Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 2: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 2: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề

1. Kiến thức

- Mối quan hệ giữa xây dựng ý tưởng trong sáng tác và thực hiện SPMT;

- Khai thác hình ảnh để thể hiện SPMT.

2. Năng lực

- Xác định được nội dung của chủ đề;

- Biết khai thác hình ảnh trong thiên nhiên, cuộc sống và thể hiện được SPMT về chủ đề;

- Tiếp tục hình thành năng lực phân tích và biết cách đánh giá yếu tố, nguyên lí tạo hình trong SPMT của cá nhân, nhóm.

 

docx 10 trang Mạnh Quân 27/06/2023 930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 2: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần học
Tiết theo PPCT
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết theo 
TKB và lớp
Ghi chú
2
3
20 /09/ 2022
 21/09/2022
2 sáng 6b
 22/09/2022
5 sáng 6a
2
3
Tiết 3 - BÀI 2: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC THEO CHỦ ĐỂ 
(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mối quan hệ giữa xây dựng ý tưởng trong sáng tác và thực hiện SPMT;
- Khai thác hình ảnh để thể hiện SPMT.
2. Năng lực
- Xác định được nội dung của chủ đề;
- Biết khai thác hình ảnh trong thiên nhiên, cuộc sống và thể hiện được SPMT về chủ đề;
- Tiếp tục hình thành năng lực phân tích và biết cách đánh giá yếu tố, nguyên lí tạo hình trong SPMT của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
- Có ý thức khai thác chất liệu từ cuộc sống trong thực hành, sáng tạo SPMT;
- Chủ động sử dụng vật liệu tái sử dụng trong thực hành SPMT.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực HS.
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên PowerPoint để HS quan sát như: quang cảnh, cảnh vật và sáng tác của hoạ sĩ, nhà điêu khắc;
- Một số SPMT như: tranh, tượng, phù điêu,... vế cảnh vật gần gũi ở địa phương để HS có thể quan sát trực tiếp, thuận tiện trong việc liên tưởng từ cảnh vật, sinh hoạt trong thực tế tới những SPMT cụ thể.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
? Ở tiểu học em đã làm quen và sử dụng những yếu tố tạo hình nào ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
Một số yếu tố tạo hình :chấm, nét, hình, khối
- GV đặt vấn đề: Ở cấp Tiểu học, HS đã làm quen và sử dụng những yếu tố tạo hình như chấm, nét, hình, khối,... để tạo nên những SPMT theo ý thích, cũng như một số nguyên lí tạo hình như cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu,... Những yếu tố và nguyên lí tạo hình này cũng là nội dung mà HS sẽ làm quen và lĩnh hội trong môn Mĩ thuật ở cấp Trung học cơ sở đề thể hiện ý tưởng của mình theo những chủ đế cụ thề. Nội dung bài 2 sẽ hướng dẫn tìm hiểu cách xây dựng ý tưởng trong thực hành làm SPMT theo chủ đề.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1 : QUAN SÁT
a. Mục tiêu: 
- Biết khai thác ý tưởng và mối quan hệ giữa tên chủ đề và nội dung cần thể hiện.
- Tìm ý tưởng qua quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu hình ảnh và một số cách xây dựng ý tưởng trong sáng tác ở SGK Mĩ thuật 6, trang 9 - 10.
- HS quan sát, tìm hiểu hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 9 - 10 và trả lời câu hỏi ở trang 10.
c. Sản phẩm học tập:
Nhận biết được cách thể hiện ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề thông qua việc khai thác chất liệu từ cuộc sống.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học 
Bước 1:GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
 Nhiệm vụ 1
GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài:
+ Để xây dựng ý tưởng thể hiện một chủ đề trong môn Mĩ thuật, việc đầu tiên em cần phải làm là gì?
+ Khi có ý tưởng để thực hiện một chủ đề, em sẽ làm gì để cụ thểhoá thành SP?
Nhiệm vụ 2
GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 9, tìm hiểu cách khai thác cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để xây dựng ý tưởng.
- GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 10, tìm hiểu cách xây dựng ý tưởng từ cảnh đẹp, sinh hoạt trong cuộc sống và chuyển thể thành SPMT và trả lời câu hỏi: Theo em, cách xây dựng ý tưởng nào trong sáng tác theo chủ đề phù hợp với mình?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+GV gọi 2 bạn đại diện đứng dậy trả lời.
+GVgọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 +GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Trình bày Sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện 
Đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
Báo cáo kết quả thảo luận
Nhận xét, đánh giá
Chú ý, quan sát
1. Tìm ý tưởng qua quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống
Một số cách xây dựng ý tưởng để thể hiện theo chủ đề như sau:
+ Có thể quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để tìm được những hình ảnh phù hợp liên quan đến chủ đề muốn diễn tả.
+ Có thể tìm những hình ảnh phù hợp với chủ đề thông qua thiệp chúc mừng, sách, báo, tạp chí, lịch treo tường, internet,...
+ Có thể nhớ lại những hình ảnh đã từng gặp có liên quan đến chủ đề.
+ Có thể tưởng tượng về những hình ảnh phù hợp để diễn tả về chủ đề
-.Cách xây dựng nào trong ý tưởng sáng tác theo chủ đề phù hợp với em là những chủ đề liên quan đến cảnh vật sinh hoạt trong cuộc sống..
HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN
a. Mụctiêu:
- Biết được các bước xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT qua phân tích sơ đồ.
- Biết cách tìm ý tưởng và thể hiện qua một SPMT cụ thể.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu các bước xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT qua sơ đồ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 10.
- HS tìm hiểu quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT và thực hành tạo sản phẩm mình yêu thích.
c. Sản phẩm học tập: SPMT về chủ đề mình yêu thích.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học 
Bước 1:GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ 1 :
Qua phần tóm tắt ở hoạt động 1, GV yêu cầu HS xây dựng ý tưởng về chủ đề mà em yêu thích.
+ Em lựa chọn chủ đề nào?
+ Em tìm ý tưởng để thể hiện hình ảnh về chủ đề đó bằng cách nào?
+ Em sử dụng hình thức nào để thực hiện?
- Nhiệm vụ 2 :
Sau khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ 1, GV cho HS thực hiện ngay phần thực hành của mình vào sách Bài tập MT 6.
Nội dung : Thực hiện SPMT mình yêu thích qua sơ đồ
? Nêu các bước theo sơ đồ quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện sản phẩm mĩ thuật ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Trình bày ý tưởng về chủ đề mình yêu thích
Thực hiện yêu cầu.
Báo cáo kết quả thảo luận
Nhận xét, đánh giá
Chú ý, quan sát
2. Một số cách xây dựng ý tưởng trong sáng tác
- Xây dựng ý tưởng từ cảnh đẹp trong cuộc sống
- Xây dựng ý tưởng từ hình ảnh sinh hoạt trong cuộc sống
* Quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện sản phẩm mĩ thuật
- Xây dựng ý tưởng 
- Phác hình
- Lựa chọn màu
- Hoàn thiện
- Đặt tên 
*Dặn dò: 
	 - Tìm hiểu hình ảnh và đọc nội dung bài trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
	 - Đầy đủ đồ dùng môn MT
Rút kinh nghiệm
Quan sát sản phẩm mĩ thuật của học sinh
Tuần học
Tiết theo PPCT
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết theo 
TKB và lớp
Ghi chú
3
4
26 /09/ 2022
 27/09/2022
2 chiều 6a
 28/09/2022
2 sáng 6b
3
4
Tiết 4 - BÀI 2: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC THEO CHỦ ĐỂ 
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mối quan hệ giữa xây dựng ý tưởng trong sáng tác và thực hiện SPMT;
- Khai thác hình ảnh để thể hiện SPMT.
2. Năng lực
- Xác định được nội dung của chủ đề;
- Biết khai thác hình ảnh trong thiên nhiên, cuộc sống và thể hiện được SPMT về chủ đề;
- Tiếp tục hình thành năng lực phân tích và biết cách đánh giá yếu tố, nguyên lí tạo hình trong SPMT của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
- Có ý thức khai thác chất liệu từ cuộc sống trong thực hành, sáng tạo SPMT;
- Chủ động sử dụng vật liệu đa chất liệu trong thực hành SPMT.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực HS.
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên PowerPoint để HS quan sát như: quang cảnh, cảnh vật và sáng tác của hoạ sĩ, nhà điêu khắc;
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Dụng cụ học tập màu, keo, giấy A4, giấy thủ công
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
Nội dung bài 2 sẽ hướng dẫn tìm hiểu cách xây dựng ý tưởng trong thực hành làm SPMT theo chủ đề.
Cho hs xem video 
? Em nêu cảm nhận của mình khi đã được quan sát và nghe video trên? nd gì? 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 3 : THẢO LUẬN
a.Mục tiêu:
- Biết cách tìm ý tưởng và thể hiện qua một SPMT cụ thể.
- Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
- Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.
b. Nội dung: 
- HS tìm hiểu quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT và thực hành tạo sản phẩm mình yêu thích
- HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
c. Sản phẩm học tập:
Cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học 
Bước 1:GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ 1: GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
Câu hỏi thảo luận: 
Để xây dựng ý tưởng và thể hiện thành sản phẩm mĩ thuật:
+ Em lựa chọn chủ đề nào?
+ Em tìm ý tưởng để thể hiện hình ảnh về chủ đề đó bằng cách nào?
+ Em sử dụng cách nào để thực hiện? (vẽ; xé, dán; nặn; kết hợp đa chất liệu; sử dụng vật liệu tái sử dụng, )
- Nhiệm vụ 2: Căn cứ vào sự lựa chọn của hs, GV cho hs thể hiện một SPMT về chủ đề em yêu thích
? Hãy nêu các bước thể hiện SPMT?
Sau khi hs thực hiện xong nhiệm vụ 1, căn cứ vào bài thực hành của hs, GV yêu cầu HS sắp xếp bài thực hành theo nhóm:
+ Những sản phẩm thể hiện nhân vật, khung cảnh gắn liền với tên chủ đề.
+ Những sản phẩm có ý tưởng từ sự liên tưởng, tưởng tượng, suy nghĩ của bản thân liên quan đến chủ đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 + Sắp xếp bài thực hành theo 2 chủ đề mà giáo viên đưa ra.
Bước 3 :Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Gọi đại diện HS của các nhóm đứng dậy trình bày câu trả lời .
- Bạn đã có ý tưởng gì để thể hiện chủ đề ?
- Bạn có nhận xét gì về cách bạn sử dụng đường nét, màu sắc để thể hiện ý tưởng ?
- Bạn đã vẽ những cảnh vật, nhân vật, hoạt động nào để thể hiện ý tưởng của mình ?
+ Gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Thảo luận theo nhóm về Sản phẩm mĩ thuật 
Trình bày ý tưởng về chủ đề mình yêu thích
Thực hành 20p
Thực hiện yêu cầu.
Báo cáo kết quả thảo luận
Nhận xét, đánh giá
Chú ý, quan sát
3. Xây dựng ý tưởng và thể hiện một sản phẩm mĩ thuật về chủ đề em yêu thích
- Lựa chọn chủ đề
- Quan sát, nhớ lại, tưởng tượng
- Cách thực hiện ý tưởng( Vẽ, xé dán, nặn, kết hợp đa chất liệu )
* Các bước thực hiện
* Thực hành 
Thực hiện SPMT theo nhóm 
HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG
a.. Mục tiêu
Biết cách sử dụng kiến thức, kĩ năng đã được học trong chủ đế để tìm hiểu, thưởng thức vẻ đẹp của TPMT được giới thiệu trong SGK Mĩ thuật 6, hình thành kĩ năng thưởng thức mĩ thuật.
b. Nội dung
GV hướng dẫn HS quan sát hai TPMT được minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11
HS thảo luận và trả lời theo định hướng gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
c. Sản phẩm
Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp của TPMT.
d. Tổ chức thực hiện
+ Hoạt động này giúp cho HS vận dụng kiến thức đã học vào thưởng thức mĩ thuật có hiệu quả, ở chủ đề này là tìm ý tưởng thể hiện ở SPMT.
+ GV sử dụng hình ảnh minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11 hoặc SPMT đã chuẩn bị từ trước để khai thác nội dung chính của hoạt động này.
Tác phẩm Bình minh trên nông trang thể hiện hình ảnh người nông dân đang gieo hạt vào một sớm bình minh. Gam màu nóng chủ đạo trong tranh, ánh sáng rực rỡ của một ngày mới tượng trưng cho sự hướng về tương lai tươi sáng
Tác phẩm Hũ gạo nuôi quân thể hiện hình ảnh hai mẹ con đang nâng niu, chắt chiu từng nắm gạo bỏ vào hủ gạo tiết kiệm. Tác giả sử dụng khối tròn, hình dáng sinh động và sự kết hợp hài hoà giữa nét cong, nét thẳng trên hình tượng nhân vật để thể hiện. Hình ảnh em bé ngước nhìn mẹ và đôi bàn tay đang chờ đón nắm gạo mẹ đưa là điểm thu hút của tác phẩm đổi với người xem. Từ đó, tác phẩm bộc lộ một cách sâu sắc tình cảm yêu thương của người ở hậu phương dành cho những chiến sĩ đang cầm súng bảo vệ Tổ quốc.
Liên hệ: Hiện nay đất nước ta đang phòng, chống bệnh dịch. Trong các tỉnh miền nam dịch bệnh đang tràn lan vậy chúng ta đã và đang làm gì để phòng chống dịch bệnh? Thiếu thốn đủ thứ .
Nhân dân cả nước đã làm gì để giúp đỡ những vùng miền có dịch bệnh? 
Hãy nêu những việc em đã làm và tiếp tục làm ?
*Dặn dò: 
- Tìm hiểu hình ảnh và đọc nội dung bài trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
 - Đầy đủ đồ dùng môn MT
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_6_bai_2_xay_dung_y_tuong_trong_sang_tac.docx