Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 3: Nguyên tố hóa học

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 3: Nguyên tố hóa học

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

+ Lược sử tìm ra tên gọi và kí hiệu một số nguyên tố hoá học.

+ Vận dụng kiên thức, kĩ năng đã học: Viết và đọc được kí hiệu hoá học của 20 nguyên tố đẩu tiên.

 

docx 11 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 3: Nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
(Thời gian thực hiện: 3 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh sẽ:
Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu hóa học.
Viết được kí hiệu hóa học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt vể nguyên tố hoá học. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.
+ Lược sử tìm ra tên gọi và kí hiệu một số nguyên tố hoá học.
+ Vận dụng kiên thức, kĩ năng đã học: Viết và đọc được kí hiệu hoá học của 20 nguyên tố đẩu tiên.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học.
- Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy chiếu, laptop
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà từ tiết học trước cả lớp đều phải nghiên cứu trước bài mới và giao cho mỗi nhóm phải trình bày báo cáo 1 nội dung sau:
+ Nhóm 1 : Tìm hiểu khái niệm về nguyên tố hóa học và hoàn thành phiếu học tập số 1
 + Nhóm 2: Tìm hiểu về các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và trong cơ thể người và hoàn thành phiếu học tập số 2
 + Nhóm 3 : Tìm hiểu về các kí hiệu hóa học của nguyên tố và hoàn thành phiếu học tập số 3. Cho biết trong thực tế để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ta cần cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây. Hãy viết kí hiệu hóa học của các nguyên tố đó?
- Phiếu học tập: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM: 
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi tương ứng:
Em hãy cho biết sự khác nhau về cấu tạo giữa 3 nguyên tố hydrogen?
Vì sao 3 nguyên tử trên lại cùng thuộc một nguyên tố hóa học?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM: 
Nguyên tố hóa học nào chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ trái đất và trong cơ thể con người?
Nguyên tố nào cần thiết cho sự phát triển của cơ thể người?
Nguyên tố nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM: 
Vì sao cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học? Các kí hiệu hóa học của các nguyên tố được biểu diễn như thế nào? Em có nhận xét gì về chữ cái đầu trong kí hiệu hóa học?
Hãy cho biết, nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng 1 chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học thì gặp khó khăn gì?
Tìm hiểu trong thực tế, hãy cho biết để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ta cần cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây. Dựa vào Bảng 3.1, hãy biết kí hiệu hóa học các nguyên tố đó.
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi
a. Mục tiêu: Giúp học sinh có hứng thú trong học tập, yêu thích mỗi tiết học của bộ môn khoa học tự nhiên
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Bức tranh bí ẩn”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Áp dụng cả lớp
Mỗi HS chọn 1 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi thì mảnh ghép sẽ được lật mở. Trả lời sai thì các bạn còn lại có quyền trả lời câu hỏi đã được chọn (sau 5s HS nào rung chuông , hoặc phất cờ nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời.
- Ghi nhớ luật chơi
Tổ chức cho học sinh chơi: 
GV điều khiển trò chơi hoặc giao cho 1 HS làm quản trò
- Nhận nhiệm vụ
- Thông báo kết quả : Kết thúc trò chơi – bức tranh được lật mở. 
Gv đặt vấn đề vào bài: Calcium là một nguyên tố hóa học có nhiều trong răng và xương, giúp cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra Calcium còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh, cơ, tim, chuyển hóa của tế bào,........Vậy nguyên tố hóa học là gì? Kí hiệu ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài
BÀI 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
TIẾT 1
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về nguyên tố hóa học
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm nguyên tố hoá học.
b. Nội dung: GV yêu cầu đại diện học sinh nhóm 1 báo cáo nội dung được giao về nhà là tìm hiểu khái niệm nguyên tố hóa học và hoàn thành phiếu học tập số 1
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
Nhóm 1: báo cáo tìm hiểu khái niện về nguyên tố hóa học và hoàn thành phiếu học tập số 1(cho về nhà cuối tiết học trước)
1. Em hãy cho biết sự khác nhau về cấu tạo giữa ba nguyên tố hydrogen?
2. Vì sao 3 nguyên tử trên lại cùng thuộc một nguyên tố hóa học?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Đại diện nhóm 1 trình bày
+ Các nhóm khác theo dõi và nhận xét
- Thực hiện nhiệm vụ báo cáo hoạt động đã được giao về nhà.
- Báo cáo kết quả: 
+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét.
+ GV nhận xét chấm chữa hoàn chỉnh phiếu học tập số 1
- Nhóm 1trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về khái niệm nguyên tố hóa học
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về khái niệm nguyên tố hóa học.
Tiểu kết:
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại , có cùng số p trong hạt nhân.
- Số p là đặc trưng của 1 nguyên tố hóa học.
- Các nguyên tử có cùng số p → tính chất hóa học giống nhau.
Gv: Cho HS vận dụng làm bài tập sau: 
? Những nguyên tử nào cùng loại với nhau?
- Kết luận khái niệm về nguyên tố hóa học
- Ghi kết luận vào vở 
- Nhận nhiệm vụ
Hoạt động 3: Tìm hiểu số lượng nguyên tố hóa học hiện nay.
a. Mục tiêu: HS nêu được số lượng các nguyên tố hoá học đã được xác định bởi các nhà khoa học.
b. Nội dung: GV yêu cầu đại diện học sinh nhóm 2 báo cáo nội dung được giao về nhà là tìm hiểu về nguyên tố có trong tự nhiên và trong cơ thể con người và hoàn thành phiếu học tập số 2
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Nhóm 2 báo cáo tìm hiểu về các nguyên tố có trong tự nhiên và trong cơ thể người và hoàn thành phiếu học tập số 2(cho về nhà cuối tiết học trước)
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS trong nhóm tự trao đổi và thống nhất nội dung (thực hiện theo nhóm ở nhà )
+Gv giao nhóm 2 cử đại diện báo cáo.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2( theo nhóm ở nhà )
- Báo cáo kết quả: 
+ Nhóm 2 báo cáo song
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: 
+ Tổng hợp để đi đến kết luận 
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận vào vở
Tiểu kết:
- Hoàn thành bài vào vở
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi của GV đưa ra
c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây 
+ Câu hỏi: 
1/ Vai trò của Iron đối với cơ thể?
2/ Nguyên tố hóa học nào cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể?
3/ Tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ 
- Báo cáo kết quả: 
+ HS lần lượt trình bày kết quả.
+ HS khác nhận xét bổ sung
+ GV đánh giá bài làm của HS
- Cá nhân HS trình bày bài tập mình
- HS khác nhận xét,bổ sung
- Theo dõi đánh giá của GV
- Tổng kết:
+ Đánh giá được những HS làm bài tốt, động viện khích lệ những HS chưa hoàn thành bài
- Học sinh lắng nghe
TIẾT 2
 Khởi động : Chơi trò chơi
a. Mục tiêu: Giúp học sinh có hứng thú trong học tập, yêu thích mỗi tiết học của bộ môn khoa học tự nhiên
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hộp quà may mắn”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Áp dụng cả lớp
Mỗi HS chọn 1 hộp quà, mỗi hộp quà tương ứng với 1 câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi thì sẽ nhận được 1 món quà tương ứng. Trả lời sai thì các bạn còn lại có quyền trả lời câu hỏi đã được chọn (sau 5s HS nào rung chuông , hoặc phất cờ nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời.
- Ghi nhớ luật chơi
Tổ chức cho học sinh chơi: 
GV điều khiển trò chơi hoặc giao cho 1 HS làm quản trò
- Nhận nhiệm vụ
- Thông báo kết quả : Kết thúc trò chơi 
Gv đặt vấn đề vào bài: Trong khoa học để trao đổi với nhau về NTHH, cần phải có cách biểu diễn ngắn gọn chúng mà ai cũng có thể hiểu được, người ta dùng kí hiệu hóa học. Kí hiệu hóa học được thống nhất trên toàn thế giới. Vậy kí hiệu hóa học là gì ?chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp trong bài
BÀI 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiếp theo)
- Chuẩn bị sách vở học bài
Hoạt động 5: Tìm hiểu về các kí hiệu hóa học của nguyên tố
a. Mục tiêu: Viết được kí hiệu hóa học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.
b. Nội dung: GV yêu cầu đại diện học sinh nhóm 3 báo cáo nội dung được giao về nhà là tìm hiểu về các kí hiệu hóa học của nguyên tố và hoàn thành phiếu học tập số 3
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Nhóm 3 báo cáo tìm hiểu về kí hiệu hóa học của các nguyên tố và hoàn thành phiếu học tập số 3 (cho về nhà cuối tiết học trước)
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS trong nhóm tự trao đổi và thống nhất nội dung (thực hiện theo nhóm ở nhà )
+Gv giao nhóm 3 cử đại diện báo cáo.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3 ( theo nhóm ở nhà )
- Báo cáo kết quả: 
+ Nhóm 3 báo cáo song
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: 
+ Tổng hợp để đi đến kết luận 
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận vào vở
Tiểu kết:
- Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái , trong đó chữ cái đầu được viết in hoa.
- Mỗi kí hiệu hóa học của nguyên tố chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. 
- Hoàn thành bài vào vở
Hoạt động 6: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi GV đưa ra
b. Nội dung: GV đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi sau:
Bài 1: Bổ sung các thông tin để hoàn thiện bảng sau:
Bài 2: Kí hiệu hóa học nào sau đây viết sai? Nêu sai, hãy sửa lại cho đúng: H, Li, NA, O, Ne, AL, CA, K, N
Bài 3: Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử hydrogen. Hãy cho biết :
- Nguyên tử R là nguyên tố nào?
- Số p, số e trong nguyên tử?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ GV đánh giá, nhận xét.
Tổng kết: 
Đánh giá được HS nào đã nắm được tốt nội dung bài học, HS nào tiếp thu chậm . Khen ngợi học sinh.
Bài 1: 
Bài 2: 
Bài 3: 
KLNT của hiđrô = 1amu
KLNT của R = 14 amu® R là nguyên tố nitrogen (N).
 Số p là 7® số e là 7 (vì số p = số e).
- Cá nhân HS trình bày bài tập mình
- HS khác nhận xét,bổ sung
- Theo dõi đánh giá của GV
- Đánh giá
+ GV cho điểm HS trả lời tốt.
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
TIẾT 3
Hoạt động 7: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận do Gv đưa ra.
b. Nội dung: GV đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời
c. Sản phẩm: Vở ghi chép và câu trả lời của Hs.
d. Tổ chức thực hiện: HS làm việc cá nhân, ghi vào vở.
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Nguyên tố hóa học là:
A. Yếu tố cơ bản cấu tạo nên nguyên tử
B. Phân tử cơ bản tạo nên vật chất
C. Phần tử chính cấu tạo nên nguyên tử
D. Nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân
Câu 2 : Kí hiệu hóa học dùng để biểu diễn
A. Phương trình hóa học.
B. Phản ứng hóa học.
C. Nguyên tố hóa học.
D. Chất.
Câu 3: Kí hiệu hóa học của kim loại Copper là:
A. cU;	 
B. cu;	 
C. CU; 	 
D. Cu.
Câu 4 : Nguyên tố hóa học có vai trò quan trọng trong cấu tạo hệ xương ở động vật là:
A. Fe.	 B. Ca.	 C. Mg.	 D. N.
Câu 5 : Cách viết: 8 N chỉ ý gì?
A. 8 nguyên tử Sodium. B. 8 nguyên tố Nitrogen. 
C. 8 phân tử Nitrogen. 
D. 8 nguyên tử Nitrogen.
Câu 6: Cách viết nào sau đây là sai:
A. 4 nguyên tử Sodium: 4Na 
B. 1 nguyên tử nitrogen: N
C. 3 nguyên tử Calcium: 3C 
D. 2 nguyên tử Iron: 2Fe
Câu 7: Có những cách viết sau: C, N2, O, N, Na. cách viết biểu thị nguyên tố hóa học là:
A. C, N2, O.	B. C, O, H2, Na.
C. C O, N, Na.	D. N2 , H2.
Câu 8 : Cho dãy kí hiệu các nguyên tố sau: K, C, P, Cu, Al, O.Tên của các nguyên tố được gọi theo thứ tự là:
A. Potassium, Carbon, Phosphorus, Calcium, Oxygen, Aluminium.
B. Potassium , Carbon, Phosphorus, Copper, Aluminium ,Oxygen.
C. Sodium , Carbon, Potassium , Copper, Argon, Oxygen.
D. Sodium, Carbon, phosphorus, Copper, Oxygen, Aluminium.
Câu 9: Nguyên tử X nặng hơn và bằng 3,5 lần nguyên tử O. X là nguyên tố nào?
(Biết: O = 16, Na = 23, Zn = 65, Cu = 64, Fe = 56)
A. Na. B. Zn . 
C. Cu. D. Fe.
Câu 10: Biết nguyên tố X có khối lượng nguyên tử bằng ½ khối lượng nguyên tử của Sulfur . Tên của nguyên tố X là:
A. Chlorine (Cl). 	 B. Copper (Cu). 	 
C. Iron (Fe). 	 D. Oxygen (O)
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ GV đánh giá, nhận xét.
Tổng kết: 
+ Gv chốt đáp án đúng
+ Khen ngợi học sinh.
- Cá nhân HS trình bày bài tập mình
- HS khác nhận xét,bổ sung
- Theo dõi đánh giá của GV
- Đánh giá
+ GV cho điểm HS trả lời tốt.
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
Hoạt động 8: Vận dụng 
a. Mục tiêu: Củng cố và vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng p trong tự nhiên và 
b. Nội dung: Mỗi nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy (khuyết) và các bài tập SBT.
c. Sản phẩm: Bảng SĐTD và Bài làm của HS
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký phân công các bạn để hoàn thành nhiệm vụ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi sau:
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ GV đánh giá, nhận xét.
Tổng kết: 
- Các nhóm trình bày bài tập mình
- Nhóm khác nhận xét,bổ sung
- Theo dõi đánh giá của GV
- Đánh giá
+ GV cho điểm HS trả lời tốt.
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh hoàn thành bài tập vào vở
- Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung của bài học.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh: Lớp: .
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu hóa học.
Viết được kí hiệu hóa học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_3_nguyen_to_hoa_hoc.docx