Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành

+ Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

+ Đọc phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành

+ Trình bạy được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn KHTN

+ Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

2. Năng lực

- Năng lực chung:

- Sau khi học xong bài này, HS:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các quy định an toàn trong phòng thực hành; cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vì quang học trong phòng thực hành

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong phòng thực hành, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo

+ Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các quy định an toàn khi học trong

+ phòng thực hành; Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

+ Tìm hiểu tự nhiên: Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong

+ phòng thực hành; Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiến ví quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên.

3. Phẩm chất

+ Ý thức cao trong việc thực hiện nghiêm túc các quy dịnh an toàn trong phòng thực hành

+ Trung thực và cần thận trong quá trình làm thực hành

+ Học tập tác phong làm việc nghiêm túc trong phòng thực hành

+ Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 133 trang huongdt93 03/06/2022 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/9/2021
Tiết: 1,2
BÀI 3: QUY ĐỊNH AN TOÀN CHO PHÒNG THỰC HÀNH. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO- SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành
Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
Đọc phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành
Trình bạy được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn KHTN
Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học
2. Năng lực
- Năng lực chung:
- Sau khi học xong bài này, HS:
Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các quy định an toàn trong phòng thực hành; cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vì quang học trong phòng thực hành
Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong phòng thực hành, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các quy định an toàn khi học trong
phòng thực hành; Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
Tìm hiểu tự nhiên: Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong
phòng thực hành; Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiến ví quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên.
3. Phẩm chất
Ý thức cao trong việc thực hiện nghiêm túc các quy dịnh an toàn trong phòng thực hành
Trung thực và cần thận trong quá trình làm thực hành
Học tập tác phong làm việc nghiêm túc trong phòng thực hành
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thí nghiệm
- Một số dụng cụ đo ( Thước cuộn, đồng hồ bấm giày, lực kế, nhiệt kế, Pipette, bình chia độ, cân đồng hồ, cân điện tử, bình chia độ,....)
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú bài học cho HS
b. Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
GV đặt vất đề theo gợi ý sgk yêu cầu HS đưa ra suy nghĩ của mình:
Tại sao phải thực hiện các quy định anh toàn trong phòng thực hành? Làm thế nào để đo được kích thước, khối lượng, nhiệt độ, của một vật thể?
Mối quan sát những vật có kích thước nhỏ và rất nhỏ, chúng ta dùng dụng cụ nào?
Dẫn dắt vào bài: Khi thực hành trong phòng thí nghiệm, việc bảo đảm an toàn phòng thí nghiệm được đặt lên hàng đầu bởi những hóa chất và khí dư thoát ra trong quá trình thí nghiệm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng nếu không có sự bảo hộ đúng cách. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về bài 3: “Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo- Sử dụng kính lúp và kính hiểu vi quang học”
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Kính lúp 
a. Mục tiêu: Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp 
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS quan sát kính lúp trong phòng thực hành và quan sát qua hình 3.6,3.7 trong SGK. Sau đó, gợi ý cho HS thảo luận câu hỏi 7:
7. Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng?
Sau khi tìm hiểu về kính lúp, GV tổ chức cho HS thực hành dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong SGK
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát và trao đổi câu hỏi cùng bạn, tự hoàn thành những yêu cầu GV đưa ra sau đó thực hành áp dụng quan sát thực tế
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi 1 số HS đứng dậy trả lời cho câu hỏi, HS còn lại nghe và nhận xét
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý của SGK
4.Kính lúp và kính hiển vi quang học
a. Kính lúp
 Kính lúp được sử dụng để quán sát rõ hơn các vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát
Cấu tạo của kính lúp gồm 3 bộ phận: 
+ Mặt kính
+ Khung kinh
+ Tay cầm ( giá đỡ)
Cách sử dụng:
Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật
Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật tăng lên gấp nhiều lần khi không sử dụng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về kính hiển vi quang học
a. Mục tiêu: Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi quang học
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng phương pháp quan sát để tổ chức cho HS quan sát kính hiển vi quang học trong phòng thực hành và quan sát qua hình 3.8, 3.9 trong SGK. Sau đó, gợi ý cho HS thảo luận câu hỏi 8, 9:
8. Quan sát hình 3.8, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi quang học
Sau khi tìm hiểu về kính lúp, GV tổ chức cho HS thực hành các bước sử dụng kính hiển vi quang hợp theo các bước:
+ Chia lớp thành các nhóm và đọc và nắm rõ 3 bước sử dụng kính hiển vi như sgk
+ HS theo sự hướng dẫn của GV làm theo mô phỏng hình 3.9, 
+ GV yêu cầu HS quan sát một số mẫu têp bản có sẵn trong phòng thí nghiệm bằng kính hiển vi quang học:
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát và trao đổi câu hỏi cùng bạn, tự hoàn thành những yêu cầu GV đưa ra sau đó thực hành áp dụng quan sát thực tế
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi 1 số HS đứng dậy trả lời cho câu hỏi, HS còn lại nghe và nhận xét
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận 3 bước sử dụng kính hiển vi quang học ( SGK)
Gv lưu ý cho HS sau khi quan sát xong phải bảo quản kính hiển vu:
+ Lau khô kính hiển vi sau khi sử dụng
+ Để kính nơi khô ráo, tránh móc ở bộ phận quang học
+ Kính phải được dưỡng định kì
b. Kính hiển vi quang học
Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, mâm kính, đĩa mang vật kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp, kẹp tiêu bản
Bộ phận quang học: thị kính, vật kính
Vai trò của kính hiển vi quang học có vai trò giúp chúng ta quan sát câc chi tiết cấu tạo rất nhỏ mà mắt thường hoặc dùng kính lúp không thấy rõ.
Cách sử dụng kính hiển vi quang học:
+ Bước 1: Chuẩn bị kính
Đặt kính vừa tầm quan sát gần nguồn cấp điện
+ Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng
Bật công tắc đèn và điêu chỉnh độ sáng của đèn phù hợp
+ Bước 3: Quan sát vật mẫu:
- Đặt tiêu bản lên mâm kính.
- Điểu chỉnh ốc sơ cấp, đưa vật kính đến vị trí gần tiêu bản.
- Mắt hướng vào thị kính, điểu chỉnh ốc sơ cấp nâng vật kính lên cho tới khi quan sát được mẫu vật thì chuyển sang điểu chỉnh ốc vì cấp để nhìn rõ các chi tiết bên trong.
Để thay đổi độ phóng đại kính hiến vi, quay mâm kính để lựa chọn vật kính phù hợp.
C+D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP+ VẬN DỤNG
a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
HS hoàn thiện bài tập vào phiếu học tập 1
GV thu lại PHT1, nhận xét đánh giá kết quả và khả năng nắm bắt bài học HS :
Câu 1. B.
Câu 2. A.
Câu 3. D.
Câu 4. 
a) Kí hiệu chỉ dẫn thực hiện: nơi có bình chữa cháy, lối thoát hiểm.
b) Kí hiệu báo nguy hại do hoá chất gây ra: chất dễ cháy, chất ăn mòn, chất độc môi trường, chất độc sinh học.
c) Kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm: nguy hiểm về điện, hoá chất độc hại, chất phóng xạ.
d) Kí hiệu báo cấm: cấm sử dụng nước uống, cầm lửa.
Câu 5. 
a) Nhiệt kế
b) Cân đồng hồ.
Câu 6. 
+ Kính lúp để quan sát những vật có kích thước nhỏ, mắt thường nhìn không rõ.
+ Kính hiển vi để quan sát chỉ tiết những vật rất nhỏ mà mắt thường và kính lúp không thể quan sát được.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
PHIẾU HỌC TẬP 1
Họ tên: 
Lớp: 
Câu 1 : Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành ?
A. Đeo găng tay khi lấy hóa chất
B. Tự ý làm các thí nghiệm
C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm
D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành
Câu 2 : Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần :
A. báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành
B. tự xử lí và không báo với giáo viên
C. nhờ bạn xử lí sử cố
D. tiếp tục làm thí nghiệm
Câu 3 : Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại ?
A.
B.
C.
D.
Câu 4: Quan sát hình 3.2(trang 12), em hãy cho biết những kí hiệu cảnh báo nào thuộc
a. Kí hiệu chỉ dẫn thực hiện: 
b. Kí hiệu báo nguy hại do hóa chất gây ra: 
c. Kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm: 
d. Kí hiệu báo cấm: 
Câu 5: Cho các dụng cụ sau trong phòng thực hành: lực kế, nhiệt kế, cân đồng hồ, thước dây
Hãy chọn dụng cụ thích hợp để đo
a. nhiệt độ của một cốc nước
b. khối lượng của viên bi sắt
Câu 6: Kính lúp và kính hiểu vi thường được để quan sát những vật có đặc điểm như thế nào?
 .
Ngày soạn:
Ngày dạy: :
CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO- ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG 
BÀI 17: TẾ BÀO
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.
Nêu được hình đạng và kích thước của một số loại tế bào.
Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phấn chính của tế bào.
Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật. Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. 
Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong học tập khi tim hiểu về tế bào
Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi về đặc điểm cấu tạo và sự phân chia của tế bào.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được của bài tế bào để giải quyết vấn để liên quan trong học tập và trong cuộc sống.
- Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm và chức năng của tế bào; Nêu được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào; Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào; Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật; Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cảy xanh; Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống; Nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.
Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật;
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật, hiện tượng lành vết thương, hiện tượng mọc lại đuôi ở một số sinh vật,....
3. Phẩm chất
Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học;
Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: tranh ảnh, slide,máy chiếu, SGV,...
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
b. Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:
Mỗi viên gạch trong một ngôi nhàm mỗi căn hộ trong một tòa chung cu, mỗi khoang nhỏ trong một tổ ong đều là những đơn vị, cơ sở trong một hệ thông lớn. Vậy trong cơ thể, đơn vị sống là gì? Bài 17: Tế bào hôm nay mà chúng ta theo học sẽ trả lời cho câu hỏi đó
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẾ BÀO
Hoạt động 1: Tế bào là gì?
a. Mục tiêu: HS nhận ra tế bào là đơn vị cấu tạo của mọi cơ thể sống và nhận biết hình dạng, kích thước đặc trưng của một số loại tế bào.
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng kĩ thuật hỏi – đáp, thiết kế hoạt động cho HS thảo luận các câu hỏi trong SGK,
1. Quan sát hình 17.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì?
2. Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào băng những cách nào? Lấy ví dụ.
3. Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3.
Sau đó Gv yêu cầu HS Trả lời thêm câu hỏi củng cố:
* Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 + HS Hoạt động theo nhóm quan sát tranh và hình thảo luận ghi lại câu trả lời
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.
I. Khái quát chung về tế bào
a. Tìm hiểu tế bào là gì?
Đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là tế bào. 
Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của mọi vật sống thực hiện các chức năng: trao đôi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản
b. Tìm hiểu kích thước và hình dạng tế bào
* Hình 17.2: Tế bào có kích thước đa dạng, khoảng kích thước tế bào giới hạn từ đơn vị um (micrometre, tế bào vi khuẩn) đến đơn vị mm (millimetre, tế bào trứng). Có thể quan sát tế bào bằng kinh hiển vi, kinh lúp, mắt thường tuỳ vào kích thước của tế bào
Ví dụ: tế bào vi khuẩn phải quan sát dưới kính hiển vi, tế bào trứng cá có thể quan sát bằng kính lúp và mắt thường.
* Hình 17.3: Mỗi loại tế bào trong cơ thể có hình dạng khác nhau: hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào biểu mô), hình sợi (tế bào cơ), ...
* Củng cố:
Mỗi loại tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể. Sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào thể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm nhận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu và xác định đượcc ác thành phần cấu tạo tế bào
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Sử dụng phương pháp trực quan yêu cầu HS hoạt động thảo luận cặp đôi để nhận biết cấu tạo và chức năng các thành phần chính cấu tạo nên tế bào. Từ đó phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật thông qua gợi ý và thảo luận các câu hỏi trong SGK:
Quan sát hình 17.4, 17.5 và trả lời câu hỏi từ 4 đến 7.
4. Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
6. Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?
7. Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách ghép mỗi thành phần cấu tạo ở cột A với một chức năng ở cột B.
* Câu hỏi củng cố:
+ Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 +Một số HS chữa bài tập trước lớp, các học sinh khác nhận xét và làm vào vở
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
c. Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào
Mọi tế bào đều có cấu tạo gồm 3 phần chính: màng tế bào,chất tế bào, nhân tế bào hoặc vùng nhân.
?4: Các thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
(1) màng tế bào
(2) chất tế bào
(3) vùng nhân (tế bào nhân sơ) hoặc nhân (tế bào nhân thực).
? 5: Điểm khác nhau ở cả tế bào nhân sơ và nhân thực:
Thành phần cấu tạo
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Màng tế bào
+
+
Chất tế bào
+
+
Màng nhân
-
+
? 6: Tế bào thực vật có lục lạp, tế bào động vật không có.
? 7: 1.b;2.c;3.a
* Câu hỏi cũng cố:
Tế bào thực vật có chứa lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp tổng hợp các chất cho tế bào
2. SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu sự sinh sản của tế bào bao gồm sự lớn lên và phân chia của tế bào
b. Nội dung: quan sát tranh hình, xem video và hoạt động để thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp nêu vấn đề yêu cầu HS hoạt động thảo luận nhóm để nhận ra sự lớn lên và phân chia tế bào thông qua các câu hỏi gợi ý trong SGK.
8. Quan sát hình 17.6a, 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?
9. Quan sát hình 17.7a, 17.7b, hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào.
10. Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lắn sinh sản thứ, II, lII của tế bào trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó, xác định số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n
11. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể nặng 50 kg, theo em, sự thay đổi này do đâu?
Sau đó GV yêu cầu HS hoàn thiện âu hỏi củng cố:
Sự phân chia của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 8-11 và câu hỏi củng cố
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó thông qua các nội dung thảo luận của hoạt động 3, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
2. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
a. Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào
? 8: Tế bào tăng lên về kích thước các thành phần tế bào (màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào).
? 9: Nhân tế bào và chất tế bào phân chia. Ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn tạo hai tế bào mới không tách rời nhau. Ở tế bào động vật, hình thành eo thắt tạo thành hai tế bào mới tách rời nhau.
? 10:
+ Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ l: 21 tế bào
+ Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ II: 22 tế bào;
+ Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ III: 23 tế bào;
+ Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ n: 2n tế bào.
? 11: Sự tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể là do sự lớn lên và phân chia của tế bào.
* Câu hỏi củng cố: Sự phân chia của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :
Câu 1. Quan sát cầu tạo tế bào thực vật trong hình bén và trả lời các cảu hỏi sau:
a) Thành phần nào là màng tế bảo?
A. (1)
B.(2)
C.(3)
D.(4)
b) Thành phần nào có chức nắng điều khiển hoạt đóng của tế bảo?
A. (1)
B.(2)
C.(3)
D.(4)
Câu 2. Vẽ và chủ thích các thành phần chỉnh của lẻ bảo nhân sơ và tế bào nhân thực.
Câu 3. Sự sinh sản của tế bảo có ý nghĩa gì đối với sinh vật
- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm
- GV nhận xét , đánh giá :
Câu 1: 
a. A
b. C
Câu 2: Sản phẩm tự vẽ và chú thích các thành phần của tế bào nhân sơ, nhân thực như nội dung đã học
Câu 3: Sư sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của tế bào
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi vận dụng kiến thức thức thực tế: V sao khi thần lần bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?
- GV nghe HS phát biểu và nhận xét: Do các tế bào có khả năng sinh sản để thay thể các tế bào đã mất.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn:
Ngày dạy::
BÀI 18: THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO SINH VẬT
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường, tế bào nhỏ bằng kính lúp cầm tay và kinh hiển vi quang học
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành;
Giao tiếp và hợp tác: Xác định được nội dụng hợp tác nhớm và thực hiện nhiệm vụ được phân công để thực hành quan sát tế bào sinh vật;
Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ thực hành.
- Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên: Củng cố kiến thức về hình dạng, cấu tạo tế bào thông qua kết quả thực hành quan sát tế bào
Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát được tế bào bằng mắt thường, bằng kính lúp cầm tay và đưới kính hiển vi.
3. Phẩm chất
Thông qua hiểu biết về tế bào, hiểu về thiên nhiên, từ đó thêm yêu thiên nhiên
Trung thực trong quá trình thực hành, báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
Máy chiếu, slide bào giảng, SGV,...
Dụng cụ thí nghiệm: kính lúp cầm tay, kính hiển vi quang học, đĩa kín đồng hồ, lam kính, lamen, pipette, kim mũi mac, panh, bình thủy tinh
Hóa chất: xanh, methylene, nước cất
Mẫu vật: trứng cá, củ hành tươi, ếch đồng sống
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
b. Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về tế bào, hiểu được sự lớn lên và sinh sản của tế bào. Những những kiến thức mà chúng ta tìm hiểu chỉ là lý thuyết. Bài học ngày hôm nay các em hãy vẫn dụng những kiến thức mà em đã học được để bước vào bài thực hành ngày hôm nay, bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Quan Sát các tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp
a. Mục tiêu: HS lấy tế bào trứng cá quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay sau đó so sánh kết quả quan sát được.
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV GV định hướng để HS tự thực hiện thí nghiệm lấy trứng cá và quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay. GV có thể đặt một vài câu hỏi yêu cấu
Gv lưu ý cho HS chú ý khi thực hiện thí nghiệm như: Tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay, không để kim mũi mác làm vỡ màng trứng? (Nếu mạnh tay sẽ làm vỡ màng trứng, khó quan sát)
Yêu cầu HS nhận xét kết quả quan sát tế bào trứng cá bảng mắt thường và kính lúp.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 + HS Hoạt động theo nhóm, thực hiện theo trình tự GV yêu cầu
+ GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. 
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét HS hoạt động thực hành nhóm
2. Cách tiến hành
a. Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp
Bước 1: Dùng kim mũi mác tách trứng cá cho vào đĩa kính đồng hồ đã có sẵn vài giọt nước cất
Bước 2: Quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay
Bước 3: Vẽ tế bào quan sát được
Hoạt động 2: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi quang học
a) Mục tiêu: HS quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vì.
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:
V hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK, đồng thời hỗ trợ HS thêm các kĩ thuật giữa các bước như: Cách lấy tế bào biểu bì vảy hành, cách quan sát tiêu bản, cách điều chỉnh kính, vị trí đặt của mắt, ... Sau quá trình thực hành có thể hỏi HS các câu hỏi sau:
+ Tại sao cần tách lớp tế bào vảy hành thật mỏng khi làm tiêu bản?
+ Khi tiến hành bước đậy lamen để hoàn thành tiêu bản quan sát, em cần lưu ý điều gì?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 + HS Hoạt động theo nhóm quan sát, thực hành
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + HS xung phong phát biểu, HS còn lại nghe nhận xét
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
b. Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi quang học
Bước 1: Nhỏ 1 giọt nước cất lên lam kính
Bước 2: Dùng kim mũi mác bóc nhẹ lớp biểu bì vẩy hành
Bước 3: Đặt vảy hành đã bóc lên lam kính đã có giọt nước cất, đậy lamen
Bước 4: Quan sát dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x, về tế bào quan sát được
- Biểu bì vảy hành gồm nhiều lớp tế bào xếp sít nhau, nếu không tách mỏng thì các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau khó quan sát.
- Khi tiến hành bước đậy lamen để hoàn thành tiêu bản quan sát, em cần lưu ý:
+ Cần chú ý đậy nhẹ nhàng, tránh để bọt khí xuất hiện sẽ khó quan sát và nhận diện tế bào.
Hoạt động 3: Quan sát hình dạng tế bào biểu bì da ếch
a. Mục tiêu: HS quan sát tế bào biểu bì da ếch dưới kính hiển vị.
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tương tự với hoạt động 2, ở hoạt động này, HS đã có kinh nghiệm quan sát tiêu bản hiển vi nên GV tập trung hướng dẫn HS làm tiêu bản biểu bì da ếch sao cho dễ quan sát. Hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi sau:
Lấy mẫu da ếch trong bình thuỷ tỉnh nhốt ếch như thế nào để dễ quan sát tế bào biểu bì da ếch?
Sau khi làm thí nghiệm quan sát tế bào biểu bì vảy hành và biểu bì da ếch, em hãy chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm lấy mẫu làm tiêu bản để quan sát rõ hình ảnh tế bào thực vật, tế bào động vật.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS độc thêm thông tin SGK sau đó thực hành theo hướng dẫn Gv
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV yêu cầu các thành viên có kết quả thực hành quan sát tốt chia sẻ kinh nghiệm với các bạn khác về kĩ thuật thực hiện ở các bước.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.
c. Quan sát hình dạng tế bào biểu bì da ếch
Bước 1: Dùng panh với vài mẩu da ếch tròng bình nhốt ếch cho vào đĩa kính đồng hồ
Bước 2: Nhỏ 1 giọt xanh methylene vào đĩa kính khổng lofoddax có sẵn mẫu da ếch để khoảng một đến hai phút
Bước 3: Nhỏ 1 giọt nước cất lên lam kinh
Bước 4: Dùng panh với mẩu da ếch đã nhuộm trải đều lên lam kính, đậy lamen. Dùng giấy thấm thấm nước tràn ra ngoài tiêu bản
Bước 5: Quan sát tiêu bản dưới kính hiểu vi với vật kính 10x. 40x và vẽ tế bào quan sát được
C. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH
a. Mục tiêu :Học sinh hoàn thiện báo cáo thục hành
b. Nội dung : HS ghi lại những gì quan sát được trả lời câu hỏi vào phiếu Báo cáo kết quả quan sát tế bào sinh vật
c. Sản phẩm : PHIẾU THU HOẠCH - Báo cáo kết quả quan sát tế bào sinh vật
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS viết và trình bày báo cáo theo mẫu trong SGK
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
PHIẾU THU HOẠCH
Họ tên: 
Nhóm: 
Lớp: 
Mục tiêu
Nội dung
Kết quả
Vẽ và chú thích được tế trứng cá. Giải thích được tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay
Quan sát tế bào trứng cá chép bằng mắt thường
( HS vẽ, ch

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuo.docx