Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 7

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 7

+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định đúng nội dung hợp tác nhóm, tích cực thực hiện các nhiệm vụ cá nhân trong ôn tập chủ đề; Đánh giá được kết quả của nhóm trong ôn tập chủ đề.

+ Giải quyết vấn để và sáng tạo: Đế xuất, phân tích, thiết kế được sơ đổ tư duy về quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở sinh vật; Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết các vấn đề liên quan trong học tập và trong cuộc sống.

 

docx 7 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Ôn tập chủ đề 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7
(Thời gian thực hiện: 1 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực phối hợp với các thành viên trong nhóm và các bạn trong lớp hoàn thành nội dung ôn tập chủ đề Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.
+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định đúng nội dung hợp tác nhóm, tích cực thực hiện các nhiệm vụ cá nhân trong ôn tập chủ đề; Đánh giá được kết quả của nhóm trong ôn tập chủ đề.
+ Giải quyết vấn để và sáng tạo: Đế xuất, phân tích, thiết kế được sơ đổ tư duy về quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở sinh vật; Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết các vấn đề liên quan trong học tập và trong cuộc sống.
 - Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Hệ thổng hoá được kiến thức về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở sinh vật.
+ Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
+Có ý thức tìm hiểu về chủ để học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học;
+ Quan tâm đên bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên 
- Máy chiếu, laptop.
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP 1
PHIẾU HỌC TẬP 2
2. Học sinh 
Ôn tập kĩ các kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Đuổi hình – bắt chữ”
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh xác định được vấn đề học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem hình ảnh liên quan đến các kiến thức đã học trong chủ đề 7, Hs xem hình ảnh và đoán xem các hình ảnh đó đang nói đến các quá trình nào?
c. Sản phẩm: HS đoán đúng tên các quá trình theo ảnh. 
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Có các hình ảnh liên quan đến các kiến thức đã học trong chủ đề 7. Mỗi hình ảnh hiện lên trong 30 giây, học sinh trả lời nhanh bằng cách giơ tay. Bạn nào trả lời đúng sẽ nhận một phần quà từ giáo viên
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình ảnh để đưa ra đúng tên quá trình.
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 30 giây sau khi đã mở hết các hình ảnh chủ đề.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Lần lượt chiếu hình ảnh để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ 
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: HS hệ thống hoá được kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: Sơ đồ, phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Các nhóm tái hiện lại kiến thức đã học, hoàn thành phiếu học tập số 1 theo sự phân công.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Trong nhóm (gồm 8 thành viên): cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công ở phiếu học tập trong thời gian 3 phút.
+ Thảo luận thống nhất ý kiến, hoàn thiện phiếu học tập (thời gian 3 phút) 
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ trong phiếu học tập 1.
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
GV giúp học sinh hoàn thiện sơ đồ kiến thức về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật 
- HS hoàn thiện sơ đồ vào vở.
Sơ đồ:
Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng 
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức trong chủ đề để giải quyết các bài tập 
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm tham gia trò chơi “Chúng ta là một đội”
c. Sản phẩm: đáp án các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập 
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm tham gia trò chơi “Chúng ta là một đội” gồm 3 vòng chơi 
+ Vòng 1: tiếp sức, hoàn thành phiếu học tập số 2
+ Vòng 2: tăng tốc, hoàn thành phiếu học tập số 3
+ Vòng 3: về đích: hoàn thành phiếu học tập số 4 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
 các nhóm thảo luận sử dụng các kiến thức đã học, tham gia trò chơi theo các vòng với hướng dẫn của giáo viên 
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm trình bày kết quả theo yêu cầu.
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
GV giúp học sinh hoàn thiện đáp án các bài tập
+ Phiếu học tập số 2
Câu 1: C; Câu 2: D; Câu 3: A; Câu 4: A.
+ Phiếu học tập số 3
1. Ánh sáng; 2. vô cơ; 3. hữu cơ; 4. tinh bột ; 5. thực vật; 6. oxygen; 7. quang hợp 
+ Phiếu học tập số 4:
Câu 1: Để cây hút nước được dễ dàng, cần chú ý những biện pháp kĩ thuật sau:
- Xới đất
- Làm cỏ
- Sục bùn
 Câu 2: 
- Người thường xuyên luyện tập thể lực, các cơ hô hấp phát triển hơn, sức co giãn tăng lên làm cho thể tích lổng ngực tăng, giảm nhiều hơn.
- Những người ít tập luyện phải thở gấp mới đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí, do đó sẽ nhanh mệt hơn.
 Câu 3: Rễ của thực vật trên cạn sinh trưởng rất nhanh, đâm sâu và lan toả tới hướng nguồn nước; số lượng lông hút lớn làm cho bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất lớn dẫn đến sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.
Câu 4: Xuất hiện hiện tượng ứ giọt. Đây là hiện tượng nước thoát ra ngoài dưới dạng giọt, ứ đọng ở mép lá hoặc mặt lá.
- HS hoàn thiện bài tập vào vở.
C. Dặn dò
- Học sinh hoàn thiện các bài tập trong SGK và sách bài tập 
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Hệ thống được kiến thức của chủ đề
Hoàn thành bài tập vận dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_on_tap_chu_de_7.docx