Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 1: Tìm hiểu kiến thức cơ bản - Năm học 2020-2021

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 1: Tìm hiểu kiến thức cơ bản - Năm học 2020-2021

Mục tiêu:

- Nắm được kiến thức cơ bản về phối cảnh, cách vẽ phối cảnh, cách vẽ theo mẫu, cách vẽ tranh trong Mĩ thuật,

- Ứng dụng được kiến thức, kĩ năng vào vẽ theo mẫu, vẽ tranh

- Vẽ được tranh theo mẫu với khối hộp, khối cầu; vẽ được tranh đề tài tự chọn theo ý thích và cảm nhận riêng.

- +Vận dụng được kiến thức vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo,.

- Hình thành được năng lực: quan sát, khám phá, năng lực giải quyết vấn đè , năng lực tự học, tự đánh giá

 

docx 10 trang tuelam477 4310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 1: Tìm hiểu kiến thức cơ bản - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 08/9/2020: 6B-D	9/9: 6E-A-C
Chủ đề 1- TÌM HIỂU KIẾN THỨC CƠ BẢN (4 Tiết)
Mục tiêu:
Nắm được kiến thức cơ bản về phối cảnh, cách vẽ phối cảnh, cách vẽ theo mẫu, cách vẽ tranh trong Mĩ thuật,
Ứng dụng được kiến thức, kĩ năng vào vẽ theo mẫu, vẽ tranh
Vẽ được tranh theo mẫu với khối hộp, khối cầu; vẽ được tranh đề tài tự chọn theo ý thích và cảm nhận riêng.
+Vận dụng được kiến thức vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo,..
Hình thành được năng lực: quan sát, khám phá, năng lực giải quyết vấn đè , năng lực tự học, tự đánh giá
 Tuần 1- Tiết 1 
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ PHỐI CẢNH (1Tiết)
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Một số hình ảnh về luật xa gần
Học sinh:
Sách giáo khoa
Các hoạt động dạy học chính:
Kiêm tra sĩ số: 6 A	6B	6C	6D	6E
Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Quan sát, nhận xét
	+ Hình ảnh con đường, hàng cây 
	+ Hs ra hành lang quan sát hành lang lớp học
	+ so sánh ngón tay của mình với bảng nội qui trong lớp
Học sinh trao đổi nhóm
? Em có nhận xét gì về hình ảnh vừa quan sát : hàng cột, cánh cửa lớp (là những hình ảnh có cùng kích thước và màu sắc trong không gian
? Hình ảnh các vật ở gần thế nào, vật ở xa thế nào
- GV kết luận: hình ảnh quan sát được chính là phối cảnh. Giới thiệu bài mới 
( Viết đề bài trên bảng )
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu về vẽ phối cảnh và những điểm cơ bản của luật xa gần. 
a) HS quan sát hình minh họa, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.
	+ Các nhóm quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi :
	 + QS hình 1( SGK, trang 78 )	
	 	 + So sánh và nhận xét về hình ảnh các vật ở gần, ở xa
	 ? Vẽ phối cảnh là gì?
	+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận
	+ Ý kiến bổ xung của các nhóm.
- GV nhận xét, bổ xung.
b)Tìm hiểu những điểm cơ bản của luật xa gần.
* Đường tầm mắt( Đường chân trời )
 . QS hình MH trong SGK( trang 78-79) 
	? Các hình này có đường nằm ngang không?
	? Vị trí các đường nằm ngang như thế nào?
	? Tại sao sự thay đổi của đường nằm ngang( đường tầm mắt) trong 
	 tranh lại phụ thuộc vào độ cao thấp của vị trí người vẽ ?
. QS hình MH trong SGK( Hình 4) thảo luận và trả lời câu hỏi ( HS khá giỏi)	 ? Đường tầm mắt ở các vị trí khác nhau đã tạo nên sự khác nhau về hình vẽ theo mẫu của khối hộp ntn?
	+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận.
	+ Ý kiến bổ xung của các nhóm.
- GV kết phân tích, kết luận và cho HS ghi nhớ phần kết luận ( SGK/ 80) .
* Điểm tụ.
	 Cho các nhóm QS hình MH trong SGK( Hình 5) và trả lời câu hỏi .
	 QS và tìm hiểu về:
	Các đường song song với mặt đất...
	Các đường song song ở dưới...	
	? Thế nào là điểm tụ ?
	+ HS thảo luận.
	+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận.
	+ Ý kiến bổ xung của các nhóm.
- GV kết phân tích, kết luận và cho HS ghi nhớ phần kết luận ( SGK/ 81) 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Xác định đường tầm mắt và điểm tụ
- GV giới thiệu minh họa
	. Tranh có người và đồ vật ở xa gần...
	. Hình ngôi nhà, hàng cây, dòng sông, cột điện...theo luật xa gần.
	+ Xác định đường tầm mắt và điểm tụ.
	. Đồ vật: Ấm, chén, bát ăn cơm, cốc thủy tinh... theo vị trí khác nhau. 
	. Ống hình trụ bằng nhựa trong...
Đánh giá kết quả luyện tập
Yêu cầu hai học sinh lên bảng vẽ hình hộp với đường tầm mắt và điểm tụ tự chọn
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
*/ Vận dụng ở lớp:- GV đạt mẫu hình hộp, hình trụ ở vài vị trí khác nhau.
	- HS nhận xét và tìm ra:
	+ Vị trí của đường tầm mắt...( HS trung bình,yếu )
	+ Sự thay đổi hình dáng của hình vuông, hình tròn.
*/ Vận dụng ở nhà:
	- Vẽ một bức tranh đơn giản có đường tầm mắt 
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
	- sưu tầm và tham khảo các bài vẽ theo mẫu dạng khối hộp và khối cầu( Qua mạng, sách tham khảo hoặc bài vẽ của HS năm trước).
Ngày soạn: 13/09/2020
Ngày giảng: 14/9/2020: 6B-D	16/9: 6E-A-C
Chủ đề 1- TÌM HIỂU KIẾN THỨC CƠ BẢN (4 Tiết)
Mục tiêu:
Nắm được kiến thức cơ bản về phối cảnh, cách vẽ phối cảnh, cách vẽ theo mẫu, cách vẽ tranh trong Mĩ thuật,
Ứng dụng được kiến thức, kĩ năng vào vẽ theo mẫu, vẽ tranh
Vẽ được tranh theo mẫu với khối hộp, khối cầu; vẽ được tranh đề tài tự chọn theo ý thích và cảm nhận riêng.
+Vận dụng được kiến thức vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo,..
Hình thành được năng lực: quan sát, khám phá, năng lực giải quyết vấn đè , năng lực tự học, tự đánh giá
 Tuần 2- Tiết 2 
Bài 2- CÁCH VẼ THEO MẪU
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Một số hình ảnh về các bài vẽ theo mẫu
Học sinh:
Sách giáo khoa, đồ dùng học tập
Các hoạt động dạy học chính:
Kiể
m tra sĩ số: 6 A	6B	6C	6D	6E
Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Tìm hiểu về khái niệm Vẽ theo mẫu
- HS quan sát H1- sgk- 82
? Hình vẽ đồ vật gì
- Gv cầm cái ca ở các góc tương tự hình ảnh sgk
? Vì sao các hình vẽ ca không giống nhau
- Hs nhận xét theo cảm nhận riêng
- GV kết luận : + Các hình vẽ cái ca không giống nhau vì ở mỗi vị trí ta nhìn cái ca khác nhau 
	 + vị trí cao thấp khác nhau, hình ca cũng ko giống nhau, miệng ca khi thì là hình trồn, khi là oval, là nét cong hoặc nét thẳng. Thân ca có khi thấy thấp, khi thấy cao 
	 + các hình thu được là do từ các vị trí quan sát khác nhau . các hình vẽ đều đúng do vị trí quan sát
Giới thiệu bài mới 
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu về cách vẽ theo mẫu
HS quan sát GV đặt mẫu lên bàn : 1 chiếc cốc, một quả
- GV minh họa bảng :
+ Vẽ chi tiết quai ca trước, vẽ thân ca và dừng lại
+ Vẽ từng đồ vật : vẽ quả và dừng lại
Gv đặt câu hỏi
	? Đồ vật nào được vẽ trước
	? Vẽ riêng từng bộ phận, từng đồ vật như vậy có nên hay không ? vì sao
	+ HS suy nghĩ và trả lời theo quan sát và cảm nhận
GV : Vẽ riêng từng chi tiết, từng đồ vật trong nhóm mẫu như vậy là chưa đúng cách.
Các bước vẽ theo mẫu :
Bước 1 : Quan sát, nhận xét
Gv cho hs quan sát cái cốc và nhận xét về : + Đặc điểm hình dáng
	+ Cấu tạo gồm những bộ phận nào
	+ Màu sắc của đồ vật này
	+ Sắc độ đậm nhạt của đồ vật
Gv gợi ý giúp hs lựa chọn được góc nhìn mẫu có hình dáng đẹp, hài hòa về tỉ lệ và cấu trúc.
Gv minh họa một số cách bày mẫu có ba đồ vật:
	+ Bày trên một đường thẳng ngang
	+ Ba vật mẫu che khuất nhau
	+ Ba mẫu bày sát vào nhau
	+ Ba mẫu bày cách xa nhau
	+ Ba vật mẫu bày có trước sau, có đồ vật che khuất một phần của nhau
- HS nêu ý kiến nhận xét
Gv nhận xét và đưa ra nhận định cách bày mẫu hợp lý
Bước 2 : Vẽ phác khung hình
HS quan sát Hình vẽ - 85
GV yêu cầu CTHĐTQ : 
+ Chia nhóm
+ Thảo luận và xác định khung hình khái quát của vật mẫu 
(? làm thế nào có thể xác định được khung hình của mẫu vẽ
 ? Khung hình vẽ như thế nào cho hợp ý trong khổ giấy )
+ CTHĐTQ lấy ý kiến các nhóm và xin ý ý của GV
Gv nhận xét chung và lưu ý :
- Mẫu có hai hay ba vật mẫu trở lên cần vẽ phác khung hình chung khái quát của các vật mẫu
Bước 3 : Vẽ phác nét chính
Quan sát hình vẽ tài liệu – 86
	? Nêu cách vẽ hình trong tài liệu – 86
	+ Quan sát ước lượng tỉ lệ giữ các bộ phận của mẫu
	+ Phác nét chính( nét thẳng, mờ nhẹ)
Gv lưu ý : 
Vẽ những nét thẳng trước khi vẽ nét cong giúp vẽ lại các nét chi tiết đúng hơn và dễ hơn. Như vậy ta sẽ có hình gần giống mẫu.
Bước 4 : Vẽ chi tiết
HS quan sát hình cuối trong tài liệu -86
GV lưu ý:
+ Nhín mẫu để vẽ nét chi tiết trên cơ sở nét chính
+ Có thể vẽ nhiều nét mới đúng do đó không cần tẩy ngay các nét thừa.
+ nét vẽ nên có đậm nhạt.
Bước 5 : Vẽ đậm nhạt
HS quan sát hình vẽ trang 87
GV yêu cầu CTHĐTQ :	+ Chia nhóm
	+ Thảo luận về quy trình vẽ đậm nhạt
	+ Các nhóm trình bày nội dung
CTHĐTQ lấy ý kiến và xin ý kiến của Gv
Gv nêu khái niệm vẽ đậm nhạt
HS đọc ghi nhớ in nghiêng trang 87- tài liệu
GV giới thiệu một số bài vẽ đậm nhạt giúp hs hiểu dễ hơn về vẽ đậm nhạt
HS đọc ghi nhớ cách vẽ đậm nhạt- tài liệu trang 87
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV bày một khối cầu
HS vẽ khối cầu theo các bước đã tìm hiểu.
Đánh giá kết quả luyện tập
HS thaoir luận đánh giá bài vẽ các thành viên trong nhóm
GV nhận xét chung. Nêu lại kiến thức đã học
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
*/ Vận dụng ở lớp:
Xem lại mục II các bước tiến hành bài vẽ.
Trao đổi những vướng mắc với GV	
*/ Vận dụng ở nhà:
Quan sát một số các đồ vật ở nhà như ấm chen bát đĩa để tìm ra sự thay đổi khi thay đổi vịt trí nhìn.	
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
	- Các nhóm tìm, sưu tầm và tham khảo các bài vẽ theo mẫu dạng khối hộp
	 và khối cầu ( Qua mạng, sách tham khảo hoặc bài vẽ của HS năm trước).
Ngày soạn: 21/9/2020	
Ngày giảng: 22/9/2020: 6B-6D	23/9:	6E- 6A- 6C
Chủ đề 1-TÌM HIỂU KIẾN THỨC CƠ BẢN(4 Tiết)
Mục tiêu:
Nắm được kiến thức cơ bản về phối cảnh, cách vẽ phối cảnh, cách vẽ theo mẫu, cách vẽ tranh trong Mĩ thuật,
Ứng dụng được kiến thức, kĩ năng vào vẽ theo mẫu, vẽ tranh
Vẽ được tranh theo mẫu với khối hộp, khối cầu; vẽ được tranh đề tài tự chọn theo ý thích và cảm nhận riêng.
+Vận dụng được kiến thức vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo,..
Hình thành được năng lực: quan sát, khám phá, năng lực giải quyết vấn đề năng lực tự học, tự đánh giá.
Tuần 3- Tiết 3 
Bài 3
CÁCH VẼ TRANH 
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Một số hình ảnh về các bài vẽ tranh tĩnh vật- Phong cảnh- tĩnh vật- Sinh hoạt
Học sinh:
Sách giáo khoa, đồ dùng học tập
Các hoạt động dạy học chính:
Kiểm tra sĩ số: 6 A	6B	6C	6D	6E
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Quan sát nhận xét:
Gv chiếu một số tranh về nhiều thể loại hình thức khác nhau
Yêu cầu hs chia nhóm tranh theo đề tài và thể loại
HS thảo luận và chia : 	Tranh phong cảnh
	 	Tranh tĩnh vật
	Tranh chân dung
	Tranh sinh hoạt 
Hs trình bày lí do chia tranh về các thể loại tranh theo hiểu biết
Gv nhận xét: Chia tranh cần phù hợp với từng thể loại, mỗi thể loại có nhiều nội dung khác nhau. GV chia sắp xếp lại cho đúng ( nếu phần sắp xếp chưa hợp lý), vào bài mới
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1 Tìm hiểu về Tranh đề tài
Yêu cầu học sinh xem hình minh họa 87-sgk
Để vẽ được tranh ta phải có bố cục
? Bố cục như thế nào hợp lý, làm thế nào để có bố cục của tranh
Hs thảo luận :
	+ Mảng chính, phụ.
	+ Mảng chính trọng tâm, thể hiện nội dng tranh
	+ Màu sắc cần hài hòa, thống nhất
2. Hs tìm hiểu cách vẽ tranh đề tài
 Thảo luận nhóm tìm hiểu cách vẽ tranh
Gv chốt :
	Tìm và chọn nội dung đề tài
	Phác mảng và vẽ hình
	Vẽ màu 
GV minh họa bảng
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Gv chiếu một tranh đề tài. Yêu cầu hs thể hiện lại các bước tiến hành để có bức tranh mẫu.
Gv nhận xét chung.
Bài tập : Vẽ phác thảo tranh đề tài tự chọn
GV theo dõi hỗ trợ cụ thể hs cần sự trợ giúp
Dặn dò chuẩn bị đồ dùng học tập phục vụ tiết 4
Ngày soạn: 21/9/2020	
Ngày giảng: 22/9/2020: 6B-6D	23/9:	6E- 6A- 6C
Chủ đề 1-TÌM HIỂU KIẾN THỨC CƠ BẢN(4 Tiết)
Mục tiêu:
Nắm được kiến thức cơ bản về phối cảnh, cách vẽ phối cảnh, cách vẽ theo mẫu, cách vẽ tranh trong Mĩ thuật,
Ứng dụng được kiến thức, kĩ năng vào vẽ theo mẫu, vẽ tranh
Vẽ được tranh theo mẫu với khối hộp, khối cầu; vẽ được tranh đề tài tự chọn theo ý thích và cảm nhận riêng.
+Vận dụng được kiến thức vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo,..
Hình thành được năng lực: quan sát, khám phá, năng lực giải quyết vấn đề năng lực tự học, tự đánh giá.
Tuần 4- Tiết 4 
Bài 3 - ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 
VẼ TRANH ĐỀ TÀI HỌC TẬP
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Một số hình ảnh về các bài vẽ tranh tĩnh vật- Phong cảnh- tĩnh vật- Sinh hoạt
Tranh đề tài học tập
Học sinh:
Sách giáo khoa, đồ dùng học tập
Các hoạt động dạy học chính:
Kiểm tra sĩ số: 6 A	6B	6C	6D	6E
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (tiếp)
Vẽ tranh đề tài học tập
Thể hiện màu trên giấy A4
HS thực hiện bài cá nhân. Gv quan sát lớp, hướng dẫn thêm hs còn gặp khó khăn trong quá trình làm bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
*/ Vận dụng ở lớp:
Xem lại mục II các bước tiến hành bài vẽ.
Trao đổi những vướng mắc với GV	
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
	- Các nhóm tìm, sưu tầm tranh ảnh nhiều đề tài khác nhau

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_6_chu_de_1_tim_hieu_kien_thuc_co_ban_na.docx