Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 14: Phản xạ âm

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 14: Phản xạ âm

۔ Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được sóng âm khi gặp vật cản đều phản xạ ít nhiều. Có vật phản xạ âm tót, có vật phản xạ âm kém.

۔ Tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt được vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

۔ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được một só hiện tượng đơn giản trong thực tế về sóng âm như sự hình thành tiếng vang, cách khử tiếng vang hoặc sử dụng tiếng vang để đo khoảng cách. Để xuất được phương án đơn giản để hạn chế ò nhiễm tiếng ồn.

 

docx 5 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 14: Phản xạ âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM
(Thời gian thực hiện: 3 tiết)
Mục tiêu 
1. Năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ và tự học:Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm trong bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đểu có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tình huống được nêu trong bài.
b. Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được sóng âm khi gặp vật cản đều phản xạ ít nhiều. Có vật phản xạ âm tót, có vật phản xạ âm kém.
Tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt được vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được một só hiện tượng đơn giản trong thực tế về sóng âm như sự hình thành tiếng vang, cách khử tiếng vang hoặc sử dụng tiếng vang để đo khoảng cách. Để xuất được phương án đơn giản để hạn chế ò nhiễm tiếng ồn.
2. Phẩm chất
Tích cực tham hoạt động nhóm.
Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề chóng ò nhiễm tiếng ổn.
Thiết bị dạy học và học liệu 
Các hình ảnh theo sách giáo khoa;
Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm;
Máy chiếu, bảng nhóm;
Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Câu hỏi
Kết quả thí nghiệm
1. HS B áp tai vào ống nhựa có nghe được tiếng của HS A không?
2. Mô tả đường truyền của sóng âm?
3. Nhận xét về sựtruyển sóng âm khi có vật cản và khi không có vật cản
4. Sự khác biệt về âm thanh khi thay quyển sách bằng tấm xốp, tấm kính mờ, tấm thảm nhựa?
Vật cản
Mức độ nghe
Tấm xốp
Tấm kính mờ
Thảm nhựa
Phiếu học tập số 2
Câu a
Câu b
Giải pháp làm giảm 
tiếng ồn
Hình
Các biện pháp làm giải tiếng ồn
Giảm độ to của nguồn âm
Làm phân tán âm trên đường truyền của nó.
Ngăn chặn sự truyền âm.
III. Tiến trình dạy học 
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Quan sát nhanh – kết luận nhanh” 
a) Mục tiêu : Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân về âm thanh
b) Nội dung : GV tổ chức cho học sinh quan sát nhanh ảnh chụp hoặc video về kiến trúc bên trong nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện, hội trường và đặt vấn đề: Vì sao kiến trúc bên trong những công trình này lại có những cấu trúc được xây dựng tỉ mỉ như thế? Phải chăng chúng được xây dựng chỉ nhằm mục đích thẩm mĩ?
c) Sản phẩm : HS trả lời theo quan điểm riêng của mình 
d) Tổ chức thực hiện 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thông báo luật chơi: Quan sát clip, hình ảnh để trả lời câu hỏi, kết thúc clip sẽ kết thúc trả lời câu hỏi
Ghi nhớ luật chơi
Giao nhiệm vụ: Theo dõi clip để đưa ra câu trả lời.
Thời gian thực hiện là đúng 2p kể từ khi kết thúc clip.
Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Chiếu clip để học sinh quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Thực hiện nhiệm vụ
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình cấu trúc bên trong các công trình, hội trường, rạp chiếu phim . Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ vấn đề trên.
Chuẩn bị sách vở học bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản xạ âm
a) Mục tiêu: HS Hiểu được sóng âm khi gặp vật cản đều phản xạ ít nhiều.Phân biệt được vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
b) Nội dung: GV cho học sinh thực hiện thí nghiệm theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát và thực hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm 4 bạn tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày, sẽ có điểm cộng.
Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tâp số 1.
Báo cáo kết quả: 
- Chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày;
- Mời nhóm khác nhận xét;
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ xung.
- Nhóm xung phong trình bày kết quả ở phiếu học tập;
- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Tổng kết: 
- Tổng hợp để đi đến kết luận về âm phản xạ, vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
- Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận.
- Kết luận về khái niệm khoa học tự nhiên.
- Ghi vào vở.
Tiết 2:
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự hình thành tiếng vang
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sự hình thành tiếng vang
b) Nội dung: GV cho HS quan sát clip, sự hiểu biết trong thực tế và tìm hiểu thông tin SGK để nêu một số ví dụ về tiếng vang em đã gặp.
c) Sản phẩm: HS nghiên cứu theo nhóm và hoàn thành câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: HS quan sát và tìm hiểu trong thực tế mình đã nghe tiếng vang ở đâu?
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm HS khi cần thiết.
Phân công nhiệm vụ và tiến hành thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả: 
- Mời các nhóm lên trình bày
- GV phân tích và đưa ra nhận xét, đáp án.
Đánh giá: 
- GV thu phiếu học tập xem các nhóm chấm đúng hay không.
- Các nhóm nạp sản phẩm.
Tổng kết: 
- Yêu cầu học sinh kết luận về sự hình thành tiếng vang.
- Kết luận về vai trò của khoa học tự nhiên.
- Ghi vào vở.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về ô nhiễm tiếng ồn
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được tác hại của tiếng ồn
b) Nội dung: GV cho HS nêu các loại tiếng ồn trong hình 14.4 và tiếng ồn trong thực tế mà em biết. Sau đó nêu các tác hại của tiếng ồn đến sức khỏe và hoạt động của con người.
c) Sản phẩm: HS nghiên cứu theo nhóm và hoàn thành câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 
Nêu các loại tiếng ồn hình 14.4 và trong thực tế. 
Nêu tác hại của tiếng ồn đến sức khỏe và hoạt động của con người.
Hãy đưa ra các biện pháp để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.
Hoàn thành phiếu học tập số 2.
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm HS khi cần thiết.
Phân công nhiệm vụ và tiến hành thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả: 
- Mời các nhóm lên trình bày
- GV phân tích và đưa ra nhận xét, đáp án.
Đánh giá: 
- GV thu phiếu học tập xem các nhóm chấm đúng hay không.
- Các nhóm nạp sản phẩm.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn;
Tổng kết: 
- Yêu cầu học sinh kết luận về ô nhiễm tiếng ồn và nêu các biện pháp phòng chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Kết luận về vai trò của khoa học tự nhiên.
- Ghi vào vở.
Tiết 3:
Hoạt động 5: Luyện tập
a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK.
b) Nội dung: HS làm poster để trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các biện pháp tránh ô nhiễm tiếng ồn.
c) Sản phẩm: Bảng poster.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm vẽ 1 poster trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các biện pháp tránh ô nhiễm tiếng ồn.
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
Làm Poster.
Báo cáo kết quả: Các nhóm treo poster lên bảng. GV sẽ đánh giá một số nhóm.
Theo dõi đánh giá của GV.
Tổng kết: Đánh giá nhóm làm được nhiều hoạt động, khen ngợi học sinh.
Hoạt động 6: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để thực hiện các bài tập sau.
b) Nội dung: 
1. Nếu vỗ tay hoặc nói to trong căn phòng trống trãi thì ta nghe được tiếng vang. Tuy nhiên, cũng căn phòng đó nhưng ta trang bị các đồ đạc thì không nghe được tiếng vang nữa. Vì sao? 
2. Các vật sau: hàng cây, thảm, sàn gỗ, tường bê tông, rèm nhung, thép, bảng mica. Vật nào phản xạ âm tốt? Vật nào phản xạ âm kém?
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: HS thực hiện các bài tập GV giao.
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết.
Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Báo cáo kết quả: Tiết học sau nạp lại cho GV.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Kết thức bài học, Gv cho học sinh đánh bàn ngồi kế bên theo bảng sau:
Họ và tên HS:.........................................................lớp 7............
Các tiêu chí
Tốt
Khá
Trung bình
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_14_phan_xa_am.docx