxygen
Không khí
Vừa xây dựng
Câu 2 : Hãy cho biết một số hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất thường gáp (không lầy những ví dụ có trong bài học).
Câu 3. Cho các từ sau: chất tính khiết; hỗn hợp; đồng nhất; không đồng nhất; oxygen; carbon dioxide. Xác định từ phù hợp để hoàn thành câu dưới đây:
Nước uống có gas là một (1)... gồm đường, màu thực phẩm, hương liệu, chất
bảo quản và khí (2) ... tan trong nước, tạo thành hỗn hợp (3)...
Câu 4. Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y
học để chữa bệnh khó Liêu, ự chua. Sữa magie thuộc loại
A. dung dịch. 
B. huyện phù.
C. nhũ tương. 
D. hỗn hợp đồng nhất.
Câu 5. Cho các tử sau: lắc đều; huyển phù; nhũ tương; hai lập. Em hãy lựa chọn từ phù hợp với chỗ trồng để hoàn thành các càu dưới đây:
Dầu giấm mẹ em thường trộn salad là (1)... Khi để yên lâu ngày, lọ đầu giấm thường phân thành (2) ... chất lỏng. Trước khi dùng dầu giấm chúng ta cần phải (3)...
Câu 6 : Cho các từ sau: hỗn hợp đồng nhất; hồn hợp không đồng nhất; nhũ tương; huyền phú; dung dịch; sương; bụi; bọt. Em hãy lựa chọn từ phù hợp điển vào các số từ (1) đến (6) trong sơ đồ dưới đây :
- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm
- GV nhận xét , đánh giá :
Câu 1 :
Đối tượng nghiên cứu
Thành phần
Chất tinh khiết hay hỗn hợp
Hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất
Nước cất
Nước
Chất tinh khiết
Đồng nhất
Nước biển
Muối, nước
Hỗn hợp
Đồng nhất
Cà phê sữa
Cà phê, sữa
Hỗn hợp
Không đồng nhất
Khí oxygen
Oxygen
Chất tinh khiết
Đồng nhất
Không khí
Oxygen, nitrogen, 
Hỗn hợp
Đồng nhất
Vữa xây dựng
Xi măng, cát và nước
Hỗn hợp
Không đồng nhất
Câu 2 :
+ Hỗn hợp đồng nhất: cồn, rượu, nước hoa, ...
+ Hỗn hợp không đồng nhất: nước mắm chấm nem, mảm tôm, xoài dầm nước mắm, ...
Câu 3 :
(1) hỗn hợp ; (2) carbon dioxide ; (3) đồng nhất.
Câu 4: B
Câu 5 : 
(1) nhũ tương ; (2) hai lớp ; (3) lắc đều.
Câu 6 :
(1) hỗn hợp không đồng nhất ; (2) huyền phù ; (3) nhũ tương
(4) bọt ; (5) bụi ; (6) sương.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi vận dụng:
* Vào mùa hè, chúng ta thường pha nước chanh đường có đá để giải khát. Theo em, nên hoà tan đường vào nước ấm rồi cho đá vào hay cho đá vào trước rồi mới hoà tan đường?
- GV nghe HS phát biểu và nhận xét:
Nên hoà tan đường vào nước ấm trước rồi mới cho đá vào sau. Nếu cho đá vào trước thì nhiệt độ của nước sẽ hạ xuống, làm quá trình hoà tan đường bị chậm lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bai_15.docx