Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- HS biết quan sát, nhận xét tương quan ở mẫu vẽ.

- HS biết cách bố cục và dựng hình có tỷ lệ tương đối và giống mẫu.

- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

 - HS biết cách lựa chọn, bày mẫu và vẽ được bức tranh tĩnh vật “ lọ hoa và quả” theo cách cảm, cách vẽ của bản thân, gần với mẫu.

- Hình thành năng lực cảm nhận vẻ đẹp của đồ vật qua sáng tạo nghệ thuật.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên.

- Mẫu vật: Lọ hoa và quả.

- Bài vẽ mẫu của học sinh, tranh ảnh bài vẽ tĩnh vật của họa sĩ.

- Kế hoạch bài dạy, SGK MT8.

2. Học sinh.

- SGK MT8.

- Giấy, bút chì, màu.

và một số ảnh chụp tĩnh vật.

 

doc 59 trang Hà Thu 30/05/2022 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Ngày soạn: 2/1/2021
 Ngày dạy:
BÀI 1: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT THỜI NGUYỄN (1802-1945)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS hiểu được một số kiến thức cơ bản sơ lược về mỹ thuật thời Nguyễn.
- Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của HS.
- HS có nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, trân trọng và yêu quý các di tích lịch sử, văn hoá của quê hương.
- Hình thành được năng lực hợp tác, năng lực đánh giá, năng lực sáng tạo, năng lực quan sát khám phá.
a) Giáo viên.
- Tranh ảnh các công trình kiến trúc được giới thiệu trong SGK, SGV.
-Sgk 9, kế hoạch bài dạy
b) Học sinh
- Sưu tầm tranh, ảnh, các bài viết liên quan đến MT thời Nguyễn. 
- Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1.Phương pháp thực hiện: Thảo luận nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân.
2.Tổ chức các hoạt động .
A/Khởi động(5’)
1 - Mục tiêu: Biết tìm hiểu, chọn lọc các nội dung trong SGK và tài liệu đã sưu tầm được, HS hiểu được một số kiến thức cơ bản sơ lược về mỹ thuật thời Nguyễn.
2- Nhiệm vụ: HS đọc SGK và vận dụng kiến thức lịch sử đã được học để trả lời câu hỏi.
3- Phương thức: Hoạt động cá nhân.
4- Sản phẩm: Câu trả lời của HS
5- Tiến trình: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên đặt câu hỏi, gợi ý về lịch sử thời Nguyễn:
? Nêu một số nét về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn?
I/ Sơ lược về bối cảnh thời Nguyễn.
Dự kiến- Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử VN. MT thời Nguyễn phát triển đa dạng và phong phú, để lại cho kho tàng văn hoá dân tộc một lượng công trình và tác phẩm đáng kể.
B/ Hình thành kiến thức (33’)
1- Mục tiêu: HS hiểu được một số kiến thức cơ bản sơ lược về mỹ thuật thời Nguyễn.
2- Nhiệm vụ: Nghiên cứu Sgk và trả lời CH.
3- Phương thức: Hoạt cá nhân, HĐ nhóm.
4- Sản phẩm: Câu trả lời của Hs và phiếu bài tập.
- Tiến trình:
? Em hãydựa vào SGK- Bài 1 và cho biết mỹ thuật thời Nguyễn có những loại hình nghệ thuật nào? (Kiến trúc, điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ).
? Mỹ thuật thời Nguyễn phát triển như thế nào và có những thành tựu gì? (Phát triển đa dạng và phong phú, có nhiều công trình kiến trúc có quy mô lớn).
- GV chia 4 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu học sinh đọc các nội dung trong sách học mĩ thuật Tr12,13,14. Thảo luận để tìm ra những nét tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn.
CÂU HỎI THẢO LUẬN. 
? Nêu tên, địa danh, năm xây dựng của các công trình kiến trúc trong hình mà em biết?
? Cảm nhận về hình thức kiến trúc, vật liệu của công trình.
? Điểm chung và sự khác biệt của những công tình kiến trúc đó.
- GV hướng dẫn HS trình bày phần thảo luận. các nhóm nhận xét, góp ý cho nhau.
- GV yêu cầu HS đọc các nội dung trong sách học Mĩ thuật trang 15 và thảo luận để tìm ra những nét đặc trưng của của điêu khắc và chạm khắc trang trí thời Nguyễn.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
? Thể loại điêu khắc
? Chất liệu của các tác phẩm điêu khắc.
? Hình tượng trong điêu khắc.
? Hình thức thể hiện tác phẩm điêu khắc.
- GV hướng dẫn các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm, nhận xét, đánh giá phần tóm tắt của nhóm mình và nhóm bạn.
- GV kết luận: Điêu khắc thời Nguyễn gắn liền với kiến trúc và được diễn tả mang tính hiện thực. 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong sách học mĩ thuật Tr 16, 17, 18 và thảo luận nhóm.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
? Hãy tìm những nét tiêu biểu về hội họa và đồ họa thời Nguyễn.
- GV nhắc lại nét đặc sắc của tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ và Hàng Trống. - GV hướng dẫn HS trình bày phần thảo luận của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, góp ý cho nhau.
- GV kết luận: Về nghệ thuật không có thành tựu gì đáng kể. Năm 1925 thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương, các học sinh tiếp thu hội hoạ phương Tây, chắt lọc, loại bỏ những yếu tố lai căng tạo nên phong cách hội hoạ hiện đại mang bản sắc dân tộc
II/Tìm hiểu sơ lược về MT thời Nguyễn(26.) 
1/ Kiến Trúc
-Đọc các nội dung trong sách học mĩ thuật Tr12,13,14.
Dự kiến:
- Điện Thái Hòa ( Huế). 
Chùa ThiênMụ (Huế)
 Lăng Khải Định ( Huế)
- Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển rất đa dạng về nhiều mặt. 
- Kiến trúc thời Nguyễn phần lớn theo lối kiến trúc cung đình, hài hòa với thiên nhiên
2/ Điêu khắc ,đồ họa và hội họa.
*/ Điêu khắc
Dự kiến:
-Tượng Thú các quan, lính hầu.
- Gỗ, đá
 - Hình chạm khắc phòng đặt di hài vua – cung Thiên Định
 - Hình chạm khắc ở lăng Khải Định
*) Đồ hoạ, hội hoạ. 
Dự kiến: 
- Đồ họa và hội họa thời Nguyễn phát triển đa dạng. Các dòng tranh dân gian phát triển mạnh, nội dung và hình thức ổn định. Mỹ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nằm trong một quá trình chuyển biến và phân hoá quan trọng. Sự giao tiếp với phương Tây và ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa tạo nên một nghệ thuật đa dạng song nền nghệ thuật cổ truyền vẫn được bảo lưu..
tập SGK.
C/ Luyện tập (5’).
1- Mục tiêu: Học sinh làm được các bài tập trong sách Gk.
2- Nhiệm vụ: Đọc sách giáo khoa 
3- Phương thức: HĐ cá nhân
4- Sản phẩm: Bài làm trong vở của HS
5- Tiến trình:
Gv Yêu cầu hs: Trả lời các câu hỏi trong phần bài tập SGK.
- Đọc sách giáo khoa
- Làm trong vở của HS
Trả lời các câu hỏi trong phàn bài
D/ Vận dụng.(1’)
Tổ chức tìm hiểu công trình kiến trúc. Các tác phẩm điêu khác, chạm khắc, đồ họa hội họa cổ có tại địa phương,(vd trong các chù) ghi chép vào một cuốn sổ nhỏ làm tư liệu.
E. Tìm tòi, mở rộng.(1’)
Hỏi cha mẹ hoặc người thân, hoặc lên mạng Internet tìm kiếm thông tin đọc thêm về kiên trúc thời kỳ nhà Nguyễn
* Rút kinh nghiệm bài dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày ký duyệt:
________________________________________
Ngày soạn....................../2021
Ngày dạy: 
TIẾT 2
BÀI 2: VẼ THEO MẪU
VẼ TĨNH VẬT
LỌ, HOA VÀ QUẢ -VẼ HÌNH(tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS biết quan sát, nhận xét tương quan ở mẫu vẽ.
- HS biết cách bố cục và dựng hình có tỷ lệ tương đối và giống mẫu.
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
 - HS biết cách lựa chọn, bày mẫu và vẽ được bức tranh tĩnh vật “ lọ hoa và quả” theo cách cảm, cách vẽ của bản thân, gần với mẫu. 
- Hình thành năng lực cảm nhận vẻ đẹp của đồ vật qua sáng tạo nghệ thuật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Mẫu vật: Lọ hoa và quả.
- Bài vẽ mẫu của học sinh, tranh ảnh bài vẽ tĩnh vật của họa sĩ.
- Kế hoạch bài dạy, SGK MT8.
2. Học sinh.
- SGK MT8.
- Giấy, bút chì, màu.....
và một số ảnh chụp tĩnh vật.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1.Phương pháp thực hiện: Thảo luận nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cặp đôi, hoạt động cá nhân.
2.Tổ chức các hoạt động .
A. Khởi động. (5’)
1- Mục tiêu : Hs sinh hiểu được khái niệm vẽ tranh tĩnh tĩnh vật là như thế nào, HS biết quan sát, nhận xét tương quan ở mẫu vẽ.
2- Nhiệm vụ: H.sinh xem tranh tĩnh vật của họa sĩ và học sinh,thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
3- Phương thức: HĐ cặp đôi, cá nhân , nhóm.
4- Sản phẩm: Câu trả lời của HS
5- Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
GV dán một số bài vẽ mẫu cho học sinh quan sát. Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
? Bố cục tranh có cân đối không ? hướng của nguồn sáng ?
? Em nhận xét gì về đậm nhạt của bài ?
? Trình bày các bước tiến hành bài vẽ tĩnh vật màu 
GV nhận xét, nhấn mạnh các nội dung này đã học ở phân môn “ Vẽ theo mẫu”
HS trả lời theo quan sát.
B. Hình thành kiến thức. (7’)
1- Mục tiêu: HS biết cách bố cục và dựng hình có tỷ lệ tương đối và giống mẫu, HS biết cách lựa chọn, bày mẫu và vẽ được bức tranh tĩnh vật “ lọ hoa và quả” theo cách cảm, cách vẽ của bản thân, gần với mẫu.
2- Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức đã học.
3- Phương thức: HĐ cá nhân.
4- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
5- Tiến trình: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Nêu nhận xét về bức tranh (chất liệu, bố cục, màu sắc, cách vẽ )
? Em hiểu gì về chất liệu trong tranh tĩnh vật ?
? Em hiểu thế nào là tranh tĩnh vật ? 
HS trả lời, chia sẻ kiến thức, gv chốt : 
? Nêu các bước vẽ theo mẫu ?
HS hoạt động nhóm đôi, trả lời, chia sẻ thông tin với nhau. GV chốt lại bằng cách chiếu hình minh họa các bước vẽ lên bảng cho học sinh quan sát.
1, Khái niệm vẽ theo mẫu, vẽ tĩnh vật
Dự kiến:
+ Tĩnh vật là vẽ các vật ( lọ hoa, quả, đồ vật ) ở trạng thái tĩnh.
+ Vẽ Tĩnh vật: là vẽ lại các vật ở trang thái tĩnh thông qua góc nhìn của từng người diễn tả lại hình dáng, kích thước, màu sắc, đặc điểm của vật mẫu bằng các chất liệu khác nhau.
+ Cách thể hiện và chất liệu trong tranh tĩnh vật rất đa dạng, phong phú, theo cách cảm, cách nghĩ riêng của mỗi người.
2, Cách vẽ.
+ VÏ ph¸c khung h×nh chung cña vËt mÉu.
+ Ph¸c khung h×nh riªng cña tõng vËt mÉu.
+ Ph¸c lä hoa vµ qu¶ b»ng c¸c nÐt th¼ng.
+ VÏ h×nh chi tiÕt tõng vËt mÉu.
C. Luyện tập.(30’)
1- Mục tiêu: Hs vẽ được gần giống mẫu.
2- Nhiệm vụ: Quan sát và thực hành
3- Phương thức: Hđ cá nhân.
4- Sản phẩm: Bài vẽ thực hành của HS
5- Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên 
 Họt động của học sinh.
GV yêu cầu: HS vẽ tĩnh vật Lọ hoa và quả ( vẽ trên giấy a4, vẽ màu tự chọn).
*/ Đánh giá kết quả học tập: GV đưa ra gợi ý để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
dáng và trang trí chậu cảnh lại có thể sử dụng các bước tiến hành của bài vẽ theo mẫu cơ bản ?
Câu 4: Nêu điểm giống và khác nhau giữa hai bài vẽ “ Lọ hoa và quả” và bài vẽ tĩnh vật “ lọ hoa và quả” ?
3. Thực hành: 
Vẽ tĩnh vật Lọ hoa và quả (vẽ trên giấy a4, vẽ màu tự chọn).
D. Vận dụng.(1’)
Về nhà vẽ mẫu tự bày hoặc tập xé dán giấy màu tạo thành tranh tĩnh vật để trang trí góc học tập.
E. Tìm tòi, mở rộng.(2’)
Sưu tầm tranh tĩnh vật trên báo chí, tài liệu và đóng thành tập san ( khoảng 10 tranh ).
* Hoạt động ôn tập, đánh giá và phát triển năng lực.
A, Ôn tập.
Câu 1: Tại sao nói quạt giấy được sử dụng rộng rãi trong đời sống, trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật ?
Câu 2: Những thể thức trang trí nào thường được sử dụng trong trang trí quạt giấy?
Câu 3: Chậu cảnh thường được trưng bày trang trí ở đâu ? Tại sao bài vẽ tạo 
* Rút kinh nghiệm bài dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày ký duyệt:
________________________________________
Ngày soạn....................../2021
Ngày dạy: 
TIẾT 3
BÀI 3: VẼ THEO MẪU
VẼ TĨNH VẬT
LỌ, HOA VÀ QUẢ -VẼ MÀU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS biết sử dụng màu vẽ (bột màu, màu nước, sáp màu... để vẽ tĩnh vật.
- HS vẽ được bài tĩnh vật mầu theo mẫu.
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu. 
- Hình thành năng lực cảm nhận vẻ đẹp của đồ vật qua sáng tạo nghệ thuật.
II. CHUẨN BỊ
a) Giáo viên. 
- Kế hoạch bài dạy, SGK MT9.
- Mẫu vẽ lọ, hoa và qủa.
- Bài vẽ tĩnh vật màu của HS lớp trước.
b) Học sinh
- Sách giáo khoa, tranh ảnh tĩnh vật màu, màu vẽ.
 Bài vẽ tiết trước.
- SGK MT9.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1.Phương pháp thực hiện: Hoạt động cặp đôi, hoạt động cá nhân.
2.Tổ chức các hoạt động .
A/ Khởi động : (6’)
1- Mục tiêu: HS biết cách sử dụng màu sắc tương đối và giống mẫu, HS biết cách lựa chọn, bày mẫu và vẽ được bức tranh tĩnh vật “ lọ hoa và quả” theo cách cảm, cách vẽ của bản thân, gần với mẫu.
2- Nhiệm vụ: - HS chuẩn bị màu, bút vẽ, bảng pha màu, mẫu vẽ.
3- Phương thức: HĐ nhóm, cá nhân.
4- Sản phẩm: Bày mẫu và bài thực hành
5- Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát kỹ mẫu.
- Phác hình các mảng màu của lọ, hoa và quả (mảng lớn trước). GV yêu cầu hs bày mẫu như tiết học trước.
- Giới thiệu tranh của họa sĩ, bài vẽ của HS, nêu vài nét về nội dung tranh để dẫn dắt HS vào bài và đặt một số câu hỏi gợi ý:
? Bức tranh trên vẽ những gì ?
? Các hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh ?
? Các hình vẽ trong tranh được sắp xếp như thế nào ?
? Có những mầu sắc nào được vẽ trong tranh ?
? Màu nào được vẽ nhiều nhất, màu nào đậm, màu nào nhạt ?
? Các màu sắc trong tranh có ảnh hưởng qua lại với nhau không ?
? Em có cảm nhận gì về màu sắc của các bức tranh ?
I/Quan sát và nhận xét.
- HS q/sát và trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn, gợi ý của GV.
B/ Hình thành kiến thức (5’)
1- Mục tiêu: HS biết cách sử dụng màu sắc tương đối và giống mẫu, HS biết cách lựa chọn, bày mẫu và vẽ được bức tranh tĩnh vật “ lọ hoa và quả” theo cách cảm, cách vẽ của bản thân, gần với mẫu.
- Nhiệm vụ: - HS chuẩn bị màu, bút vẽ, bảng pha màu, mẫu vẽ.
3- Phương thức: HĐ nhóm, cá nhân.
4- Sản phẩm: Bày mẫu và bài thực hành.
5- Tiến trình: 
- GV yªu cÇu HS chuÈn bÞ mµu, bót vÏ, b¶ng pha mµu...
- Yªu cÇu HS quan s¸t kü mÉu.
- Ph¸c h×nh c¸c m¶ng mµu cña lä, hoa vµ qu¶ (m¶ng lín tr­íc).
- Pha mµu: chó ý ®Õn sù ¶nh h­ëng qua l¹i gi÷a c¸c mµu s¾c.
II/ Hướng dẫn cách màu
Thực hiện theo hướng dẫn
C/ Luyện tập(32’)
1- Mục tiêu: HS hiểu và và vẽ được màu giống mẫu. 
2- Nhiệm vụ: tìm hiểu quan sát màu và mẫu vẽ.
3- Phương thức: Hđ cá nhân, nhóm.
4-Sản phẩm: bài thực hành của Hs
500- Tiến trình:
- Pha màu: chú ý đến sự ảnh hưởng qua lại giữa các màu sắc.
 - GV cho HS vẽ màu vào hình vẽ ở tiết trước.
- GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn các em vẽ. 
D. Vận dụng.(1’)
Về nhà vẽ mẫu tự bày hoặc tập xé dán giấy màu tạo thành tranh tĩnh vật để trang trí góc học tập.
E. Tìm tòi, mở rộng.(1’)
Sưu tầm tranh tĩnh vật màu chất kiệu khác nhau trên báo chí, tài liệu và đóng thành tập san ( khoảng 10 tranh ).
* Rút kinh nghiệm bài dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày ký duyệt:
________________________________________
Ngày soạn....................../2021
Ngày dạy: 
TIẾT 4
TIẾT 4. VẼ TRANG TRÍ
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ TÚI XÁCH
I/ MỤC TIÊU 
+/Kiến thức:
- Hiểu về bố cục trong tạo dáng đồ vật, sản phẩm.
- Hiểu thêm một số hình thức sắp xếp (bố cục) trong trang trí ứng dụng.
- Nhận thức được sự đa dạng, phong phú của bố cục trong trang trí ứng dụng, khả năng tạo dáng và trang trí đồ vật, sản phẩm theo cách cảm , cách nghĩ của học sinh.
- Hiểu được vai trò của đường nét, hình mảng với yêu cầu các bài trang trí ứng dụng như tạo dáng và trang trí túi xách.
+/Kĩ năng.
 - Tạo dáng túi xách.
- Biết cách sắp xếp (bố cục) trang trí theo yêu cầu nội dung bài học.
- Biết cách chọn hình mảng, đường nét, họa tiết trang trí.
- Vẽ được màu sắc phù hợp với nội dung, yêu cầu bài học.
+/Thái độ.
 - HS có ý thức làm việc trong cuộc sống hàng ngày,
+/ Hình thành được năng lực hợp tác, năng lực đánh giá, năng lực sáng tạo, năng lực quan sát khám phá.
II/ CHUẨN BỊ 
1. GV chuẩn bị:
 - Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập. 
 - Kế hoạch giảng dạy
- Bài của hs năm trước.
- Sách giáo khoa mĩ thuật 9
2. HS chuẩn bị:
- Túi xách thật.
- Sách giáo khoa mĩ thuật 9
 - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, 
III/TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
1.Phương pháp thực hiện: Thảo luận nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân.
2.Tổ chức các hoạt động .
A/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(10’)
1- Mục tiêu: Học sinh nhận biết được vẻ đẹp và tác dụng của túi xách hàng ngày các em vẫn nhìn thấy.
2- Nhiệm vụ: Giới thiệu sản phẩm tìm được.
3- Phương thức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4- Sản phẩm: Các loại túi xách thật. Nội dung trả lời trong phiếu bài tập.
 Phương án kiểm tra đánh giá:+Gv yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm tìm được (túi xách)
 5 - Tiến trình hoạt động.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
- Giáo viên giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu hs: 
*/Hoạt động nhóm(4 nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm lên giới thiệu sản phẩm về túi xách mà gv đã dặn dò ở tiết trước 
GV: Qua phần giới thiệu các mẫu túi xách của các nhóm, bây giờ cô yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập sau:
Phiếu bài tập.
? Túi xách thường có hình dạng gì, và có những bộ phận nào.
? Túi xách thường được làm bằng những chất liệu gì? 
? Họa tiết để trang trí và màu sắc chủ yếu của túi xách là gì?
? Tác dụng của túi xách trong cuộc sống hàng ngày?
- Thời gian cho các nhóm là 5 phút.
- Đánh giá: GV đánh giá h/s thông qua quá trình sưu tầm và giới thiệu, nhận xét, biểu dương thành quả của hs. 
Hs: Giới thiệu về sp của nhóm mình như túi chất liệu gì, màu sắc, trang trí, tác dụng, đối tượng sử dụng phù hợp 
I/ Quan sát nhận xét. 
=>Dự kiến kiến thức
- Hình dáng: Vuông, chữ nhật, hình trăng khuyết Túi có thân, đáy, khóa, quai xách hoặc dây đeo 
 - Chất liệu : vải, da, nhựa, mây, tre 
 - Họa tiết : Hoa, lá, hình kỉ hà - Mằu sắc phong phú và đa dạng, phù hợp theo độ tuổi.
- Đựng đồ, trang trí thời trang 
B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (5’).
1- Mục tiêu: Hiểu thêm một số hình thức sắp xếp (bố cục) trong trang trí ứng dụng. Hiểu được vai trò của đường nét, hình mảng với yêu cầu các bài trang trí ứng dụng như tạo dáng và trang trí túi xách.
2- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi gv yêu cầu. 
3- Phương thức hoạt động: Hoạt động chung cả lớp.
4- Sản phẩm: câu trả lời của hs
 - Phương án kiểm tra đánh giá: + Hs nhận xét, GV nhận xét, đánh giá. 
5- Tiến trình hoạt động .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1/ Tạo dáng:
? Em hãy nêu cách tạo dáng túi xách.
GV: giới thiệu cách tạo dáng túi xách và vẽ phác nhanh lên bảng một số mẫu túi. 
Để cho những chiếu túi sinh động hơn chúng ta nên trang trí cho chúng.
? Vậy em hãy nêu cách trang trí túi xách.
b. Trang trí 
II. Cách tạo dáng và trang trí túi xách.
=>> Dự kiến
- Tìm hình trang trí.
- Tìm trục dọc, trục ngang để hình vẽ túi cân xứng.
- Tìm hình dáng quai túi (dài, ngắn, vừa) cho phù hợp
=>> Dự kiến:
 - Tuỳ theo loại túi mà trang trí cho thích hợp: túi da thường dùng 1 màu hoặc 2 màu, thường ít dùng hoạ tiết trang trí. Túi vải (như túi thổ cẩm) thường dùng nhiều màu và có hoạ tiết trang trí.
C/ LUYỆN TẬP(28’).
1- Mục tiêu: - Tạo dáng túi xách, biết cách sắp xếp (bố cục) trang trí theo yêu cầu nội dung bài học, biết cách chọn hình mảng, đường nét, họa tiết trang trí, vẽ được màu sắc phù hợp với nội dung, yêu cầu bài học. 
2- Nhiệm vụ: HS tạo dáng và trang trí được một chiếc túi xách theo ý thích màu sắc tự chọn. 
3 - Phương thức: HS hoạt động cá nhân để báo cáo kết quả sản phẩm. 
 4- Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động: Các nhóm trưởng thu bài của nhóm mình treo lên bảng. 
5 - Phương án kiểm tra đánh giá: + Hs nhận xét, GV nhận xét, đánh giá. 
Gợi ý tiến trình hoạt động:
Hoat động của giaoa viên
Hoạt động của học sinh.
Gv cho hs quan sát tranh, một số bài làm tốt và một số chưa tốt để hs rút kinh nghiệm trước khi làm bài.
Đánh giá: Mỗi nhóm chọn 3- 4 bài đẹp nhất dán lên bảng để các nhóm cùng nhận xét.
- Mời đại diện các nhóm nhận xét 
GV nhận xét, chốt ý kiến. 
III/THỰC HÀNH 
- Hs làm bài cá nhân trong từng nhóm. Trong thời gian thực hành Gv cho Hs nghe những bản nhạc không lời tạo không gian hứng thú sáng tạo.
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá và xếp loại( nếu có)
D/ VẬN DỤNG(1’)
 1- Mục tiêu: -Hs Nhận thức được sự đa dạng, phong phú của bố cục trong trang trí ứng dụng, khả năng tạo dáng và trang trí đồ vật, sản phẩm theo cách cảm , cách nghĩ của học sinh.
 2- Nhiệm vụ: - HS về nhà tập trang trí túi xách bằng chất liệu bìa cattong hoặc xé dán.
 3 - Phương thức thực hiện: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để hoàn thành yêu cầu.
 Báo cáo kết quả hoạt động bằng sản phẩm làm vào tập.
 4- Sản phẩm: Đại diện nhóm trưởng của các nhóm kiểm tra sản phẩm của các thành viên trong nhóm và báo cáo giáo viên vào đầu giờ học sau.
 E/TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1’) 
1- Mục tiêu: Hs yêu quý và hiểu được giá trị của các đồ vật trong cuộc sống hàng ngày. Biết trân trọng và giữ gìn khi sử dụng.
 2- Nhiệm vụ: - HS về nhà sưu tầm một số tranh ảnh, bài trang trí túi xách dán vào giấy A4 kẹp thành tập.
 3 - Phương thức thực hiện: HS hoạt động cá nhân, báo cáo kết quả hoạt động bằng sản phẩm làm vào tập.
 4 - Phương án kiểm tra, đánh giá: Gv khen, động viên các sản phẩm sưu tầm đa dạng.
* Rút kinh nghiệm bài dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày ký duyệt:
________________________________________
Ngày soạn....................../2021
Ngày dạy: 
TIẾT 5
BÀI 5: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU 
- HS hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh.
- HS biết cách tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh về đề tài này.
- HS yêu quê hương và tự hào về nơi mình đang sinh sống. 
- Hình thành được năng lực hợp tác, năng lực đánh giá, năng lực sáng tạo, năng lực quan sát khám phá.
II. CHUẨN BỊ
a)Giáo viên. 
 - Kế hoach bài giảng
- Sưu tầm một số tranh về đề tài sinh hoạt, chân dung... để so sánh.
- Một số tranh, ảnh về phong cảnh quê hương của hs cũ. 
- Hình thành được năng lực hợp tác, năng lực đánh giá, năng lực sáng tạo, năng lực quan sát khám phá.
b) Học sinh
- Một số tranh, ảnh về phong cảnh quê hương (nếu có).
- Sách giáo khoa, giấy vẽ, bút chì, màu, tẩy...
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 
1.Phương pháp thực hiện: Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân, phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập.
2.Tổ chức các hoạt động . 
A/ Khởi động(5’)
- Mục tiêu: HS hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh.
- Nhiệm vụ : hs thảo luận, nhận xét tranh.
- Phương thức: Hđ nhóm.
- Sản phẩm: Hs tìm thấy sự khác nhau giữa các loại tranh. 
- Tiến trình : Gv treo tranh. 
Tổ chức các hoạt động
Rút kinh nghiệm
- GV chiếu cho học sinh xem 1 đoạn vi deo về cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam.
? Hình ảnh trong video trên thể hiện phong cảnh gì? ở đâu?
? Nêu cảm nhận của em về phong cảnh ở mỗi vùng miền.
HS trả lời theo quan sát. 
- HS quan sát, nhận xét và thảo luận về phong cảnh quê hương, nhận ra được sự khác nhau của mỗi vùng, miền.
B. Hình thành kiến thức.
1- Mục tiêu: - HS biết cách tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh về đề tài này.
2- Nhiệm vụ: Quan sát, nhận xét.
3- Phương thức: Hđ cặp đôi, chung cả lớp.
4- Sản phẩm: Câu trả lời của hs.
5-Tiến trình:
GV cho hs quan sát tranh.
Gv yêu cầu các nhóm hs quan sát tranh và nhận xét tranh và nhận xét chéo nhau.
gv chiếu cho học sinh quan sát thêm một số cảnh đẹp tại địa phương.(hoặc xem tranh).
- Gv cho các nhóm ôn lại cách vẽ và đưa ra cách vẽ mới, chia sẻ, bổ sung.
? Chọn cảnh như thế nào cho đẹp?
- Chọn cảnh, cắt cảnh và lược bớt chi tiết để bố cục tranh có trọng tâm hợp lý, thuận mắt.
- Trong tranh phong cảnh có thể vẽ hình ảnh con người hoặc con vật cho tranh thêm sinh động.
? Nêu cách vẽ tranh đề tài.
1. Tìm hiểu nội dung đề tài.(5’)
- Học sinh nhận xét. 
2. Cách vẽ tranh. (5’)
=>> Dự kiến:
+ Bước 1: Tìm bố cục bằng mảng hình.
+ Bước 2: Tìm hình ảnh vào trong mảng hình.
+ Bước 3: Hoàn thiện hình.
+ Bước 4: Vẽ màu.
C. Luyện tập(27’) 
1- Mục tiêu: - HS biết cách tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh về đề tài này.
2- Nhiệm vụ: Làm bài theo yêu cầu.
3- Phương thức: Hđ cá nhân.
4- Sản phẩm: Bài thực hành.
5-Tiến trình:
GV cho học sinh ra ngoài trời vẽ, vẽ phong cảnh trong sân trường.(hoạc sáng tác trong lớp, tùy đặc thù).
* Đánh giá kết quả học tập:
- GV cho học sinh dán một số bài của các bạn lên bảng nhận xét ưu diểm, tồn tại và tự xếp loại cho nhau.
- Chuẩn bị vở vẽ có bìa cứng để kê, màu, bút, tẩy
- Tờ giấy cắt lỗ làm dụng cụ cắt cảnh.
- Thực hiện
D. Vận dụng.(1’)
- Vẽ tranh phong cảnh quen thuộc quanh nơi mình ở.
E. Tìm tòi, mở rộng.(1’)
Sưu tầm tranh vẽ của các bạn và của họa sĩ liên quan đến bài học.
Chuẩn bị bài giờ sau vẽ tiếp.
* Rút kinh nghiệm bài dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày ký duyệt:
________________________________________
Ngày soạn....................../2021
Ngày dạy: 
TIẾT 6
BÀI 5: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG(tiếp)
I. MUC TIÊU 
- HS hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh.
- HS biết cách tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh về đề tài này.
- HS yêu quê hương và tự hào về nơi mình đang sinh sống. 
- Hình thành được năng lực hợp tác, năng lực đánh giá, năng lực sáng tạo, năng lực quan sát khám phá.
II. CHUẨN BỊ
a)Giáo viên. 
 - Kế hoach bài học.
- Sưu tầm một số tranh về đề tài sinh hoạt, chân dung... để so sánh.
- Một số tranh, ảnh về phong cảnh quê hương của hs cũ.
b) Học sinh
- Một số tranh, ảnh về phong cảnh quê hương (nếu có).
- Sách giáo khoa, giấy vẽ, bút chì, màu, tẩy...
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 
1.Phương pháp thực hiện: Hoạt động cá nhân, phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập.
2.Tổ chức các hoạt động .
 C. Luyện tập.(37’)
- Mục tiêu: Hs hoàn thiện bài tranh quê hương theo ý thích.
- Nhiệm vụ: Thực hành (tiếp)
- Phương thức; Hđ cá nhân.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV cho học sinh ra ngoài trời vẽ, vẽ phong cảnh trong sân trường.(hoạc sáng tác trong lớp, tùy đặc thù).
* Đánh giá kết quả học tập:(5’)
- GV cho học sinh dán một số bài của các bạn lên bảng nhận xét ưu diểm, tồn tại và tự xếp loại cho nhau.
- GV nhận xét bổ sung, biểu dương những em có bài vẽ tốt và xếp loại.
 - HS trình bày sp lên bàn, quan sát và nhận xét theo cảm nhận.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
D. Vận dụng.(1’)
- Vẽ tranh phong cảnh quen thuộc quanh nơi mình ở.
E. Tìm tòi, mở rộng.(1’)
Sưu tầm tranh vẽ của các bạn và của họa sĩ liên quan đến bài học.
Chuẩn bị bài giờ sau vẽ tiếp.
* Rút kinh nghiệm bài dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày ký duyệt:
________________________________________
Ngày soạn....................../2021
Ngày dạy: 
TIẾT 7
BÀI 6: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM
I. MỤCTIÊU. 
- HS hiểu hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng.
- HS có thái độ yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hoá, lịch sử của quê hương đất nước. 
- Hình thành được năng lực hợp tác, năng lực đánh giá, năng lực sáng tạo, năng lực quan sát khám phá.
II. CHUẨN BỊ
a) Giáo viên.
- Sưu tầm ảnh về đình làng.
- Phiên bản phù điêu, chạm khắc dân gian (nếu có).
- kế hoạch giảng dạy.
b) Học sinh
- Sưu tầm tranh, ảnh, các bài viết liên quan đến chạm khắc gỗ đình làng VN. 
- Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
1.Phương pháp thực hiện: Phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình vấn đáp.
2.Tổ chức các hoạt động 
A/ Khởi đông.(5’)
- Mục tiêu: Phát hiện được được các công trình đình làng ở Vn. Trân trọng những di sản văn hóa dân tộc.
- Nhiêm vụ: Vận dụng kiến thức thực tế.
- Phương thức: Hđ nhóm.
- Sản phẩm; Trình bày của các nhóm.
- Tiến trình;
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên.
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận 3p và trả lời câu hỏi: 
? Hãy nêu tên các đình làng có ở các làng quê Việt Nam.
Các nhóm hs trả lời, thành viên khác nhận xét bổ sung.
Gv chốt ý kiến nhận xét và dẫn dắt vào bài.
Dự kiến:- (Đình Bảng - Bắc Ninh; Lễ Hành - Bắc Giang; Tây Đằng, Chu Quyền - Hà Tây...
(HS trả lời theo hiểu biết.
B/ Hình thành kiến thức.
- Mục tiêu: - HS hiểu hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi.
- Phương thức: Hoạt động nhóm.
- sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm.
- Tiến trình: 
I/Tìm hiểu khái quát về đình làng Việt Nam.(13’)
GV cho HS đọc SGK và đặt câu hỏi cho các nhóm nghiên cứu thảo luận.
? Mục đích xây dựng đình làng ở Việt Nam? 
? Kiến trúc đình làng có đặc điểm gì?
? Đình làng có ý nghĩa gì đối với con người? 
- Các nhóm trưởng trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Gv nhận xét chốt kiến thức yêu cầu hs ghi vở theo nội dung chắt lọc.
- GV củng cố bổ sung thêm cho đầy đủ.
II.Vài nét về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng.(21’)
- Mục tiêu: - HS cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng.
- Nhiệm vụ: Hs nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm.
- Phương thức: Hđ nhóm, hđ cá nhân.
- Sản phẩm: Câu trả lời của hs.
- Tiến trình: Gv yêu cầu HS chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.
? Thời Lê có nhiều bức chạm khắc phản ánh những đề tài gì?
 ? Cách thể hiện chạm khắc đình làng ở thời Lê có đặc điểm gì? 
Các nhóm cử đại diện trình bày phần thảo luận nhóm, nhóm khác nhận xét, rút kinh nghiệm. Gv nhận xét chốt ý, yêu cầu hs ghi vở.
+ Chạm khắc gỗ đình làng là dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc, độc đáo ở Việt Nam do thợ chạm khắc ở làng, xã tạo nên. Nó thể hiện được cuộc sống muôn màu muôn vẻ nhưng rất lạc quan, yêu đời của người nông dân.
+ Nội dung của chạm khắc cung đình miêu tả những hình ảnh quen thuộc, đời thường. Nghệ thuật chạm khắc rất sinh động, dứt khoát, phóng khoáng nhưng chính xác.
+ Chạm khắc đình làng là chạm khắc dân gian do người dân sáng tạo nên cho chính họ vì thế nó đối lập với chạm khắc cung đình (mang tính tượng trưng, trau chuốt).
+ Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang đậm tính dân gian và bản sắc dân tộc. 
I/Tìm hiểu khái quát về đình làng Việt Nam.
Dự kiến kiến thức.
- Vùng đồng bằng miền Bắc và miền Trung Việt Nam, theo truyền thống mỗi làng, xã thường xây dựng 1 ngôi đình riêng. Đình là nơi thờ Thành Hoàng của địa phương, đồng thời là nơi hội họp, giải quyết công việc của làng xã và tổ chức lễ hội.
 - Kiến trúc đình làng thường kết hợp với chạm khắc trang trí. Đây là nghệ thuật của những người thợ nông dân nên mang đặc điểm mộc mạc, khoẻ khoắn, sinh động.
- Đình làng là niềm tự hào, là hình ảnh thân thuộc, gắn bó trong tình yêu của người dân đối với quê hương. 
II.Vài nét về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng.
Dự kiến:
- Phản ánh 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2021_20.doc