Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi khí ở thực vật và động vật thông qua SGK và các nguồn học liệu khác.

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu về quá trình trao đổi khí, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày.

 

docx 17 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2022
BÀI 27: TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT 
( Thời gian thực hiện : 4 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực
Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi khí ở thực vật và động vật thông qua SGK và các nguồn học liệu khác.
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu về quá trình trao đổi khí, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày.
- Giải quyết vân để và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình trao đổi khí, mô tả được cấu tạo của khí khổng, mô tả được sự trao đổi khí qua tế bào khí khổng và các cơ quan hô hấp ở người.
Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cấu tạo và chức năng của khí khổng, các cơ quan trong hệ hô hấp của người.
-Tim hiểu tự nhiên: Mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá và qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, khách quan và trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận.
-Tích cực tuyên truyền việc trổng và bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh hò hấp.
Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển nàng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.
II Thiết bị dạy học và học liệu
- Dạy học theo nhóm.
- Sử dụng phương tiện trực quan (mô hình, mẫu vật thật).
- Dạy học nêu và giải quyết vấn để thông qua câu hỏi trong SGK.
- Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập
- Sách giáo khoa, vở ghi bài
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Nấc thang lên thiên đường”
a. Mục tiêu: 
- Kiểm tra kiến thức cũ bài thực hành 26
- Giới thiệu bài mới
- Tạo không khí sôi nổi hào hứng trước giờ học
b. Nội dung:
Trò chơi gồm 7 câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn đúng trong 4 đáp án.
c. Sản phẩm:
Người quản trò điều khiển chương trình người chơi ngẫu nhiên , chọn câu hỏi ngẫu nhiên tạo không khí vui tươi, bất ngờ
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thông báo luật chơi:(Chọn người quản trò: Lấy tinh thần xung phong- Lớp trưởng – hoặc giáo viên chỉ định)
Trò chơi gồm 7 Nấc thang tương ứng với 7 câu hỏi trắc nghiêm 4 lựa chọn, người chơi được chon 1 câu trả lời đúng nhất. Trò chơi kết thúc khi chúng ta giải xong 7 câu hỏi . Người quản trò điều khiển phần chơi. 
(Hướng dãn quản trò_ Nhấn vào bậc thang để chọn câu hỏi ngẫu nhiên.
Nhấn vào phần câu hỏi để hiện đáp án.
Nhấn vào số thứ tự câu hỏi để trở về slide chủ )
Giới thiệu , hoặc xung phong làm quản trò.
Nghe thông báo luật chơi.
CÂU 1: Bài 26 - Thực hành các em đã chứng minh được trong quá trình hô hấp tế bào có xảy ra hiện tượng: 
A : Toả nhiệt, hấp thụ khí oxygen và thải khí cacbon dioxide 
B: Toả nhiệt
C: Hấp thụ khí Carbon đioxide thải khí oxygen
D: Thu nhiệt
CÂU 2 : Yêu cầu chuẩn bị bài học hôm nay không có nội dung nào? 
A: Nộp báo cáo thực hành
B : Chuẩn bị mẫu vật
C : chuẩn bị bảng nhóm
D : Chuẩn bị vở ghi
CÂU 3 : Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài số:
A 25 B: 26 C: 27 D: 28
CÂU 4 : Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về quá trình nào của sinh vật?
A : Trao đổi nước
B : Trao đổi thức ăn
C : Trao đổi chất
D : Trao đổi khí 
Phần quà đặc biệt
A : Một tràng pháo tay 
B : 50.000 đ
C : Điểm 10
D : Một bước đến thiên đường 
CÂU 6 : Trao đổi khí ở những sinh vật :
A: Động vật
B : Cả động vật, thực vật và con người 
C : Ở thực vật khi có ánh sáng mặt trời
D : Chỉ có ở con người
CÂU 7: Dự đoán bài 27 được học trong mấy tiết? 
A; 2 B: 3 C: 4 D: 5
Trao thưởng động viên quản trò và người chơi có nhiều đáp án đúng.
Câu 1 
Đáp án: A 
Câu 2
Đáp án: B
Câu 3 
Đáp án: C 
Câu 4
Đáp án: D 
Câu 5
Đáp án: A 
Câu 6
Đáp án: B
Câu 7 
Đáp án: C 
Hoạt động 2: Vào bài 
B. Hình thành kiến thức mới
Tiết 1 Hoạt động 1 Trao đổi khí ở sinh vật
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ: Quan sát màn hình trả lời câu hỏi :
 Quan sát động tác hô hấp ở người:
Khi hô hấp con người hấp thụ khí gì và thải ra ngoài môi trường khí gì?
Thực vật có trao đổi khí không ?
Hoạt động nhóm hoàn thành bảng sau
Học sinh đọc thông tin SGK nhìn hình trả lời câu hỏi. Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán. Đó là hiện tượng các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Quá trình này xảy ra không tiêu tốn năng lượng. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào kích thước, hình dạng phân tử; nhiệt độ; diện tích bề mặt trao đổi khí; ...
Kết luận:
Quá trình trao đổi khí diễn ra suốt cả ngày, đêm.
Cơ chế chung: khuếch tán. Các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nổng độ thấp.
Giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường bên ngoài.
Động vật: sự trao đổi khí diễn ra trong quá trình hô hấp, cơ thể lấy vào khí oxygen và thải ra mỏi trường khí carbon dioxide.
Thực vật: trao đổi khí thực hiện trong cả quá trình quang hợp và hô hấp.
Quang hợp: cây lấy vào khí carbon dioxide và thải ra môi trường khí oxygen.
Hô hấp: cây lấy vào khí oxygen và thải ra môi trường khí carbon dioxide.
4. Sự trao đổi khí ở cơ thể giúp sự trao đổi khí ở các tế bào diễn ra.
Hoạt động 3 Củng cố kiến thức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào thời gian nào? 
A. sáng B. Chiều C. Tối D. Suốt cả ngày đêm
2. Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra vào thời gian nào?
A. sáng B. Chiều C. Tối D. Suốt cả ngày đêm
3. Cơ chế khuếch tán . Các phân tử khí di chuyển từ nơi có (1) đến nơi có (2) 
A. (1)nồng độ cao (2) nồng độ thấp 
B. (1)nồng độ thấp (2) nồng độ cao
C. (1)nhiều ánh sáng (2) ít ánh sáng
D. (1)Nhiệt độ cao (2) nhiệt độ thấp
Câu 1
Đáp án: D
Câu 2
Đáp án: D
Câu 3
Đáp án: A
Hoạt động 4 Dặn dò : Học bài chuẩn bị phần 2 trao đổi khí ở thực vật
Tiết 2 bài 27 Trao đổi khí ở sinh vật 
a. Mục tiêu
Thông qua việc nghiên cứu thông tin và Hình 27.1,27.2 trong SGK, HS trình bày được câu tạo và chức năng của khí khổng.
b. Nội dung
Trao đổi khí ở thực vật
C. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động 1:Tìm hiểu cấu tạo chức năng của khí khổng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ: Đọc thông tin sgk và hình 27.1, 27.2 trình bày cấu tạo và chức năng của khí khổng? 
Thảo luận nhóm: Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi vào bảng phụ 
Nhóm1: Mô tả cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật? 
Nhóm 2: Khí khổng phân bố như thế nào? Cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm sự phân bố khí khổng có đặc điểm gì khác nhau 
Nhóm 3: Những chất khí nào có thể di chuyển ra vào qua các khí khổng ? Khí khổng có vai trò gì đối với cây?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Kết luận:
Khí khổng thường phân bố cả lớp biểu bì mặt trên và mặt dưới lá.
. Cấu tạo:
Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát nhau. Các tế bào hạt đậu có thành tế bào phía trong dày, phía ngoài mỏng. Đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào giúp các khí di chuyển ra, vào.
Khí oxygen, khí carbon dioxide, hơi nước có thể di chuyển qua khí khổng.
. Khí khổng giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.
Hoạt động 2: Mô tả quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ: Quan sát và mô tả quá trinh trao đổi khí qua khí khổng
Thực hiện nhiệm vụ:
Kết luận:
Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và hô hấp.
. Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo ra một khe khí khổng. Khi khí khổng mở, các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá.
( Ở đa số các cây trên cạn, khí khổng thường phân bố ở lớp biểu bì mặt dưới của lá, tránh sự thoát hơi nước quá nhiểu khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Đối với những cây có lá
nổi trên mặt nước như sen, súng, ... khí khổng chỉ có ở mặt trên của lá.)
Hoạt động 3: Củng cố vận dụng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu 1: Dựa vào hình ảnh minh hoạ dưới đây, hãy cho biết thành trong và thành ngoài của khí khổng có đặc điểm gì?
A. Thành trong và thành ngoài dày bằng nhau
B. Thành trong dày, thành ngoài mỏng
 C. Thành trong dài hơn thành ngoài
D. Thành trong mỏng, thành ngoài dài
Câu 2: Hoàn thành thông tin dưới đây. 
Trong quá trình quang hợp: khí di chuyển từ môi trường ngoài vào trong ; khí . từ các tế bào thịt lá di chuyển ra ngoài môi trường qua ... 
A. Cacbondioxide
 B. Oxygen
C. Tế bào thịt lá
D. Khí khổng
Câu 3: Hoàn thanhd thông tin dưới đây. 
Trong quá trình hô hấp: khí di chuyển từ môi trường ngoài vào trong ; khí . từ các tế bào thịt lá di chuyển ra ngoài môi trường qua ... 
A: Cacbondioxide
B: Oxygen
C: Tế bào thịt lá
D: Khí khổng
Câu 4: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?
A. Hình hạt đậu
B. Yên ngựa
C.Lõm 2 mặt
D.Hình thoi
Câu 5: Khí khổng có vai trò gì đối với lá cây?
A.Giúp cây quang hợp và hô hấp
B. Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng
C. Giúp lá có màu xanh.
D. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.
Câu 1:B
Câu 2: 
Câu 3:
Câu 4: A
Câu 5: D
Hoạt động 4: Dặn dò
Học bài xem tiếp phần 3 Trao đổi khí ở động vật
Tiết 3 bài 27 Trao đổi khí ở sinh vật 
a. Mục tiêu
Thông qua việc nghiên cứu thông tin và Hình 27.4 trong SGK, HS trình bày được các cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí ở động vật.
b. Nội dung
Trao đổi khí ở động vật
C. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động 1: Trao đổi khí ở động vật:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ: Câu 1:
Câu 2: Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt khô ráo thì nhanh bị chết?
A. Trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, khí CO2 và O2 không khuếch tán qua da, giun không hô hấp nên nhanh chết.
B. Do ở bề mặt trên mặt đất tiếp xúc với quá nhiều CO2 nên bị ngộ độc.
C. Do giun chỉ sống được ở trong đất, rời khỏi đất giun sẽ bị chết.
D. Do giun đất bị sốc nhiệt, lượng O2 cung cấp không đủ cho các tế bào nên giun nhanh bị chết.
Câu 3: Hoàn thành đoạn thông tin dưới đây:
Khi chọn cá nên mở nắp mang để biết cá có tươi hay không do ở nắp mang có hệ thống mao mạch dày đặc chứa máu có sắc tố đỏ. Nếu mang có màu chứng tỏ cá còn tươi. Còn cá ươn thì mang có màu do cá đã chết lâu, máu không có oxygen sẽ chuyển màu.
Xác định các cơ quan trao đổi khí của các sinh vật trong bảng sau:
Thực hiện nhiệm vụ
Câu 2 : A
Câu 3
Kết luận:
Cơ quan trao đổi khí ở động vật rất đa dạng. Các động vật có thể trao đổi khí qua da, hệ thống ống khí mang hay phổi
. Động vật đơn bào và một số động vật đa bào như động vật đa bào như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
- Các loài côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí
- Các loài sống dưới nước như cá, tôm , cua , trai trao đổi khí qua mang.
- Động vật thuộc lớp bò sát , chim , thú trao đổi khí qua phổi
Hoạt động 2 dặn dò: 
Học bài trả lời câu hỏi 1,2(127 sgk) .
Chuẩn bị bài mới Tìm hiểu hô hấp ở người.
Tiết 4 bài 27 Trao đổi khí ở sinh vật 
a. Mục tiêu
Thông qua việc nghiên cứu thòng tin và Hình 27.5 trong SGK, HS mô tả được đường đi của khí qua các cơ quan hò hấp ở người.
b. Nội dung
Trao đổi khí ở người
C. Sản phẩm 
Học sinh hiểu bài vận dụng được kiến thức bảo vệ sức khoẻ rèn luyện thân thể 
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động 1: :Tim hiểu đường đi của khí qua các cơ quan hô hấp ở người
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm
Quan sát Hình 27.5, hãy:
 Nêu tên các cơ quan trong hệ hô hấp ở người.
 Mô tả đường đi của khí oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp ở người.
 Vì sao khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, sự trao đổi khí diễn ra nhanh hơn?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Nêu tên các cơ quan trong hệ hô hấp ở người.
Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phếquản, phổi (phổi trái, phổi phải), tiểu phếquản, phế nang.
Mô tả đường đi của khí oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp ở người.
Oxygen từ ngoài đi qua khoang mũi -khí quản - phế quản - tiểu phế quản phế nang - mao mạch.
Carbon dioxide từ mao mạch - phế nang -tiểu phế quản - phế quản - khí quản - khoang mũi - môi trường ngoài.
Khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, sự trao đổi khí diễn ra nhanh hơn vì:
Khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, cơ thể cần nhiều năng lượng. Hô hấp tế bào là quá trình cần thiết nhằm tạo ra năng lượng cho cơ thể. Để thực hiện quá trình này, oxygen là một yếu tố quan trọng. Vì vậy, để cung cấp đủ hàm lượng oxygen cho tế bào, hệ hô hấp phải tăng cường hoạt động, làm nhịp hô hấp tăng.
Hoạt động 2: Củng cố vận dụng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu 1: Những đặc điểm giống nhau của sự trao đổi khí ở thực vật và động vật là gì?
A. Cơ quan thực hiện trao đổi khí. 
B. Đường đi của khí trong cơ thể
C. Các khí tham gia vào quá trình trao đổi khí đều là carbon dioxide và oxygen.
D. Cơ chế trao đổi khí đều là cơ chế khuếch tán.
Câu 2: Hoàn thành đoạn thông tin dưới đây.
Thực vật trao đổi khí chủ yếu qua .Trong quá trình quang hợp: khí .. di chuyển từ môi trường ngoài vào trong tế bào thịt lá, khí .. từ các tế bào thịt lá di chuyển ra ngoài môi trường qua . Ngược lại, trong quá trình hô hấp, khí oxygen di chuyển từ .. vào tế bào thịt lá, khí carbon dioxide .. được khuếch tán ra ngoài môi trường.
Câu 3: Trong cơ thể động vật, các khí di chuyển như thế nào?
Khí .. đi vào cơ thể qua các cơ quan trao đổi khí đến các tế bào đồng thời vận chuyển khí .. từ các tế bào ra đến các cơ quan trao đổi khí để đưa ra môi trường.
Câu 4:
Câu 5: Vai trò của tập thể dục và hít thở sâu đối với cơ thể người là:
A.Giúp cơ thể lấy được nhiều khí oxygen các hoạt động của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn. 
B. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển với tốc độ nhanh hơn.
C . Giúp cơ thể tránh bị ngộ độc khí oxygen.
D. Giúp tăng giới hạn chịu đựng của con người.
Gv Gới thiệu về câu chuyện cuộc đời bác sĩ Nguyễn Khắc Viện ( nguồn Internet) Đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:
Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được
Câu 1: C,D
Câu 5: A
Học thuộc và thực hành bài vè của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện 
Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được!
Kết luận: Cơ quan trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ở động vật là hệ thống ống khí , mang. Da, phổi ..
Oxygen từ môi trường ngoài à Khoang mũi à Khí quảnà Phế quản à Tiểu phế quản à Phế nang à Mao mạch
Carbon dioxide từ mao mạch à Phế nang à Tiểu phế quản à Phế quản à khí quản àkhoang mũi à môi trường ngoài. 
C. Dặn dò
Học bài và làm bài tập 1,2,3,4
 Luyện tập thể dục thể thao và hít thở sâu
 Chuẩn bị bài 28 Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
D . Kiểm tra đánh giá thường xuyên 
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tôt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm hô hấp ở sinh vật ( thực vật , động vật , con người.
Nêu được vai trò của hô hấp với sự sống
Vận dụng để luyện tập rèn luyện bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường
E Rút kinh nghiệm
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_27_trao_doi_khi_o_sinh_v.docx