Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được vai trò của tốc độ trong an toàn giao thông.

- Tìm hiểu tự nhiên: Biết được nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị “bắn tốc độ” trong giao thông.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu được việc điều tiết tốc độ trong khi tham gia giao thông để giảm thiểu các tai nạn hoặc sự cố nguy hiểm.

 

doc 12 trang Mạnh Quân 27/06/2023 4860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 11: TỐC ĐỘ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG
Môn học: Khoa học tự nhiên 7
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Năng lực
*Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; làm việc
nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải
quyết các vấn để nêu ra trong bài học.
*Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được vai trò của tốc độ trong an toàn giao thông.
- Tìm hiểu tự nhiên: Biết được nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị “bắn tốc độ” trong giao thông.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu được việc điều tiết tốc độ trong khi tham gia giao thông để giảm thiểu các tai nạn hoặc sự cố nguy hiểm.
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày.
- Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
- Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK.
- Bài giảng powerpoint (Kèm kênh: tranh, hình ảnh về quy định, biển báo trong giao thông).
- Video liên quan đến nguyên nhân, biện pháp an toàn trong giao thông: Link: 
- Phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập nhóm.
- Trò chơi sử dụng câu hỏi liên quan đến bài, sử dụng các tương tác trực tuyến.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà: bài 11 - tốc độ và an toàn giao thông
- Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học.
- Tìm hiểu và phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn.
- Vở ghi chép, SGK.
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động
Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức được vấn đề: “Vì sao người lái xe phải điều
khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe?
b. Nội dung: 
- Chiếu hình ảnh biển báo về tốc độ và khoảng cách quy định giữa các xe khi tham gia giao thông
- Yêu cầu học sinh dự đoán cho câu hỏi: “Vì sao người lái xe phải điều
khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe?
c. Sản phẩm: 
- Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Xem hình ảnh biển báo về tốc độ và khoảng cách quy định giữa các xe khi tham gia giao thông và yêu cầu HS trả lời nhanh 1 câu hỏi sau:
Câu 1. Các hình ảnh đó cho biết điều gì? 
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi, hỗ trợ: GV có thể chiếu lại hình ảnh để HS hiểu rõ hơn.
- Báo cáo kết quả: giáo viên tổ chức, điều hành. GV gọi 1 HS bất kì trình bày báo cáo kết quả đã tìm được, viết trên giấy. 
 - Kết luận, nhận định 
Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
Câu 1. Hình ảnh 1 cho biết tốc độ tối đa chạy là 40km/h
Hình ảnh 2 cho biết: Trên nhiều tuyến cao tốc có những "thước đo" khoảng cách giữa các xe
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với câu đáp án.
GV: Yêu cầu học sinh dự đoán cho câu hỏi: “Vì sao người lái xe phải điều
khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe?
GV đặt vấn đề sang bài mới
- Nhận nhiệm vụ
- Học sinh xem hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- Học sinh được chọn trình bày kết quả
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Nghe và nắm bắt nội dung cần tìm hiểu.
B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2: Mô tả cách đo tốc độ bằng thiết bị: “bắn tốc độ”
a. Mục tiêu: 
Giúp học sinh: Biết được nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị “ Bắn tốc độ”
b.Nội dung:
- GV chiếu hình ảnh 11.1. 
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân đọc sách giáo khoa; Quan sát hình ảnh 11.1 và trả lời 3 câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm) trả lời câu hỏi 1: Sử dụng thiết bị “bắn tốc độ” để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những ưu điểm gì?
c. Sản phẩm: 
- Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến cho các câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ 
+ GV yêu cầu học sinh xem hình ảnh 11.1 về cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ” gắn cố định. Yêu cầu trả lời 3 câu hỏi: 
Thiết bị “bắn tốc độ” là gì?
Cấu tạo của thiết bị “bắn tốc độ”?
Nêu nguyên tắc hoạt động của thiết bị “bắn tốc độ”?
+ GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm) trả lời câu hỏi 1: Sử dụng thiết bị “bắn tốc độ” để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những ưu điểm gì?
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ 
Giáo viên theo dõi, hỗ trợ. 
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): 
+ GV gọi 01 HS bất kì trình bày câu trả lời. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
+ GV lựa chọn 01 nhóm học sinh báo cáo kết quả: Viết lên bảng. 
- Tổng kết (nội dung ghi bảng)
+ Thiết bị “bắn tốc độ” dùng để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.
+ Thiết bị “bắn tốc độ” hoạt động như sau:
 – Camera được dùng chụp ảnh ô tô chuyển động quãng đường s giữa hai vạch mốc.
 – Máy tính nhỏ đặt trong camera tự động ghi lại khoảng thời gian t ô tô chạy qua hai vạch mốc và tính tốc độ v của ô tô.
+ Ưu điểm của thiết bị “bắn tốc độ”:
- Có thể đo tốc độ từ xa.
- Cho kết quả tức thời.
 - Có thể đo tốc độ của nhiều xe trong thời gian ngắn.
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS/ nhóm HS dựa trên mức độ chính xác so với các câu đáp án.
GV giới thiệu thêm có nhiều loại thiết bị để đo từxa tốc độ của xe, nổi bật là thiết bị dùng hiệu ứng Doppler. Thiết bị phát tia (sóng radio hoặc tia laser) đến xe, rồi phản xạ đến máy phát. Thiết bị đo tẩn số sóng lúc phát và lúc nhận sẽ tính toán được tốc độ của xe.
GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Tốc độ có ảnh hưởng như thế nào trong an toàn giao thông?
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ.
+ Học sinh xem hình ảnh và thực hiện trả lời câu hỏi.
+ Học sinh thảo luận, làm việc nhóm và thực hiện trả lời câu hỏi ra giấy. 
- Báo cáo các ý trả lời theo 03 câu hỏi đã đưa ra.HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
- Báo cáo câu hỏi 1 đã đưa ra. Nhóm HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
- Ghi chép bài.
Nhận thức vấn đề
Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
a. Mục tiêu: 
Giúp học sinh: HS hiểu rõ vì sao phải duy trì tốc độ phù hợp khi tham gia giao thông.
b. Nội dung: 
- GV thông báo thông tin của WHO về mối quan hệ giữa tốc độ và sổ tai nạn giao thông. Theo một nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu các phương tiện giao thông giảm tốc độ 5% thì số tai nạn giao thông nghiêm trọng có thể giảm đến 20%.
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 06p (08 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát hình 11.2; 11.3; 11.4 SGK và trả lời câu hỏi 2;3;4;5.
c. Sản phẩm: 
- Bài trình bày và câu trả lời của nhóm. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Giáo viên chiếu slide có thông tin của WHO về mối quan hệ giữa tốc độ và số tai nạn giao thông. Theo một nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu các phương tiện giao thông giảm tốc độ 5% thì số tai nạn giao thông nghiêm trọng có thể giảm đến 20%.
Bảng thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia
GV chiếu các hình ảnh 11.2; 11.3; 11.4 SGK
Học sinh thảo luân nhóm trả lời câu hỏi: 
2. Quan sát Hình 11.2 và cho biết những lỗi vi phạm nào chiếm tỉ lệ cao trong các vụ tai nạn giao thông.
3. Từ các thông tin trong Hình 11.2, em hãy nêu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
4. Quan sát Hình 11.3 và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn
5. Quan sát Hình 11.4 và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Giải thích ý nghĩa của các biển báo trong hình.
b) Khi gặp các biển báo này, người lái xe cần phải làm gì? Vì sao?
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ 
Giáo viên theo dõi, hỗ trợ: 
Nhóm 1,2 trả lời câu hỏi 2;3
Nhóm 3;4 trả lời câu hỏi 4;5
- Báo cáo, thảo luận 
Giáo viên tổ chức, điều hành. GV lựa chọn 02 nhóm 02 học sinh nhanh nhất báo cáo trình bày: Thuyết trình trên slide/ máy chiếu. 
- Tổng kết (nội dung ghi bảng)
Giáo viên "chốt": Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
Câu 2: Những lỗi vi phạm chiếm tỉ lệ cao trong các vụ tai nạn giao thông là:
 - Đi không đúng làn đường, phẩn đường.
 - Chạy quá tốc độ.
 - Chuyển hướng không đúng vị trí.
Câu 3: Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
 - Chạy quá tốc độ: 9%.
- Đi không đúng làn đường, phẩn đường: 26%.
- Vượt xe sai quy định: 7%.
- Chuyển hướng không đúng quỵ định: 9%.
- Không nhường đường: 7%.
- Sử dụng rượu bia và các chất kích thích: 4%.
- Các lỗi vi phạm khác: 38%.
Câu 4: ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn.
- Với tốc độ 30 km/h, tỉ lệ gây thương tật cho người đi bộ là 10%.
 - Với tốc độ 50 km/h, tỉ lệ gây thương tật cho người đi bộ là 40%.
-Với tốc độ 60 km/h, ti lệ gây thương tật cho người đi bộ là 80%.
Câu 5: a, Biển báo 11.4a: đường trơn trượt.
Biển báo 11.4b: khu vực có trẻ em
b, Khi gặp các biển báo này, người lái xe cẩn hạn chế tốc độ vì:
- Tốc độ cao ở đường trơn trượt rất nguy hiểm.
- Tốc độ cao ở khu vực có trẻ em dễ gây tai nạn và thương vong cho trẻ em khi băng qua đường.
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS/ nhóm HS dựa trên mức độ chính xác so với các câu đáp án.
GV chốt: Tốc độ có mối liên hệ với số vụ tai nạn giao thông và mức độ ảnh hưởng lên người và xe khi xảy ra va chạm giao thông.
GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Nêu các yêu cầu cần phải có tốc độ giới hạn đối với từng loại phương tiện và từng đoạn đường khác nhau.
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ: quan sát slide và trả lời câu hỏi.
- 2 học sinh báo cáo.
- HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
- lắng nghe
HS ghi bài
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
Giúp học sinh: Biết được vì sao phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường.
Nắm được tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng phải xa hơn.
b. Nội dung: 
- GV chiếu hình ảnh liên quan đến quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường và bảng quy định về khoảng cách an toàn theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam (Thông tư 31/2019/TT-BGTVT)
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát hình ảnh và trả lời 2 câu hỏi luyện tập.
c. Sản phẩm: 
- Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh liên quan đến quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường và bảng quy định về khoảng cách an toàn theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam (Thông tư 31/2019/TT-BGTVT)
Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS quan sát SGK kết hợp nhìn trên slide, trả lời câu hỏi trên phiếu học tập
Câu 1: Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường?
Câu 2: Phân tích hình để nêu rõ vì sao khi tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng phải xa hơn?
- Yêu cầu các nhóm trình bày về câu hỏi đã yêu cầu về nhà: Phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn.
GV chiếu video nêu một số tai nạn cụ thể do vi phạm tốc độ gây ra để minh hoạ các nội dung thảo luận trên.
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ 
+ 4 nhóm thực hiện quan sát hình ảnh SGK trang 64, kết hợp nhìn trên slide, đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi trên PHT 
+ GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày về câu hỏi đã yêu cầu về nhà.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành): GV lựa chọn 01 nhóm 02 học sinh nhanh nhất báo cáo trình bày: Thuyết trình trên slide/ máy chiếu/bảng. 
- Tổng kết luận (nội dung ghi bảng) 
Giáo viên "chốt": Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
Câu 1. Phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường vì:
- Các loại xe nặng, cổng kềnh dễ gây tai nạn thì phải lưu thông với tốc độ thấp hơn so với các xe nhỏ, nhẹ.
- Mỗi làn quy định tốc độ khác nhau để các xe có thể giữ khoảng cách an toàn giữa các xe. Thông thường, xe có tốc độ thấp hơn lưu thông ở làn đường phía bên phải.
Câu 2: Vì khi tốc độ càng cao, quãng đường để xe dừng lại càng dài.
GV chốt: Người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép để giữ an toàn cho chính mình và cho những người khác.
GV mở rộng thêm: Nếu trời mưa, đường trơn trượt, cẩn phải giảm tốc độ để tăng khoảng cách an toàn.
GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: chúng ta sẽ làm 1 số bài tập vận dụng.
- Nhận nhiệm vụ.
- Hoàn thành phiếu học tập 
HS thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm báo cáo, thảo luận
- Nhóm HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
- Học sinh ghi bài.
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ” và ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
b. Nội dung: 
1. Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy khái quát toàn bộ kiến thức bài 11.
2. Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện:
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các
xe đang lưu thông trên đường?
A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe
trước khi gặp tình huống bất ngờ.
B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao thông đường bộ.
C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.
D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn.
Câu 2. a) Biển báo trong hình dưới đây có ý nghĩa gì?
b) Vì sao chúng ta phải giữ khoảng cách an toàn khi lái xe trên đường?
Đáp án: 
a) Ý nghĩa của biển báo: Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các xe là 8 m.
b) Chúng ta phải giữ khoảng cách an toàn giữa các xe khi lưu thông trên đường
để đảm bảo có đủ thời gian phản ứng, không đâm vào xe phía trước khi gặp
tình huống bất ngờ.
 Câu 3. Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua
giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0,56 s. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường
được quy định là 60 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không?
Đáp án:
Tốc độ của ô tô là: v = s/t = 10/0,56 ≈ 17,86 m/s ≈ 64,3 km/h 
Ô tô đã vượt quá tốc độ cho phép (60 km/h).
c. Sản phẩm: 
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập do học sinh thực hiện. Kết quả tìm ra đội chiến thắng (Đội trả lời đúng và nhanh nhất =>Điểm cao nhất)
d. Tổ chức thực hiện: 
GV chia lớp thành 4 nhóm (4 đội) thực hiện 2 nhiệm vụ sau:
GV giới thiệu số lượng câu hỏi, luật chơi và hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện. GV, HS cùng được tham gia đánh giá kết quả thực hiện. 
C. Dặn dò 
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Em được phân công soạn một bộ quy tắc ứng xử dành cho các bạn học sinh để đảm bảo an toàn giao thông trên đường đi học mỗi ngày. Hãy nêu nội dung bộ quy tắc ứng xử của em.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp.
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên 
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau:
Họ và tên HS:
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
Thảo luận nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP 1: 
Câu 1: Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường?
Câu 2: Phân tích hình để nêu rõ vì sao khi tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng phải xa hơn?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_11_toc_do_va_an_toan_gia.doc