Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề 6: Tranh tĩnh vật - Trường THCS Tiên Thắng

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề 6: Tranh tĩnh vật - Trường THCS Tiên Thắng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cách vẽ theo mẫu cơ bản.

- Thể hiện được bức tranh tĩnh vật trang trí cơ bản.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.

2. Năng lực:

- Tự chủ và tự học

- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.

- Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.

- Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống.

- Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ.

- Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống.

- Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ.

- Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ.

- Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu quý các di sản, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.

- Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè.

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm

- Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phậm cá nhân và nhóm hoạt động.

 

doc 7 trang Hà Thu 30/05/2022 2440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề 6: Tranh tĩnh vật - Trường THCS Tiên Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường: THCS Tiên Thắng
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Duy
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 6: TRANH TĨNH VẬT
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 6A, 6B, 6C
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức: 
- Biết cách vẽ theo mẫu cơ bản.
- Thể hiện được bức tranh tĩnh vật trang trí cơ bản.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.
2. Năng lực: 
- Tự chủ và tự học
- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
- Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
- Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. 
- Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ.
- Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. 
- Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. 
- Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. 
- Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. 
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: Yêu quý các di sản, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.
- Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè.
- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm
- Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động.
- Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phậm cá nhân và nhóm hoạt động.
II. THIẾU BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV chuẩn bị:
- Máy chiếu
- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:
+ Tranh, ảnh minh họa các bước vẽ
+ Vật mẫu: Chai, lọ hoa, cốc, trái cây, 
- Sách học mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2. HS chuẩn bị:
- Sách học mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, 
+ Vật mẫu: Chai, lọ hoa, cốc, trái cây, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Phương pháp thực hiện: Thảo luận nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân.
2.Tổ chức các hoạt động .
A/ Khởi động.(5’)
1. Mục đích: Nhận biết được các các mẫu vật.
2. Nội dung: Tìm hiểu phần bảng phụ gv treo.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs.
4. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV treo bảng phụ.
GV nhận xét và giới thiệu các mẫu vật , chuyển ý vào bài mới:
à GV giới thiệu qua về sự khác nhau giữ các mẫu vật và chuyển ý vào bài.
- Đại diện lên nối tên các mẫu vật, hình dáng, tác dụng của bộ phận
- HS lên nối xong, các nhóm khác nhận xét chia sẻ
B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.(10’)
Hoạt động 1: (Tiết 1) Vẽ theo mẫu
a. Mục đích 
- Biết cách tiến hành bài vẽ theo mẫu và vẽ được mẫu vật theo cách hiểu, cách cảm của bản thân. 
- Hình thành thói quen quan sát, nhận xét và vẽ theo mẫu
- Vẽ được mẫu vật đơn giản
- Tích cực học tập. Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo
b. Nội dung
- Quan sát, nhận xét mẫu
- Các vẽ theo mẫu
- Thực hành
- Nhận xét đánh giá
c. Sản phẩm 
- Biết cách vẽ theo mẫu vật mẫu gồm có một hay hai vật mẫu.
- Vẽ được mẫu vật đơn giản có tỉ lệ, hình dáng, đặc điểm gần giống mẫu
- Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo
d. Cách thực hiện
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện/sản phẩm của HS
1.1 Tìm hiểu cấu tạo của mẫu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số vật mẫu để tìm hiểu khái quát về cấu tạo, hình dáng của đồ vật.
+ Hình dạng của vật mẫu
+ Hình dạng các bộ phận của vật mẫu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 6.1 trang 48 – sách học mĩ thuật để hiểu rõ hơn về cấu tạo và tỉ lệ của một vài vật mẫu.
- Giáo viên nhấn mạnh: Các đồ vật có hình dáng, tỉ lệ khác nhau, khi vẽ cần quy các đồ vật thành một dạng hình học cụ thể để vẽ cho dễ.
- Quan sát vật mẫu
- Quan sát hình
- Lắng nghe
Mẫu vẽ: lọ hoa, quả, chai, 
1.2 Tìm hiểu cách vẽ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa các bước vẽ.
- Hãy nêu các bước vẽ hình?
- Giáo viên minh họa lên bảng theo từng bước.
+ Vẽ khung hình chung: Quan sát mẫu, so sánh chiều cao và chiều ngang để xác định tỉ lệ khung hình chung.
+ Vẽ phác nét chính của vật mẫu: Quan sát vật mẫu, đối chiếu so sánh chiều cao và chiều ngang để tìm tỉ lệ các bộ phận trên khung hình. Xác định chiều cao, chiều ngang của mỗi bộ phận và vẽ các nét thẳng theo dáng vật mẫu.
+ Vẽ chi tiết: Quan sát các đặc điểm của mẫu, vẽ chi tiết sao cho gần giống mẫu.
+ Vẽ mảng đậm nhạt: Quan sát hướng ánh sáng và các mảng sáng, tối trên vật mẫu, vẽ thể hiện các độ đậm, nhạt vừa và sáng trên hình vẽ.
- Quan sát hình minh họa
- Nêu các bước vẽ 
- Quan sát và lắng nghe
- Tranh minh họa các vẽ
1.3 Thực hành
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn đồ vật đã bày để thực hành vẽ theo mẫu.
- Giáo viên lưu ý: Khi vẽ cần luôn so sánh, đối chiếu giữa bài vẽ và vật mẫu để điều chỉnh hình vẽ sao cho hợp lí.
- Lựa chọn đồ vật thực hành
- Lắng nghe
Đồ dùng
1.4 Nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét bài vẽ của bạn về:
+ Bố cục bài vẽ trong khổ giấy
+ Tỉ lệ của vật mẫu
+ Đặc điểm hình dạng vật mẫu
+ Mảng đậm nhạt.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ
- Bài vẽ của học sinh
Hoạt động 2 (tiết 2): Trang trí đồ vật
a. Mục đích 
- Biết cách trang trí cho một hay nhiều đồ vật.
- Trang trí được cho một đồ vật theo ý thích
- Học tập nghiêm túc. Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo
b. Nội dung
- Quan sát, nhận xét 
- Cách trang trí
- Thực hành
- Nhận xét đánh giá
c. Sản phẩm 
- Biết cách trang trí cho một hay nhiều đồ vật trong gia đình: chai, lọ, đĩa, bát, 
- Trang trí được cho một đồ vật theo ý thích
- Học tập nghiêm túc. Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo
d. Cách thực hiện
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện/sản phẩm của HS
2.1 Tìm hiểu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 6.4 trang 50 – sách học mĩ thuật hoặc các đồ vật được trang trí để thảo luận tìm hiểu về hình thức trang trí trên các đồ vật: về đường nét, hình mảng, họa tiết và màu sắc.
- Giáo viên nhấn mạnh: Các đồ vật thường được trang trí bằng các họa tiết và màu sắc. Họa tiết và các mảng màu trang trí có thể được đặt ở trên, dưới, giữa, xung quanh hoặc toàn bộ bề mặt của đồ vật.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số bài vẽ trang trí đồ vật để tham khảo.
- Giáo viên nhận mạnh: Có thể vẽ trang trí đồ vật bằng cách sử dụng họa tiết, đường nét, mảng màu. Kết hợp màu sắc đậm nhạt để bài vẽ thêm sinh động.
HS hoạt động nhóm
Máy chiếu, hình ảnh trực quan, 
2.2 Thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sính ử dụng bài vẽ ở hoạt động 1, cắt hình vẽ rời ra khỏi tờ giấy và trang trí theo ý thích vào mặt sau của hình.
Bài vẽ của học sinh
2.3 Nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét bài vẽ của bạn:
+ Hình mảng
+ Màu sắc
+ Đậm nhạt
+ Đường nét trang trí.
Máy chiếu, bài vẽ của học sinh
Hoạt động 3 (Tiết 3): Vẽ tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí
a. Mục đích 
- Biết cách vẽ tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí.
- Vẽ được tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí theo ý thích
- Học tập nghiêm túc. Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo
b. Nội dung
- Quan sát, nhận xét 
- Cách tạo hình và trang trí
- Thực hành
- Nhận xét đánh giá
c. Sản phẩm 
- Biết và hiểu cách vẽ tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí.
- Vẽ được tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí theo ý thích cá nhân
- Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo
d. Cách thực hiện
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện/sản phẩm của HS
3.1 Xây dựng bố cục
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Lựa chọn sản phẩm của hoạt động 2 để sắp xếp tạo thành bố cục tranh tĩnh vật.
- Giáo viên lưu ý: Chọn các sản phẩ có sự phong phú về hình dáng, kích thước, màu sắc, đậm nhạt để tạo một bố cục với sự sắp xếp linh hoạt.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bà vẽ.
- Thảo luận nhóm
- Lắng nghe
- Quan sát
- Tranh, ảnh minh họa
3.2 vẽ màu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số bài vẽ tranh tĩnh vật để học sinh tìm hiểu về cách vẽ màu.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, lựa chọn màu sắc để thể hiện bức tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí.
- Quan sát tranh
- Thảo luận
- Tranh, ảnh minh họa
3.3 Nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét bài vẽ:
+ Nội dung: Sựu khác nhau về hình dáng đồ vật trong tranh.
+ Bố cục: Vị trí, tỉ lệ, không gian, trong tranh.
+ Màu sắc: đậm nhạt, hòa sắc, 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ý kiến về cách sắp xếp các hình vẽ để tạo một bố cục khác và nêu cảm xúc với bức tranh.
*Phát triển – mở rộng
Em có thể sáng tạo bức tranh tĩnh vật theo hình thức trang trí bằng cách xé dán hoặc tạo hình từ vật tìm được
- Quan sát
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 
- Bài vẽ của học sinh
C. VẬN DỤNG.(1’)
a. Mục đích 
– Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm của cá nhân và nhóm học tập. 
– Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. 
b. Nội dung: 
- Trưng bày sản phẩm của cá nhân và nhóm một cách khoa học và thẩm mĩ
- Ứng dụng tác phẩm của mình vào trang trí nội thất
 c. Sản phẩm 
- Trưng bày và giới thiệu được tác phẩm của HS
- Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.
d. Cách thực hiện
- HS trưng bày sản phẩm nhóm
- HS giới thiệu sản phẩm
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.(1’)
a. Mục đích 
– Phân tích, chia sẻ được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ. 
– Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái, phong cách nghệ thuật. 
b. Nội dung: 
- Sưu tầm các tác phẩm
- Thường thức các tác phẩm 
 c. Sản phẩm 
- Tranh ảnh, các tài liệu liên quan
d. Cách thực hiện
- Học sinh sư tầm để làm một tập san
*) Nhận xét sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_chu_de_6_tranh_tinh_vat_truong_thcs_ti.doc