Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời - Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời - Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

- Thiết kế mô hình thực tế (hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV; tìm kiếm thông tin trên Internet, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, video để tìm hiểu về sự chuyển động của Mặt Trăng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng; sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm hình dạng nhìn thấỵ của Mặt Trăng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận; tạo được mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp để quan sát và giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

- Tìm hiểu tự nhiên: Hiểu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng mặttrời và khái niệm hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng và thiết kế được mô hình thực tế để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của MặtTrăng trong Tuần Trăng.

3. Phẩm chất:

- Kiên trì, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí thông tin; Có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.

- Trách nhiệm trong hoạt động nhóm; nhiệt tình và gương mẫu hoàn thành phẩn việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 13 trang huongdt93 04/06/2022 2490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời - Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 54: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
(Thời gian thực hiện: 3 tiết)
I. Mục tiêu
 Kiến thức: 
Nêu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
 Thiết kế mô hình thực tế (hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV; tìm kiếm thông tin trên Internet, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, video để tìm hiểu về sự chuyển động của Mặt Trăng.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng; sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm hình dạng nhìn thấỵ của Mặt Trăng.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận; tạo được mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp để quan sát và giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng. 
- Tìm hiểu tự nhiên: Hiểu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng mặttrời và khái niệm hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng và thiết kế được mô hình thực tế để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của MặtTrăng trong Tuần Trăng.
Phẩm chất: 
- Kiên trì, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí thông tin; Có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
- Trách nhiệm trong hoạt động nhóm; nhiệt tình và gương mẫu hoàn thành phẩn việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Hình ảnh : Các hình dạng quan sát được của Mặt Trăng 
Video : 
+ Sự chuyển động của Mặt Trăng và Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Các pha của Mặt Trăng
+ Hướng dẫn làm mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp
Phiếu học tập, tờ A1 hoặc A0 
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Hộp cỡ nhỏ hoặc vừa, 1 đèn pin / nhóm, Bóng xốp, giấy cứng, băng keo trong, keo dán, giấy đen hoặc nỉ, chốt , kéo, dao dọc giấy.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM: ..
Câu hỏi 
Đáp án
1. Quan sát hình 54.1 và 54.2 cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không? Vì sao?
............................................................................
............................................................................
............................................................................
............................................................................
............................................................................
2. Ánh sáng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy có được từ đâu? 
............................................................................
............................................................................
............................................................................
............................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM: ..
Điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận sau:
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần ................ của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ ...
Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có khác nhau nên ta thấy hình dạng của Mặt Trăng là ......
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Mở đầu (7 phút)
chơi trò chơi “Mặt Trăng trong mắt em”
Mục tiêu: Nêu được tên và các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng vào ban đêm. 
Nội dung: HS mô tả bằng hình ảnh và kể tên các hình dạng của Mặt Trăng mà HS đã quan sát được. 
Sản phẩm: 
Câu trả lời của HS: Hình vẽ Mặt Trăng trên tờ A0
Dự kiến câu trả lời các hình dạng của Mặt Trăng vào ban đêm: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Không trăng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Mỗi nhóm vẽ các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trên tờ giấyA1 trong thời gian bài hát “Trăng sáng”. Kết thúc bài hát sẽ kết thúc thời gian trò chơi. 
Nhóm nào vẽ được nhiều hình dạng của Mặt Trăng nhất và nêu đúng tên sẽ thắng cuộc.
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Mỗi nhóm vẽ các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trên tờ A1 trong thời gian bài hát.
+ Đại diện nhóm treo tranh tại vị trí nhóm và trình bày . Yêu cầu nhóm sau không cần trình bày hình ảnh đã có ở nhóm trước mà bổ sung hình ảnh được cho là còn thiếu.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Phát bài hát tính thời gian thực hiện và hỗ trợ HS khi cần thiết.
- Thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ hoàn thành vào phiếu A1.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Tại sao vào các đêm, Mặt Trăng có nhiều hình dạng khác nhau? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
TIẾT 1:
Hoạt động 2: Tìm hiểu ánh sáng của Mặt Trăng (13 phút)
Mục tiêu: 
- Hiểu được mặt trăng không có khả năng tự phát sáng. 
- Ánh sáng của Mặt Trăng mà ta nhìn thấy là do sự phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới.
Nội dung: HS làm việc theo cặp đôi thảo luận các câu hỏi 1, 2 trong SGK trong thời gian 4 phút.
Sản phẩm: Đáp án của nhóm HS trên phiếu học tập số 1.
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 54.1 và hình 54.2 SGK hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 2 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả của 2 câu hỏi.
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Hai nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về ánh sáng của Mặt Trăng. 
àKL: Mặt trăng không tự phát ra ánh sáng. Ánh sáng mà ta nhìn thấy được là do Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời.
- Kết luận về ánh sáng Mặt Trăng
- Ghi kết luận vào vở 
GV chuyển tiếp : Nhờ có sự phản xạ ánh sáng Mặt Trời mà ta quan sát được các hình dạng của Mặt Trăng. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (25 phút)
Hoạt động 3.1: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
Mục tiêu: 
Nêu tên và phân biệt được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong 1 tuần trăng.
Nắm được quy luật biến đổi hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
Nội dung: 
- HS sắp xếp đúng thứ tự tên gọi và hình ảnh thể hiện sự biến đổi hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong 1 tuần Trăng 
- Thảo luận mô tả quy luật thay đổi hình dạng Mặt Trăng
c) Sản phẩm: 
+ Hoàn thành tờ A0, dán hình ảnh nhìn thấy của mặt trăng tương ứng với các trường hợp nhìn thấy của Mặt Trăng trong 1 tuần Trăng (Từ ngày đầu tháng đến ngày cuối tháng Âm lịch)
Không trăng
Trăng lưỡi liềm
đầu tháng
Trăng bán nguyệt
đầu tháng
Trăng khuyết
đầu tháng
Trăng tròn
Trăng khuyết
cuối tháng
Trăng bán nguyệt
cuối tháng
Trăng lưỡi liễm
cuối tháng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Em hãy dùng các tấm thẻ có in hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng để dán lên tờ A0 trong thời gian 5 phút. 
- Nhận nhiệm vụ và nhận các tấm thẻ từ GV.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi nhóm lớn (8-10 bạn) thảo luận và hoàn thành tờ A0. Dán các tấm thẻ có in hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng, sắp xếp đúng thứ tự tương ứng theo cột tên gọi. Sau khi thảo luận xong, các nhóm trình bày bài làm trên bảng.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành tờ A0.
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Các nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: 
GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận : 
- Các hình dạng thường nhìn thấy của Mặt Trăng gổm Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, Trăng khuyết, Trăng tròn.
 HS nêu ra kết luận 
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 3.2: Các pha của Mặt Trăng
Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời mỗi ngày. Người ta nói đó là các pha của Mặt Trăng
Mục tiêu: 
Nắm được quy luật biến đổi hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
Nội dung: 
- Thảo luận mô tả quy luật thay đổi hình dạng Mặt Trăng
c) Sản phẩm: 
+ Điền vào chỗ trống hoàn thành PHT số 2:
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần ................ của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ ...
Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có khác nhau nên ta thấy hình dạng của Mặt Trăng là .
	d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Cá nhân HS trả lời câu hỏi 4 SGK. Sau đó thảo luận nhóm lớn hoàn thành PHT số 2.
- Nhận nhiệm vụ và nhận phiếu học tập số 2 từ GV.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Cá nhân HS quan sát hình 54.5 và trả lời câu hỏi 4.
+ Thảo luận nhóm lớn (8-10 học sinh) hoàn thành PHT số 2
- Cá nhân thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
 - Thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 2 trogn thời gian 3 phút.
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Cá nhân HS trả lời câu 4
- Các nhóm được chọn trình bày kết quả PHT số 2.
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: 
GV hướng dẫn HS hoàn thành kết luận : 
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ Trái Đất.
- Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng của Mặt Trăng là khác nhau.
Nhóm HS điền vào chỗ trống trên phiếu học tập số 2 để hoàn thành kết luận.
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần ...................... của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ ..
Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có khác nhau nên ta thấy hình dạng của Mặt Trăng là .
- Ghi kết luận vào vở 
TIẾT 2
Hoạt động 4: Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng 
Hoạt động 4.1: Tìm hiểu quy luật biến đổi của Mặt Trăng (12 phút)
Mục tiêu: Tìm hiểu quy luật biến đổi của Mặt Trăng trong tuần trăng.
Nội dung: Tìm hiểu quy luật biến đổi của Mặt Trăng trong tuần trăng bằng cách gắn các hình ảnh tương ứng vào các vị trí trên hình sau:
	c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 2 đội, tham gia gắn hình ảnh của mặt trăng vào vị trí tương ứng theo hình thức tiếp sức.
- Nhận nhiệm vụ và nhận các thẻ hình ảnh.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi đội sẽ gắn 8 hình ảnh tương ứng lên tờ A0 đã dán sẵn trên bảng theo hình thức tiếp sức.
+ Đội nào gắn đúng và nhanh hơn sẽ là đội thắng cuộc.
 - Thảo luận nhóm phân chia nhiệm vụ vù thực hiện.
- Báo cáo kết quả: 
+ GV nhận xét sau khi hs đã nhận xét.
- HS nhận xét
- Tổng kết: 
Thống nhất sơ đồ quy luật biến dổi của Mặt Trăng
HS vẽ lại sơ đồ vào vở.
Hoạt động 4.2: Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (13 phút)
a) Mục tiêu: Giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong tuần trăng.
b) Nội dung: quan sát video về các pha của Mặt Trăng. Giải thích vì sao ta lại quan sát được các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng
c) Sản phẩm: 
	Kết luận : Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, tuỳ thuộc vào vị trí tương đối của ba thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.
Khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, phía Mặt Trăng hướng về Mặt Trời lúc nào cũng sáng. Chúng ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng là do ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: HS quan sát video về các pha của Mặt Trăng , quan sát hình 54.6 SGK và trả lời câu hỏi 5.
- Nhận nhiệm vụ 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát video và hoạt động cá nhân.
 HS quan sát video và hình ảnh 54.6 thực hiện câu hỏi 5.
- Báo cáo kết quả: 
Sau khi HS đã trả lời và nhận xét. GV nhận xét và khẳng định lại kiến thức.
- Một số cá nhân HS nêu câu tả lời
- HS khác nhận xét bổ sung
- Tổng kết: 
Kết luận : Khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, phía Mặt Trăng hướng về Mặt Trời lúc nào cũng sáng. Chúng ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng là do ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau.
HS điền vào chỗ trống:
Kết luận : Khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, phía Mặt Trăng hướng về Mặt Trời...................... Chúng ta thấy các hình dạng ..................... của Mặt Trăng là do ta nhìn Mặt Trăng ở các ............... khác nhau.
HS ghi kết luận vào vở.
Hoạt động 5: Luyện tập (15 phút)
Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thông qua câu hỏi luyện tập
Nội dung: Làm một số bài tập cơ bản 
1. Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì
A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng.
B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.
C. ánh sáng phản xạ từ Mặt trăng không chiếu tới Trái Đất.
D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.
2. Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi
A. một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
B. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
3. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và trăng bán nguyệt cuối tháng.
4. Em hãy vẽ hình để giải thích hình dạng nhìn thấy Trăng bán nguyệt cuối tháng.
Sản phẩm: 
1. C
2. B
3. Trả lời 
Giống nhau: Hình dạng đều là Trăng bán nguyệt
Khác nhau: Trên hành trình đến trăng tròn, chúng ta sẽ thấy tỷ lệ lớn dần lên từ trăng bán nguyệt đầu tháng ở nửa được chiếu sáng của mặt trăng, và hiện tượng này được gọi là trăng tròn dần. Khi chuyển từ trăng tròn đến trăng bán nguyệt cuối tháng, chúng ta sẽ nhìn thấy tỷ lệ nhỏ dần đi ở phần được chiếu sáng của mặt trăng; hiện tượng này được gọi là trăng khuyết dần.
4. HS vẽ hình và giải thích 
Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
HS hoạt động cá nhân các câu 1, 2, 4.
HS hoạt động cặp đôi theo bàn thực hiện câu 3.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và thảo luận cặp đôi trong 3 phút thực hiện câu 3.
- Báo cáo kết quả: 
+ GV gọi một số HS nêu đáp án
+ Nhận xét và thống nhất câu trả lời của HS.
- Cặp đôi được chọn trình bày câu trả lời.
- HS khác nhận xét 
- Tổng kết: 
+ Đánh giá hoạt động của các cặp đôi và cá nhân HS. Khen ngợi học sinh
- Học sinh lắng nghe
Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ cho tiết học sau: (5 phút)
GV chia nhóm và nêu nhiệm vụ
GV nêu các dụng cụ cần chuẩn bị
Các nhóm HS thảo luận và phân chia nhiệm vụ cho các thành viên.
TIẾT 3
Hoạt động 6: Trải nghiệm quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (30 phút)
Mục tiêu: Thiết kế được mô hình thực tế để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong tuần trăng
Nội dung: 
- Làm việc nhóm tạo được mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp 
- Dùng mô hình để quan sát và giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng 
+ Nêu vai trò của các thiết bị có trong mô hình ?
+ Hãy quan sát , đánh dấu vị trí và cho biết hình ảnh nhìn thấy được của Mặt Trăng mô hình tương ứng với hình dạng nhìn thấy nào của Mặt Trăng? 
+ Giải thích tại sao khi thay đổi vị trí quan sát (nhìn qua các lỗ khác nhau) thì hình ảnh nhìn thấy của Mặt Trăng mô hình lại khác nhau? 
Sản phẩm: 
- Mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp kèm lời giới thiệu và thuyết minh
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK phần hướng dẫn thiết kế , làm việc nhóm tạo được mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp.
+ GV tổ chức HS giới thiệu và thuyết minh về mô hình.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ 
- Báo cáo kết quả: 
+ GV gọi đại diện nhóm thuyết trình về mô hình , HS các nhóm còn lại quan sát, đánh giá mô hình từng nhóm về tính khoa học, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo.
+ GV đánh giá sự chuẩn bị mô hình.
- Đai diện các nhóm thuyết trình về mô hình.
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
Hoạt động 7: Vận dụng (12 phút)
a) Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: 
+ Vận dụng phát triển mô hình trên để có thể quan sát các hình dạng nhìn thấy khác của Mặt Trăng.
+ Vẽ một sơ đồ cho thấy vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan sát thấy Trăng bán nguyệt?
c) Sản phẩm: Mô hình đã phát triển từ mô hình trước.
Từ mô hình 54.7, ta khoét thêm các lỗ nhỏ trên đường kẻ ngang với 4 lỗ khoét trước. Quan sát quả bóng trong hộp theo các lỗ này ta sẽ thấy được hình ảnh tương ứng với các hình dạng nhìn thấy khác nhau của MặtTrăng.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ GV yêu cầu nhóm HS nghiên cứu phát triển mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp để có thể quan sát các hình dạng nhìn thấy khác của Mặt Trăng.
+ GV tổ chức HS trình bày về ý tưởng của mình.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ 
- Báo cáo kết quả: 
+ GV gọi đại diện nhóm thuyết trình về ý tưởng cải tiến mô hình.
+ GV cho HS các nhóm trao đổi mô hình và quan sát, nêu nhận xét về tính hiệu quả, ưu điểm, nhược điểm 
- Đai diện các nhóm thuyết trình về ý tưởng phát triển mô hình.
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, GV cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx