Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 4: Mĩ thuật trong nhà trường - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thúy

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 4: Mĩ thuật trong nhà trường - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thúy

- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: +Biết được một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử

+Biết cách khai thác giá trị tạo hình ở thời kì này trong mô phỏng, trang trí một SPMT;

 - Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ : Mô phỏng vế một di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử bằng hình thức nặn hoặc vẽ.

 - Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết đặt câu hỏi và nhận xét, biết cảm nhận được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT

 

docx 20 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 4: Mĩ thuật trong nhà trường - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:TH &THCS CAM HIẾU
Tổ: TIẾNG ANH- NĂNG KHIẾU
Họ và tên giáo viên:
Trần Thị Thúy
Chủ đề 4: MĨ THUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG(4 TIẾT)
BÀI 7: MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ TIỀN SỬ 
MÔN : NGHỆ THUẬT LỚP : 6
Thời gian thực hiện: Tuần 11 ngày 15/11/2021; Tuần 12 ngày 22/11/ 2021
Số tiết : 2 tiết
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Hiểu được giá trị mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử qua một số hiện vật
Các bước thực hiện một SPMT có sử dụng tạo hình mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
	- Học sinh tự giác tìm kiếm tài liệu, chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học
 - Biết trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm trong đánh giá,nhận xét sản phẩm của mình, của bạn
2.1.Năng lực đặc thù
-Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: +Biết được một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử
+Biết cách khai thác giá trị tạo hình ở thời kì này trong mô phỏng, trang trí một SPMT;
 - Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ : Mô phỏng vế một di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử bằng hình thức nặn hoặc vẽ.
 -Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết đặt câu hỏi và nhận xét, biết cảm nhận được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT 
 3.Về phẩm chất:
 HS biết yêu quý,trân trọng các di sản mĩ thuật của thế giới thời kì tiền sử
HS thêm yêu thích môn học bởi sự đa dạng, phong phú và lịch sử lâu đời của loại hình mĩ thuật trên thế giới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Đối với giáo viên: 
Một số hình ảnh, clip liên quan đến mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát;
Một số SPMT liên quan đến chủ đề mì thuật thế giới thời kì tiền sử để làm minh hoạ, phân tích vẻ đẹp tạo hình cho HS quan sát trực tiếp.
Giấy A2, bút nét to để học sinh thảo luận
Bộ công cụ đánh giá các hoạt động học tập của học sinh 
2. Đối với học sinh:
Sách, vở, nội dung bài học trong sách giáo khoa
- Dụng cụ môn mỹ thuật để trang trí (đất nặn, màu, chì, giấy vẽ......) hoặc vật liệu tái chế 
 - Giấy A0 hoặc mô hình trưng bày sản phẩm của nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU ( 5 PHÚT)
 a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
 b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, hoặc cho Hs chơi 1 trò chơi nhỏ, hoặc cho xem 1 đoạn video về mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử
 c. Sản phẩm học tập: Hs nghe (xem) và tiếp thu kiến thức.
 d. Tổ chức thực hiện: Gv cho hs xem video hoặc các hình ảnh của mĩ thuật thế giới thời tiền sử và xác định nhiệm vụ học tập của mình trong bài học trên.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30 PHÚT)
Mục tiêu
Biết đến một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử.
Biết đến tên gọi và hình thức tranh hang động.
Làm quen với lĩnh vực lịch sử mĩ thuật.
Nội dung
GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu tạo hình qua một số hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 31-32.
HS quan sát và tim hiểu một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để hiểu biết về kiến thức lịch sử mĩ thuật giai đoạn này.
Sản phẩm
Có kiến thức cơ bản, đơn giản về lịch sử mĩ thuật, vẻ đẹp tạo hình thời kì tiền sử trên thế giới.
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
Nội dung
- GV hướng dẫn quan sát tranh hang động và khắc trên đá thời kì tiền sử và yêu cẩu HS trả lời câu hỏi:
+ Hình vẽ trong hang động và khắc trên đá thời kì tiền sử diễn tả những hình tượng gì?
+ Màu sắc trong tranh hang động như thế nào?
+ Những hình ảnh được thể hiện có đặc điểm gì?
+ Tượng đá tìm thấy tại Willendorf (Áo) có tạo hình thế nào?
- Gv hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm
-GV yêu cầu các nhóm hs quan sát phù điêu đá, tượng voi ma mút, hình những bàn tay trên đá thời kì tiến sử và đặt câu hỏi:
+ Phù điêu ở Val Camonica, Italia khắc hình gì?
+ Tượng voi ma mút có niên đại năm bao nhiều?
+ Em có cảm nhận gì về hình những bàn tay trên đá được tìm thấy trong hang động cách đây hơn 10 000 năm?
Nhiệm vụ 3: GV cho HS tìm hiểu phần “Em có biết” trong SGK Mĩ thuật 6, trang 31-32 để hiểu hơn về tranh hang động và thời kì tiến sử.
-HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. – HS Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 1 nhóm đứng dậy trả lời trả lời nhiệm vụ 1 .
- Đại diện nhóm trình bày câu hỏi đã thảo luận
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
-Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chốt nội dung kiến thức.
Quan sát
+Hình tượng vẽ trong hang động và khắc trên vách đá: Voi ma mút, hươu, ngựa....những sự vật xung quanh như thiên nhiên, con người.
+Màu sắc đơn giản(phần lớn là trắng đen, đất, còn một số ít màu sắc cam, đỏ, xanh lam......
+ Tượng đá tìm thấy ở Willendorf( Áo) có hình người
+ Phù điêu ở Val Camonica, Italia khắc hình con hươu có niên đại khoảng 10000 năm T CN
+ Tượng voi ma mút có niên đại 25000 năm TCN
+ Hình những bàn tay trên đá được tìm thấy trong hang động ở vùng Patagonia, Argen tina: các dấu tay không được vẽ như tranh mà dùng phương pháp stencil. Màu sắc tranh phong phú... Cảm nhận: sự sống sinh sôi nảy nở muôn màu muôn vẻ.....
*Thời kì tiền sử là thuật ngữ dùng mô tả các thời kì bắt đầu có sự sống trên trái đất, từ thời đại đồ đá cho đến khi xuất hiện các nền văn minh.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (40 PHÚT)
a. Mục tiêu
Các bước cơ bản tạo một SPMT và sử dụng tạo hình thời kì tiền sử trên thế giới để trang trí.
Mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử bằng hình thức vẽ hoặc nặn.
Nội dung
HS quan sát và tìm hiểu các bước tạo và trang trí một chiếc ống đựng bút bằng giấy trong SGK Mĩ thuật 6, trang 33.
HS thực hiện mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử bằng hình thức vẽ hoặc nặn.
Sản phẩm
SPMT có đặc điểm tạo hình mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
Nội dung 
GV cho HS tìm hiểu các bước thực hiện một chiếc ống đựng bút có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để trang trí.
Trong phần này, GV hướng dẫn HS phân tích các bước thực hiện để HS củng cố lại cách thực hiện sản phẩm kết hợp nhiều chất liệu.
GV hướng dẫn HS quan sát các SPMT của HS trong SGK Mĩ thuật 6, trang 34, để tham khảo về chất liệu, cách làm,... GV nhắc nhở HS thực hiện các bước từ dễ đến khó, sử dụng màu sắc, đường nét, hình mảng tương phản để sản phẩm trở nên sinh động.
-Gv yêu cầu học sinh thực hiện SPMT về chủ đề Mĩ thuật thời kì tiền sử theo hình thức nhóm, GV cho HS bàn bạc trong nhóm, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện.Có thể thực hiện những sản phẩm khác nhau: ống đựng bút, thời trang(mũ, nón, túi xách...), trang trí góc học tập, hay làm đồ dùng mà mình yêu thích.
-Về ý tưởng: Thể hiện sản phẩm có tạo hình thế nào? Hình dáng và công năng sử dụng ra sao? Sản phẩm sử dụng hình ảnh nào của di sản mĩ thuật thế giới thời là tiền sử?
-Về cách thể hiện: Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu gì? Một chất liệu hay kết hợp nhiều chất liệu?
-HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
-HS Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện nhóm đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của nhóm mình
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
- Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
HS Thảo luận nhóm về sản phẩm của các thành viên trong nhóm
+ GVYêu cầu các nhóm học sinh chuẩn bị các nội dung để thực hiện trưng bày, đánh giá nhận xét sản phẩm theo từng nhóm
2. Thể hiện
+Bước 1: Gấp đôi nửa trên tờ giấy hình vuông theo chiều dọc
+Bước 2: Gấp đôi nửa còn lại theo chieuf ngang
+Bước 3: Gấp 2 bên vào giữa
+Bước 4: Dán 2 phần đã gấp vào nhau
+Bước 5: Làm 5 hình như bước 4 ghép lại và trang trí ống bút
+Bước 6: Hoàn thiện và sử dụng sản phẩm
Minh họa tạo họa tiết thời trang thời tiền sử
3.Thảo luận 
-Những hình ảnh sử dụng trang trí trong các sản phẩm
- Chất liệu của sản phẩm
- các họa tiết trang trí sản phẩm
-các sử dụng màu sắc của sản phẩm
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG(15 PHÚT)
Mục tiêu
Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.
Nội dung
GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm.
HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 35.
Sản phẩm
Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp trên SPMT của cá nhân và các bạn.
 d.Tổ chức thực hiện :
-HS thực hiện nhiệm vụ học tập
.GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
-HS Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp về các nội dung đã được yêu cầu.
+ GV gọi nhóm khác nhận xét, đánh giá.
-GV Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập, kết luận nội dung bài học
IV. PHỤ LỤC
1. Xây dựng các công cụ đánh giá
Phiếu 1: Đánh giá các nhóm thực hiện nhiệm vụ
Các tiêu chí
Có
Không
1. Nhận nhiệm vụ được GV giao:
Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm:
Mọi thành viên trong nhóm biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.
Mọi thành viên trong nhóm biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của nhau
3.Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác:
Mọi thành viên trong nhóm tương đối cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân hỗ trợ nhau đẻ hoàn thành nhiệm vụ chung.
4. Trách nhiệm với kết quả làm việc chung:
 Thực hiện sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên và mọi thành viên có ý thức trách nhiệm về sản phẩm chung của cả nhóm.
Thang đánh giá:
Mức Đạt : Đạt được 4 tiêu chí
Sử dụng phiếu số 1 cho hoạt động 2 và 3
Phiếu 2: Đánh giá hoạt động luyện tập của học sinh (thang điểm : 6)
Tiêu chí 
Mức độ : Đạt
1.Sáng tạo(nặn, vẽ trang trí ) các họa tiết thời tiền sử trên các chất liệu đa dạng, màu sắc phong phú
Làm được, biết cách thể hiện(4đ)
2. Sản phẩm có mang tính ứng dụng ( trang trí góc học tập, thẻ đánh dấu sách, vật liệu tái chế, đồ chơi cho trẻ em.....)
-sản phẩm có tính ứng dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc mục đích khác (2đ)
 Sử dụng cho hoạt động 3 luyện tập ( tạo sản phẩm)( Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ)
Phiếu 3: Đánh giá nội dung trình bày và giới thiệu sản phẩm (thang điểm: 4)
Sử dụng phiếu 3 dành cho hoạt động 4 :Vận dụng (phân tích và đánh giá thẩm mĩ
Tiêu chí 
Mức độ : Đạt
Chưa đạt
Nội dung trình bày(2đ)
Trình bày được một vài thông tin về sản phẩm học sinh/ nhóm hs thể hiện phù hợp với giá trị mĩ thuật thế giới thời tiền sử.
Chưa trình bày được thông tin nào về sản phẩm 
Cách trình bày (1đ)
Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu
Trình bày chưa rõ ràng, lủng củng
Quản lí thời gian (1đ)
Trình bày có nhanh, chậm so với thời gian quy định không đáng kể ()
Trình bày mất quá nhiều thời gian 
2.Một số hình ảnh sử dụng trong bài dạy
Chủ đề 4: MĨ THUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG(4 TIẾT)
BÀI 8: MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ TIỀN SỬ 
MÔN : NGHỆ THUẬT LỚP : 6
Thời gian thực hiện:Tuần 13 ngày 29/11/2021; Tuần 14 ngày 6/12/ 2021
Số tiết : 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giá trị mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử qua một số hiện vật;
- Các bước thực hiện một SPMTT có sử dụng tạo hình mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử;
- Mô phỏng về một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử yêu thích từ vật liệu sẵn có.
2. Năng lực
- Năng lực chung: - Học sinh tự giác tìm kiếm tài liệu, chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học
 - Biết trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm trong đánh giá,nhận xét sản phẩm của mình, của bạn
- Năng lực đặc thù:
+ Biết được một số đi sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử;
+ Biết và mô phỏng được một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử;
+ Hiểu được mối liên hệ giữa Mĩ thuật và thành tựu của ngành Khảo cổ học.
3. Phẩm chất
-HS có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp tạo hình của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử;
-HS yêu quý và trân trọng nghệ thuật dân tộc
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trình chiếu
trên PowerPoint, đính lên bảng cho HS quan sát;
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử.
2. Đối với học sinh
SGK.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG : KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV cho HS quan sát một số vật dụng hoặc tranh ảnh thời kì tiền sử và dẫn dắt vào bài. 
- HS quan sát và hình thành kiến thức ban đầu.
- GV đặt vấn đề: Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về các di sản mĩ thuật thời tiền sử cũng như cách mô phỏng và giá trị của nó, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 8 : Mĩ thuật Việt Nam thời tiền sử.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25 phút)
a. Mục tiêu
- HS biết đến một số đi sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử.
- HS biết được khoảng thời gian xuất hiện của mĩ thuật thời kì tiền sử ở Việt Nam.
b. Nội dung 
- HS tìm hiểu về một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử qua hình minh hoạ
trong SGK Mĩ thuật (hoặc tư liệu do GV chuẩn bị thêm).
- HS tìm hiểu tên gọi và giai đoạn lịch sử của một số nền văn hoá thời kì tiền sử ở Việt Nam.
c. Sản phẩm học tập: Có kiến thức cơ bản, đơn giản về lịch sử mĩ thuật, vẻ đẹp tạo hình thời kì tiền sử ở Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
1- GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, quan sát một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử. GV mở rộng câu hỏi, nhằm nhấn mạnh những đặc điểm tạo hình của các di sản mĩ thuật thời kì này.
2. HS thực hiện nhiệm vụ 
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
3.HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
4.HS đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV bổ sung kiến thức để làm nổi bật những di sản tiêu biểu.
1. Quan sát
- Mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử được biết đến qua một số di sản mĩ thuật của nền văn hoá Tràng An (khoảng 300 000 năm trước Công nguyên), Hoà Bình (khoảng 10 000 năm trước Công nguyên), Bắc Sơn (10 000 - 8000 năm trước Công nguyên),...
+ Di sản mi thuật thời kì tiền sử ở Việt Nam chủ yếu là hình khắc trên hang động,
xương thú và đồ đá như: rìu đá, chày và bàn nghiền đá,...
+ Các di sản của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử tập trung ở một số địa điểm như:
Tràng An, Hoà Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá,...
3.HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP (45 phút)
a. Mục tiêu: 
- HS biết quy trình các bước thực hiện SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử.
- HS thực hiện được việc mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử bằng vật liệu sẵn có.
b. Nội dung: 
- HS tìm hiểu các bước tạo SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử tại SGK Mĩ thuật 6, trang 37.
- HS thực hiện mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử bằng vật liệu
sẵn có.
c. Sản phẩm học tập: SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
- GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 37, và trao đổi về mĩ
thuật Việt Nam thời kì tiền sử như gợi ý về di sản mĩ thuật cần mô phỏng.
- GV cho HS bàn bạc trong nhóm, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện (Tham khảo các bước mô phỏng rìu đá trong SGK Mĩ thuật 6, trang 37).
-HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
-HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
-HS đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
*Nhiệm vụ 2
GV cho HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 38:
+ Hãy kể tên những di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiên sử mà bạn biết.
+ Nêu công dụng của di sản thời kì tiên sử trong cuộc sống của người Việt cổ.
+ Bạn ấn tượng với thể loại di sản mĩ thuật nào của Việt Nam thời kì tiên sử?
-HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
-HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi đại diện HS của các nhóm đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
-GV HDHS đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Thể hiện
- Sản phẩm mĩ thuật của HS.
- Các bước thực hiện :
+ Gấp giấy tạo hình lưỡi rìu
+ Lựa chọn màu, miết đất nặn lên lưỡi rìu.
+ Miết đất nặn lên que gỗ tạo cán rìu.
+ Buộc phần lười rìu vào cán rìu
+ Chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm.
- HS thảo luận theo nhóm về Sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở phần Thể hiện
4.HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG (15 phút)
a. Mục tiêu 
- Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
- Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.
Sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trang trí góc học tập.
b. Nội dung
- GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm.
- HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 38.
- HS tham khảo việc sử dụng hoa văn, tạo hình của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trang trí thẻ đánh dấu sách.
- HS thực hiện việc khai thác hình khắc trên vách đá hang Đồng Nội để trang trí góc học tập, thông qua trang trí hai sản phẩm mĩ thuật là chiếc đồng hồ giấy và hộp đựng dụng cụ học tập trong SGK Mĩ thuật 6, trang 38.
c. Sản phẩm học tập:Cảm nhận, phân tích được SPMT mô phỏng di sản mi thuật Việt Nam thời kì tiền sử của cá nhân và các bạn.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình minh hoạ ở SGK Mĩ thuật 6, trang 38, trao đổi các bước tiến hành và thiết kế một đổ vật có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trang trí góc học tập.
+ Bạn đã sử dụng hình ảnh di sản mĩ thuật ở đâu để trang trí?
+ Em có nhận xét gì về hình thức trang trí mà bạn đã lựa chọn?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
* Hướng dẫn về nhà : Học bài , tìm hiểu thêm về các gái trị mĩ thuật Việt Nam thời Tiền sử
Chuẩn bị bài Thiết kế đồ chơi (chủ đề 3)
IV. PHỤ LỤC
1.Kế hoạch và các cộng cụ đánh giá
Phiếu 1: Đánh giá các nhóm thực hiện nhiệm vụ
Các tiêu chí
Có
Không
1. Nhận nhiệm vụ được GV giao:
Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm:
Mọi thành viên trong nhóm biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.
Mọi thành viên trong nhóm biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của nhau
3.Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác:
Mọi thành viên trong nhóm tương đối cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân hỗ trợ nhau đẻ hoàn thành nhiệm vụ chung.
4. Trách nhiệm với kết quả làm việc chung:
 Thực hiện sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên và mọi thành viên có ý thức trách nhiệm về sản phẩm chung của cả nhóm.
Thang đánh giá:
Mức Đạt : Đạt được 4 tiêu chí
Sử dụng phiếu số 1 cho hoạt động 2 và 3
Phiếu 2: Đánh giá hoạt động luyện tập của học sinh (thang điểm : 6)
Tiêu chí 
Mức độ : Đạt
1.Sáng tạo(nặn, vẽ trang trí ) các họa tiết thời tiền sử trên các chất liệu đa dạng, màu sắc phong phú
Làm được, biết cách thể hiện(4đ)
2. Sản phẩm có mang tính ứng dụng ( trang trí góc học tập, thẻ đánh dấu sách, vật liệu tái chế, đồ chơi cho trẻ em.....)
-sản phẩm có tính ứng dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc mục đích khác (2đ)
 Sử dụng cho hoạt động 3 luyện tập ( tạo sản phẩm)( Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ)
Phiếu 3: Đánh giá nội dung trình bày và giới thiệu sản phẩm (thang điểm: 4)
Sử dụng phiếu 3 dành cho hoạt động 4 :Vận dụng (phân tích và đánh giá thẩm mĩ
Tiêu chí 
Mức độ : Đạt
Chưa đạt
Nội dung trình bày(2đ)
Trình bày được một vài thông tin về sản phẩm học sinh/ nhóm hs thể hiện phù hợp với giá trị mĩ thuật Việt Nam thời tiền sử.
Chưa trình bày được thông tin nào về sản phẩm 
Cách trình bày (1đ)
Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu
Trình bày chưa rõ ràng, lủng củng
Quản lí thời gian (1đ)
Trình bày có nhanh, chậm so với thời gian quy định không đáng kể ()
Trình bày mất quá nhiều thời gian 
2.Hình ảnh sử dụng trong bài dạy
Chủ đề 3: HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỌC
Bài 6: THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI
MÔN : NGHỆ THUẬT LỚP : 6
Thời gian thực hiện: Tuần 15 ngày //2021; Tuần 16 ngày // 2021
Số tiết : 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Những nội dung đơn giản liên quan đến thiết kế đồ chơi thuộc thể loại mĩ thuật ứng dụng;
- Các bước cơ bản để thực hiện đồ chơi đá bóng.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+Học sinh tự giác tìm kiếm tài liệu, chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học
+Biết trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm trong đánh giá,nhận xét sản phẩm của mình, của bạn
- Năng lực đặc thù
+Xác định được mục đích sử dụng của sản phẩm đồ chơi;
+Biết sử dụng những vật liệu sẵn có để tạo được những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi
trong đó có khai thác hình ảnh về hoạt động vui chơi trong trường học;
+Biết đặt câu hỏi, trả lời và hiểu được tính ứng dụng của sản phẩm đồ chơi được tạo dáng, thiết kế trong chủ để.
3. Phẩm chất
- Có ý thức khai thác những vật liệu có sẵn hoặc tái chế để làm sản phẩm đồ chơi, qua đó có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ môi trường;
- Biết trân trọng sự lao động, sáng tạo và giữ gìn những sản phẩm đổ chơi yêu thích.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
Một số hình ảnh về đồ chơi hoặc những đổ chơi có trang trí bằng các hoạt động vui chơi của HS;
 Một số vật liệu sẵn có như: giấy báo, bìa, màu, hộp các-tông....
2. Đối với học sinh
SGK.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG (5’)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu hình ảnh về một số đồ chơi tự thiết kế từ các vật liệu tái chế, dẫn dắt HS vào bài
- HS quan sát và hình thành kiến thức.
- GV đặt vấn đề: Để thiết kế được các trò chơi bằng vật liệu tài chế trong trường học, chúng ta cùng tìm hiểu bài học Bài 6: Thiết kế đồ chơi. 
2.HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25’)
a. Mục tiêu: 
- Nhận thức được thiết kế đồ chơi thuộc lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng.
- Xác định được mục đích sử dụng của sản phẩm đồ chơi.
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS quan sát sản phẩm đồ chơi được thiết kế có trang trí bằng hình
ảnh hoạt động trong trường học.
- HS quan sát, tìm hiểu, hình thành kiến thức bước đầu về mĩ thuật ứng dụng.
c. Sản phẩm học tập: Nhận thức của HS về mĩ thuật ứng dụng trong đó có thiết kế đổ chơi phù hợp và an toàn.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV có thể sử dụng hình ảnh minh hoạ ở SGK Mĩ thuật 6, trang 27, hoặc những đổ chơi HS có trang trí bằng các hình ảnh về hoạt động trong trường học để HS quan sát, tìm hiểu về thiết kế đồ chơi. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên lí cân bằng trong tạo dáng, màu sắc, trang trí đồ chơi.
- GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết để biết thêm về thiết kế đồ chơi trong lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng, củng cố kiến thức đã học về thể loại mĩ thuật ở chủ để 1.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
1. Quan sát
- Thiết kế đồ chơi thuộc lĩnh vực ứng dụng trong đó tạo dáng, chế tạo đồ chơi, lắp ghép mô hình, sử dụng vật liệu tạo sản phẩm theo quy tắc an toàn khi sử dụng.
3.HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP (45’)
a. Mục tiêu: Có ý thức và sử dụng những vật liệu sẵn có để thiết kế được một đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, thể hiện chủ để: Hoạt động trong trường học.
b. Nội dung: 
- HS hình thành ý tưởng thiết kế đồ chơi qua việc trả lời hai câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 28.
- HS thể hiện sản phẩm đồ chơi của cá nhân
c. Sản phẩm học tập: 
- Bước đầu hiểu được quá trình thiết kế một SPMT ứng dụng.
- Thiết kế được một đồ chơi phù hợp theo chủ đề: Hoạt động trong trường học.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS quan sát hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 28, và tìm
hiểu về các bước thực hiện đổ chơi đá bóng.
- GV gợi ý để HS tìm hiểu về sản phẩm đồ chơi trong hình minh hoa và trả lời các câu
hỏi sau trong SGK Mi thuật 6, trang 28:
+ Em sẽ thiết kế loại đồ chơi nào?
+ Em sử dụng chất liệu gì để thực hiện sản phẩm?
Ngoài ra, GV có thể gợi ý HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét như thế nào về cách thiết kế
tạo dáng, màu sắc được sử dụng ở sản phẩm đồ chơi đá bóng?
- Khi HS trả lời câu hỏi, GV ghi lên bảng, các HS khác bổ sung cho đây đủ. GV nhận
xét, chốt các kiến thức cần thiết về các bước thực hiện một SPMT ứng dụng.
- GV tiếp tục tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu hai SPMT trong SGK Mĩ thuật 6, trang 29 qua một số gợi ý:
+ Hai sản phẩm Chơi cầu lông và Chơi bóng rổ có cách thiết kế khác nhau như thế nào?
Không gian trong sản phẩm Chơi cầu lông được bạn Lê Mỹ Hằng tạo ra bằng cách gì?
+ Vật liệu được các bạn sử dụng là gì?
+ Màu sắc sân bóng rổ được bạn Võ Ngọc Huy sử dụng theo nguyên lí cân bằng hay tương phản?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2:Thảo luận
a. Mục tiêu: 
- Biết đặt câu hỏi, trả lời và hiểu được tính ứng dụng của sản phẩm đồ chơi được tạo
đáng, thiết kế trong chủ để.
- Thảo luận được theo những câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 30.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 30.
- HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm học tập:
- Nhận thức của HS về những đồ vật, chất liệu bạn đã sử dụng để thiết kế đồ chơi.
- Trưng bày được SPMT đã thể hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Căn cứ vào sản phẩm đồ chơi HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 30.
+ Bạn đã sử dụng những đồ vật, vật liệu gì để thiết kế đồ chơi? 
+ Sản phẩm đồ chơi bạn làm ra thể hiện nội dung gì? 
+ Loại trò chơi nào phù hợp với đồ chơi của bạn? 
+ Chia sẻ,trao đổi với các thành viên trong nhóm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi đại diện HS của các nhóm đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Thể hiện
- Sản phẩm mĩ thuật của HS.
- Các bước thực hiện đồ chơi dá bóng :
+ Trổ hộp giấy thành đồ chơi bóng đá và cài que gỗ.
+ Trang trí đồ chơi mô phỏng sân bóng
+ Tranh trí hai cầu thủ lên tấm bìa
+ Gắn hình cầu thủ, que gỗ và hoàn thiện sản phẩm.
- Em thiết kế trò chơi cầu lông đa chất liệu như : giấy, nhựa, 
3. Thảo luận
- HS thảo luận theo nhóm về Sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở phần Thể hiện
HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG (15’)
a. Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học về thiết kế sản phẩm đồ chơi để HS trang trí, làm mới đồ chơi yêu thích của mình.
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS trang trí, làm mới món đồ chơi mà HS yêu thích.
- HS thực hiện trang trí đồ chơi yêu thích.
c. Sản phẩm học tập: Một món đồ chơi yêu thích được làm mới hoặc sắp xếp các sản phẩm đồ chơi riêng lẻ thành một sản phẩm đồ chơi chung của cả nhóm.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV hướng dẫn HS quan sát hai sản phẩm đồ chơi được giới thiệu trong SGK Mĩ thuật 6, trang 30.
* Hướng dẫn về nhà : Học bài hoàn thành thiết kế đồ chơi
-chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì.(ôn tập bài mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử
IV.PHỤ LỤC
1.Kế hoạch và công cụ đánh giá
Phiếu 1: Đánh giá các nhóm thực hiện nhiệm vụ
Các tiêu chí
Có
Không
1. Nhận nhiệm vụ được GV giao:
Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm:
Mọi thành viên trong nhóm biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.
Mọi thành viên trong nhóm biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của nhau
3.Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác:
Mọi thành viên trong nhóm tương đối cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân hỗ trợ nhau đẻ hoàn thành nhiệm vụ chung.
4. Trách nhiệm với kết quả làm việc chung:
 Thực hiện sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên và mọi thành viên có ý thức trách nhiệm về sản phẩm chung của cả nhóm.
+Mức Đạt : Đạt được 4 tiêu chí
+Sử dụng phiếu số 1 cho hoạt động 2 và 3
Phiếu 2: Đánh giá hoạt động luyện tập của học sinh (thang điểm : 6)
Tiêu chí 
Mức độ : Đạt
1.Sáng tạo(nặn, vẽ trang trí ) các họa tiết trên các chất liệu đa dạng, màu sắc phong phú
Làm được, biết cách thể hiện(4đ)
2. Sản phẩm có mang tính ứng dụng (đồ chơi cho lứa tuổi nào ....
-sản phẩm có tính ứng dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc mục đích khác (2đ)
 Sử dụng cho hoạt động 3 luyện tập ( tạo sản phẩm)( Sáng tạo v

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_6_chu_de_4_mi_thuat_trong_nha_truong_na.docx