Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình cả năm

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình cả năm

1. Kiến thức:

- Nắm được một số đặc điểm cơ bản của mĩ thuất tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/SPMT;

- Giới thiệu một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Rèn luyện tính tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù:

+ Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thể loại Hội họa, Đồ họa tranh in, Điêu khắc, Thiết kế dồ họa, Thiết kế công nghiệp qua tìm hiểu một số tác phẩm/SPMT.

 

docx 180 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.../.../...
Ngày giảng:.../.../...
CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT
TIẾT 1+2: BÀI 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI MĨ THUẬT
Mạch nội dung: Mĩ thuật tạo hình
(Thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được một số đặc điểm cơ bản của mĩ thuất tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/SPMT;
- Giới thiệu một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Rèn luyện tính tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù:
+ Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thể loại Hội họa, Đồ họa tranh in, Điêu khắc, Thiết kế dồ họa, Thiết kế công nghiệp qua tìm hiểu một số tác phẩm/SPMT.
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một số bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện được một số sản phẩm mĩ thuật ;
+ Biết nhận, xét đánh giá SPMT của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.
- Có ý thức giữ gìn và phát huy một số thể loại mĩ thuật tạo hình và ứng dụng vào cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên chuẩn bị.
- Phương pháp dạy học ; dạy học tạo hình theo quy trình, dạy học trực quan,
- Kỹ thuật dạy học : Sơ đồ tư duy, khăn trải bàn.
- Một số hình ảnh, Clip liên quan đến bài học như TPMT, SPMT trình chiếu trên PowerPoint (tranh, tượng, phù điêu, sản phẩm trong thể loại thiết kế công nghiệp, đồ họa, thời trang...).
- Một số sản phẩm trong đời sống như ; Áo, váy, khăn, mũ, tranh...
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh chuẩn bị
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu hình ảnh (clip)một số tranh ảnh về tượng, phù điêu, các sản phẩm thiết kế trong đời sống, GV đặt câu hỏi : Dựa vào hiểu biết, em hãy kể tên các đồ vật trong tranh ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
- GV đặt vấn đề : Mỗi chúng ta ai cũng đều yêu mến cái đẹp và học mĩ thuật là để tạo ra các sản phẩm đẹp, nhưng làm thế nào để chúng ta hiểu và có thể tạo ra các sản phẩm đẹp thì việc xây dựng ý tưởng trong sáng tác mĩ thuật là một vấn đề rất quan trọng đối với người học mĩ thuật. Vậy để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về cách tạo hình và ứng dụng mĩ thuật vào đời sống chúng ta cùng tìm hiểu - Bài 1: Một số thể loại mĩ thuật. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
2.1. Hoạt động 1 : Quan sát
a. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi của một số thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng ;
- Biết được một số đặc điểm của thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng.
b. Nội dung: 
- HS quan sát các hình ảnh minh họa trong SGK Mĩ thuật 6, trang 5,6 (hoặc tranh ảnh video, clip, SPMT do GV chuẩn bị) 
- Tìm hiểu nội dung của các hình minh họa và phần chú thích để hiểu về đặc điểm một số thể loại mĩ thuật.
c. Sản phẩm học tập:
- Nhận thức về tên gọi, đặc điểm cơ bản của một số thể loại mĩ thuật cần biết trong nội dung môn Mĩ thuật lớp 6.
- Trả lời khái quát câu hỏi giáo viên đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại một số nội dung kiến thức đã học về môn mĩ thuật ở các lớp dưới (các tác phẩm đã được học: tranh, tượng phù điêu...).
- GV yêu cầu HS (nhóm/ cá nhân) quan sát thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng SGK trang 5,6.
- GV cho HS trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Mĩ thuật tạo hình gồm có những thể loại nào? 
- Mĩ thuật ứng dụng gồm có những thể loại nào? 
- Yêu cầu học sinh quan sát, nghiên cứu nội dung trong SGK. Chia lớp thành 4 nhóm (theo dãy bàn) tìm hiểu các câu hỏi: 
* N1,2: Nêu đặc điểm của các thể loại mĩ thuật tạo hình?
* N2,4: Nêu đặc điểm của các thể loại mĩ thuật ứng dụng?
Qua sản phẩm minh hoạ SGK, em hãy cho biết sản phẩm của thể loại mĩ thuật tạo hình khác gì so với sản phẩm của mĩ thuật ứng dụng?
- Phương pháp đánh giá? Hỏi đáp
- Công cụ đánh giá; Câu hỏi.
Tranh : Tiếng đàn bầu (HS Sĩ Tốt Thiếu nữ bên hoa huệ (HS Tô Ngọc Vân),...
+ Mĩ thuật gồm 2 lính vực chính : mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng.
+ Hội họa, đồ họa. Diêu khắc...
+ Thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang
+ Các thể loại mĩ thuật tạo hình sử dụng yếu tố tạo hình như : đường nét, hình khối, màu sắc để thể hiện ý tưởng, 
+ Hội hoạ là nghệ thuật sử dụng các yếu tố tạo hình như: chấm, nét, hình khối, màu sắc,... để phản ánh hiện thực cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều;
+ Điêu khắc là nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đục, chạm, nặn, gò, đắp,... trên những chất liệu như gỗ, đá, đất, đồng,... để tạo nên những TPMT có khối trong không gian ba chiều như tượng tròn, tượng đài 
+ Đồ hoạ tranh in là nghệ thuật sử dụng kĩ thuật in để tạo nên nhiều bản tác phẩm như tranh khắc gỗ, tranh in đá, tranh in lưới... Ngoài ra, còn có thể loại Đồ hoạ tranh in chỉ tạo ra một bản duy nhất, đó là thể loại Đồ họa tranh in độc bản.
+ Những sản phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng thường gắn với sản xuất công nghiệp và cuộc sống như các sản phẩm: thời trang, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, đồ dùng, 
+ Các sản phẩm của mĩ thuật tạo hình thường để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống. và số lượng của các sản phẩm
2.2. Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu: 
- Thể hiện được một SPMT (tạo hình hoặc ứng dụng) theo hình thức vẽ hoặc nặn.
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS lựa chọn thể loại và chất liệu để thực hiện sản phẩm.
	- HS thực hiện SPMTtheo thể loại, chất liệu và cách thực hiện vẽ hoặc nặn.
c. Sản phẩm học tập: SPMT theo thể loại mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV giao nhiệm vụ:
- Dùng hình thức vẽ hoặc nặn để tạo ra một sản phẩm mĩ thuật mà em thích ?
- Phương pháp đánh giá: Đánh giá qua sản phẩm học tập
- Công cụ đánh giá; Bảng kiểm , phiếu đánh giá theo tiêu chí
- H/s thể hiện 
+ Hội họa
+ Điêu khắc
+ sản phẩm khác
2.3. Hoạt động 3 ; Thảo luận
a. Mục tiêu: 
Từng bước hình thành năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ qua việc đặt câu hỏi, thảo luận và đưa ra ý kiến của bản thân về SPMT đã thực hiện ở hoạt động Thể hiện của cá nhân/ nhóm.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
c. Sản phẩm học tập:
- Chia sẻ được cảm nhận về đặc điểm của thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua các sản phẩm thực hành.
- Trưng bày và nêu được tên sản phẩm đã thực hành.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện từ tiết trước để trưng bày theo hình thức nhóm chất liệu hoặc nhóm HS.
Yêu cầu trả lời các câu hỏi sgk lệnh thảo luận.
- Phương pháp đánh giá? Hỏi đáp
- Công cụ đánh giá; bảng kiểm 
- Trung bày được sảnphẩm , bước đầu phân tích và đánh giá sản phẩm
2.4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- Sử dụng kiến thức đã học để nhận biết một số tác phẩm/ SPMTtrong cuộc sống.
b. Nội dung 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.
c. Sản phẩm học tập: 
- Nhận biết được vẻ đẹp của một số tác phẩm/ sản phẩm thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng được minh hoạ trong sách (hoặc tác phẩm/SPMTdo GV chuẩn bị
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV sử dụng hình và câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8, hoặc sử dụng hình minh hoạ những sản phẩm/ TPMT tiêu biểu ở địa phương đã chuẩn bị. Giúp cho HS vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống, hình thành khả năng tự học, tìm hiểu gắn với môi trường sống của mình ở mỗi địa phương.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát
- Công cụ đánh giá ; Bảng kiểm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
3. Củng cố.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
- Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết học sau
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
 1.Giáo án.
Công cụ đánh giá.
2.1. Công cụ đánh giá của hoạt động 1.
 Có những thể loại mĩ thuật nào trong sgk? Em thích xem loại nào nhất, vì sao?
2.2. Công cụ đánh giá hoạt động 2.
- Đánh giá theo tiêu chí
Tiêu chí
Mức độ
A
B
C
D
1. Ý tưởng sáng tạo
(20 điểm)
Ý tưởng sáng tạo cao, phù hợp với yêu cầu của bài. (20 điểm)
Ý tưởng sáng tạo phù hợp nhưng chỉ đạt ở mức khá, (15 điểm)
Có ý tưởng sáng tạo nhưng chưa được đẹp. (10 điểm)
Chưa có ý tưởng sáng tạo, hoạt động chưa phù hợp với yêu cầu. (0-5 điểm)
2. Chất liệu
(20 điểm)
Lựa chọn và phối hợp tốt chất liệu , tính sáng tạo trong phối hợp chất liệu cao. (20 điểm)
Lựa chọn và phối hợp tương đối tốt chất liệu để tạo nên SP, tính sáng tạo trong sử dụng chất liệu chưa cao. (15 điểm)
Lựa chọn được ít các chất liệu trang trí, phối hợp được các chất liệu trong tạo sản phẩm. (10 điểm)
Chưa lựa chọn được các chất liệu phù hợp để tạo sản phẩm. (0-5 điểm)
3. Hình ảnh, 
màu sắc 
(20 điểm)
Lựa chọn được hình ảnh, màu sắc phong phú, đa dạng, phù hợp với yêu cầu của bài. (20 điêm)
Lựa chọn được hình ảnh, màu sắc khá phong phú, phù hợp. (15 điểm)
Lựa chọn được màu sắc tương đối phù hợp với sản phẩm. (10 điểm)
Lựa chọn hình ảnh, màu sắc chưa phù hợp với sản phẩm (0 - 5 điểm)
4. Giá trị thẩm mĩ và ý nghĩa của SP trong cuộc sống (20 điểm)
Sản phẩm có tính thẩm mĩ cao, có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống (20 điểm)
Sản phẩm có tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. (15 điểm)
SP mang ý nghĩa thiết thực nhưng còn có hạn chế. (10 điểm)
Sản phẩm không có giá trị về tính thẩm mĩ, ý nghĩa (0-5 điểm)
5. Mức độ hoàn thành (20 điểm)
Mức độ hoàn thành tốt (20 điểm)
Khá tốt (15 điểm)
Hoàn thành mức trung bình (10 điểm)
Không hoàn thành (0 điểm)
Thang đánh giá
- Mức A: Từ 81 đến 100 điểm
- Mức B: Từ 71 đến 80 điểm
- Mức C: Từ 51 đến 70 điểm
 - Mức D: Dưới 50 điểm.
- Lưu ý: Xếp loại Đ đạt từ 50 điểm trở lên. 
 Xếp loại CĐ dưới 50 điểm .
2.Công cụ đánh giá hoạt động 3,4.
Phiếu đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Các tiêu chí
C có
Không
1. Nhận nhiệm vụ 
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động
- Bày tỏ ý kiến cá nhân
- Lắng nghe ý kiến người khác, tôn trọng, xem xét quan điểm của nhau.
 3.Thực hành bài tập
- Phân tích được theo một số yêu cầu của sgk.
4. Tôn trọng sản phẩm của bản thân. Tôn trọng phán quyết của giáo viên và góp ý của bạn bè
5. Kết quả làm việc
- Trưng bày được sản phẩm
6. Trách nhiệm với kết quả làm việc
- Có ý thức, trách nhiệm với sản phẩm do mình làm ra. (Biết sản phẩm đó là gì, sản phẩm đó để làm gì)
Thang đánh giá
- Mức A: Đạt cả 6 tiêu chí
- Mức B: Đạt được 5 tiêu chí (Trong đó phải đạt được 2 tiêu chí 2 và 3)
- Mức C: Đạt được 4 tiêu chí (trong đó phải đạt được tiêu chí 2 hoặc 3)
- Mức D: Đạt 3 tiêu chí trở xuống
 ________________________________________
Ngày soạn:.../.../...
Ngày giảng:.../.../...
CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT
TIẾT 3+4: BÀI 2: 
XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC THEO CHỦ ĐỀ
Mạch nội dung: Mĩ thuật tạo hình
(Thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Mối quan hệ giữa xây dựng ý tưởng và thực hiện sản phẩm mĩ thuật.
- Khai thác hình ảnh để thể hiện sản phẩm mĩ thuật.
 2. Năng lực
- Xác định được nội dung của chủ đề;
- Biết khai thác hình ảnh trong thiên nhiên, cuộc sống để thể hiện về chủ đề;
- Tiếp tục hình thành năng lực phân tích và đánh giá được yếu tố, nguyên lí tạo hình trong sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
- Nhận biết sự phong phú trong xây dựng và khai thác chất liệu từ cuộc sống trong sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.
- Có ý thức khai thác hình ảnh trong thực hành, sáng tạo;
- Có hiểu biết hơn về việc sử dụng vật liệu tái sử dụng trong thực hành sản phẩm mĩ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên chuẩn bị
- Phương pháp dạy học ; dạy học tạo hình theo quy trình, dạy học trực quan,
	- Kỹ thuật dạy học: Sơ đồ tư duy, khăn trải bàn.
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: quang cảnh, cảnh vật và sáng tác của hoạ sĩ, nhà điêu khắc... Gần gũi ở địa phương để HS có thể quan sát, thuận tiện trong việc liên tưởng từ cảnh vật, sinh hoạt trong thực tế tới những SPMT cụ thể.
2. Học sinh chuẩn bị
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu học sinh nhắc lại một số nội dung kiến thức đã học về môn mĩ thuật ở các lớp dưới (các tác phẩm đã được học: tranh, tượng phù điêu...).
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
2.1. Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu
-Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước biết khai thác ý tưởng và mối quan hệ giữa tên chủ đề và nội dung cần thể hiện.
- Tìm ý tưởng qua quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống.
b. Nội dung 
-GV yêu cầu HS tìm hiểu hình ảnh và một số cách xây dựng ý tưởng trong sáng tác ở SGK Mĩ thuật 6, trang 9 – 10.
-HS quan sát, tìm hiểu hình minh hoạ trang 9 − 10 và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 10.
c. Sản phẩm học tập
- Nhận biết được cách thể hiện ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề thông qua việc khai thác chất liệu từ cuộc sống.
d. Tổ chức thực hiện
- GV dẫn dắt vào bài học. Trong cấp Tiểu học, HS đã làm quen và sử dụng những yếu tố tạo hình như chấm, nét, hình, khối, để tạo nên những SPMT theo ý thích, cũng như một số nguyên lí tạo hình như cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, Những yếu tố và nguyên lí tạo hình này cũng sẽ là nội dung mà các em sẽ làm quen và lĩnh hội trong môn Mĩ thuật ở cấp THCS để thể hiện ý tưởng của mình theo những chủ đề cụ thể. Nội dung bài 2 sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu cách xây dựng ý tưởng trong thực hành làm SPMT theo chủ đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS chia thành các nhóm và yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 9, tìm hiểu cách khai thác cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để xây dựng ý tưởng.
+ Để xây dựng ý tưởng thể hiện một chủ đề trong môn Mĩ thuật, điều đầu tiên nhómem làm là gì?
+ Khi có ý tưởng để thực hiện một chủ đề, nhóm em sẽ làm gì để cụ thể hoá ra thành SPMT?
+ Bố cục của sản phẩm sẽ thể hiện như thế nào?
+ Màu sắc của sản phẩm mĩ thuật ra sao?
- GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 10, tìm hiểu cách xây dựng ý tưởng từ cảnh đẹp, sinh hoạt trong cuộc sống và chuyển thể thành SPMT và trả lời câu hỏi cuối trang.
- HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
- Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số cách xây dựng ý tưởng để thể hiện theo chủ đề.
- Phương pháp đánh giá: Hỏi đáp
- Công cụđánh giá; Bảng kiểm
- Trong cuộc sống xung quanh mở ra cho chúng ta rất nhiều ý tưởng có thể khai thác trong sáng tác mĩ thuật..
- Có thể quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để tìm được những hình ảnh phù hợp liên quan đến chủ đề muốn diễn tả.
- Có thể tìm những hình ảnh phù hợp với chủ đề thông qua bưu thiệp, sách, báo, tạp chí, lịch treo tường,Internet, .
- Có thể nhớ lại những hình ảnh đã từng gặp có liên quan đến chủ đề.
- Có thể tưởng tượng về những hình ảnh phù hợp để diễn tả về chủ đề.
- Bố cục cân đối, mảng chính, mảng phụ sắp xếp hài hòa.
- Màu sắc trong sáng, phù hợp với nội dung thể hiện.
2.2. Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu
- Biết được các bước xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT qua phân tích sơ đồ;
- Biết cách tìm ý tưởng và thể hiện qua một SPMT cụ thể.
b. Nội dung
-GV yêu cầu HS tìm hiểu các bước xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT qua sơ đồ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 10.
-HS tìm hiểu quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT và thực hành tạo sản phẩm mình yêu thích.
c. Sản phẩm học tập
- Nhận thức được sự phong phú trong tạo hình và cách thể hiện sản phẩm mĩ thuật.
- Hình thành ý tưởng thể hiện sản phẩm mĩ thuật về chủ đề mình yêu thích bằng nhiều cách thể hiện khác nhau như vẽ, nặn, xé dán,...
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SGK MT 6, trang 10, HS tìm ý tưởng qua quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để xây dựng ý tưởng về chủ đề mà em yêu thích.
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Em lựa chọn chủ đề nào?
+ Em tìm ý tưởng để thể hiện hình ảnh về chủ đề đó bằng cách nào?
+ Em sử dụng cách nào để thực hiện? 
+ Chất liệu cụ thể để thể hiện?
- GV gọi HS trả lời và nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, kết luận chuẩn kiến thức và cho HS thực hiện ngay phần thực hành sản phẩm tranh vẽ, xé dán,... Theo hình thức nhóm, chất liệu tự chọn đã chuẩn bị.
- GV lựa chọn trưng bày sản phẩm lên bảng (theo nhóm hoặc sản phẩm cánhân), vàđặt câu hỏi để HS chia sẻ, thảo luận về việc sử dụng các yếu tố tạo hình đã được học: hình,
nét, màu,...
- HS thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
- Phương pháp đánh giá? Sản phảm học tập
- Công cụ đánh giá; đánh giá theo tiêu chí
- Chủ đề như: Đi làm nương, rẫy, trồng rau, nuôi gà, cảnh quê hương nơi mình sinh sống,...
- Có thể thể hiện bằng cách vẽ, xé dán, nặn...
- Chất liệu: Màu, chì, đất nặn, vật liệu tái sử dụng, cỏ cây, giấy,...
2.3. Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu
- Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của nhóm các bạn;
- Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.
b. Nội dung 
- GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm.
- HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
c. Sản phẩm học tập
Cảm nhận, phân tích được SPMT của các nhóm bạn.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Căn cứ vào SPMT học sinh vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi sau gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
- Căn cứ vào bài thực hành của HS, GV đưa ra những gợi ý để HS sắp xếp bài thực hành theo nhóm:
+ Những sản phẩm thể hiện nhân vật, khung cảnh gắn liền với tên chủ đề.
+ Những sản phẩm có ý tưởng từ sự liên tưởng, tưởng tượng, suy nghĩ của bản thân liên quan đến chủ đề.
- Qua việc sắp xếp này nhằm giúp HS hiểu rõ hơn cách thể hiện ở mỗi chủ đề theo những hình thức khác nhau.
- GV gọi đại diện HS của các nhóm đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
+ Những hình ảnh, màu sắc nào được sử dụng để thể hiện bài thực hành?
+ Bạn thích bài thực hành nào nhất? Vì sao?
- Phương pháp đánh giá: Hỏi đáp
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi.
- HS thảo luận theo nhóm về Sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở phần Thể hiện
2.4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
Biết cách sử dụng kiến thức, kĩ năng đã được học trong chủ đề để tìm hiểu, thưởng thức vẻ đẹp của TPMT được giới thiệu trong sách, hình thành kĩ năng thường thức mĩ thuật.
b. Nội dung 
- GV hướng dẫn HS quan sát TPMT được minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
- HS thảo luận và trả lời theo định hướng gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
c. Sản phẩm học tập
Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp của TPMT.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ GV giao nhiệm vụ bài tập (Linh hoạt)
- GV hướng dẫn HS quan sát TPMT được minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6 trang 11,12.
- Phương pháp đánh giá: Hỏi đáp
- Công cụ đánh giá: Bảng kiểm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời
3. Củng cố.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
- Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết học sau
3. Củng cố
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
- Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết học sau
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
Giáo án.
Công cụ đánh giá.
2.1. Công cụ đánh giá của hoạt động 1
Câu hỏi
Có câu trả lời đúng
Có
Không
Kể tên một số sản phẩm mĩ thuật mà em biết ?
Tranh em vẽ có phải là sản phẩm mĩ thuật không?
Tượng bác hồ thuộc nhóm mĩ thuật nào?
 4. Sản phẩm mĩ thuật cócần thiết cho cuộc sống?
- Mức A: Đạt cả 4 câu
- Mức B: Đạt được 3câu
- Mức C: Đạt được 1- 2câu
- Mức D: Không có câu trả lời đúng
2.2. Công cụ đánh giá hoạt động 2.
Đánh giá theo tiêu chí
Tiêu chí
Mức độ
A
B
C
D
1. Ý tưởng sáng tạo
(20 điểm)
Ý tưởng sáng tạo cao, phù hợp với yêu cầu của bài. (20 điểm)
Ý tưởng sáng tạo phù hợp nhưng chỉ đạt ở mức khá, (15 điểm)
Có ý tưởng sáng tạo nhưng chưa được đẹp. (10 điểm)
Chưa có ý tưởng sáng tạo, hoạt động chưa phù hợp với yêu cầu. (0-5 điểm)
2. Chất liệu
(20 điểm)
Lựa chọn và phối hợp tốt chất liệu , tính sáng tạo trong phối hợp chất liệu cao. (20 điểm)
Lựa chọn và phối hợp tương đối tốt chất liệu để tạo nên SP, tính sáng tạo trong sử dụng chất liệu chưa cao. (15 điểm)
Lựa chọn được ít các chất liệu trang trí, phối hợp được các chất liệu trong tạo sản phẩm. (10 điểm)
Chưa lựa chọn được các chất liệu phù hợp để tạo sản phẩm. (0-5 điểm)
3. Hình ảnh, 
màu sắc 
(20 điểm)
Lựa chọn được hình ảnh, màu sắc phong phú, đa dạng, phù hợp với yêu cầu của bài. (20 điêm)
Lựa chọn được hình ảnh, màu sắc khá phong phú, phù hợp. (15 điểm)
Lựa chọn được màu sắc tương đối phù hợp với sản phẩm. (10 điểm)
Lựa chọn hình ảnh, màu sắc chưa phù hợp với sản phẩm (0 - 5 điểm)
4. Giá trị thẩm mĩ và ý nghĩa của SP trong cuộc sống (20 điểm)
Sản phẩm có tính thẩm mĩ cao, có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống (20 điểm)
Sản phẩm có tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. (15 điểm)
SP mang ý nghĩa thiết thực nhưng còn có hạn chế. (10 điểm)
Sản phẩm không có giá trị về tính thẩm mĩ, ý nghĩa (0-5 điểm)
5. Mức độ hoàn thành (20 điểm)
Mức độ hoàn thành tốt (20 điểm)
Khá tốt (15 điểm)
Hoàn thành mức trung bình (10 điểm)
Không hoàn thành (0 điểm)
Thang đánh giá
- Mức A: Từ 81 đến 100 điểm
- Mức B: Từ 71 đến 80 điểm
- Mức C: Từ 51 đến 70 điểm
 - Mức D: Dưới 50 điểm.
- Lưu ý: Xếp loại Đ đạt từ 50 điểm trở lên. 
 Xếp loại CĐ dưới 50 điểm .
2.3. Công cụ đánh giá hoạt động 3,4
Phiếu đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Các tiêu chí
C có
Không
1. Nhận nhiệm vụ 
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động
- Bày tỏ ý kiến cá nhân
- Lắng nghe ý kiến người khác, tôn trọng, xem xét quan điểm của nhau.
 3.Thực hành bài tập
- Phân tích được theo một số yêu cầu của sgk.
4. Tôn trọng sản phẩm của bản thân. Tôn trọng phán quyết của giáo viên và góp ý của bạn bè
5. Kết quả làm việc
- Trưng bày được sản phẩm
6. Trách nhiệm với kết quả làm việc
- Có ý thức, trách nhiệm với sản phẩm do mình làm ra. (Biết sản phẩm đó là gì, sản phẩm đó để làm gì)
Thang đánh giá
- Mức A: Đạt cả 6 tiêu chí
- Mức B: Đạt được 5 tiêu chí (Trong đó phải đạt được 2 tiêu chí 2 và 3)
- Mức C: Đạt được 4 tiêu chí (trong đó phải đạt được tiêu chí 2 hoặc 3)
- Mức D: Đạt 3 tiêu chí trở xuống
 __________________________________________
Ngày soạn:.../.../...
Ngày giảng:.../.../...
CHỦ ĐỀ 2: NGÔI NHÀ YÊU THƯƠNG
TIẾT 5+6: BÀI 3: TẠO HÌNH NGÔI NHÀ
Mạch nội dung: Mĩ thuật tạo hình
(Thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
	- Giới thiệu vẻ đẹp tạo hình của ngôi nhà;
	- Giới thiệu hoạ sĩ Bùi Xuân Phái với những tác phẩm về đề tài “Phố”;
	- Cách tạo hình ngôi nhà qua một số SPMT, trong đó có cách thể hiện in
độc bản;
	- Tìm hiểu một số TPMT khai thác hình ảnh ngôi nhà trong xây dựng bố
cục, hình khối, màu sắc 
	2. Năng lực:
	- Năng lực chung: 
	+ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động chuẩn bị đồ dùng, giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công, tự sưu tầm được các vật liệu tái chế, sẵn có để tạo sản phẩm ngôi nhà yêu thương. 
	+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong tìm hiểu các nội dung học tập. Cùng nhau hợp tác hoàn thành nhiệm vụ học tập
	+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được các nhiệm vụ học tập, vẽ được tranh ngôi nhà hoặc làm mô hình ngôi nhà thân yêu
	- Năng lực đặc thù: 
	+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết hình dáng, đặc điểm vẻ đẹp của ngôi nhà và có ý tưởng, lựa chọn chất liệu để thể hiện; nhận biết được hoạ sĩ Bùi Xuân Phái với những tác phẩm về đề tài “Phố”;
	+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Biết và sử dụng được các yếu tố tạo hình như: Nét, hình khối, màu sắc để thể hiện SPMT về ngôi nhà; Biết cách tạo hình ngôi nhà qua một số SPMT và kỹ thuật tạo hình ngôi nhà bằng cách thể hiện in độc bản;
	+ Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết phân tích một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó cảm thụ được vẻ đẹp trong tạo dáng SPMT ngôi nhà ở dạng 2D và 3D.
	3. Phẩm chất: 
	- Yêu nước: Có tình yêu quê hương đất nước, tích cực tham gia bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống, giữ gìn nét đẹp kiến trúc của địa phương. 
	- Nhân ái: Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc, không đồng tình với cái ác, cái xấu, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, cộng đồng.
	- Chăm chỉ: Chủ động sưu tầm tranh ảnh về các ngôi nhà ở các địa phương, chuẩn bị đồ dùng học tập, có ý thức quan sát, khai thác hình ảnh ngôi nhà thân quen ở địa phương trong thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật
	- Trung thực trong thực hành làm bài, trao đổi thảo luận
	- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong các nhiệm vụ được giao, trong bảo vệ cảnh quan và môi trường sống, có ý thức về giữ gìn cảnh quan nơi mình ở. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	1. Giáo viên chuẩn bị:
	- Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập.
	- Một số ảnh chụp ngôi nhà tiêu biểu cho kiến trúc vùng, miền tại địa phương và ngôi nhà tiêu biểu cho các vùng, miền khác;
	- TPMT về ngôi nhà có nội dung liên quan đến chủ để. (Có thể sử dụng hình ảnh trong SGK, hoặc sưu tầm tranh, ảnh, video về ngôi nhà).
	- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
	- Phương pháp dạy học: Phương pháp hỏi - đáp, đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm học tập.
	- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật phòng tranh
	- Công cụ đánh giá: Câu hỏi, phiếu đánh giá tiêu chí, thang đánh giá
	2. Học sinh chuẩn bị:
	- SGK, tranh ảnh ngôi nhà từng vùng miền, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học. Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Hoạt động khởi động
	a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
	b. Nội dung: Đoán ý đồng đội với các từ khóa liên quan đến ngôi nhà thân yêu
	c. Sản phẩm học tập: Các nhóm đoán đúng ý đồng đội.
	d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng PPDH hợp tác, chia tổ và các nhóm cử đại diện lên tham gia chơi
	- GV cho cả lớp nghe hát bài Ngôi nhà chung của chúng ta nhạc và lời Huỳnh Phước Liên kết hợp chiếu hình ảnh về các ngôi nhà, đặt câu hỏi:
	+ Dựa vào hiểu biết, em hãy kể tên các kiểu nhà trong tranh ?
	- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
	- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày ngôi nhà có vai trò rất quan trọng, để biết rõ ràng và cụ thể hơn về cách tạo hình ngồi nhà, chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài 3: Tạo hình ngôi nhà. 
	2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
	2.1. Hoạt động 1: Quan sát
	a. Mục tiêu:
	- Quan sát các hình ảnh minh hoạ để thấy được sự phong phú của tạo hình ngôi nhà. Tìm hiểu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và những tác phẩm hội hoạ thể hiện về để tài “Phố” của ông.
	b. Nội dung: 
	- HS quan sát các hình ảnh minh hoạ về ngôi nhà trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12 (hoặc SPMT do GV chuẩn bị) để khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT có tạo hình ngôi nhà.
	- Tìm hiểu về ngôi nhà được thể hiện trong TPMT của họa sĩ Bùi Xuân Phái.
	- GV đặt câu hỏi định hướng, hướng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi tìm hiểu tạo hình nhà phố cổ qua tranh “Phố” của HS Bùi Xuân Phái trong SGK Mĩ thuật 6, trang 13.
	c. Sản phẩm học tập:
	- Nhận thức được sự phong phú trong tạo hình, cách thể hiện về ngôi nhà.
	- Hình thành ý tưởng thể hiện sản phẩm MT có tạo hình ngôi nhà.
	d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV tổ chức cho HS quan sát các hình ảnh SGK MT6/T12 (hoặc hình ảnh đã sưu tầm), gợi ý HS tìm hiểu về sự giống và khác nhau trong các bộ phận cấu thành ngôi nhà ở các vùng, miền. (hoạt động nhóm, kỹ thuật khăn phủ bàn, trình bày trên khổ giấy A0) 
- GV cho HS thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK MT 6, trang 12, theo gợi ý:
+ Hình dáng ngôi nhà có những đặc điểm gì?
+ Quang cảnh xung quanh ngôi nhà như thế nào?
+ Loại cây nào thường gắn với nhà ở vùng miền nào?
+ Tìm sự khác nhau về hình dáng, kết cấu, chất liệu tạo dựng ngôi nhà ở mỗi vùng, miền?
- GV gợi ý cho HS liên hệ địa phương giáo dục tình yêu quê hương đất nước:
+ Mô tả hình dáng ngôi nhà em đang sống, dáng nhà chung ở quê em? Mục đích sử dụng?
+ Trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ nét đẹp kiến trúc nhà ở địa phương?
- GV liên hệ giáo dục phẩm chất nhân ái: giáo dục vai trò của ngôi nhà đối với việc gắn kết các thành viên trong gia đình....
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm thảo luận, (kỹ thuật khăn phủ bàn, trình bày trên giấy A0), tìm hiểu nhà phố cổ qua tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi SGK/Mĩ thuật 6, trang 13
+ Trong tranh “Phổ” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phải có những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó được thể hiện như thế nào?
+ Gam màu chủ đạo trong tranh sơn dẫu của Bùi Xuân Phái là gì?
- GV tổ chức trình bày kết quả thảo luận
- GV nhận xét, kết luận chuẩn kiến thức:
- GV gợi mởi cho HS biết thêm một số nét về cuộc đời, sự nghiệp HS Bùi Xuân Phái
- GV đánh giá HS qua phiếu đánh giá các nhóm thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, KL, chuyển nội dung mới
- Phương pháp đánh giá: Hỏi - đáp.
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi, phiếu đánh giá các nhóm thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện các nhiệm vụ được giao
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12
+ Về hình dáng: nhà sàn, nhà rông được xây dựng trên các cây cột cao; nhà rường và nhà xây dựng trên mặt đất và có hình dáng thấp. Các ngôi nhà đều có kết cấu bao gồm: mái, tường, cửa sổ, cửa ra vào...
+ Quang cảnh: Ngôi nhà gắn bó, hài hoà với cảnh quan xung quanh như cây cối, sân, vườn,... tạo nên không gian cho con người sống khoẻ mạnh.
- HS kể tên các loại cây gắn liền với ngôi nhà từng vùng miền
- HS chỉ ra được sự khác nhau về hình dáng, kết cấu, chất liệu tạo dựng ngôi nhà ở mỗi vùng, miền.
- HS liên hệ thực tế địa phương, biết được trách nhiệm của bản thân.
- HS hiểu trách nhiệm bản thân trong việc gìn giữ bản sắ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_6_chuong_trinh_ca_nam.docx