Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống. Phân loại thế giới sống - Bài 27: Nguyên sinh vật

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống. Phân loại thế giới sống - Bài 27: Nguyên sinh vật

I. Mục tiêu

Mục tiêu chung:

1. Về kiến thức:

Nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên, nêu được sự đa dạng, các bệnh do nguyên sinh vật gây ra và biện pháp phòng chống bệnh

2. Về năng lực:

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:

 + Học sinh đọc trước nội dung bài 27: Nguyên sinh vật

- Năng lực hợp tác: Học sinh hợp tác làm việc nhóm, thảo luận, thực hiện phiếu học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên hoặc kinh nghiệm để trả lời các câu hỏi thực tiễn như:

 Câu 1: Những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Tại sao?

 Câu 2: Theo em, diệt muỗi có phải là biện pháp duy nhất phòng chống bệnh sốt rét không? Vì sao?

 

docx 9 trang Hà Thu 31/05/2022 3150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống. Phân loại thế giới sống - Bài 27: Nguyên sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
KHTN LỚP 6
CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
SỰ ĐA DẠNG CÁC NHÓM SINH VẬT 
BÀI 27: NGUYÊN SINH VẬT
I. Mục tiêu
Mục tiêu chung:
Về kiến thức: 
Nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên, nêu được sự đa dạng, các bệnh do nguyên sinh vật gây ra và biện pháp phòng chống bệnh
2. Về năng lực: 
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: 
	+ Học sinh đọc trước nội dung bài 27: Nguyên sinh vật
- Năng lực hợp tác: Học sinh hợp tác làm việc nhóm, thảo luận, thực hiện phiếu học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên hoặc kinh nghiệm để trả lời các câu hỏi thực tiễn như: 
 Câu 1: Những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Tại sao? 
 Câu 2: Theo em, diệt muỗi có phải là biện pháp duy nhất phòng chống bệnh sốt rét không? Vì sao?
b.Mục tiêu cụ thể: 
NĂNG LỰC
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
MÃ HÓA YCCĐ
Năng lực khoa học tự nhiên:
Nhận thức khoa học tự nhiên
- Trình bày được hình dạng và đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật.
- Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật
- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra
(1)KHTN 1.2
(2)KHTN1.1
(3)KHTN1.1
Tìm hiểu tự nhiên
- Nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên dưạ vào hình thái
(4)KHTN 2.1
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Nêu được các biện pháp phòng chống bệnh do các nguyên sinh vật có hại gây nên
(5) KHTN 3.1
3. Về phẩm chất: 
- Có trách nhiệm trong việc tự chủ, tự học và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Phấn, bảng, máy chiếu
- Học liệu: 
	 Giấy: SGK
	 Điện tử: giáo án ppt
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu (2’)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu nguyên sinh vật
b) Nội dung: Giáo viên đặt câu hỏi: Ở bài 21, em đã quan sát được sinh vật nào trong nước ao, hồ. Những sinh vật đó có đặc điểm gì? Chúng có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Tìm hiểu hình dạng và đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành các năng lực:
(1. ) - Nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên
(1. ) – Trình bày được hình dạng và đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật
b) Tổ chức thực hiện: (Sử dụng phương pháp trực quan)
- Giáo viên: chiếu hình 27.1 yêu cầu học sinh quan sát hình và nhận xét hình dạng của các nguyên sinh vật
Yêu cầu mỗi nhóm thực hành tự xác định các loài nguyên sinh vật quan sát được trong nước ao, hồ ở bài 21. 
Cho HS nêu những môi trường mà nguyên sinh vật có thể sống và cho ví dụ
Giáo viên bổ sung một số môi trường khác của nguyên sinh vật: kí sinh trong cơ thể người hoặc động vật, ví dụ: trùng sốt rét sống trong máu người, 
	Học sinh: quan sát, nhận xét và nêu ý kiến
- Giáo viên: chiếu hình 27.2 và cho HS thảo luận nhóm nhỏ (4 thành viên) gọi tên các thành phần cấu tạo được đánh số từ 1- 4
à Từ đó nhận xét về tổ chức cơ thể (đơn bào/ đa bào) của nguyên sinh vật. Giải thích vì sao?
Học sinh dựa vào cấu tạo tế bào đã được học ở bài 17 để xác định các thành phần của tạo của 2 loài nguyên sinh vật.
Giáo viên: Cho học sinh quan sát lại các loài nguyên sinh vật và hình 27.2, cho biết những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Giải thích?
Học sinh quan sát hình ảnh, dựa vào màu sắc kết hợp hình 27.2 cho nhận xét
 c/ Dự kiến câu trả lời
Câu 1: Hình dạng: các nguyên sinh vật có nhiều hình dạng khác nhau, ví dụ: trùng đế giày giống đế giày, trùng roi hình thoi, trùng biến hình hình dạng không cố định, ..
Câu 2: Xác định tên các nguyên sinh vật đã quan sát được của từng nhóm ở bài 21: trùng giày hoặc trùng roi,..
Câu 3: Môi trường sống của nguyên sinh vật: nước ao hồ, cống rãnh, 
Câu 4: (1) Màng sinh chất	(2) Chất tế bào	(3) Nhân
	(4) Lục lạp
à Nhận xét: Các nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, vì chỉ được cấu tạo từ 1 tế bào.
d/ Đánh giá cá nhân:
Bảng kiểm
e/ Kết luận của giáo viên
- Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi.
- Đa số cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng đảm nhận đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống
- Một số sinh vật có khả năng quang hợp: tảo lục, trùng roi,..
- Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng (hình cầu, hình thoi, hình giày,..) một số hình dạng không xác định (trùng biến hình,..)
2.2 Tìm hiểu bệnh do nguyên sinh vật gây nên và một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật
a) Mục tiêu: 
(KHTN 1.1) Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên
(KHTN 1.1) Trình bày được các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
b) Tổ chức thực hiện (Sử dụng phương pháp 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thành các nhóm nhỏ để hoàn thành phiếu học tập (6 học sinh/ nhóm) thảo luận tại lớp trong 10 phút
	PHIẾU HỌC TẬP 
Câu 1:
Tên bệnh
Nguyên nhân
Biểu hiện
Biện pháp
Bệnh kiết lị
Bệnh sốt rét
Câu 2: Đề ra một số biện pháp để phòng chống bệnh do các loài nguyên sinh vật gây hại gây nên
Câu 3: Diệt muỗi có phải là biện pháp duy nhất phòng chống bệnh sốt rét không? Vì sao?
Câu 4: Những lợi ích của nguyên sinh vật? Cho ví dụ
- Học sinh nghiên cứu SGK mục 2 hoàn thành phiếu học tập
- Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả phiếu học tập, sau đó GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
- GV cung cấp thêm thông tin về trùng Amip ăn não và khái niệm kí sinh trùng
c/ Dự kiến câu trả lời
	PHIẾU HỌC TẬP 1:
Câu 1:
Tên bệnh
Nguyên nhân
Biểu hiện
Biện pháp
Bệnh kiết lị
Do trùng kiết lị gây nên
Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt
Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, 
Bệnh sốt rét
Do trùng sốt rét gây nên
Sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa
Diệt muỗi, vệ sinh môi trường, 
Câu 2: Đề ra một số biện pháp để phòng chống bệnh do các loài nguyên sinh vật gây hại gây nên
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Vệ sinh cá nhân và môi trường sống
- Diệt muỗi, lăng quăng
- Ăn uống hợp vệ sinh
- Tuyên truyền vệ sinh môi trường
 .
Câu 3: Diệt muỗi có phải là biện pháp duy nhất phòng chống bệnh sốt rét không? Vì sao?
Không, vì ngoài biện pháp diệt muỗi để phòng chống bệnh sốt rét chúng ta còn có thể thực hiện một số biện pháp: ngủ màn, vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, diệt lăng quăng, 
Câu 4: Những lợi ích của nguyên sinh vật? Cho vi dụ
Làm thức ăn cho sinh vật dưới nước: trùng roi, trùng giày, 
d/ Đánh giá 
Bảng kiểm
e/ Kết luận của giáo viên
- Bệnh do nguyên sinh vật gây nên:
Tên bệnh
Nguyên nhân
Biểu hiện
Bệnh kiết lị
Do trùng kiết lị gây nên
Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt
Bệnh sốt rét
Do trùng sốt rét gây nên
Sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa
- Biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật:
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Vệ sinh cá nhân và môi trường sống
+Diệt muỗi, lăng quăng
+ Ăn uống hợp vệ sinh
+ Tuyên truyền vệ sinh môi trường
- Ngoài những tác hại, trong tự nhiên nguyên sinh vật cũng đóng vai trò là thức ăn của nhiều sinh vật dưới nước và có ý nghĩa bảo vệ môi trường
Hoạt động 3: Củng cố
a/ Mục tiêu
b/ Tổ chức hoạt đồng
GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã được học hoàn thành 2 bài tập sau theo nhóm 
(4 HS/nhóm)
PHIẾU HỌC TẬP 2:
Bài 1: Sử dụng các từ gợi ý: sinh vật, đơn bào, đa bào, tự dưỡng, dị dưỡng, nhân thực, nguyên sinh, tế bào, phân bố để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Nguyên sinh vật có cơ thể cấu tạo chỉ gồm một (1) .. Chúng xuất hiện sớm nhất trên hành tinh của chúng ta. Nguyên sinh vật (2) .ở khắp nơi: trong đất, trong nước, trong không khí và đặc biệt là trên cơ thể (3) ..khác.
Nguyên sinh vật thuộc Giới (4) là những sinh vật (5) ..,đơn bào, sống (6) 
Tảo thuộc Giới Nguyên sinh là những sinh vật nhân thực (7) .hoặc (8) .. sống (9) ..
Bài 2: Hoàn thành bảng sau:
STT
Vai trò thực tiễn
Tên sinh vật
1
Làm thức ăn cho động vật khác
2
Gây bệnh cho người
3
Có ý nghĩa bảo vệ môi trường
c/Dự kiến câu trả lời:
Bài 1: 1- tế bào	2- phân bố	3- sinh vật	4-nguyên sinh 	5- nhân thực
6-dị dưỡng	 	7- đơn bào 	8- đa bào	9- tự dưỡng
Bài 2: 
STT
Vai trò thực tiễn
Tên sinh vật
1
Làm thức ăn cho động vật khác
Trùng giày, trùng roi, trùng biến hình
2
Gây bệnh cho người
Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng Amip
3
Có ý nghĩa bảo vệ môi trường
Trùng lỗ
d/ Đánh giá cá nhân
Bảng kiểm
IV. Hồ sơ dạy học
A/ Nội dung cốt lõi:
1/ Nguyên sinh vật là gì?
- Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi.
- Đa số cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng đảm nhận đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống
- Một số sinh vật có khả năng quang hợp: tảo lục, trùng roi,..
- Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng (hình cầu, hình thoi, hình giày,..) một số hình dạng không xác định (trùng biến hình,..)
2/ Bệnh do nguyên sinh vật gây nên và biện pháp phòng chống
- Bệnh do nguyên sinh vật gây nên:
Tên bệnh
Nguyên nhân
Biểu hiện
Bệnh kiết lị
Do trùng kiết lị gây nên
Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt
Bệnh sốt rét
Do trùng sốt rét gây nên
Sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa
- Biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật:
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Vệ sinh cá nhân và môi trường sống
+ Diệt muỗi, lăng quăng
+ Ăn uống hợp vệ sinh
+ Tuyên truyền vệ sinh môi trường
- Ngoài những tác hại, trong tự nhiên nguyên sinh vật cũng đóng vai trò là thức ăn của nhiều sinh vật dưới nước và có ý nghĩa bảo vệ môi trường
2. Hồ sơ khác: Bảng kiểm
Tiêu chí
Có 
Không
Các thành viên cùng tham gia thảo luận
Hoàn thành tốt nội dung cần thảo luận
Báo cáo trôi chảy. rõ ràng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_c.docx