Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 7: Cuộc sống thường ngày - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thúy

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 7: Cuộc sống thường ngày - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thúy

- Hình ảnh trong cuộc sống thường ngày làm chất liệu trong thực hành, sáng tạo mĩ thuật

- Cách khai thác hình ảnh trong TPMT của hoạ sĩ Mai Trung Thứ.

 

docx 5 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 7: Cuộc sống thường ngày - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 7: CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY (4 TIẾT)
BÀI 13: SÁNG TẠO MĨ THUẬT VỚI NHỮNG HÌNH ẢNH 
TRONG CUỘC SÔNG
MÔN : NGHỆ THUẬT LỚP : 6
Thời gian thực hiện: Tuần ngày / /2021; Tuần ngày 22/11/ 2021
Số tiết : 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hình ảnh trong cuộc sống thường ngày làm chất liệu trong thực hành, sáng tạo mĩ thuật
- Cách khai thác hình ảnh trong TPMT của hoạ sĩ Mai Trung Thứ.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung: 
- Học sinh tự giác tìm kiếm tài liệu, chủ động tìm hiểu khai thác hình ảnh từ trod chơi dân gian trong thực hành, sáng tạo SPMT
- Biết trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm trong đánh giá,nhận xét sản phẩm của mình, của bạn
2.1.Năng lực đặc thù
+ Biết sử dụng được đường nét,màu sắc để thể hiện SPMT về cuộc sống thường ngày
+ Phân tích được mối liên hệ giữa mĩ thuật với cuộc sống thường ngày.
3. Phẩm chất
-Yêu quý trân trọng sự phong phú của các hoạt động thường ngày của con người
-Giữ gìn và phát huy những giá trị lao động của bản thân, gai đình, dòng họ, dân tộc 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến việc làm trong cuộc sống thường ngày trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát;
- Một SPMT liên quan đến chủ đề Cuộc sống thường ngày gần gũi ở địa phương để làm
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống thường ngày em thường làm những việc gì ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
Quets nhà, rửa bát, tưới cây,...
- GV đặt vấn đề: Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về việc sáng tạo các hình ảnh thường ngày để vẽ tranh , chúng ta cùng tìm hiểu Bài 13: Sáng tạo mĩ thuật với hình ảnh trong cuộc sống. 
2. HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25 PHÚT)
a. Mục tiêu: 
- Tìm hiểu về những tư thế, hình dáng đẹp từ những hoạt động thường ngày.
- Tìm hiểu cách sắp xếp hình, sử dụng màu để thể hiện TPMT của hoạ sĩ Mai Trung Thứ.
b. Nội dung: 
- HS quan sát một số hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 55.
- HS thảo luận nội dung trong phần Em có biết ở SGK Mĩ thuật 6, trang 56 để tìm
ý tưởng, khai thác hình ảnh từ hoạt động thường ngày trong sáng tác của hoạ sĩ Mai
Trung Thứ.
c. Sản phẩm học tập:
Ghi nhớ, ghi chép một số tư thế, hình dáng đẹp làm tư liệu trong sáng tạo SPMT theo chủ để.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 55, quan sát ảnh minh hoạ về một số phác thảo dáng người thể hiện hoạt động thường ngày và yêu cầu HS thực hiện yêu cầu trong SGK.
+ Ghi chép bằng hình vẽ các tư thế, hình dáng đẹp.
+ Lựa chọn màu sắc để thể hiện SPMT theo chủ để.
- GV cho HS mở SGK AM thuật 6, trang 56, quan sát hai TPMT của hoạ sĩ Mai Trung Thứ và đặt câu hỏi:
+ Những dáng người nào được thể hiện trong hai tác phẩm này?
+ Những tác phẩm này có màu sắc, chất liệu như thế nào?
+ Em học được gì về cách tạo hình, sắp xếp nhân vật trong hai bức tranh này?
- GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết để hiểu hơn về những sáng tác của hoạ sĩ và
hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu về sự nghiệp và tác phẩm của hoạ sĩ Mai Trung Thứ.
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
*Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
*Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
1. Quan sát
- Một số phác họa dáng người trong cuộc sống thường ngày :
+ Có rất nhiều dáng người thể hiện về hoạt động thường ngày như ngồi, đứng; bán thân - toàn thân; chính diện - 3⁄4 - 1⁄2.
+ Khi thể hiện dáng người, cần chú ý đến mối tương quan giữa tay, chân, đầu, thân người sao cho hài hoà, thuận mắt.
3. HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP(45 PHÚT)
a. Mục tiêu: 
- Biết các bước thể hiện một SPMT 3D từ vật liệu sẵn có, tái sử dụng;
- Thực hiện một SPMT theo chủ để bằng hình thức nặn hoặc vẽ.
b. Nội dung: 
- HS quan sát các bước thực hiện SPMT trong SGK Mĩ thuật 6, trang 57.
- HS quan sát một số SPMT đã hoàn thành với các chất liệu khác nhau ở trong SGK
Mĩ thuật 6, trang 58 để tìm ý tưởng thể hiện sản phẩm của mình.
c. Sản phẩm học tập: 
SPMT thể hiện về hoạt động trong cuộc sống thường ngày.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1
- GV cho HS phân tích các bước thực hiện SPMT thể hiện việc làm trong cuộc sống ở
SGK Mĩ thuật 6, trang 57 để HS củng cố lại cách thực hiện sản phẩm kết hợp nhiều chất liệu.
- GV lưu ý HS thực hiện các bước từ dễ đến khó, sử dụng màu sắc trang trí cần tươi sáng
để sản phẩm trở nên sinh động.
- Về ý tưởng: Thể hiện việc làm nào? Dáng và động tác tiêu biểu của việc làm này như
thế nào? Ngoài hình ảnh thể hiện về việc làm, có thể hiện thêm hình ảnh nào khác?
- Về cách thể hiện: Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu gì? Một chất liệu hay kết
hợp nhiều chất liệu? GV có thể nói qua về hiệu quả thị giác hay chất cảm mà mỗi chất liệu
đem đến, ví dụ như: nhẫn hay thô ráp; cảm giác về mặt phẳng hay không gian ba chiều...
-HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
- GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
-GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
*Nhiệm vụ 2:Thảo luận
- GV cho HS thảo luận trong nhóm về nội dung câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 58, và mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp về các nội dung này.
+ Về đẹp trong SPMT của bạn được thể hiện như thế nào?
+ Bạn đã sắp xếp yếu tố hình, màu, khối trong SPMT như thế nào?
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
+ GV gọi đại diện HS của các nhóm đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Thể hiện
- Sản phẩm mĩ thuật của HS.
- Các bước thực hiện một SPMT thể hiện trong cuộc sống :
+ Cắt bìa tạo hình chân ghế
+ Gắn que kem lên chân ghế
+ Tạo hình ghế từ bìa và que kem
+Vẽ, trang trí bìa hình học sinh, quyển sách và cắt rời.
+ Vẽ trang trí trên bìa tạo thảm cỏ
+ Gắn hình trang trí học sinh, quyển sách lên ghế, đặt chân lên thảm cỏ và hoàn thiện sản phẩm.
3.Thảo luận
- HS thảo luận theo nhóm về Sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở phần Thể hiện
- Hs nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
- HS Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm
4.HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG(15 phút)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng một số kiến thức đã học để nhận biết một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật trong cuộc sống.
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS phân loại các SPMT đã thực hiện theo nhóm như: việc trong nhà, việc ngoài sân, việc giúp đỡ bố mẹ, sinh hoạt cá nhân,...
- HS xây dựng một câu chuyện liên quan đến sản phẩm của nhóm và chia sẻ.
c. Sản phẩm học tập:
Trưng bày, sắp xếp SPMT theo nhóm và chia sẻ cùng các bạn.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV cho HS sắp xếp các sản phẩm đã làm trong nhóm thành một sản phẩm chung theo một nội dung/ câu chuyện gắn với các sản phẩm này.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên giới thiệu về sản phẩm chung của nhóm và nói về nội dung/ câu chuyện mà nhóm đã thống nhất.
- GV căn cứ vào sản phẩm chung và phần giới thiệu để động viên, khuyến khích các nhóm phát huy hơn nữa để sản phẩm chung được hiệu quả hơn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
*Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị bài 14 :Thiết kế thời gian biểu
-sưu tầm tranh ảnh, kế hoạch thời gian biểu của các bạn,chuẩn bị dụng cụ đầy đủ
IV. PHỤ LỤC
1. Xây dựng các công cụ đánh giá
Phiếu 1: Đánh giá các nhóm thực hiện nhiệm vụ
Các tiêu chí
Có
Không
1. Nhận nhiệm vụ được GV giao:
Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm:
Mọi thành viên trong nhóm biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.
Mọi thành viên trong nhóm biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của nhau
3.Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác:
Mọi thành viên trong nhóm tương đối cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân hỗ trợ nhau đẻ hoàn thành nhiệm vụ chung.
4. Trách nhiệm với kết quả làm việc chung:
 Thực hiện sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên và mọi thành viên có ý thức trách nhiệm về sản phẩm chung của cả nhóm.
Thang đánh giá:
Mức Đạt : Đạt được 4 tiêu chí
Phiếu số 2: Tiêu chí đánh giá sản phẩm vẽ tranh hoặc sản phẩm đất nặn theo chủ đề
STT
TIÊU CHÍ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1
Xây dựng ý tưởng
Xây dựng được ý tưởng vẽ tranh (hoặc đất nặn) phù hợp với chủ đề
2
Bố cục, hình ảnh
Sắp xếp được hình ảnh chính, phụ theo ý tưởng đã chọn. Hình ảnh thể hiện được ý tưởng, phù hợp với chủ đề
3
Màu sắc
-Màu sắc tranh vẽ hài hòa.
-Lựa chọn màu sắc cho hình nặn, các chi tiết và hình nền phù hợp với chủ đề
4
Trình bày giới thiệu được sản phẩm
Viết và trình bày được các thông tin về sản phẩm bài vẽ tranh theo chủ đề hoặc sản phẩm đất nặn
2.Một số hình ảnh sử dụng trong bài dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_6_chu_de_7_cuoc_song_thuong_ngay_nam_ho.docx