Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời - Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng (Bản hay)

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời - Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng (Bản hay)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

- Hiểu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời và khái niệm hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

- Giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng và thiết kế được mô hình thực tế để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của giáo viên để tìm hiểu về ánh sáng của Mặt Trăng và chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng.

- Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả, sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận các nội dung về ánh sáng của Mặt Trăng và chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng.

* Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức tự nhiên: Nhận biết được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

- Tìm hiểu tự nhiên: Hiểu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời và khái niệm hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng và thiết kế được mô hình thực tế để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

3. Phẩm chất

- Kiên trì, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lý thông tin, có ý chí vượt khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng, mở rộng.

- Trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

- Nhiệt tình và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung. Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 8 trang huongdt93 04/06/2022 2260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời - Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 54: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
(Thời gian thực hiện: 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
- Hiểu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời và khái niệm hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
- Giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng và thiết kế được mô hình thực tế để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.
2. Năng lực
* Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của giáo viên để tìm hiểu về ánh sáng của Mặt Trăng và chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng.
- Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả, sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận các nội dung về ánh sáng của Mặt Trăng và chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng.
* Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức tự nhiên: Nhận biết được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
- Tìm hiểu tự nhiên: Hiểu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời và khái niệm hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng và thiết kế được mô hình thực tế để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.
3. Phẩm chất
- Kiên trì, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lý thông tin, có ý chí vượt khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng, mở rộng.
- Trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Nhiệt tình và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung. Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Clip giới thiệu về các hình ảnh Mặt Trăng quan sát được ở các thời điểm khác trong tháng: Trăng tròn, Trăng khuyết đầu tháng, Trăng khuyết cuối tháng.
- Máy chiếu, laptop
- Hộp giấy hình trụ (mặt trong bôi đen để giảm sự phản xạ ánh sáng), Quả bóng bàn, băng dính đen, kéo, sợi chỉ.
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM: ..
Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi: Xem clip, ghi chép nhanh
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú để lôi cuốn học sinh tập trung cao nhất vào bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem clip giới thiệu về các hình ảnh Mặt Trăng quan sát được ở các thời điểm khác trong tháng: Trăng tròn, Trăng khuyết đầu tháng, Trăng khuyết cuối tháng, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Hs xem clip và hoàn thành nội dung phiếu học tập
c. Sản phẩm: Phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình ảnh trong clip để kể tên được các hình ảnh Mặt Trăng quan sát được ở các thời điểm khác trong tháng 
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 2 phút sau khi kết thúc clip
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Chiếu clip để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập 
- Thu phiếu học tập của các nhóm
- Nộp phiếu học tập
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Vào các đêm khác nhau, chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có các hình dạng khác nhau, Tại sao như vậy? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
TIẾT 1
Hoạt động 2: Tìm hiểu ánh sáng của Mặt Trăng
a. Mục tiêu: Hiểu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi cho HS thảo luận các nội dung SGK để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: GV giới thiệu lần lượt các hình 54.1 và 54.2. Thông qua quan sát tranh hình và thảo luận các nội dung trong SGK, HS nêu được Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng, nó chỉ phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
* Quan sát hình 54.1, 54.2 và cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không, Vì sao?
=> Mặt Trăng có cả phần tối và phần sáng do đó Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng.
* Quan sát hình 54.3 và cho biết tại sao chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng?
=> Chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng vì Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng và Mặt Trăng lại phản xạ ánh sáng Mặt Trời và chiếu tới mắt chúng ta.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về ánh sáng của Mặt Trăng.
- Kết luận về ánh sáng của Mặt Trăng.
- Ghi kết luận vào vở 
=> Mặt Trăng không có khả năng tự phát ra ánh sáng, ánh sáng mà ta nhìn thấy được là do Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
a. Mục tiêu: Nhận biết được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng 
b. Nội dung: Giáo Viên tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận các nội dụng trong SGK
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
Giáo viên giới thiệu lần lượt các tranh hình 54.3 và 54.4. Thông qua quan sát tranh hình và thảo luận các nội dung trong SGK, HS nêu được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Giáo Viên tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận các nội dụng trong SGK
* Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng mà em biết?
=> Các hình dạng thường nhìn thấy của Mặt Trăng gồm: Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, Trăng khuyết, Trăng tròn. 
GV thông báo: 
Hình ảnh Mặt Trăng chúng ta nhìn thấy trong các đêm khác nhau không giống nhau do vị trí của Mặt Trăng trong quỹ đạo quay xung quanh Trái Đất mỗi ngày đều khác nhau
* Trong hình 54.4, em hãy chỉ ra phần bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở đó Trái Đất có thể nhìn thấy?
=> Phần bề mặt của Mặt Trăng được chiếu sáng là Mặt Trăng hướng về Mặt Trời (phần sáng trong hình 54.4). Phần bề mặt của Mặt Trăng mà Trái Đất có thể quan sát thấy là phần Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV phân tích , chọn phương án
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Kể tên được mỗi hình dạng của Mặt Trăng được 2,5 điểm
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về hình dạng của Mặt Trăng.
* GV yêu cầu HS đọc phần đọc thêm SGK
- Kết luận về hình dạng của Mặt Trăng
- Ghi kết luận vào vở
=> Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ Trái Đất. Mỗi thời điểm, phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng của Mặt Trăng là khác nhau.
TIẾT 2
Hoạt động 4: Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
a. Mục tiêu: Giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng 
b. Nội dung: Giáo Viên tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội
 dung trong SGK
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
Giáo viên giới thiệu tranh hình 54.6. Thông qua quan sát tranh hình và thảo luận các nội dung trong SGK, HS nêu được các hình dạng cơ bản Mặt Trăng và gải thích được sự tạo thành các hình dạng đó của Mặt Trăng.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Giáo Viên tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dụng trong SGK
* Với mỗi vị trí của Mặt Trăng trong hình 54.6, người trên Trái Đất quan sát thấy Mặt Trăng có hình dạng như thế nào? 
*Chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi vị trí với các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong hình 54.4?
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
=> Với mỗi vị trí của Mặt Trăng trong hình 54.6, người trên Trái Đất quan sát thấy Mặt Trăng có hình dạng: 
Vị trí 3 và 7-Trăng bán nguyệt. 
Vị trí 2 và 8-Trăng lưỡi liềm. 
Vị trí 4 và 6 – Trăng khuyết.
Vị trí 5 – Trăng tròn.
Vị trí 1 – Không Trăng 
=> Hình dạng nhìn thấy tương ứng:
1 - Không Trăng
2 – Trăng lưỡi liềm đầu tháng
3 – Trăng bán nguyệt đầu tháng
4 – Trăng khuyết đầu tháng.
5 – Trăng tròn
6 – Trăng khuyết cuối tháng.
7 – Trăng bán nguyệt cuối tháng.
8 – Trăng lưỡi liềm cuối tháng.
- Báo cáo kết quả: 
+ Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
+ Mời nhóm khác nhận xét
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá, Tổng kết: 
+ GV phân tích, nhận xét, đánh giá chung.
Hoạt động 5: Luyện tập
a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi trong SGK
b. Nội dung: Hs trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng.
c. Sản phẩm: Bảng poster
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Mỗi nhóm 4 bạn, vẽ poster trả lời câu hỏi: 
Em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm đầu tháng với Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm cuối tháng.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Làm poster
+ Trăng lưỡi liềm đầu tháng
+ Trăng lưỡi liềm cuối tháng
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm treo poster lên bảng. GV đánh giá 1 số nhóm
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Tổng kết: 
+ GV Đánh giá, nhận xét chung. Khen ngợi học sinh
- Học sinh lắng nghe
TIẾT 3
Hoạt động 6: Trải nghiệm: Quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
a. Mục tiêu: Thiết kế được mô hình thực tế để quan sát và giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
b. Nội dung: Giáo Viên tổ chức hoạt động nhóm cho HS thiết kế mô hình thực tế 
c. Sản phẩm: Mô hình thiết kế của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
Giáo viên giới thiệu tranh hình 54.7. GV hướng dẫn, giải thích cách tạo mô hình quan sát các hình dạng của Mặt Trăng
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Giáo Viên tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận để chế tạo mô hình theo hình 54.7 SGK
+ Treo quả bóng lơ lửng bên trong và chính giữa hộp giấy, đóng vai trò Mặt Trăng
+ Khoét lỗ ở thành hộp để chiếu đèn pin vào quả bóng (mô phỏng ánh sáng Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng).
+ Khoét 4 lỗ trên thành hộp như hình 54.7 để quan sát được quả bóng trong hộp tương ứng với các góc khác nhau.
+ Bật đèn pin, lần lượt nhìn qua các lỗ và quan sát hình ảnh nhìn thấy phần quả bóng được chiếu sáng
- Làm việc nhóm để chế tạo mô hình quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
Sau khi chế tạo được mô hình thì cho HS lần lượt thực hiện việc quan sát và thảo luận xem hình ảnh quan sát được tương ứng với hình ảnh nhìn thấy nào của Mặt Trăng.
+ Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm
+ Mời nhóm khác nhận xét
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV phân tích, đánh giá chung
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
Hoạt động 7: Vận dụng
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: Dùng phiếu học tập trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây vào phiếu học tập, tiết sau nộp lại cho GV
+ Câu hỏi: Từ mô hình trên (hình 54.7), em hãy phát triển để có thể quan sát được các hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được ánh sáng của Mặt Trăng do đâu.
Nêu được Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx