Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cu đo và an toàn thực hành - Tiết 1+2+3: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Năm học 2021-2022 - Thân Quý Đức

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cu đo và an toàn thực hành - Tiết 1+2+3: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Năm học 2021-2022 - Thân Quý Đức

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.

- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và không gian sống.

- Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

- Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

•Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

•Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-Năng lực riêng :

•Nhận thức và tư duy về khoa học tự nhiên: bước đầu hiểu được khoa học tự nhiên là gì; phân biệt được vật sống và không gian sống; phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu; vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

•Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Khoa học tự nhiên trong từng bài học cụ thể.

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng các phẩm chất yêu môi trường sống xung quanh, thích tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên.

 

docx 12 trang Hà Thu 3410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cu đo và an toàn thực hành - Tiết 1+2+3: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Năm học 2021-2022 - Thân Quý Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÁC PHÉP ĐO
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN,
DỤNG CU ĐO VÀ AN TOÀN THỰC HÀNH
Tiết 1,2,3: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.
- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và không gian sống.
- Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
•Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
•Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
-Năng lực riêng : 
•Nhận thức và tư duy về khoa học tự nhiên: bước đầu hiểu được khoa học tự nhiên là gì; phân biệt được vật sống và không gian sống; phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu; vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
•Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Khoa học tự nhiên trong từng bài học cụ thể.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng các phẩm chất yêu môi trường sống xung quanh, thích tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án. Một số tranh ảnh được phóng to gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV đặt vấn đề: Nhận thức thế giới tự nhiên xung quanh luôn luôn là khát vọng, là nhu cầu của con người từ cổ xưa cho đến ngày nay. Những hiểu biết về thế giới tự nhiên sẽ giúp con người phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về cả vật chất và tinh thần. Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta thật phong phú và đa dạng, bao gồm các sự vật, hiện tượng tự nhiên, động vật, thực vật,... và cả con người. Có lẽ các em đã nhiều lần nghe được nghe về nhà nhà khoa học hoặc nhà nghiên cứu. Đó chính là những người nghiên cứu về thế giới tự nhiên trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Để hiểu hơn về khoa học tự nhiên, chúng ta cùng vào Bài 1 - Giới thiệu về khoa học tự nhiên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thế nào là Khoa học tự nhiên?
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được lịch sử là gì, môn lịch sử là gì.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt vấn đề: Thông qua thực tiễn cuộc sống và các bài học ở trường tiểu học, các em đã ít nhiều hiểu biết về khoa học tự nhiên (KHTN). KHTN luôn gắn bó với con người và cần thiết với con người. Vậy thế nào là KHTN?
- Gv yêu cầu HS đọc thông tin mục I Thế nào là Khoa học tự nhiên? Sgk trang 4. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ KHTN nghiên cứu về điều gì?
+ Nhà khoa học là gì?
+ Nêu phương pháp nghiên cứu chung của KHTN?
- GV mở rộng kiến thức: Các vật quanh ta đều chuyển động và biến đổi không ngừng. Ví dụ: Trái đất quay quanh Mặt trời, hạt thóc nảy mầm phát triển thành cây lúa, con người được sinh ra lớn lên,...Các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống đều rất đa dạng và phong phú nhưng có tính chất
chung là xảy ra theo các quy luật xác định. KHTN nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và tìm ra các tính chất, quy luật của chúng.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 sgk trang 5 và cho biết: Những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu KHTN?
- Gv yêu cầu HS thực hiện hoạt động luyện tập: Em hãy tìm thêm ví dụ về những hoạt động được coi là nghiên cứu KHTN và hoạt động không phải là nghiên cứu KHTN
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc mục Em có biết và Tìm hiểu thêm sgk trang 5 để biết thêm về các nhà khoa học nổi tiếng tại Việt Nam và trên thế giới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thế nào là Khoa học tự nhiên?
- Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sông của con người.
- Nhà khoa học là những người chuyên nghiên cứu khoa học tự nhiên.
- Phương pháp nghiên cứu chung của khoa học tự nhiên là tìm hiểu để khám phá những điều mà con người còn chưa biết về thế giới tự nhiên, hình thành tri thức khoa học.
- Những hoạt động là hoạt động nghiên cứu KHTN:
+ a (Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi).
+ b (Tìm hiểu vũ trụ).
+ c (Tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở vùng biển Việt Nam).
+ g (Lai tạo giống cây trồng mới).
- Ví dụ:
+ Hoạt động nghiên cứu KHTN: Nghiên cứu, tìm hiểu về khả năng sinh trưởng và đánh giá mức độ chịu mặn của lúa ở giai đoạn nảy mầm và cây non. 
+ Hoạt động không phải nghiên cứu KHTN: Vẽ tranh cánh đồng lúa chín ở quê hương em. 
Hoạt động 2: Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vai trò của KHTN trong cuộc sống.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2 sgk trang 6 và trả lời câu hỏi: Hãy quan sát Hình 1.2 và cho biết KHTN có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người? Cho ví dụ minh họa.
- GV yêu cầu HS thảo luận và thực hiện hoạt động luyện sgk trang 6: Hãy tìm các hoạt động nghiên cứu KHTN đem lại cho lợi ích cuộc sống của con người theo gợi ý trong bảng 1.1.
- GV gọi 1 HS đứng dậy đọc mục Em có biết sgk trang 6 để biết được khoa học còn chưa biết nhiều điều xảy ra trong thế giới tự nhiên. Trong một số lĩnh vực như dự báo thời tiết, thiên tai, các nhà khoa học có thể dự báo chính xác những cơn bão sẽ đến những không thể dự đoán được chính xác các trận động đất. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống 
- Vai trò của KHTN trong cuộc sống của con người:
+ Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
+ Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
+ Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
+ Bảo vệ mội trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Ví dụ minh họa: 
+ Đồng hồ (công cụ đo lường thời gian cho toàn thế giới) giúp cho mọi hoạt động nhất là lao động vào quy củ nền nếp hơn. 
+ Radio (thiết bị phát thanh đại chúng đầu tiên và ngày càng phổ biến) giúp truyền đi giá trị văn hóa đến hàng triệu người, kể cả những người không biết đọc viết.
- Các hoạt động nghiên cứu KHTN đem lại lợi ích 
cho cuộc sống của con người:
+ Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người: Phát minh thế hệ mạng di động thứ 5 (hệ thống không dây thứ 5, 5G), là chìa khóa giúp con người đi vào thế giới mạng lưới vạn vật kết nối Internet, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng nhất.
+ Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế: Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy cho năng suất, chất lượng cao.
+ Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người: Nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng chống covid 19.
 Hoạt động 3: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN; đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN đó; thiên văn học là ngành KHTN cổ nhất.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục III Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên sgk trang 7 và trả lời câu hỏi: 
+ KHTN có những lĩnh vực chủ yếu nào? Phân loại những lĩnh vực đó.
+ Em hãy quan sát Hình 1.3 sgk trang 7 và cho biết đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực thuộc KHTN.
- GV yêu cầu HS thảo luận và thực hiện hoạt động luyện tập sgk trang 8: Hãy lấy ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN, theo gợi ý trong Bảng 1.2.
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc mục Em có biết sgk trang 8 để biết được Thiên văn học là ngành KHTN cổ nhất. Các nhà thiên văn học đầu tiên quan sát bầu trời vào ban đêm bằng những dụng cụ thô sơ. Tuy nhiên, thiên văn học cổ đã có nhiều đóng góp vào việc tính khoảng cách của các ngôi sao, xác định được phương hướng và xây dựng các bộ lịch thời gian. Ngày nay, Thiên văn học là ngành KHTN vô cùng hiện đại.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
3. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
- KHTN có 5 lĩnh vực chủ yếu đó là: vật lí, hóa học, sinh học, thiên văn học và khoa học trái đất. 
+ Khoa học sự sống: sinh học.
+ Khoa học vật chất: Vật lí, hóa học, thiên văn học, khoa học trái đất.
- Quan sát Hình 1.3 sgk trang 7, đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực thuộc KHTN:
+ Sinh học: nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên trái đất.
+ Thiên văn học: nghiên cứu về vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao,...).
+ Khoa học trái đất: nghiên cứu về trái đất.
+ Vật lí: nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
+ Hóa học: nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất.
- Ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN:
+ Vật lí: năng lượng điện.
+ Hóa học: khí ni-tơ trong phân bón cho cây trồng.
+ Sinh học: giống gà siêu thịt.
+ Thiên văn học: sao hỏa, sao kim, sao mộc,...
+ Khoa học trái đất: núi lửa ở Phi-lip-in phun trào.
Hoạt động 4: Vật sống và vật không sống
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được thế nào là vật sống và vật không sống; đặc điểm để nhận biết vật sống; biết được sự sống có ngoài trái đất hay không.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.4 và đọc nội dung thông tin mục 1 Thế nào là vật sống và vật không sống, trả lời câu hỏi:
+ Thế nào vật sống, vật không sống?
+ Quan sát Hình 1.4, nêu tên những vật sống, vật không sống?
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.5 sgk
trang 10 và trả lời câu hỏi: Những đặc điểm nào giúp em nhận biết vật sống?
- GV giải thích rõ hơn cho HS:
+ Vật sống và vật không sống đều là đối tượng nghiên cứu của KHTN. 
+ Mọi vật sống khi chết đi sẽ trở thành vật không sống.
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi trong phần thực hiện hoạt động luyện tập sgk trang 1.1: Hãy lấy ví dụ về vật sống, vật không sống trong tự nhiên và đánh dấu vào những đặc điểm để nhận biết đó là vật sống hay vật không sống theo gợi ý trong Bảng 1.3. 
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận và trả lời câu hỏi: chiếc xe máy nhận xăng, thải khói và chuyển động. Vậy xe máy có phải là vật sống không? Vì sao? 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc mục Em có biết sgk trang 11 để biết có sự sống ngoài trái đất hay không?: Trải qua hàng nghìn năm con người luôn cố gắng trả lời câu hỏi: có sự sống và con người ngoài trái đất hay không. Có giả thuyết cho rằng có các dạng sống thô sơ (vi-rút) có thể tồn tại ở các hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Đồng thời, chưa có bằng chứng nào chứng tỏ vật thể bay là 
của con người ngoài trái đất. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
4. Vật sống và vật không sống
a. Thế nào là vật sống và vật không sống?
- Vật sống (còn được gọi là vật hữu sinh): gốm các dạng sống đơn gian (vi-rút) và sinh vật. Chúng mang những đặc điểm của sự sống.
- Vật không sống (còn được gọi là vật vô sinh): chúng không mang những đặc điểm của sự sống.
- Quan sát Hình 1.4:
+ Tên những vật sống: con cá, con chim, mầm 
cây, con sứa.
+ Tên những vật không sống: xe đạp, đôi giày, cái cốc. 
b. Những đặc điểm để nhận biết vật sống
- Những đặc điểm nhận biết vật sống: 
+ Thu nhận chất cần thiết: sinh vật lấy thức ăn, chất dinh dưỡng, nước từ môi trường.
+ Thải bỏ chất thải: sinh vật thải chất thải ra môi trường.
+ Vận động: chạy, nhảy, đi,...
+ Lớn lên: sinh vật lớn lên, tăng trưởng về kích thước và hình thành các bộ phận mới.
+ Sinh sản: sinh vật duy trì được nòi giống.
+ Cảm ứng: sinh vật phản ứng lại các tác động của môi trường.
+ Chết: đến độ tuổi nhất định hoặc do nhiều nguyên nhân vật sống sẽ bị chết. 
- Vật sống: Con khỉ: 
•Thu nhận chất cần thiết: thức ăn (trái cây, các loại hạt, hoa, một số thức ăn của con người, côn trùng,..), nước uống,...
•Thải bỏ chất thải: thải phân.
•Vận động: leo treo trên cây.
•Lớn lên: khỉ con lớn lên và hình thành các bộ phận đầy đủ.
•Sinh sản: khỉ cái sinh sản ra khỉ con.
•Cảm ứng: có hành động phản ứng lại khi bị con người săn bắn, có hành vi làm tổn hại đến cuộc sống của loài khỉ,...
•Chết: khỉ đến độ tuổi nhất định hoặc trở thành con mồi cho báo đốm, sư tử hổ,....
- Vật không sống: Cái cặp sách (không có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản, cảm ứng và chết).
- Chiếc xe máy không phải là vật sống vì:
+ Nhận xăng, thải khói và chuyển động là do tác động trực tiếp của con người vào chiếc xe, xe máy không tự làm được.
+ Chiếc xe máy không có những đặc điểm lớn lên, sinh sản hay cảm ứng của vật sống. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. 
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Câu 1: Em hãy chỉ ra những lợi ích và tác hại của một ứng dụng KHTN cụ thể đối với con người 
và môi trường sống?
Câu 2: Hãy cho biết, trong các vật sau đây, vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống?
1.Em bé
2.Quyển sách
3.Cây tre
4.Cái ghế
5.Con ong
6.Đôi tất
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1: Những lợi ích và tác hại cụ thể của chiếc điện thoại thông minh đối với con người:
-Ưu điểm: Việc kết nối dễ dàng và sinh động; vừa giải trí, vừa làm việc được; ghi chú lại những điều cần nhớ mà không cần giấy bút,...
-Tác hai: con người bị lệ thuộc quá nhiều vào điện thoại, không có điện thoại con người trở nên buồn chán; một bộ phận đa số trẻ em hiện nay không chơi với người khác, bạn bè mà chỉ có nhu cầu xem điện thoại, làm mất đi khả năng giao tiếp xã hội. 
Câu 2: 
-Vật sống: 1,3,5.
-Vật không sống: 2,4,6.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy tìm đọc tiểu sử của một nhà khoa học nổi tiếng và viết tóm tắt về: quốc tịch, ngày sinh, phát minh quan trọng và điều mà em thích nhất về nhà khoa học đó. 
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ KHTN, DỤNG CỤ ĐO
 VÀ AN TOÀN THỰC HÀNH
BÀI 2: MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO VÀ QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
- Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học.
- Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.
- Phân biệt được các cảnh báo trong phòng thực hành.
- Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.
2. Năng lực
-Năng lực chung: 
•Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
•Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
-Năng lực riêng : 
•Nhận thức và tư duy về khoa học tự nhiên: bước đầu hiểu được các dụng cụ đo, cách đo và an toàn trong thực hành. 
•Vận dụng: biết vận dụng được kiến thức đã học để sử dụng an toàn trong học tập và lao động. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng các phẩm chất cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn khi tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
-Giáo án. Một số tranh ảnh được phóng to gắn với nội dung bài học.
-Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
-SGK.
-Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS đọc và thảo luận trả lời câu hỏi 1, 2, 3. 
- GV đặt vần đề: Trong cuộc sống chúng ta cần phải đo rất nhiều các đại lượng như chiều dài, khối lượng, nhiệt độ, thể tích, . Vậy dụng cụ đo các đại lượng này gọi là gì và cách đo những đại lượng này như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Một số dụng cụ đo trong học tập môn KHTN
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được tên một số dụng cụ đo và cách đo một số đại lượng.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1 và nêu tên các dụng cụ đo chiều dài, khối lượng, thể tích, thời gian, nhiệt độ trong môn KHTN?.
- HS thảo luận, tìm hiểu và kể tên những dụng cụ đo mà gia đình thường sử dụng?
- Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả?
- Hãy quan sát hình 2.7 và cho biết tác dụng của các bộ phận chính trong kính hiển vi quang học
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
I. Một số dụng cụ đo trong học tập môn KHTN.
1. Một số dụng cụ đo
a/
- Dụng cụ đo chiều dài: thước cuộn, thước kẻ bảng, thước dây
- Dụng cụ đo khối lượng: cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân y tế
- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: cốc đong, ống đong, bình tam giác, ống hút nhỏ giọt, ống pipet
- Dụng cụ đo thời gian: đồng hồ bấm giây điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ treo tường
- Dụng cụ đo nhiệt độ: nhiệt kế điện tử, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu
b/ Cân đồng hồ, thước kẻ bảng, thước cuộn...
2. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
 Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì chúng ta sẽ đọc sai độ cao mực chất lỏng trong dụng cụ. Từ đó việc ghi kết quả và đo theo vạch sẽ không chính xác.
3. Quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học.
 - Giá đỡ: Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.
- Hệ thống phóng đại:
Thị kính: bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn.
Vật kính: là bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100.
- Hệ thống chiếu sáng:
Nguồn sáng (gương hoặc đèn).
Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.
Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng
- Hệ thống điều chỉnh:
Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp).
Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp).
Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống.
Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang.
Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng).
Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải).
Hoạt động 2: Quy định an toàn trong phòng thực hành
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các quy định an toàn và kí hiệu một số cảnh báo trong phòng thực hành.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
1/ Hãy cho biết vì sao những việc được mô tả trong hình 2.9 em cần làm và trong hình 2.10 em không được làm trong phòng thí nghiệm
2/ Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành. Đề xuất cách xử lí an toàn cho tình huống đó.
3/ Hãy mô tả hoặc vẽ lại kí hiệu cảnh báo có trong phòng thực hành mà em biết và nêu ý nghĩa của kí hiệu cảnh báo đó
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
II. Quy định an toàn trong phòng thực hành
1. Quy định an toàn trong phòng thực hành
1/ Vì trong phòng thực hành, nếu không cẩn thận sẽ dễ gặp phải tình huống nguy hiểm, nhất là khi sử dụng lửa và các hóa chất. Vì vậy những viêc cần làm như trong hình 2.9 là cần thiết để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Ngược lại, những việc ở hình 2.10 là những hành động không được làm. 
2/ 
Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành:
Ngửi hóa chất độc hại
Tự tiện đổ các loại hóa chất vào nhau
Làm vỡ ống hóa chất 
Chạy nhảy trong phòng thực hành
Các biện pháp: 
Dùng kẹp để nhặt thủy tinh vỡ
Mang găng tay cao su dày, ủng cao su, mặt nạ phòng hơi độc, kính bảo vệ mắt, khẩu trang.
Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong
Nếu hóa chất dính vào người thì cần nhanh chóng thông báo cho thầy cô giáo biết.
 + Hóa chất dính vào miệng: ngay lập tức nhổ vào chậu, súc miệng nhiều lần với nước sạch.
 + Hóa chất dính vào người, quần áo: rửa sạch bằng nước
2. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
3/ 
a. Độc tính cấp tính loại 1,2,3
Độc tính cấp tính (đường miệng, da, hít), loại 1, 2, 3
b. Cảnh báo Chất nổ
Chất nổ không ổn định
Chất nổ, các đơn vị 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6
Các chất tự phản ứng và hỗn hợp, loại A, B
Peroxit hữu cơ, loại A, B
c. Khí dễ cháy
Khí dễ cháy, loại 1
Bình xịt dễ cháy, loại 1, 2
Chất lỏng dễ cháy, loại 1, 2, 3
Chất rắn dễ cháy, loại 1, 2
Các chất tự phản ứng và hỗn hợp, loại B, C, D, E, F
Chất lỏng pyrophoric, loại 1
Chất rắn pyrophoric, loại 1
Các chất tự sưởi ấm và hỗn hợp, các loại 1, 2
Các chất và hỗn hợp có tiếp xúc với nước, phát ra khí dễ cháy, loại 1, 2, 3
Peroxit hữu cơ, loại B, C, D, E, F
d. Ăn mòn kim loại, loại 1
Ăn mòn da, loại 1A, 1B, 1C
Tổn thương mắt nghiêm trọng, loại 1
e. Nguy hiểm môi trường
• Nguy hiểm cấp tính đối với môi trường nước, loại 1
• Mối nguy hiểm lâu dài đối với môi trường thuỷ sinh, loại 1, 2
CHỦ ĐỀ 2: CÁC PHÉP ĐO
BÀI 3: ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ đo chiều dài, khối lượng và thời gian.
- Dùng thước, cân đồng hồ chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được chiều dài, khối lượng và thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
- Đo được chiều dài, khối lượng và thời gian bằng thước, cân và đồng hồ( thực hiện đúng các thao tác, không yêu cầu tìm sai số) 
2. Năng lực
-Năng lực chung: 
•Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
•Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
-Năng lực riêng : 
•Nhận thức và tư duy về khoa học tự nhiên: bước đầu hiểu được cách sử dụng và đo các dụng cụ đo độ dài, khối lượng và thời gian.
•Vận dụng: biết vận dụng được cách đo độ dài, khối lượng và thời gian trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng các phẩm chất yêu thích môn học, cẩn thận, trung thực, thích tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
-Giáo án. Một số tranh ảnh được phóng to gắn với nội dung bài học.
-Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
-SGK.
-Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_canh_dieu_chu_de_1_g.docx