Giáo án môn Ngữ văn Khối 6 - Bài 18

Giáo án môn Ngữ văn Khối 6 - Bài 18

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.

Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích

2. Năng lực

Trân trọng danh dự, sức khỏe và cuộc sống riêng tư của người khác. Không đồng tình với cái ác, cái xấu, sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi. Không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.

3.Phẩm chất

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt:

Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ. Nhận biết người kể chuyện ngôi thứ nhất. Tóm tắt được văn bản. Nhận biết được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật, nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

Viết được đoạn văn kể lại trải nghiệm của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.

2. Học sinh:

- Soạn bài.

- Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản

- Đọc tài liệu vè nhà văn Tô Hoài

 

docx 17 trang tuelam477 4390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Khối 6 - Bài 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án soạn theo công văn 5512
Học kì 2 
Bài: 18 - Tiết: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Trích Dế mèn phiêu lưu kí ) 
 Tô Hoài 
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.
Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích 
2. Năng lực
Trân trọng danh dự, sức khỏe và cuộc sống riêng tư của người khác. Không đồng tình với cái ác, cái xấu, sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi. Không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.
3.Phẩm chất
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt:
Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ. Nhận biết người kể chuyện ngôi thứ nhất. Tóm tắt được văn bản. Nhận biết được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật, nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
Viết được đoạn văn kể lại trải nghiệm của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
- Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản
- Đọc tài liệu vè nhà văn Tô Hoài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về tác giả, văn bản.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng 
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV: Cho Hs quan sát chân dung nhà văn Tô Hoài.
? Đây là nhà văn nổi tiếng VN với những tác phẩm viết cho trẻ em. Đó là nhà văn nào?
? Tác phẩm nổi tiếng của VN được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới. Cho biết tên tác phẩm đó?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Bước 3: Báo cáo thảo luận
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Chốt: Trên thế giới và nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả cuộc đời viết của mình cho đề tài trẻ em,một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô hoài là một trong những tác giả như thế.
- Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài: Dế Mèn phiêu lưu kí (1941). Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật này như thế nào, bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao? 
+ Đó là nhà văn Tô Hoài
+ Tác phẩm “DMPLK”
B. HÌNH THÀNH HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, văn bản.
a) Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Tô Hoài và văn bản DMPLK.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
NV1: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?
* Hoạt động nhóm cặp đôi
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Kể những sự việc chính trong văn bản. Theo em, sv nào là quan trọng nhất?
? Nhận xét lời kể, ngôi kể trong vb?
- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Hđ nhóm cặp đôi, thống nhất ý kiến.
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Tô Hoài, hoàn cảnh ra đời của văn bản, có tranh minh họa
- GV: Quan sát, hỗ trợ
Bước 3 : Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
Bước 4 : Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Tên thật Nguyễn Sen (1920- 2014)
- Viết văn từ trước cách mạng
+ Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi, là nhà văn của tuổi thơ, thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với những nụ mầm tươi mới đang cần được bồi đắp để bước vào đời.
+ Dế mèn phiêu lưu kí (1941) là tác phẩm đặc sắc nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi( Truyện đồng thoại)
+ Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
+ Kể về cuộc phiêu lưu đầy sóng gió và lí thú của chàng Dế mèn.
+ Bài học đường đời đầu tiên thuộc chương I của tác phẩm, ở chương này Dế mèn tự giới thiệu về mình, đặc biệt kể về một câu chuyện đáng ân hận một bài học đường đời đầu tiên
2. Tác phẩm
a/ Xuất xứ, thể loại
- Thể loại của tác phẩm là kí nhưng thực chất vẫn là một truyện "Tiểu thuyết đồng thoại" một sáng tác chủ yếu là tưởng tượng và nhân hoá
- Đây là tác phẩm văn học hiện đại lại nhiều lần nhất được chuyển thể thành phim hoạt hình, múa rối được khán giả, độc giả nước ngoài hết sức hâm mộ
b/ Đọc-Tìm hiểu chú thích.
- Đoạn: Dế Mèn tự tả chân dung mình đọc với giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả.
- Đoạn trêu chị Cốc: 
+ Giọng Dế Mèn trịch thượng khó chịu.
+ Giọng Dế choắt yếu ớt, rên rẩm.
+ Giọng chị Cốc đáo để, tức giận.
- Đoạn Dế Mèn hối hận đọc giọng chậm, buồn, sâu lắng và có phần bị thương.
- Gv gọi 2 HS đọc, mỗi em một đoạn.
- Gv nhận xét, sửa chữa cách đọc của HS.
GV hướng dẫn HS tự đọc phần giải thích nghĩa các từ khó trong SGK.
- Bố cục :
+ Phần 1: Từ đầu đến "Đứng đầu thiên hạ rồi" Þ Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
+ Phần 2: Còn lại Þ Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
3 sự việc chính:
+ Dế Mèn coi thường Dế Choắt
+ Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
+ Sự ân hận của Dế Mèn.
- Sự việc: Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt là sự việc quan trọng nhất.
- Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn, kể theo ngôi thứ nhất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
a) Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được bức chân dung tự họa của nhân vật Dế Mèn.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- HS đọc đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:
+ Hình dáng, hành động của Dế Mèn được nhà văn khắc họa qua những chi tiết nào?
+ Cách miêu tả ấy giúp em hình dung hình ảnh Dế Mèn như thế nào?
+ Qua các chi tiết vừa tìm, em có nhận xét gì về từ ngữ, trình tự và cách miêu tả của tg?
HP : ? Dế Mèn lấy làm "hãnh diện với bà con về vẻ đẹp của mình". Theo em Dế Mèn có quyền hãnh diện như thế không? 
- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Bước 3 : Báo cáo thảo luận: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
- Bước 4 : Kết luận, nhận định : Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
? Em hãy nhận xét về những nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính tình của Dế Mèn? 
* GV bình: đây là đoạn văn đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật miêu tả vật. Bằng cách nhân hoá cao độ, dùng nhiều tính từ, động từ từ láy, so sánh rất chọn lọc và chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự tạo bức chân dung của mình vô cùng sống động không phải là một con Dế Mèn mà là một chàng Dế cụ thể.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn:
* Ngoại hình:
+ Là chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ, tự tin, yêu đời và rất đẹp trai.
+ Vừa tả ngoại hình chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ hành động của đối tượng.
+ 1 loạt tt tạo thành 1 hệ thống: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, dài, giòn giã, nâu, bóng, to, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai, 
* Hành động :
+ Quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình.
+ Trình tự miêu tả: từng bộ phận của cơ thể, gắn liền miêu tả hình dáng với hành động khiến hình ảnh Dế Mèn hiện lên mỗi lúc một rõ nét
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục đích: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.
b) Nội dung: HS viết đv
c. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Viết một đv trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Dế Mèn
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe và làm bt
+ GV hướng dẫn HS về nhà làm.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Trong vai Mèn hãy kể lại đoạn 1 .
- Dế Mèn hiện lên như thế nào qua lời kể của bạn?
- Bước 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
+ Nghe yêu cầu.
+ Trình bày cá nhân
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
 - Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 
Ngày dạy. 
Bài:18 - Tiết: 74 : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN(Tiếp)
 (Trích Dế mèn phiêu lưu kí ) 
 Tô Hoài 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.
Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích .
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
-Năng lực chuyên biệt:
Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ. Nhận biết người kể chuyện ngôi thứ nhất. Tóm tắt được văn bản. Nhận biết được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật, nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
Viết được đoạn văn kể lại trải nghiệm của bản thân.
3. Phẩm chất
Trân trọng danh dự, sức khỏe và cuộc sống riêng tư của người khác. Không đồng tình với cái ác, cái xấu, sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi. Không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây	
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.
2.Học sinh:
- Soạn bài.
- Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản
- Đọc tài liệu vè nhà văn Tô Hoài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về tác giả, văn bản.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV- Hoạt động cá nhân, cả lớp
c) Sản phẩm: Trình bày miệng 
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
?Trong tiết học trước, em thấy những nét tính cách chưa đẹp nào của DM?
? Em thử hình dung, với tính cách đó, DM sẽ có thể làm gì? 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Dự kiến sản phẩm: 
- Bước 3: Báo cáo kết quả: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: Trong tiết học trước các em đã được thấy những nét đẹp và chưa đẹp về ngoại hình và tính cách DM.
Và chính những nét chưa đẹp đó đã làm cho DM phải một lần ân hận suốt đời. Vậy nỗi ân hận, bài học đường đời đầu tiên của DM đó là gì? Câu hỏi đó cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 2 phần bài học
a) Mục tiêu: HS hiểu được bài học đường đời đầu tien trong cuộc đời của DM
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
NV1: Hoạt động nhóm lớn- kỹ thuật khăn phủ bàn
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Đọc phân vai đoạn 2:
Vai DM.
Vai Dế Choắt.
 Vai chị Cốc.
 Vai người dẫn truyện
+ Hình ảnh Dế choắt hiện lên qua những chi tiết nào? So sánh với chân dung Dế Mèn và rút ra nhận xét.
+ Tìm chi tiết miêu tả thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (Biểu hiện qua lời nói, cách xưng hô, giọng điệu)?
+ Nhận xét gì về thái độ của DM?
? Thói hống hách, kiêu ngạo của DM được biểu hiện rõ nhất qua chi tiết nào trong truyện?
? Nhận xét lời hát của DM?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, 
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm 
- Bước 3: Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
NV2: Thảo luận nhóm bàn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Nêu diễn biến tâm trạng của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc? 
? Hành động ngông cuồng của DM đã dẫn đến hậu quả ntn? Thái độ của DM trước hậu quả ấy? 
? Bài học đầu tiên mà Dế Mèn phải chịu hậu quả là gì? Liệu đây có phải là bài học cuối cùng?
? Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đặc sắc?
? Theo em trong lúc đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn đã nghĩ gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, 
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
Bước 4: Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
- Bài học đường đời đầu tiên:
+Là bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỉ, vô tình giết chết DC
+ Ý nghĩa: Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
Hoạt động 2: Tổng kết
a) Mục tiêu: tìm hiểu nghệ thuật, nội dung của bài học
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Em hãy tóm tắt nội dung chính và những đặc sắc về nghệ thuật kể và tả của tác giả?
? Em học tập được gì từ nghệ thật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài trong văn bản này?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
*Tóm lại : Đây là văn bản mẫu nực về kiểu văn miêu tả mà chúng ta sẽ học ở bài tập làm văn sau này.
I. Giới thiệu chung
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. 
+ Như gã nghiện thuốc phiện; Cánh ngắn củn, râu một mẩu, mặt mủi ngẩn ngơ; Hôi như cú mèo;...
+ Gọi Dế Choắt là "chú mày" mặc dù chạc tuổi với Choắt; dưới con mắt của Dế Mèn, Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh
-> Rất kiêu căng
Dế Mèn khi trêu chị Cốc
DM xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả.
+ Sợ hãi khi nghe Cốc mổ DC: "Khiếp nằm im thin thít"
+ Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được.
+ Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của DC
+ Ân hận xám hối chân thành ...nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá
- Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động; trí tưởng tượng độc đáo khiến thế giới loài vật hiện lên dễ hiểu như thế giới con người; dùng ngôi kể thứ nhất.
2. Nội dung
- Bài học của Dế Mèn .
* Ghi nhớ(SGK)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Theo em có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật ở truyện này? Em biết tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự như thế?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Nghe và làm bt
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.
- Dự kiến sản phẩm:
IV. Luyện tập
+ DM: Kiêu căng nhưng biết hối lỗi.
+ DC: yếu đuối nhưng biết tha thứ. Cốc: tự ái, nóng nảy.
+ Các truyện: Đeo nhạc cho mèo, Hươu và Rùa...
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Qua câu chuyện của DM, em rút ra bài học gì cho bản thân mình?
+ Thử tượng tượng những lời nói và tâm trạng của Mèn khi đứng trước nấm mộ của Choắt?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Nghe yêu cầu.
+ Trình bày cá nhân
Không kiêu căng, tự phụ; khi làm bất cứ việc gì phải suy xét thật kỹ, không gây ra những hậu quả đáng tiếc,...
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng
- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài.
- Sưu tầm những tác phẩm có cùng nội dung
 - Chuẩn bị bài mới
Bài 18 - Tiết: – TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả. Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
-Năng lực chuyên biệt:
Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả. Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định dặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả.
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Yêu quê hương, đất nước, con người. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh
- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị một số đoạn văn miêu tả tiêu biểu
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về thể loại văn miêu tả
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Trình bày miệng 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+ HS và nêu nhận xét về 2 đoạn văn
 Đoạn 1: Cái chàng Dế Choắt rất gầy. Cái cánh thì ngắn, cái càng thì nặng nề, râu ria ngắn ngủn và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. 
Đoạn 2: Các chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gile. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xâu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV: Trong tác phẩm tự sự, để xây dựng nhân vật, miêu tả cảnh vật, người ta dùng yếu tố miêu tả . Vậy văn miêu tả có những đặc điểm gì, có tác dụng ra sao, cô trò ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong tiêt học hôm nay 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm
a) Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là văn mtả
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
NV1: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi
Hoạt động nhóm lớn- kỹ thuật khăn phủ bàn
- Yêu cầu HS đọc 3 tình huống VD SGK.
+ Trên đường đi học 1 người khách hỏi đường vào nhà em. Em làm thế nào để người khách nhận ra nhà mình?
+ Em vào cửa hàng mua áo...làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo em thích?
+ Làm thế nào để bạn em hình dung được về người lực sỹ ?
? Từ các tình huống trên em hiểu thế nào là văn miêu tả?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, 
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm 
- Bước 3: Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
- Bước 4: Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
 GV: Rõ ràng, việc sử dụng văn miêu tả ở đây là hết sức cần thiết
NV2: 
Hoạt động nhóm cặp đôi
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Trong vb “Bài học đường đời đầu tiên” có 2 đoạn văn tả DM và DC rất sinh động, em hãy chỉ ra 2 đoạn văn tả Dế Mèn và Dế Choắt?
+ 2 đv giúp em hình dung ntn về đặc điểm nổi bật của 2 chú dế?
+ Qua các vd, em hãy rút ra những điều ghi nhớ về văn miêu tả?
? Em hãy tìm một số tình huống khác cũng sử dụng văn miêu tả?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Trao đổi nhóm cặp
- Bước 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
- Bước 4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
GV: Nhấn mạnh như những điều ghi nhớ.
1 HS đọc to phần ghi nhớ - SGK - tr16
* GV: Văn miêu tả rất cần thiết trong đời sống con người và không thể thiếu trong tác phẩm văn chương.
GV: 
+ Mục đích của văn MT: Làm cho cảnh vật, con người hiện lên cụ thể, sinh động trước mắt người đọc, người nghe.
+ Yêu cầu chính: Quan sát thật kỹ để phát hiện các dấu hiệu, chi tiết tiêu biểu, nổi bật của đối tượng. Cần có sự tưởng tượng phong phú. Kết hợp các yếu tố NT Sắp xếp các chi tiết theo định hướng nhất định của bài viết.
 I. Thế nào là văn miêu tả:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét.
* VD1:
Cả 3 tình huống đều sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp:
- Tình huống 1: tả con đường và ngôi nhà để người khác nhận ra, không bị lạc.
- Tình huống 2: tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị lấy lẫn, mất thời gian.
- Tình huống 3: tả chân dung người lực sĩ để người ta hình dung người lực sĩ như thế nào.
- Văn mt là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho cái đó tự hiện ra trước mắt người đọc.
* Hai đoạn văn tả DM và DC rất sinh động. Những chi tiết và hình ảnh:
- DM: Càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu... những động tác ra oai khoe sức khoẻ.
- DC: Dáng người gầy gò, dài lêu nghêu... những so sánh, gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi-lê... 
-> những động- tính từ chỉ sự yếu đuối.
* Lưu ý: 
+ Tả cảnh : Từ xa -> gần, từ ngoài ->vào trong, khái quát -> cụ thể
+ Tả người: Hình dáng bên ngoài-> tính cách bên trong -> việc làm.
- Các tình huống:
+ Em mất cái cặp và nhờ các chú công an tìm hộ
+ Bạn không phân biệt được con cua đực và cua cái.
+ Chiếc bút của em bị rơi đâu đó, em muốn nhờ bạn tìm hộ.
* Ghi nhớ: SGK - tr16
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Bài 1: 
a) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn miêu tả để chỉ ra các yếu tố có trong ngữ liệu cụ thể
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập; vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết miêu tả có trong ?
+ Tác dụng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
- Trao đổi nhóm cặp
- Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
- Bước 4: Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Bài 2: 
a) Mục tiêu: HS biết đưa yếu tố miêu tả vào bài văn cho phù hợp
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nếu phải viết bài văn tả cảnh mùa đông đến ở quê hương,tả khuôn mặt mẹ, em cần phải nêu những ý gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Suy nghĩ, tìm chi tiết cần viết trong bài
- Bước 3: Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
- Bước 4: Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
II. Luyện tập
Bài 1: 
Đoạn 1: Chân dung DM được nhân hoá: khoả, đẹp, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt...
- Đoạn 2: Hình ảnh chú Lượm gầy, nhanh, vui, hoạt bát, nhí nhảnh như con chim chích...
- Đoạn 3: Cảnh hồ ao, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn..
Bài 2: 
a. Nếu phải viết bài văn tả cảnh mùa đông đến ở quê hương em, ta cần phải nêu: Sự thay đổi của trời, mây, cây cỏ, mặt đất, vườn, gió mưa, không khí, con người...
- Không khí : Lạnh lẽo ẩm ướt, gió bấc lạnh rút từng trận và mưa phùn gió bấc ...
- Đêm dài, ngày như ngắn lại, trời tối rất nhanh ...
- Bầu trời : Âm u, như sà thấp xuống, ít thấy trăng sao, sáng ra sương muối mù dày đặc .
 - Cây cối trơ trụi khẳng khiu : Lá rụng nhiều...
 - >tất cả như đang ấp ủ nhựa sống để chờ mùa xuân tới- Mùa của các loại hoa đua nhau khoe sắc...
b. Vài đđ về khuôn mặt mẹ:
- Khuôn mặt mẹ sáng và đẹp : Nước da nét môi...
 - Hiền hậu và nghiêm nghị , đôi mắt sáng...
 - Vui vẻ hay lo âu: ánh mắt, nhíu mày, nhăn trán....
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Viết một đv ngắn tả lại gương mặt người bạn trong lớp khi bạn đang say sưa học bài.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng
- Sưu tầm những đoạn văn miêu tả tiêu biểu
 - Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_khoi_6_bai_18.docx