Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng - Năm học 2021-2022
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được sự truyền năng lượng giữa các vật, sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng và nêu được định luật bảo toàn năng lượng.
- Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng chuyển hóa từ vật này sang vật khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
-Giải thích được sự cần thiết sử dụng tiết kiệm năng lượng.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Chủ động tìm hiểu về năng lượng và sử dụng tiết kiệm năng lượng qua các nguồn học liệu khác nhau
+ Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nêu được sự truyền năng lượng giữa các vật.
+ Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể chuyển hóa giữa các dạng năng lượng hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
+ Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và nêu được ví dụ minh họa.
+ Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng chuyển hóa từ vật này sang vật khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
+ Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hằng ngày.
3. Phẩm chất
- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập.
BÀI 42 : BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG (Thời gian thực hiện: 5 tiết) Tiết 1. từ hoạt động 1 đến nữa hoạt động 3 Tiết 2. nữa hoạt động 3 còn lại đến hết hoạt động 4 Tiết 3. hết hoạt động 5 Tiết 4. hết hoạt động 6 Tiết 5. từ hoạt động 7 đến hết hoạt động 8 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được sự truyền năng lượng giữa các vật, sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng và nêu được định luật bảo toàn năng lượng. - Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng chuyển hóa từ vật này sang vật khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. -Giải thích được sự cần thiết sử dụng tiết kiệm năng lượng. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Chủ động tìm hiểu về năng lượng và sử dụng tiết kiệm năng lượng qua các nguồn học liệu khác nhau + Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia + Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập - Năng lực khoa học tự nhiên + Nêu được sự truyền năng lượng giữa các vật. + Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể chuyển hóa giữa các dạng năng lượng hoặc truyền từ vật này sang vật khác. + Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và nêu được ví dụ minh họa. + Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng chuyển hóa từ vật này sang vật khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. + Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hằng ngày. 3. Phẩm chất - Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân - Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Clip(ghép ảnh) giới thiệu về các lĩnh vực của khoa học tự nhiên - Máy chiếu, laptop - Giấy A3, bút dạ nhiều màu - Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM ........ Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào ô trống các câu sau Câu 5 a. Khi viên bi chuyển động từ vị trí A đến vị trí B, thế năng của viên bi ......................... còn động năng của nó......................... Khi viên bi chuyển động từ vị trí B đến vị trí C, thế năng của viên bi ......................... còn động năng của nó......................... b. Năng lượng của viên bi ở A ...................... khi nó ở vị ví C. Vì ta nhận thấy ở tại A viên bi ở vị trí (hay còn gọi là độ cao) cao hơn ở vị trí C. Câu 6 Trong quá trình viên bi chuyển động, ngoài động năng và thế năng còn có..................................... xuất hiện. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM: Các hoạt động Năng lượng ban đầu Năng lượng khi được chuyển hóa Phân biệt thành năng lượng có ích và năng lượng vô ích Hình 42.5 ................. ................. ...................... ...................... Năng lượng có ích:..................................... Năng lượng hao phí:.................................... Hình 42.6 ................. ................. ...................... ...................... Năng lượng có ích:..................................... Năng lượng hao phí:.................................... Hình 42.7 ................. ................. ...................... ...................... Năng lượng có ích:..................................... Năng lượng hao phí:.................................... Hình 42.8 ................. ................. ...................... ...................... Năng lượng có ích:..................................... Năng lượng hao phí:.................................... RUCBRIC1 ( Tiêu chí đánh giá phiếu học tập số 2 của HS) Các nhóm đánh giá kết quả hoạt động nhóm theo các tiêu chí sau: Tiêu chí Mức 3 Mức 2 Mức 1 Tương ứng với mỗi hoạt động ở mỗi hình Nêu được năng lượng đầu vào, năng lượng được chuyển hóa ở mỗi hoạt động và phân thành được năng lượng có ích và năng lượng hao phí Nêu được năng lượng đầu vào, năng lượng được chuyển hóa ở mỗi hoạt động và nhưng còn nhầm lẫn giữa năng lượng có ích và năng lượng hao phí Nêu được năng lượng đầu vào, năng lượng được chuyển hóa ở mỗi hoạt động nhưng chưa đầy đủ và chưa phân thành được năng lượng có ích và năng lượng hao phí PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM ............. Các hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả Các hoạt động sử dụng năng lượng không hiệu quả .................................................................. .................................................................. .................................................................. .................................................................. .................................................................. .................................................................. .................................................................. .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... III. Tiến trình dạy học A. Khởi động Hoạt động 1: Đặt vấn đề: a. Mục tiêu: tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh quan sát hiện tượng thực tế về năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong khi quạt điện đang quay, đèn đang sáng và hoàn thành nội dung phiếu học tập c. Sản phẩm: Những biểu hiện ban đầu của học sinh về sự chuyển hóa năng lượng ở các hiện tượng trên d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Đặt vấn đề GV bật cho một chiếc quạt quay hoặc bật cho một bóng đèn sáng. - HS quan sát hiện tượng xảy ra. - Giao nhiệm vụ: + Hãy xác định nhờ đâu mà quạt có thể quay, bóng đèn có thể sáng. Trong những hiện tượng này đã có sự biến đổi từ dạng năng lượng gì sang dạng năng lượng gì? có tuân theo định luật gì hay không? + Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 1 phút sau khi quan sát xong hiện tượng. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Có thể thực hiện 2 đến 3 lần để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Thực hiện quan sát và trình bày những hiểu biết ban đầu. - Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã nêu được dạng năng lượn ban đầu và một số dạng năng lượng sau khi biến đổi ở hiện tượng mà chúng ta đã được quan sát. Vậy sự biến đổi của các dạng năng lượng này đã tuân theo quy luật nào hay không. Bài học hôm nay chúng ra sẽ làm rõ vấn đề này. - Chuẩn bị sách vở học bài B. Hình hành kiến thức mới 1. BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG Hoạt động 2:Tìm hiểu sự truyền năng lượng giữa các vật a. Mục tiêu: Nêu được sự truyền năng lượng giữa các vật và một số ứng dụng trong đời sống. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên c. Sản phẩm: HS ở mỗi cặp đôi nêu được có sự truyền năng lượng từ vật nào sang vật nào. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Quan sát hình ảnh 42.1 và hình 42.2 SGK hoạt động cặp đôi hoàn thành các nội dung yêu cầu ở mục này trong sách. +Đã có sự truyền năng lượng từ vật nào sang vật nào? - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành nội dung từng câu hỏi ở SGK vào vở tự học. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm - Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành. - Báo cáo kết quả: + Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả + Mời nhóm khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết + Thông qua các nội dung thảo luận, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự truyền năng lượng giữa các vật + Sau đó GV hướng dẫn HS nêu một số ứng dụng trong thực tế. - Kết luận về sự truyền năng lượng giữa các vật. - Ghi kết luận vào vở Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng a. Mục tiêu: Nêu được sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng và một số ứng dụng trong đời sống. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên c. Sản phẩm: HS ở mỗi cặp đôi nêu được đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Quan sát hình ảnh 42.3 SGK hoạt động cặp đôi hoàn thành các nội dung yêu cầu ở mục này trong sách. + Đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành nội dung từng câu hỏi ở SGK vào vở tự học. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm - Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: - Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án - Mời nhóm khác nhận xét - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết: + Thông qua các nội dung thảo luận, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng + Sau đó GV hướng dẫn HS nêu một số ứng dụng trong thực tế. - Kết luận về sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng - Ghi kết luận vào vở Hoạt động 4: Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng a. Mục tiêu: HS nêu được sự liên hệ giữa năng lượng cung cấp ban đầu và tổng năng lượng sau khi được truyền hoặc chuyển hóa. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để làm rõ mục tiêu trên. c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 1 và nêu được định luật bảo toàn năng lượng. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Mỗi nhóm tiến hành thí nghiệm, kết hợp với quan sát kênh hình 42.4 SGK hoạt động nhóm hoàn thành các nội dung yêu cầu ở mục này trong sách. - Nhận nhiệm vụ - Tiến hành thí nghiệm thả viên bi trên máng cung. Quan sát hiện tượng và kết hợp kênh hình 42.4 thảo luận để trả lời câu hỏi. - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm - Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án - Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét Thông tin cho học sinh: Kết quả thu được từ phép đo chính xác cho biết, phần năng lượng bị hao hụt của viên bi khi chuyển động đúng bằng phần nhiệt năng mới xuất hiện trong quá trình chuyển động đó. - HS ghi chép nhanh vào vở hoặc ghi nhớ. - Tổng kết: + Thông qua các nội dung thảo luận, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng, sự xuất hiện năng lượng mới và lý giải được vì sao có sự hao hụt năng lượng trong một số hiện tượng thực tế. + Sau đó GV dẫn dắt HS nêu được định luật bảo toàn năng lượng. - Kết luận về về sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng, sự xuất hiện năng lượng mới khi nguồn năng lượng ban đầu bị hao hụt trong quá trình vật chuyển động. - Ghi kết luận vào vở. 2. NĂNG LƯỢNG HAO PHÍ TRONG SỬ DỤNG. Hoạt động 5: Tìm hiểu năng lượng hao phí a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm năng lượng có ích và năng lượng hao phí. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm theo phương pháp “các mảnh ghép” để làm rõ mục tiêu trên. c. Sản phẩm: các mảnh ghép phiếu học tập số 2. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tiến hành quan sát kênh hình một kênh hình từ 42.5 đến 42.8 SGK, thảo luận nhóm hoàn thành 1 trong 4 nội dung ở phiếu học tập số 2. - Nhận nhiệm vụ - Mỗi nhóm hoàn thành 1 trong 4 nội dung ở phiếu học tập số 2. - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + GV phát cho mỗi nhóm một phiếu nhỏ ghi 1 trong 4 nội dung của phiếu học tập số 2. +Sau đó ghép 4 nội dung của 4 nhóm lại để hoàn thành phiếu học tập số 2. - Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ - Đánh giá hoạt động của mỗi nhóm +GV hướng dẫn các nhóm học sinh đánh giá kết quả hoạt động của các theo các tiêu chí ở RUCBRIC1 - Thực hiện đánh giá kết quả hoạt động. - Tổng kết: + Thông qua các nội dung thảo luận, GV yêu cầu HS nêu được khái niệm năng lượng có ích và năng lượng hao phí. + GV nói thêm về năng lượng được chuyển hóa ở đèn sợi đốt cho học sinh hiểu. - Khái niệm năng lượng có ích và năng lượng hao phí. - Ghi kết luận vào vở. 3. TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG Hoạt động 6: Tìm hiểu về các hoạt động sử dụng năng lượng và lợi ích khi sử dụng tiết kiệm điện năng. a. Mục tiêu: HS nêu được các hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả hoặc không hiệu quả và lợi ích khi sử dụng tiết kiệm điện năng. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên. c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 3 và nội dung trả lời câu 9. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Giới thiệu bảng 42.1, GV yêu cầu HS thảo luận các yêu cầu của mục này ở SGK và nêu được những hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả hoặc không hiệu quả. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + GV trình chiếu slide thể hiện đầy đủ nội dung Bảng 42.1 và nội dung câu hỏi thứ 9. + Phát phiếu học tập số 3. - Hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3 và trả lời câu 9. -Thu phiếu học tập Nộp phiếu học tập - Tổng kết: + Thông qua các nội dung thảo luận, GV yêu cầu HS giải thích được kết luận hoạt động của 1-2 nhóm, từ đó hiểu được những hoạt động sử dụng năng lượng có hiệu quả và những lợi ích khi sử dụng tiết kiệm điện năng. - Ghi kết luận vào vở. - Giao việc về nhà để chuẩn bị cho tiết sau: CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH CỦA CÁC NHÓM. 1. Hãy trình bày việc sử dụng năng lượng hiện nay và đề xuất các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hàng ngày. - Nhận nhiệm vụ, phân công cho các thành viên. Hoạt động 7: Luyện tập a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức HS đề xuất được biện pháp tiết kiệm được năng lượng. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh thảo luận lớp để làm rõ mục tiêu trên. c. Sản phẩm: bài thuyết trình của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Yêu cầu từng nhóm trình bày bài thuyết trình. - Thực hiện lần lượt cho từng nhóm. - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + HS có thể trình bày nội dung trên giấy A0, hoặc chiếu slide và đại diện nhóm thuyết trình. - HS còn lại dưới lớp theo dõi và nhận xét.. - Đánh giá kết quả hoạt động: + GV lưu lại sản phẩm của học sinh và tích điểm cho mỗi nhóm. - Nộp lại sản phẩm - Tổng kết: + Thông qua các nội dung thuyết trình, GV yêu cầu HS nêu được những biện pháp tiết kiệm điện năng. - Ghi kết luận vào vở. Hoạt động 8: Vận dụng a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi phần vận dụng: Đề xuất biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng ở trường học. b. Nội dung: GV tổ chức thảo luận lớp. c. Sản phẩm: câu trả lời phần vận dụng. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Trả lời câu hỏi phần vận dụng SGK + Câu hỏi: Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mô lớn. Hãy cho biết vai trò nào của khoa học tự nhiên trong hoạt động đó - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết - Thực hiện nhiệm vụ ở nhà Tổng kết: Thông qua các nội dung thảo luận, GV giúp HS rút ra được một số kết luận về sự cần thiết để tiết kiệm năng lượng. + GV bổ sung về đảm bảo an ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ để phát triển kinh tế -xã hội bền vững - Theo dõi đánh giá của giáo viên C. Dặn dò - Học sinh làm bài tập SGK, SBT - Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau Họ và tên học sinh Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV - Nêu được sự truyền năng lượng giữa các vật, sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng và nêu được định luật bảo toàn năng lượng. - Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng chuyển hóa từ vật này sang vật khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. -Giải thích được sự cần thiết sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.doc