Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2013-2014 - Bùi Xuân Trường

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2013-2014 - Bùi Xuân Trường

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu biết sơ lợc về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại ( bối cảnh, các giai đoạn, chất liệu, nội dung và cách thể hiện, tính thẩm mĩ, một số hiện vật .).

2. Kĩ năng

- Phát triến khả năng phân tích và tổng hợp thông tin, quan sát và mô tả, cảm thụ nghệ thuật.

3. Thái độ:

- Có thái độ trân trọng, học tập, phát huy các giá trị thẩm mĩ đặc sắc của dân tộc.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Tranh ( ảnh ) có hình trống đồng.

2. Học sinh

- Su tầm tranh ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.

3. Phơng pháp – kỹ thuật dạy học.

- Vấn đáp, trực quan, thuyết trình, luyện tập.

IV. Tiến trình dạy học

1. ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra ( 3’)

- Câu hỏi: Yêu cầu học sinh xác định các họa tiết của dân tộc Kinh và của các dân tộc miền núi trên tranh, ảnh. ( Giáo viên chuẩn bị ).

- Đáp án: Dân tộc Kinh ( hình 3, 4, 7, 9, 10 ), dân tộc miền núi ( 1,2,5,6,8).

 

doc 111 trang haiyen789 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2013-2014 - Bùi Xuân Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17 / 8 / 2013
Ngày giảng: 20 / 8 / 203 
Tiết 1
Bài 1: vẽ trang trí
Chép họa tiết trang trí dân tộc
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhớ được sự đa dạng phong phú của họa tiết trang trí dân tộc.
- Nhớ được đặc điểm về nội dung, bố cục, đường nét, màu sắc của họa tiết trang trí.
- Nhớ được cách chép họa tiết.
2. Kĩ năng:
- Vẽ ( chép) được một số họa tiết gần đúng mẫu, tô màu theo ý thích.
3. Thái độ:
- Có thái độ trân trọng , học tập, vận dụng và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên :
- Tranh ĐDDH: Chép họa tiết trang trí dân tộc.
- Tranh minh họa, một số đồ vật, sách báo có hình họa tiết.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước. 
2.Học sinh:
- Sưu tầm các sách báo, tranh ảnh có hình các họa tiết.
- Giấy A4, bút chì , tẩy, thước kẻ, màu vẽ.
3. Phương pháp – kỹ thuật dạy học.
- Vấn đáp, trực quan, thuyết trình, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra 
 Kiểm tra đồ dùng học tập
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1 : Định hướng HS tự hình thành kiến thức.
1. Tổ chức HS quan sát, nhận xét.
- GV: Giới thiệu tranh minh họa, một số đồ vật, sách báo có họa tiết trang trí.
- HS: Quan sát, kết hợp tìm hiểu thông tin trong mục I (SGK).
- GV: Gợi ý học sinh.
- CH: Các họa tiết có biểu hiện ntn? 
- HS: Phát biểu.
- GV: Nhận xét, kết luận chung.
* Tổ chức hoạt động nhóm.
- GV: Chia nhóm (16 nhóm, mỗi nhóm 2 em ) và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
N1,2,3,4: Nội dung của các họa tiết trang trí là gì ?
N5,6,7,8: Nhận xét về đường nét của họa tiết trang trí dân tộc Kinh và các dân tộc ở miền núi.
N9,10,11,12: Các họa tiết thường được bố cục như thế nào? 
N13,14,15,16: Nhận xét về màu sắc trong trang trí họa tiết.
- HS: + Các nhóm nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận và thống nhất ý kiến. 
 + Nhóm nhanh nhất trong các nhóm cùng nhiệm vụ cử đại diện trình bày ( Lần lượt từng nhiệm vụ ).
- GV: Theo dõi, gợi ý và động viên các nhóm khác bổ xung hoặc biểu quyết nhất trí. 
- HS: Các nhóm khác theo dõi, bổ xung hoặc biểu quyết nhất trí phần trình bày của nhóm bạn. ( khi nhóm nào đưa ra ý kiến đúng thì lớp vỗ tay chúc mừng ).
- GV: Kết luận từng nhiệm vụ, ghi bảng.
- HS: Theo dõi và ghi bài.
- GV: Khái quát chung về họa tiết qua giới thiệu về nội dung, bố cục, đường nét, màu sắc ở các đồ vật, tranh ĐDDH.
Tớch hợp GD địa phương:
Ở địa phương chủ yếu là dõn tộc nào?
Chỳng ta quan sỏt thấy cỏc hoạ tiết trờn trang phục của dõn tộc mỡnh cú khỏc với dõn tộc khỏc khụng?thường sử dụng cỏc hoạ tiết gỡ, màu săc ntn?
HS trả lời theo cảm nhận và hiểu biết về dõn tộc của mỡnh
2. Hướng dẫn tìm hiểu cách chép họa tiết.
- HS: Tìm hiểu hướng dẫn trong phần II và hình hướng dẫn ( SGK- trang 74).
- GV: Minh họa lên bảng một họa tiết, kết hợp phân tích theo trình tự các bước.
- HS: Quan sát giáo viên minh họa và liên hệ, rút ra cách vẽ, ghi tóm tắt.
- GV: Kết luận chung về cách vẽ qua giới thiệu tranh ĐDDH.
* Hoạt động 2: HD Học sinh thực hành.
- GV: giới thiệu một số bài chép họa tiết của học sinh năm trước.
- HS: Quan sát, tham khảo rồi tiến hành chọn và chép một họa tiết ( sử dụng họa tiết đã sưu tầm ) theo trình tự các bước. 
- GV: Quan sát, động viên , góp ý cho học sinh về tìm đặc điểm của họa tiết, cách phác khung hình và đường trục,cách phác nét, tô màu.
14’
 8’
7’
 21’
I. Quan sát, nhận xét các họa tiết trang trí.
- Phong phú đa dạng, có sắc thái riêng, mỗi dân tộc có nét riêng.
1. Nội dung: 
- Là hoa , lá, chim , có tính cách điệu cao.
2. Đường nét: 
- Dân tộc Kinh có nét thường mềm mại , uyển chuyển, phong phú. 
- Các dân tộc miền núi có nét giản dị, chắc, khỏe ( Chủ yếu là các hình kỉ hà).
3. Bố cục: 
- Sắp xếp cân đối, hài hòa. Thường đối xứng.
4. Màu sắc: 
- Đa dạng, một số dân tộc có màu sắc sặc sỡ, tương phản.
II. Cách chép họa tiết dân tộc
1. Quan sát nhận xét, tìm ra đặc điểm của họa tiết.
2. Phác khung hình và đường trục. 
3. Phác hình bằng các nét thẳng.
4. Hoàn thiện hình vẽ và tô màu.
III. Thực hành
Chọn và chép một họa tiết dân tộc, sau đó tô màu theo ý thích.
4. Củng cố ( 5’)
- GV: Chọn một số bài của học sinh dán lên bảng.
- HS: Nhận xét về mức độ thể hiện đường nét, bố cục, màu sắc so với họa tiết mẫu.
- GV: Nhận xét chung và nêu ra hạn chế, hướng khắc phục. Nhận xét giờ học về tinh thần, thái độ.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’ )
- GV: Yêu cầu học sinh.
+ Về nhà tập chép thêm một số họa tiết, tập tạo các họa tiết. 
+ Tìm hiểu trước bài 2: Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
+ Sưu tầm tranh ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
- HS: Theo dõi hướng dẫn.
Ngày soạn: 26 / 8 / 2012
Ngày giảng: 29 / 8 / 2012
Tiết 2
Bài 2: Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam
Thời kì cổ đại
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại ( bối cảnh, các giai đoạn, chất liệu, nội dung và cách thể hiện, tính thẩm mĩ, một số hiện vật ...).
2. Kĩ năng
- Phát triến khả năng phân tích và tổng hợp thông tin, quan sát và mô tả, cảm thụ nghệ thuật.
3. Thái độ:
- Có thái độ trân trọng, học tập, phát huy các giá trị thẩm mĩ đặc sắc của dân tộc. 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
- Tranh ( ảnh ) có hình trống đồng.
2. Học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
3. Phương pháp – kỹ thuật dạy học.
- Vấn đáp, trực quan, thuyết trình, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra ( 3’)
- Câu hỏi: Yêu cầu học sinh xác định các họa tiết của dân tộc Kinh và của các dân tộc miền núi trên tranh, ảnh. ( Giáo viên chuẩn bị ).
- Đáp án: Dân tộc Kinh ( hình 3, 4, 7, 9, 10 ), dân tộc miền núi ( 1,2,5,6,8).
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1 : Định hướng HS tự hình thành kiến thức.
1. Tổ chức HS tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử.
- GV: Gợi ý để học sinh nhớ lại một số kiến thức về thời kì cổ đại.
- CH: Em hiểu biết gì về lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại ?
- HS: Phát biểu ( liên hệ kiến thức lịch sử ).
- GV: Bổ xung , kết luận chung.
HĐ2: HD HS tìm hiểu về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu phần II, kết hợp quan sát các hình 1,2,3,4,5
 ( SGK- trang 76,77), tranh ảnh sưu tầm.
- HS: Thực hiện quan sát, tìm hiểu.
- GV: Lần lượt đặt câu hỏi gợi ý.
- CH: Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại có thể chia làm mấy giai đoạn và gồm những giai đoạn nào ?
( Giai đoạn nguyên thủy, giai đoạn văn minh đồ đồng ).
- CH: Những dấu ấn mĩ thuật nguyên thủy Việt Nam được thể hiện trên chất liệu gì, tìm thấy ở đâu ? 
- CH: Nội dung và cách thức thể hiện của mĩ thuật giai đoạn nguyên thủy ?
- CH: Đặc điểm trong thể hiện đường nét trên các viên đá , vách hang ( hình 1, 2 ) ?
- CH: Mĩ thuật giai đoạn đồ đồng thể hiện như thế nào ?
- CH: Kể tên một số hiện vật và nơi tìm thấy các hiện vật bằng đồng ?
- CH: Em có so sánh gì về mĩ thuật của hai giai đoạn ?( So sánh về nội dung, chất liệu, cách thể hiện, thẩm mĩ ).
- HS: Suy nghĩ, phát biểu và bổ xung ý kiến. ( Mỗi nội dung một em phát biểu rồi một vài em khác nhận xét, bổ xung )
- GV: Theo dõi, bổ xung hoặc điều chỉnh ý kiến của học sinh và kết luận từng nội dung.
* Tổ chức hoạt động nhóm
- GV: Chia nhóm (10 nhóm, mỗi bàn thành một nhóm ), trưng bày tranh ( ảnh ) có hình trống đồng Đông Sơn và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- CH:Mô tả về hình dáng, nội dung và Tt trên mặt trống đồng Đông Sơn ?
- HS: + Các nhóm nhận nhiệm vụ, tiến hành quan sát, thảo luận và thống nhất ý kiến. 
 + Nhóm nhanh nhất cử đại diện trình bày
- GV: Theo dõi, gợi ý và động viên các nhóm khác bổ xung hoặc biểu quyết nhất trí. 
- HS: Các nhóm khác theo dõi, bổ xung hoặc biểu quyết nhất trí phần trình bày của nhóm bạn. 
- GV: Khái quát chung về trống đồng Đông Sơn.
- HS: Theo dõi và ghi tóm tắt.
- GV: Kết luận chung các nội dung qua phân tích ảnh, hình trong sách giáo khoa.
- HS: Theo dõi.
- GV: Sau bài học này em cần có thái độ và hành động gì để góp phần bảo vệ và phát triển di sản văn hóa dân tộc ?
- HS: Phát biểu theo suy nghĩ cá nhân.
- GV: Nhấn mạnh thêm về vấn đề.
36'
 4'
32’
I. Sơ lược về bối cảnh lịch sử.
- Việt nam là một trong những cái nôi của loài người, với nền văn minh lúa nước ( Thời đại Hùng Vương).
II. Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
* Giai đoạn nguyên thủy
- Được thể hiện trên các vách hang động và đá cuội...( hang Đồng Nội, Hòa Bình, hang Na Ca, Thái Nguyên...)
- Thể hiện hình mặt người, hình các con thú...bằng cách vạch, khắc nét.
- Thể hiện tình cảm qua nét khắc, nét vạch ( nét trán nhăn, càm rộng, mũi dài..).
* Giai đoạn đồ đồng
- Các công cụ lao động, vũ khí, vật dụng... được tạo dáng và trang trí đẹp với các hình ảnh sinh hoạt, lệ hội, hình nét trang trí .
- Thạp ở Đào Thịnh ( Yên Bái ), Tượng người làm chân đèn ở Lạch Trường ( Thanh Hóa )...
* Trống đồng Đông Sơn.
- Hình dáng độc đáo, thể hiện các hình ảnh về cuộc sống( Trai gái giã gạo, chiến binh trên thuyền ), trang trí tinh xảo, cân đối 
4. Củng cố (4’)
- GV: Yêu cầu.
+ Cho biết chất liệu và nội dung của các hiện vật mĩ thuật thời kì cổ đại ?
+ Kể tên một số hiện vật mĩ thuật thời kì cổ đại ?
- HS: Một số em phát biểu, các em khác theo dõi.
- GV : Nhận xét phần trả lời, nhận xét về tinh thần và thái độ trong giờ học.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Học thuộc bài ( Phần ghi bảng).
- Tìm hiểu trước bài 3: Sơ lược về luật xa gần. 
Ngày soạn: 2 / 9 / 2012
Ngày giảng: 5 / 9 / 2012 
Dạy bù : 
Tiết 3
Bài 3: Vẽ theo mẫu
Sơ lược về luật xa gần
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được những điểm cơ bản của luật xa gần ( thế nào là xa gần, đường tầm mắt, điểm tụ).
2. Kĩ năng
- Vận dụng được sự hiểu biết về luật xa gần vào quan sát thực tế, nhận ra các biểu hiện xa gần ở mẫu vẽ , trong tranh ( ảnh), bước đầu thể hiện được xa gần trong các bài vẽ.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu, vận dụng sự hiểu biết về xa gần vào học tập môn mĩ thuật.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên 
- Tranh DDDH: Những điểm cơ bản của luật xa gần.
- Một số đồ vật hình hộp ( hình chữ nhật, hình vuông).
- Tranh ảnh, bài vẽ có thể hiện xa gần, đường tầm mắt 
2. Học sinh 
- Tìm hiểu trước bài học.
3. Phương pháp – kỹ thuật dạy học.
- Vấn đáp, trực quan, thuyết trình, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra ( 3’)
- Câu hỏi: Hãy cho biết về hình dáng, nội dung của các họa tiết và cách sắp xếp các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn ?
- Đáp án: + Hình dáng duyên dáng.Thể hiện hình chim Lạc, cảnh giã gạo, hình chiến binh trên thuyền, múa hát .
 + Được sắp xếp cân xứng, đối xứng qua các đường tròn đồng tâm .
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1 : Định hướng HS tự hình thành kiến thức.
1. Tổ chức Hs quan sát và nhận xét.
- GV: Sắp đặt các đồ vật, treo các tranh ảnh và bài vẽ có thể hiện xa gần.
- HS: Quan sát.
* Hoạt động nhóm.
- GV: Chia nhóm (10 nhóm, mỗi bàn thành một nhóm ), giao nhiệm vụ cho các nhóm.
N1, 2, 3: Các vật cùng loại, cùng kích thước trong không gian có biểu hiện gì khi vật ở gần , khi vật ở xa ?
N4, 5, 6: Một vật khi đặt trước một vật khác sẽ có biểu hiện gì ?
N7, 8, 9, 10: Nhận xét, chỉ ra các biểu hiện xa gần trong những bức tranh trên bảng.
- HS: + Các nhóm nhận nhiệm vụ, tiến hành quan sát, thảo luận và thống nhất ý kiến. 
 + Một nhóm trong các nhóm cùng nhiệm vụ cử đại diện trình bày. ( lần lượt từng nhiệm vụ )
- GV: Theo dõi, gợi ý và động viên các nhóm khác bổ xung hoặc biểu quyết nhất trí. 
- HS: Các nhóm khác theo dõi, bổ xung hoặc biểu quyết nhất trí phần trình bày của nhóm bạn. ( khi nhóm nào đưa ra ý kiến đúng thì lớp vỗ tay chúc mừng ).
- GV: Kết luận từng nhiệm vụ, ghi bảng. 
- HS: Theo dõi, ghi tóm tắt.
- GV: Khái quát chung về xa gần. 
- HS: Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đường tầm mắt và điểm tụ.
- GV: Cho hai học sinh có chiều cao khác nhau đứng cùng khoảng cách với bảng và nhìn thẳng vào bảng rồi đánh dấu X vào chỗ mà mình nhìn thấy ( ngang với mắt ).
- HS: + Hai học sinh thực hiện.
 + Các học sinh khác quan sát bạn thực hiện, kết hợp tìm hiểu SGK ( phần 1, 2 mục II- trang 80).
- GV: Gợi ý.
- CH : Đường tầm mắt là gì 
- CH: Biểu hiện của đường tầm mắt trong trong tranh ? Tại sao như vậy ?
- HS : Một số em phát biểu, các em khác bổ xung (lần lượt từng nội dung) 
- GV : Bổ xung, chuẩn kiến thức từng nội dung.
- HS: Theo dõi, ghi tóm tắt.
- GV : Yêu cầu 1 học sinh xác định vị trí của đường tầm mắt và mô tả hình ảnh nhìn thấy ở các hình 4 ( a, b, c ).
- HS : Một em xác định và mô tả, em khác bổ xung, điều chỉnh.
- GV : Nhận xét, bổ xung và kết luận ( Hình ảnh khác nhau do vị trí đường tầm mắt ).
- HS : Theo dõi.
- GV : Kết luận chung về đường tầm mắt qua tranh DDDH.
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 5- SGK ( trang 81 ) và cho biết điểm tụ là gì ?
- HS: Một số em phát biểu, các em khác bổ xung.
- GV: Nhận xét, kết lụân chung về điểm tụ qua tranh DDDH và liên hệ thực tế.
35'
5'
26'
I. Quan sát, nhận xét.
- Những vật cùng loại, cùng kích thước trong không gian:
- ở gần: To, cao rõ hơn. ở xa: Nhỏ, thấp, mờ hơn.
- Vật ở trước che khuất vật phía sau toàn bộ hoặc một phần.
II. Đường tầm mắt và điểm tụ
1. Đường tầm mắt ( còn gọi là đường chân trời).
a. Là một đường thẳng nằm ngang với mắt người nhìn. phân chia mặt đất hay mặt nước với bầu trời.
b. ở trong tranh, đường tầm mắt có thể thay đổi, nó phụ thuộc vào độ cao thấp của vị trí người vẽ.
ĐTM
 Đ.tụ Đ.tụ
2. Điểm tụ.
Các đường song song với mặt đất hướng về chiều sâu càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại ở một điểm tại đường tầm mắt, điểm đó gọi là điểm tụ.
4. Củng cố ( 5’)
GV: + Vẽ một số hình khối lên bảng cho học sinh vẽ xác định điểm tụ.
 + Treo một số tranh có đường tầm mắt khác nhau để học sinh xác định vị trí đường tầm mắt.
- HS: Một vài học sinh thực hiện vẽ và xác định.
- GV: Nhận xét chung về thể hiện của học sinh, nhận xét về ý thức và tinh thần trong giờ học.
5. Hướng dẫn học ở nhà ( 1’ )
- GV: Yêu cầu học sinh về nhà:
 + Học thuộc bài .
 + Thực hiện yêu cầu trong phần câu hỏi và bài tập ( SGK – trang 81).
 + Tìm hiểu trước bài 4: Cách vẽ theo mẫu.
HS: Theo dõi hướng dẫn.
Ngày soạn: 9 / 9 / 2012
Ngày giảng: 12 / 9 / 2012 
Tiết 4
Bài 4: Vẽ theo mẫu
Cách vẽ theo mẫu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Học sinh biết được thế nào là vễ theo mẫu, cách tiến hành một bài vẽ theo mẫu.
 2. Kĩ năng
 - Làm quen với một số kĩ năng cơ bản trong vẽ theo mẫu, hình thành và phát triển kĩ năng thực hành theo trình tự .
3. Thái độ
 - Có thái độ nghiêm túc, ý thức tìm tòi, kiên trì trong học tập
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 - Tranh DDDH: Cách vẽ theo mẫu.
 - Bộ mẫu vẽ.
 - Tranh vẽ tự do, tranh vẽ theo mẫu. 
2. Học sinh
 - Tìm hiểu trước bài học. 
3. Phương pháp – kỹ thuật dạy học.
- Vấn đáp, trực quan, thuyết trình, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra ( 3’)
- Câu hỏi: Thế nào là đường tầm mắt? tại sao cùng một đối tượng mà khi quan sát ở các vị trí cao thấp khác nhau lại cho ta những hình ảnh khác nhau về đối tượng đó ?
- Đáp án: + Là một đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân chia không gian làm hai khoảng trên và dưới. 
 + Do đường tầm mắt thay đổi. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Định hướng HS tự hình thành kiến thức.
1. Tổ chức HS tìm hiểu thế nào là vẽ theo mẫu.
- GV: Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu mục I- SGK ( trang 82). 
- HS: Thực hiện.
- GV: Đặt mẫu rồi nhìn mẫu và vẽ nhanh một bài thể hiện đúng mẫu ( Bài A), sau đó vẽ một bài mà không nhìn vào mẫu ( bài B) rồi gợi ý.
- CH: Điểm khác nhau giữa việc thực hiện hai bài vẽ là gì ?
- HS: Quan sát, suy nghĩ và phát biểu.
(Bài A vẽ theo mẫu, bài B không theo mẫu )
- GV: + Giới thiệu và phân tích một số tranh vẽ theo mẫu và vẽ tự do.
 + Yêu cầu học sinh quan sát, liên hệ rồi rút ra khái niệm.
- HS: Một vài em phát biểu, em khác bổ xung.
- GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 ( SGK - trang 82).
- HS : Quan sát.
- CH: Tại sao cùng một mẫu vẽ mà mỗi học sinh lại thể hiện hình ảnh khác nhau dù cùng tuân thủ đúng các bước vẽ ? 
- HS: Quan sát , suy nghĩ và trả lời.
( Vận dụng kiến thức về luật xa gần )
- GV: Nhận xét , kết luận chung về vẽ theo mẫu.
HĐ2. HDHS tìm hiểu về cách vẽ theo mẫu.
- GV: Đặt mẫu, yêu cầu học sinh tìm hiểu phần II – SGK .
- HS: Tìm hiểu.
- GV: Gợi ý, phân tích kết hợp minh họa ( theo mẫu vẽ trước mặt) lên bảng theo trình tự để học sinh hiểu từng bước cụ thể:
Bước1:
- CH: Tại sao phải quan sát nhận xét trước khi vẽ ? 
Bước 2:
- CH: Tại sao phải phác khung hình ?
- CH: Cần thực hiện phác khung hình như thế nào ?
- CH: Yêu cầu khi phác khung hình ?
Bước 3:
- CH: Để hình vẽ có tỉ lệ , đặc điểm sát với mẫu cần làm gì ?
- CH: Thực hiện như thế nào khi vẽ nét chính ?
Bước 4:
- CH: Sau khi có hình dáng sơ bộ cần làm gì ? Làm như thế nào ?
Bước 5:
- CH: Để vẽ được đậm nhạt của mẫu cần thực hiện như thế nào ?
- HS: Theo dõi, phát biểu theo từng bước.
- GV: Kết luận tóm tắt từng bước.
- GV: Kết luận chung về cách vẽ qua giới thiệu tranh DDDH.
- HS: Theo dõi.
35'
8'
27’
I. Thế nào là vẽ theo mẫu.
- Là vẽ lại mẫu bày trước mặt thông qua nhận thức và cảm xúc của người vẽ để diễn tả đặc điểm, hình dáng, đậm nhạt, màu sắc của vật mẫu.
- Mẫu vẽ ở các góc độ khác nhau thì hình ảnh nhìn thấy khác nhau.
II. Cách vẽ theo mẫu
1. Quan sát nhận xét
- Để nhận biết về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng của mẫu.
- Tìm vị trí để xác định bố cục. 
2. Vẽ phác khung hình
- Để đảm bảo tỉ lệ, hình dáng của mẫu.
- So sánh chiều cao, chiều ngang của mẫu ( Quy về hình nào đó)
- Khung hình không nên quá to , quá nhỏ, lệch về một bên mà phải cân đối với tờ giấy và thuận mắt.
3. Vẽ phác nét chính.
- Quan sát mẫu, ước lượng tỉ lệ, xác định tỉ lệ các bộ phận . 
- Phác nét chính bằng nét thẳng, mờ.
4. Vẽ chi tiết.
- Quan sát mẫu, điều chỉnh lại tỉ lệ chung.
- Dựa vào nét chính để vẽ chi tiết
5. Vẽ đậm nhạt.
- Quan sát, tìm hướng ánh sáng.
- Phác các mảng đậm nhạt.
- Nhìn mẫu đẻ xác định sự khác nhau giữa các mảng đậm nhạt.
- Tả mảng đậm trước.
- Tả bằng nét dày, thưa, to,nhỏ 
4. Củng cố ( 5’ )
- GV: Đặt câu hỏi.
 + Thế nào là vẽ theo mẫu ?
 + Nêu tóm tắt trình tự các bước vẽ theo mẫu ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét phần trả lời, nhận xét ý thức học tập.
5. Hướng dẫn học ở nhà ( 1’ )
- GV: Yêu cầu học sinh 
 + Học thuộc phần ghi bảng.
 + Thực hiện phần câu hỏi và bài tập ( SGK ).
 + Tìm hiểu trước tiết 5 bài 7: Mẫu vẽ có dạng hình hộp và hình cầu
- HS: Theo dõi hướng dẫn.
Ngày soạn: 16/ 9 / 2012
Ngày giảng: 19/ 9 / 2012 
Tiết 5
Bài 7: Vẽ theo mẫu
Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu
( Vẽ hình )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được về hình dáng, tỉ lệ, vị trí, độ đậm nhạt của mẫu vẽ.
- Nắm được cách vẽ hình hộp và hình cầu ( vẽ hình ).
2. Kĩ năng
- Vẽ được hình tương đối giống mẫu, biết bố cục bài vẽ hợp lý, cân đối với trang giấy. 
3. Thái độ
- Có ý thức học tập tích cực, nghiêm túc, khoa học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
-Tranh ĐDDH: Vẽ mẫu dạng hình hộp và hình cầu.
- Mẫu vẽ.
- Bài vẽ mẫu có dạng hình hộp và hình cầu của học sinh năm trước ( vẽ hình ).
2. Học sinh 
- Bút chì, tẩy, giấy vẽ.
- Ôn lại kiến thức bài: Cách vẽ theo mẫu.
3. Phương pháp – kỹ thuật dạy học.
- Vấn đáp, trực quan, thuyết trình, luyện tập...
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra (4’)
- Câu hỏi: 1. Nêu khái niệm VTM? 2. Nêu trình tự các bước vẽ theo mẫu ?
- Đáp án: 1. Là vẽ lại mẫu bày trước mặt màu sắc của vật mẫu.(sgk-82)
2. + Quan sát, nhận xét.+ Vẽ phác khung hình.+ Vẽ phác nét chính.+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ đậm nhạt.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Định hướng HS tự hình thành kiến thức.
1. Tổ chức Hs quan sát, nhận xét.
- GV: Giới thiệu mẫu vẽ và yêu cầu học sinh quan sát hình 1a,b,c để tham khảo về cách bày mẫu vẽ.
- HS: Bày mẫu vẽ
- GV: Gợi ý học sinh quan sát và nhận xét về mẫu vẽ.
- CH: Mẫu gồm những đồ vật gì ?
( Khối hình hộp chữ nhật, khối cầu )
- CH: Hình dáng của hộp và khối cầu ?
( Hộp nhìn thấy 3 mặt – nằm trong khung hình chữ nhật, khối cầu tròn- nằm trong khung hình vuông )
- CH: Vị trí và khoảng cách giữa hai vật như thế nào ( trước – sau, xa- gần ) ?
( Tùy thuộc vào vị trí quan sát )
- CH: Chất liệu của từng vật mẫu ?
- CH: Vật nào đậm hơn ?
( Quả đậm hơn )
- HS: Một số em ở các vị trí quan sát khác nhau đưa ra nhận xét.
- GV: Bổ xung, nhận xét chung về mẫu vẽ ( theo biểu hiện của mẫu ở một vài góc độ ) và lưu ý học sinh.
- CH: ở các vị trí quan sát khác nhau thì hình ảnh về mẫu khi sắp xếp trên giấy như thế nào ? Tại sao ?
(Khác nhau do vị trí ngồi vẽ, đưòng tầm mắt)
2. Hướng dẫn hs cách vẽ
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục II, quan sát hình 2, tranh đồ dùng ĐDDH.
- HS: Thực hiện, liên hệ với kiến thức đã học ở bài 4 : Cách vẽ theo mẫu để tự tìm ra cách vẽ.
- GV: Chọn một góc độ rồi minh họa lên bảng kết hợp gợi ý, hướng dẫn trên mẫu theo các khâu bước.
- CH: Để bài vẽ cân đối với trang giấy cần làm gì và làm như thế nào ?
( Xác định chiều cao và rộng của toàn bộ mẫu )
- CH: Phác khung hình của từng vật mẫu như thế nào ?
( So sánh với khung hình chung )
- CH: Tìm tỉ lệ các bộ phận và phác nét chính ra sao ?
( Tìm và đánh dấu các bộ phận, phác nét thẳng)
- CH: Vẽ chi tiết như thế nào ?
( Dựa vào nét chính, nét vẽ thay đổi có đậm nhạt )
- HS: Theo dõi, phát biểu.
- GV: Nhận xét, bổ xung và kết luận chung về cách vẽ theo tranh ĐDDH ( 4 bước ).
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài thực hành
- GV: Giới thiệu cho học sinh một số bài vẽ của học sinh năm trước để tham khảo về bố cục, vẽ hình thể hiện tỉ lệ.
HS: Quan sát mẫu và tiến hành làm bài.
GV: Theo dõi và hướng dẫn, gợi ý về sắp xếp bố cục, ước lượng tỉ lệ, so sánh tìm khung hình 
15'
 8’
(7’)
(20’)
I. Quan sát, nhận xét
- Quan sát nhận xét về cách bày mẫu .
- So sánh độ đậm nhạt của vật mẫu
II. Cách vẽ
1. Vẽ phác khung hình chung của toàn bộ mẫu vào trang giấy cho cân đối.
2. Vẽ phác khung hình của từng vật mẫu
3. Tìm tỉ lệ giữa các bộ phận của mẫu và phác nét chính.
4. Vẽ chi tiết
III. Thực hành
Vẽ hình hộp và hình cầu, mẫu đặt dưới tầm mắt.
4. Củng cố ( 4’)
- GV: Chọn một số bài của học sinh đặt cạnh mẫu.
- HS: Nhận xét về sắp xếp bố cục đã cân đối hay chưa. Tỉ lệ, hình dáng, vị trí đã sát mẫu chưa.
- HS: Một số em đưa ra nhận xét .
- GV: Nhận xét chung, chỉ ra hạn chế và hưóng khắc phục. Nhận xét ý thức, thái độ học tập trong giờ.
5. Hướng dẫn học ở nhà ( 1’)
- GV: Yêu cầu học sinh 
+ Xem lại cách vẽ hình.
+ Xem trước tiết 6 bài 5+9 – Cách vẽ tranh - Đề tài học tập( t1- vẽ hình).
- HS: Theo dõi hướng dẫn.
	 .
Ngày soạn: 2 3/ 10/ 2011
Ngày giảng: 26/10/ 2011 
Tiết 6
Bài 5+9: Cách vẽ tranh
Đề tài học tập (t1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu biết thêm về các hoạt động học tập.
- Nắm được cách vẽ tranh đề tài học tập.
2. Kĩ năng
- Vẽ được một bức tranh về đề tài học tập đảm bảo sát nội dung, bố cục cân đối, hình ảnh, màu sắc phù hợp.
3. Thái độ
- Học sinh hứng thú, tích cực hơn với hoạt động học tập
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh ĐDDH : Đề tài học tập. Bảng phụ ghi câu hỏi kiểm tra bài cũ.
- Bài vẽ của học sinh năm trước. 
2. Học sinh
- Bút chì, tẩy , màu , giấy vẽ.
- Tìm hiểu trước bài học.
3. Phương pháp – kỹ thuật dạy học.
- Vấn đáp, trực quan, thuyết trình, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra (3’)
- Câu hỏi: Nêu các bước vẽ theo mẫu có dạng hình hộp và hình cầu?
- Đáp án: 
1. Vẽ phác khung hình chung của toàn bộ mẫu vào trang giấy cho cân đối.
2. Vẽ phác khung hình của từng vật mẫu
3. Tìm tỉ lệ giữa các bộ phận của mẫu và phác nét chính.
4. Vẽ chi tiết
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Định hướng HS tự hình thành kiến thức
1. Hướng dẫn hs tìm và chọn nội dung đề tài.
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1,2-SGK và cho biết hai bức tranh đó nói tới nội dung nào.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- GV: Gợi ý
- CH: Hai bức tranh đó có cùng thể hiện một nội dung và cùng một đề tài không ? Vì sao ? ( Không,vì có chủ đề khác nhau)
- CH: Vậy thế nào là tranh đề tài ? Em biết những đề tài nào ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét , kết luận.
- HS: Theo dõi.
- CH: Bố cục tranh là gì ? Mục đích của bố cục tranh ?
- CH: Trong một bức tranh cần có những mảng nào, tác dụng của các mảng đó ?
- CH: Cách bố cục và hình dạng mảng chính –phụ giữa các tranh như thế nào ?
- CH: Nội dung của các hình vẽ trong tranh đề tài, tác dụng của hình vẽ chính- phụ ?
- CH: Các hình vẽ cần được thể hiện như thế nào ?
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục I, quan sát hình1 và 2 ( SGK ) rồi liên hệ thực tế để tìm các hoạt động học tập.
- HS: Thực hiện.
- GV: Gợi ý.
- CH: Đề tài học tập gồm có những nội dung nào ?
- CH: Kể tên hoạt động định vẽ và cho biết sẽ vẽ những hình ảnh nào ? Sắp xếp bố cục theo mảng hình gì ?
- HS: Suy nghĩ , trả lời ( 2-3 em ), các em khác bổ xung ( lần lượt từng nội dung ).
- GV: Nhận xét từng nội dung, kết luận chung về đề tài.
Trong cuộc sông chúng ta những thế hệ đi sau cần phải học tập tấm gương của Bác về học tập. Bác luôn coi và đặt sự nghệp giáo dục lên hàng đầu, chính vì vậy Bác luôn trau dồi dành rất nhiều thời gian vào việc học và nghiên cứu. Cụ thể là thông qua viêc không ngừng học tập và tìm tòi Bác đã soi đường dẫn lối cho CM Việt Nam đi đến thành công, để cho chúng ta được tự do, ấm no, hạnh phúc
Em hãy nêu một số câu thơ, câu nói của bác nói về viêc học tập?
HS trả lời
2. Hướng dẫn hs cách vẽ tranh.
- HS: Tìm hiểu cách vẽ ở mục I ( SGK ) và liên hệ với cách vẽ chung đã học từ bài 5.
- GV: Gợi ý, kết hợp chọn một nội dung ( học sinh yêu cầu ) để minh họa theo từng bước.
- CH: Để làm rõ nội dung của bức tranh cần làm gì ? Nội dung này có thể vẽ những hình ảnh nào ?
- HS: Theo dõi giáo viên minh họa, phát biểu.
- GV: Phân tích, chỉ dẫn thêm về cách vẽ hình , vẽ màu ở tranh ĐDDH. 
* Hoạt động 2: HD học sinh làm bài thực hành
- GV: Cho học sinh quan sát tham khảo một số bài vẽ của học sinh năm trước.
- HS: Quan sát tham khảo, tiến hành chọn nội dung và làm bài.
- GV: Theo dõi, động viên học sinh làm bài, góp ý cho học sinh về vẽ hình và vẽ màu sao cho phù hợp với nội dungvẽ.
(17’)
 10’
(7’)
(19’)
I. Tranh đề tài. Cách tìm và chọn nội dung đề tài
- Là tranh vẽ về một chủ đề chọn trước.
1. Nội dung tranh
- Cần có hình ảnh tiêu biểu, ưa thích.
2. Bố cục tranh
- Là sắp xếp các hình vẽ sao cho hợp lý , có mảng chính – phụ.
- Mảng chính thu hút sự chú ý của người xem, mảng phụ hỗ trợ làm phong phú thêm cho bố cục và nội dung.
- Có nhiều cách bố cục khác nhau.
3. Hình vẽ
- Thường là người, cảnh vật. Hình vẽ chính làm rõ nội dung tranh, hình vẽ phụ hỗ trợ cho hình chính.
- Sinh động , hài hòa, không rời rạc, không lặp lại 
4. Màu sắc
- Cần hài hòa, có thể rực rỡ hoặc êm dịu tùy theo đề tài. Không nhất thiết 
- Những hoạt động học tập ở trường , ở nhà như : Học nhóm, ôn bài, trong giờ thực hành 
II.Cách vẽ tranh
- Vẽ các hình chính .
- Vẽ các hình phụ.
- Chỉnh sửa hình
III. Thực hành
Vẽ một bức tranh về đề tài học tập.
4. Củng cố ( 4’)
- GV: Chọn một số bài vẽ của học sinh dán lên bảng.
- HS: Nhận xét về hình vẽ đánh giá.
- GV: Nhận xét chung và đánh giá , chỉ ra hạn chế và cách khắc phục. Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập trong giờ.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- GV: Yêu cầu học sinh về nhà 
+ Hoàn chỉnh bài vẽ ở lớp.
+ Đọc trước bài9- Vẽ tranh - Đề tài học tập Tiết 2.
HS: Theo dõi hướng dẫn và về nhà thực hiện.
Ngày soạn: 1 / 10/ 2011
Ngày giảng: 3 / 10/ 2011 
Tiết 7
Bài 9: Vẽ tranh
Đề tài học tập (t2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu biết thêm về các hoạt động học tập.
- Nắm được cách vẽ tranh đề tài học tập.
2. Kĩ năng
- Vẽ được một bức tranh về đề tài học tập đảm bảo sát nội dung, bố cục cân đối, hình ảnh, màu sắc phù hợp.
3. Thái độ
- Học sinh hứng thú, tích cực hơn với hoạt động học tập
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh ĐDDH : Đề tài học tập. Bảng phụ ghi câu hỏi kiểm tra bài cũ.
- Bài vẽ của học sinh năm trước. 
2. Học sinh
- Bút chì, tẩy , màu , giấy vẽ.
- Tìm hiểu trước bài học.
3. Phương pháp – kỹ thuật dạy học.
- Vấn đáp, trực quan, thuyết trình, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra (15’)
- Câu hỏi: 1Kể tên ít nhất 5 nội dung thuộc đề tài học tập và nêu cách vẽ ?
- Đáp án: Ôn bài, học ở lớp, học nhóm, trong giờ thực hành ở phòng thí nghiệm, ngoại khóa 
 - Vẽ các hình chính .- Vẽ các hình phụ.- Chỉnh sửa hình
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Định hướng HS tự hình thành kiến thức
1. Hướng dẫn hs tìm và chọn nội dung đề tài.
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục I, quan sát hình1 và 2 (SGK) rồi liên hệ thực tế để tìm các màu sắc sử dụng trong tranh
- HS: Thực hiện.
2. Hướng dẫn hs cách vẽ tranh.
- CH: Sau khi vẽ hình ta làm gì để hoàn chỉnh bức tranh ? Với đề tài học tập cần thể hiện màu sắc như thế nào ?
( Vẽ màu trong sáng )
- CH: Khi vẽ hình và vẽ màu ta cần chú ý điều gì ?
- HS: Theo dõi giáo viên minh họa, phát biểu.
- GV: Phân tích, chỉ dẫn thêm về cách vẽ hình , vẽ màu ở tranh ĐDDH. 
* Hoạt động 2: HD học sinh làm bài thực hành
- GV: Cho học sinh quan sát tham khảo một số bài vẽ của học sinh năm trước.
- HS: Quan sát tham khảo, tiến hành chọn nội dung và làm bài.
- GV: Theo dõi, động viên học sinh làm bài, góp ý cho học sinh về vẽ hình và vẽ màu sao cho phù hợp với nội dungvẽ.
(10’)
 3’
(7’)
(14’)
I. Tìm và chọn nội dung đề tài
II.Cách vẽ tranh
- Vẽ các hình chính .
- Vẽ các hình phụ.
- Vẽ màu theo ý thích.
- Tìm các hình dáng, màu sắc phù hợp với nội dung
III. Thực hành
Vẽ một bức tranh về đề tài học tập.
4. Củng cố ( 4’)
- GV: Chọn một số bài vẽ của học sinh dán lên bảng.
- HS: Nhận xét về hình vẽ, sử dụng màu sắc và đánh giá.
- GV: Nhận xét chung và đánh giá , chỉ ra hạn chế và cách khắc phục. Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập trong giờ.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- GV: Yêu cầu học sinh về nhà 
+ Hoàn chỉnh bài vẽ ở lớp.
+ Đọc trước bài 6- Cách sắp xếp ( Bố cục ) trong trang trí
- HS: Theo dõi hướng dẫn và về

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_2013_20.doc