Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020

A.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Hiểu được quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

- Nắm được cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.

- Hiểu được sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.

2.Kĩ năng:

- Biết đọc –hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.

- Biết nhận ra và phân tích được các chi tiết kì ảo trong truyện.

- Biết cách kể lại câu chuyện.

3.Thái độ:Tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức bài học

 - Yêu mến và cảm phục tài năng, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật.

- Phê phán lên án thói tham lam, độc ác.

4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà ,năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương.

* Các nội dung tích hợp:

- GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra.

- GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất vượt khó, lòng yêu thương con người. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu/bảng phụ/tranh ảnh)

 - Học sinh: đọc những tài liệu liên quan và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. Phương pháp

- PP: dạy học nhóm, PP nêu và giải quyết vấn đề, PP vấn đáp, PP dự án

- KTDH: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu theo nhóm, KT “Hỏi chuyên gia”,

 

doc 26 trang tuelam477 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1 / 10/2019
Tuần 8- Tiết 29
Tập làm văn
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
____________
A.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Học sinh biết cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2.Kĩ năng:
- Lập dàn bài kể chuyện
- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một trình tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
- Phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật nói trực tiếp.
3.Thái độ: 
- Ý thức tự tin khi kể chuyện; kể chuyện trung thành với dàn ý đã chuẩn bị.
4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài, luyện nói ở nhà,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được yêu cầu đề bài ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn, văn bản; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. 
* Các nội dung tích hợp:
- GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
- GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC. 
*GD bảo vệ môi trường: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu/bảng phụ) 
 - Học sinh: đọc những tài liệu liên quan và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. Phương pháp	
- PP: dạy học nhóm, PP nêu và giải quyết vấn đề, PP vấn đáp, PP dự án
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu theo nhóm, KT “Hỏi chuyên gia”, 
D. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
/10/2019
6a2
44
/10/2019
6a3
44
2.Kiểm tra bài cũ:(2') Kiểm tra phần chuẩn bị dàn bài của hs.
 *Câu hỏi:1. Khi kể người, kể việc trong văn tự sự người ta làm ntn? Đoạn văn tự sự có đặc điểm gì?
* Yêu cầu:
- Kể người: Giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật
- Kể việc: Kể hành động việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.
- Đoạn văn :
+ Nội dung: Thường diễn đạt một ý chính
 + Hình thức : Đầu đoạn viết hoa, lùi vào 1 ô; cuối đoạn có dấu chấm câu.
+ Mối quan hệ giữa các câu: Thường có câu chủ đề, diễn đạt ý của cả đoạn; các câu khác diễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính đó hoặc giải thích cho ý chính làm cho ý chính nổi bật.
 3.Bài mới:
*HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1')
- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình
- Kĩ thuật:Động não, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi.
? Trình bày những suy nghĩ của em khi nói một vấn đề ( kể một câu chuyện) trước tập thể đông người?
Hs....
 Gv : Luyện nói là một khâu quan trọng nhằm rèn kĩ năng nói trước đám đông cho học sinh. Đây là một kĩ năng thực hành khó, đòi hỏi học sinh phải có đầu óc tổng hợp kiến thức và sắp xếp, trình bày hợp lí trước nhiều người .
 Để kể lại được một câu chuyện cho hay, hấp dẫn, lôi cuốn người nghe, chúng ta phải có kĩ năng kể, có tác phong đĩnh đạc, tự tin. Hôm nay.....
*HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 2')
- Mục tiêu: Học sinh nhớ lại những kiến thức về văn tự sự,vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình,thực hành, luyện tập.
- Kĩ thuật:động não,giao nhiệm vụ, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi,chia nhóm
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
?
?
?
?
Hoạt động1:củng cố kiến thức 
Nhắc lại những kiến thức đã học về văn tự sự?
- Tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Nhắc lại những kiến thức đã học về sự việc,lời văn, đoạn văn trong văn tự sự?
Sự việc : trong văn tự sự, sự việc và nhân vật là những yếu tố đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu.
Nhân vật : là người thực hiện các hành động, được nhắc đến trong văn bản, thể hiện chủ đề của bài văn.
Lời văn : lời văn kể người, lời văn kể việc,... 
Cách làm một bài văn tự sự gồm có mấy bước?
- Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề.
- Tìm ý: Xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý: Sắp xếp chuỗi sự việc theo trình tự
Mở đầu- phát triển- cao trào- kết thúc-ý nghĩa
- Viết bài.
- Đọc lại và sửa chữa
I/ Củng cố kiến thức
1. Sự việc, nhân vật
2. Lời văn, đoạn văn
3.Các bước làm bài văn tự sự:(5 bước)
- Tìm hiểu đề 
- Tìm ý: Xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề cụ thể là xác định
- Lập dàn ý
- Viết bài.
- Đọc lại và sửa chữa
* HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP( 33 ')
- Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình,thực hành, luyện tập.
- Kĩ thuật:động não, hợp tác, trình bày, viết sáng tạo
*GD bảo vệ môi trường: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.
*GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân =>GD giá trị sống: trách nhiệm, tôn trọng, yêu thương, trung thực, khoan dung, đoàn kết, hợp tác.
H
H đọc các đề bài trong sgk:
a. Tự giới thiệu về bản thân .
b. Giới thiệu người bạn mà em quí mến .
c. Kể về gia đình mình.
d. Kể về một ngày hoạt động của mình.
II/ Luyện tập
Đề bài
Đề bài : Giới thiệu người bạn mà em quí mến.
H
Nhóm 1 đề- b
 Nhóm 2 đề -d
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại : Tự sự
- Nội dung: giới thiệu người bạn mà em quí mến.
- Phạm vi : trứơc tập thể lớp
H
H đọc dàn ý tham khảo trong sgk.
2. Lập dàn ý
?
Em hiểu thế nào là dàn ý? 
- Là cái khung sườn, ghi các ý cơ bản của bài làm.
?
Nhận xét cách trình bày dàn ý?
Các ý được ghi ngắn gọn, khoa học.
Các phần, các ý được sắp xếp theo bố cục hợp lí, được đánh kí hiệu (chữ cái, số,..) 
G
- Trên cơ sở HS đã lập dàn bài ở nhà, GV cùng HS lập nhanh dàn ý trên lớp.
- H trình bày dàn ý đã chuẩn bị. G nhận xét, 
chiếu dàn ý gợi ý.
a. Mở bài:Lời chào và lí do tự giới thiệu
 Văn nói- có lời dẫn dắt
( Lời chào: Kính chào cô giáo và xin chào các bạn!
 Lí do: Muốn cô giáo và các bạn hiểu rõ hơn về người bạn thân của tôi)
- Giới thiệu về người bạn định kể.
b. Thân bài :
- Kể tên, tuổi, học lớp mấy, bạn như thế nào.
- Tả : hình dáng (nét nổi bật)
- Kể: tính cách, thói quen, sở thích,...
- Kể về kỉ niệm với bạn.
c. Kết bài
- Tình cảm với bạn.
(Lời cảm ơn mọi người đã chú ý nghe
 - Chào tạm biệt)
 Kể về một ngày hoạt động của mình.
* Dàn ý:
A. Mở bài:
 - Giới thiệu đôi nét về bản thân.
- Sở thích của mình (ưa hoạt động .)
B. Thân bài:
1- Hoạt động đầu tiên trong ngày.
2- Hoạt động thứ hai .
- Thái độ trong khi làm.
3- Sở thích, nguyện vọng.
4- Mong muốn .
C. Kết bài:
 Suy nghĩ sau một ngày làm việc.
- Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
?
Lời kể phải đáp ứng những yêu cầu nào?
-Tập nói: Lời kể phải rõ ràng, trong sáng. Cách nói trôi chảy, tự nhiên, diễn cảm.
3. Luyện nói
C
Chiếu: yêu cầu của tiết luyện nói
Yêu cầu
1. Nội dung: đảm bảo yêu cầu của đề bài (như dàn ý trên).
2. Tác phong: nhanh nhẹn, tự tin,mắt nhìn vào mọi người
3. Cách nói: Rõ ràng, mạch lạc, tự tin, phân biệt giọng nói và đọc, lưu loát, không lệ thuộc tài liệu.
H
HS: Nói trong nhóm, trước lớp.
® Cho HS nhận xét.
- Yêu cầu học sinh nhận xét phần luyện nói của bạn 
(về tác phong, nội dung bài nói.)
GV nhận xét, bổ sung: Nội dung, cách trình bày
GV: nhận xét, bổ sung.
G
 nhận xét chung về tiết tập nói 
- về sự chuẩn bị của học sinh, 
- kết quả và quá trình tập nói, 
- cách nhận xét của học sinh.
H
G
*HS đọc 2 bài nói (SGK/78)
 Máy chiếu
- Yêu cầu học sinh dựa vào các bài nói tham khảo trong sách để tự điều chỉnh những hạn chế về nội dung, trong bài nói của mình.
4. Bài nói tham khảo
* HOẠT ĐỘNG : MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (2')
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức, tích hợp nội dung bài học
- Phương pháp: vấn đáp
-Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút 
*GD bảo vệ môi trường: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.
?
Giới thiệu thêm 1 đề bài về chủ đề môi trường
Hs....
- Kể về sự thay đổi của quê hương em.
4. Củng cố (2')
?Em học được gì qua bài luyện nói?
 -Em phân biệt được giữa nói và đọc 
?Khi nói trước tập thể, đông người, chúng ta phải chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau(3')
- HS tiếp tục luyện nói kể chuyện các đề còn lại ở nhà.
- Soạn bài: "Cây bút thần": 
+ Đọc bài, xác định các sự việc chính, tóm tắt; 
+ Xác định kiểu nhân vật
+ Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập
GV phát phiếu học tập cho HS.
PHIẾU HỌC TẬP
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
- GV hướng dẫn HS đọc : - Hs đọc nhiều lần, tóm tắt chuỗi các sự việc chính
?) Xác định phương thức biểu đạt của truyện?
?) Xác định bố cục của truyện?
? Nhân vật chính trong truyện là ai? Thuộc kiểu nhân vật nào?
1. Trong truyện “Cây bút thần”, Mã Lương được giới thiệu qua những chi tiết, sự việc nào? Cách giới thiệu ấy có gì giống và khác cách giới thiệu nhân vật chính trong các truyện cổ tích em đã học?
2.Mã Lương có tài năng gì? Tài năng ấy được rèn luyện như thế nào? Kết quả ra sao?
3.Qua việc giới thiệu nhân vật Mã Lương, em rút ra cho mình bài học sống quý giá nào?
4.Mã Lương đã làm gì với bút thần? (Gợi ý: với nhân dân lao động em đã vẽ gì? Với những kẻ tham lam độc ác em đã làm gì?)
5.Nhận xét về cách xử sự của Mã Lương với tên địa chủ và tên vua có gì giống và khác nhau?
6.Hình ảnh bút thần trong câu chuyện phản ánh ước mơ gì của nhân dân lao động
E. Rút kinh nghiệm : 
Ngày soạn: 3/ 10./2019
Tuần 8- Tiết 30
Đọc thêm
	Văn bản: CÂY BÚT THẦN
(Truyện cổ tích Trung Quốc)
____________
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Hiểu được quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Nắm được cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
- Hiểu được sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
2.Kĩ năng:
- Biết đọc –hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
- Biết nhận ra và phân tích được các chi tiết kì ảo trong truyện.
- Biết cách kể lại câu chuyện.
3.Thái độ:Tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức bài học
 - Yêu mến và cảm phục tài năng, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật.
- Phê phán lên án thói tham lam, độc ác.
4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà ,năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương.
* Các nội dung tích hợp:
- GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra.
- GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất vượt khó, lòng yêu thương con người. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu/bảng phụ/tranh ảnh) 
 - Học sinh: đọc những tài liệu liên quan và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. Phương pháp	
- PP: dạy học nhóm, PP nêu và giải quyết vấn đề, PP vấn đáp, PP dự án
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu theo nhóm, KT “Hỏi chuyên gia”, 
 D. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
/10/2019
6a2
44
/10/2019
6A3
44
2.Kiểm tra bài cũ:(4') Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh- vở ghi
 Câu hỏi:
? Nêu những đặc điểm của truyện cổ tích?
? Ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh”?
* Yêu cầu trả lời:
- Truyện cổ tích có 3 đặc điểm cơ bản:
+ Nội dung phản ánh: thường kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật
+ Nghệ thuật: thường sử dụng yếu tố kì ảo
+ Mục đích: thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với sự bất công.
- Ý nghĩa của truyện cổ tích “Em bé thông minh”:
+ Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian.
+ Tạo ra tiếng cười.
3.Bài mới:
*HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1')
- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình
- Kĩ thuật:Động não, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi.
Máy chiếu : một số hình ảnh- hs quan sát - Nội dung tranh nói điều gì? Em gặp trong văn bản nào?
Hs... 
 GV: BÊt cø d©n téc nµo còng cã kho tµng truyÖn cæ tÝch cña m×nh. Vµ bªn c¹nh nh÷ng ®iÓm kh¸c biÖt th× truyÖn cæ tÝch cña c¸c d©n téc còng cã rÊt nhiÒu ®iÓm t­¬ng ®ång nhÊt lµ vÒ ®Æc tr­ng thÓ lo¹i. “C©y bót thÇn” lµ truyÖn cæ tÝch TQ - 1 n­íc l¸ng giÒng cã quan hÖ giao l­u vµ cã nhiÒu nÐt t­¬ng ®ång vÒ v¨n ho¸ víi ®Êt n­íc ta. TruyÖn kh¸ li kú xoay quanh sè phËn cña 1 nh©n vËt cã tªn lµ M· L­¬ng: Tõ mét em bÐ nghÌo khæ trë thµnh 1 ho¹ sÜ lõng danh víi c©y bót thÇn k× diÖu, gióp d©n diÖt ¸c.
*HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 28')
- Mục tiêu: - Học sinh hiểu giá trị-ý nghĩa cơ bản của tác phẩm 
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình,thảo luận nhóm
- Kĩ thuật:động não,giao nhiệm vụ, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi,chia nhóm
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
G
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Giới thiệu những hiểu biết của em về truyện “Cây bút thần”?
- Cũng như truyện cổ tích VN và nhiều truyện cổ tích khác trên thế giới, truyện cổ tích TQ có những đặc điểm: do nhân dân LĐ sáng tác, kể về cuộc đời của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc, thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Nhân dân lao động
2. Tác phẩm
- Văn học dân gian Trung Quốc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
?
?
- Giọng chậm rãi, bình tĩnh, phân biệt lời kể và lời một số nhân vật trong truyện.
+ Tên địa chủ: giọng đọc thể hiện được tính cách nham hiểm. 
+ Nhà vua: hách dịch, tham lam. 
GV đọc mẫu từ đầu-> một chiếc-> 3-4 học sinh thuộc các đối tượng đọc, lớp nhận xét, Gv sửa chữa.
 Tìm trong chú thích những từ nói về tính cách của Mã Lương và giải nghĩa từ đó?
- Khảng khái: có tính cách cững cỏi, kiên cường và rất hào hiệp, vô tư vì nghĩa lớn.
II. Hướng dẫn Đọc
 - hiểu văn bản
1. Đọc, chú thích
Chiếu
Chia lớp thành 6 nhóm: tên nhóm, phát phiếu thảo luận.
Hướng dẫn HS thảo luận.
Thảo luận lần 1- Thời gian: 3 phút:
Nhân vật chính của truyện là ai? Nhân vật ấy thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
Xác định PTBĐ chính của truyện?
Từ các sự việc chính, chia bố cục văn bản như thế nào?
H thảo luận. Đại diện nhóm trình bày.
Kiểu nhân vật này thường dùng tài năng của mình để làm việc thiện, chống lại cái ác.
Truyện cổ tích kể về nhân vật có tài năng
?
Xác định PTBĐ chính của truyện?
PTBĐ chính: tự sự
?
Kể các sự việc chính trong truyện?
Chiếu: Các sự việc chính
+ Mã Lương mồ côi thích học vẽ nhưng không có bút.
+ Mã Lương chăm chỉ học vẽ và được thần cho cây bút
+ Mã Lương vẽ đồ dùng cho người nghèo, tên địa chủ biết chuyện, bắt Mã Lương vẽ cho hắn.
+Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ. 
+ Mã Lương bị tên vua tham lam bắt.
+Mã Lương dùng bút thần trừng trị tên vua tham lam, độc ác.
+Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần .
?
Từ những sự việc chính, hãy kể tóm tắt câu chuyện?
HS kể tóm tắt.
?
Từ các sự việc chính, chia bố cục văn bản như thế nào?
Chiếu: Bố cục: (3 phần) 
a. Từ đầu ... “hình vẽ”: Giới thiệu nhân vật
b. Tiếp ... “ hung dữ”: Mã Lương với cây bút thần
c. Còn lại: Kết thúc truyện
2. Bố cục: 3 phần
Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích
* GD đạo đức: GD phẩm chất vượt khó, lòng yêu thương con người. Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc.
Yêu cầu HS nhắc lại nhiệm vụ, câu hỏi đã được chuẩn bị trước (GV đã phát câu hỏi cho cá nhân, HS soạn bài ở nhà).
G chiếu lại hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài.
Hướng dẫn HS thảo luận theo các câu hỏi đã được chuẩn bị.
Thảo luận lần 2: thời gian 3 phút (3 câu đầu)
Trong truyện “Cây bút thần”, Mã Lương được giới thiệu qua những chi tiết, sự việc nào? Cách giới thiệu ấy có gì giống và khác cách giới thiệu nhân vật chính trong các truyện cổ tích em đã học?
Mã Lương có tài năng gì? Tài năng ấy được rèn luyện như thế nào? Kết quả ra sao?
Qua việc giới thiệu nhân vật Mã Lương, em rút ra cho mình bài học sống quý giá nào?
HS thảo luận, đại diện các nhóm trình bày.
H
Nhóm 1: Trong truyện “Cây bút thần”, Mã Lương được giới thiệu qua những chi tiết, sự việc nào? Cách giới thiệu ấy có gì giống và khác cách giới thiệu nhân vật chính trong các truyện cổ tích em đã học?
Chiếu:
- Em bé thông minh, tên Mã Lương
- Thích học vẽ
- Cha mẹ mất sớm
- Hàng ngày em chặt củi, cắt cỏ,..kiếm ăn
- Nghèo, không có tiền mua bút.
3. Hướng dẫn phân tích
3.1. Giới thiệu nhân vật Mã Lương
- Hoàn cảnh : mồ côi, nghèo, tự kiếm sống
 -Phẩm chất: thông minh
- Sở thích: học vẽ
H
Giống:
Cách giới thiệu nhân vật quen thuộc của truyện cổ tích: nghèo, mồ côi, lương thiện, gần gũi với nhân dân -> Tạo cho người đọc ấn tượng tốt đẹp về nhân vật., 
Khác: yếu tố thần kì chưa xuất hiện.
?
Nhóm 2: Mã Lương có tài năng gì? Tài năng ấy được rèn luyện như thế nào? Kết quả ra sao?
Chiếu:
- Chăm chỉ luyện tập:"dốc lòng học vẽ"
 lúc kiếm củi, lúc cắt cỏ, khi về nhà, không ngừng học vẽ, không bỏ phí một ngày nào.
- Kết quả: 
+ Tiến bộ rất mau, vẽ giống như thật;
+ Được thần tặng bút
- Chăm chỉ luyện tập, "dốc lòng học vẽ"
- Kết quả: tiến bộ
 Tài năng : vẽ đẹp
Được thần tặng bút
?
Nhận xét về chi tiết ML được thần tặng bút?
->Kì ảo
?
?
G
Tại sao thần không tặng ML bút ngay từ lúc đầu?
-Đó là phần thưởng xứng đáng dành cho tài năng và sự khổ luyện của ML.
Cặp đôi chia sẻ-1p
 Tại sao ông bụt lại cho Mã Lương bút thần và lại cho sau khi Mã Lương đã thành tài?
- Sự ban thưởng cho người có tâm, có tài, có sự nỗ lực cố gắng vươn lên.
- Cây bút thần được cho sau khi Mã Lương thành tài có lẽ đó là sự thử thách tài năng và tấm lòng của Mã Lương có phải là người tài, đức thực sự không? Vì vật báu chỉ phát huy tác dụng trong tay người xứng đáng sử dụng nó. 
=> Phần thưởng xứng đáng dành cho người có tài năng và sự khổ luyện.
H
Giáo dục đạo đức:
Nhóm 3: Qua hoàn cảnh của Mã Lương, em rút ra cho mình bài học sống quý giá nào?
H
Bài học: 
Phải biết vượt khó, tự lập, cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh
Biết yêu thương, cảm thông với những người nghèo khó xung quanh.
Phải chăm chỉ rèn luyện mới thành tài.
G
Như người ta vẫn nói: thành công chỉ có 1% là do tài năng, 99% là sự rèn luyện
G
Mã Lương có thể coi là người nghệ sĩ của nhân dân, mang ước mơ, khát vọng c của nhân dân.
H
Thảo luận lần 3 - 3 phút: Các câu hỏi 4, 5, 6
4. Mã Lương đã làm gì với bút thần? 
(Gợi ý: với nhân dân lao động em đã vẽ gì? Với những kẻ tham lam độc ác em đã làm gì?)
5. Cách xử sự của Mã Lương với tên địa chủ và tên vua có gì giống và khác nhau?
6. Hình ảnh bút thần trong câu chuyện phản ánh ước mơ gì của nhân dân lao động?
3.2. Mã Lương với cây bút thần
H
Nhóm 4: Mã Lương đã làm gì với bút thần? (Gợi ý: với nhân dân lao động em đã vẽ gì? Với những kẻ tham lam độc ác em đã làm gì?)
Chiếu:
Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo: cày, cuốc, đèn, thùng múc nước,..
Mã Lương chống lại tên địa chủ: không vẽ gì cho hắn, vẽ bánh ăn, vẽ thang, cung tên,...
Mã Lương chống lại tên vua: vẽ trái ý hắn, vẽ biển nhấn chìm hắn.
-ML dùng bút thần vẽ cho người nghèo
- ML dùng bút thần chống lại tên địa chủ, tên vua tham lam, độc ác.
?
Tại sao ML chỉ vẽ cho người nghèo những dụng cụ lao động mà không vẽ cho họ của cải giá trị khác ?( vàng bạc châu báu...)
- Những dụng cụ lao động đó là phương tiện để làm ra của cải.->giúp họ có ý thức lao động.
->Chứng tỏ ML hiểu vai trò của lao động.
H
B
?
?
-Vì ML là người lđ nên em coi trọng lđ,em hiểu và tin mọi người lđ khi có công cụ trong tay họ sẽ làm ra mọi thứ... vật chất được trân trọng do chính sức lao động của m làm ra.
-Từ thực tế bản thân, ML đã thấu hiểu hoàn cảnh và ước mơ của người nghèo. Họ có bàn tay lao động nhưng thiếu phương tiện lao động.em muốn giúp họ thực hiện được ước mơ đó.Em không vẽ của cải vật chất có sẵn để họ hưởng thụ mà vẽ công cụ lđ cần thiết để người dân lđ bằng chính ông sức của mình, ML như ngầm nói với mọi người: của cải mà chúng ta hưởng thụ phải do chính bàn tay, khối óc của chúng ta làm ra..(Sách bình văn 6/36)
Việc làm này của ML chứng tỏ điều gì ở người lđ?
-người lđ thích tự lập, muốn lđ bằng chính bàn tay của mình.
Tìm những câu tục ngữ nói về điều này ?
- TN : tay làm hàm nhai.
 Có làm thì mới có ăn.
?
?
 Điều đó giúp ta khẳng định thêm gì về phẩm chất của Mã Lương, của người nghệ sĩ?
- Mã Lương là nghệ sĩ chân chính của quần chúng nhân dân lao động, dùng tài năng để phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chính nghĩa người nghệ sĩ đã thể hiện rõ quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”.
=>Dùng tài năng nghệ thuật để phục vụ nhân dân, chính nghĩa.
H
?
?
?
H
?
H
G
Nhóm 5: Cách xử sự của Mã Lương với tên địa chủ và tên vua có gì giống và khác nhau?
- Hai lần ML xử sự khác nhau, mặc dù cùng thể hiện sự đấu tranh đến cùng:
 + Với tên địa chủ: cương quyết không vẽ theo ý hắn
 + Với tên vua: làm trái ý hắn (hắn bảo rồng, em vẽ cóc ghẻ, vua bảo vẽ phượng, em vẽ gà trụi lông) rồi sau đó tìm cách giả vờ đồng ý vẽ cho hắn để tìm cách tiêu diệt hắn. 
Nhận xét mức độ đấu tranh
- Mức độ đấu tranh từ kẻ có quyền lực thấp
 -> cao nhất.
-Tính chất sự việc cũng phát triển theo chiều hướng tăng: từ không chịu vẽ ->vẽ ngược lại ý muốn của vua. Từ chỗ trừng trị tên địa chủ để thoát thân -> chủ động diệt trừ cái xấu, cái ác để cứu muôn dân.
 Điều gì đã khiến Mã Lương dám chống lại chúng?
- Lòng dũng cảm, căm ghét cái xấu, cái ác; khí phách, bản lĩnh, sự thông minh, mưu trí và nhờ cây bút thần -> Mã Lương chiến thắng.
 Tên địa chủ, tên vua tiêu biểu cho ai? Cho điều gì? Chúng bị trừng trị có đích đáng ko? 
-Vua, địa chủ: tiêu biểu cho giai cấp thống trị, cho cái xấu, cái ác, chuyên áp bức, bóc lột, đè đầu cưỡi cổ người dân lao động.
- Mã Lương được trao sứ mệnh vung bút thần để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lý xã hội
+ Với tên địa chủ: cương quyết không vẽ theo ý hắn
+ Với tên vua: làm trái ý hắn, giả vờ đồng ý vẽ, để tìm cách tiêu diệt hắn. 
?
H
Qua các cách đối xử với nhân dân, với bọn địa chủ, vua, ML bộc lộ phẩm chất gì đáng quý?
Tốt bụng, yêu thương người nghèo.
Khảng khái, thông minh, không sợ quyền uy.
- Phẩm chất:
+Tốt bụng, yêu thương người nghèo.
+ Khảng khái, thông minh, không sợ quyền uy.
G
Sự thông minh cua ML thể hiện trong cuộc đấu tranh với cái ác: em hiểu đấu tranh không chỉ cần đến sức mạnh mà cần cả trí tuệ (nhất là trong hoàn cảnh tương quan lực lượng không cân sức).
B
Như vậy, từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muốn của vua; từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chỗ chủ động diệt kẻ ác lớn nhất để trừ hoạ cho mọi người, Mã Lương như người được trao sứ mệnh vung bút thần lên để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lí. Mã Lương chính là hiện thân của ước mơ về công lí, công bằng trong xã hội. 
?
Khi kể về những việc làm của ML, tác giả dân gian tiếp tục sử dụng những chi tiết mang tính chất như thế nào?
-NT: yếu tố thần kì, sự việc lặp lại tăng tiến.
?
Nhóm 6: Hình ảnh bút thần trong câu chuyện phản ánh ước mơ gì của nhân dân lao động?
->Tài năng phải phục vụ nhân dân, chống lại cái ác.
=>Thể hiện ước mơ, niềm tin về công lí xã hội, khả năng kì diệu của con người.
G
-Ra đời khi mâu thuẫn XH đã trở nên gay gắt, truyện “Cây bút thần” thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về công lí XH: cái ác sẽ bị tiêu diệt
-Nhân dân cũng thể hiện ước mơ về khả năng kì diệu của con người: có sức mạnh kì diệu để chống trả lại cái ác.
- Con người có thể làm được bất cứ điều gì nếu họ có chí hướng, có quyết tâm mãnh liệt.
?
H
Có ý kiến cho rằng truyện “Cây bút thần’’ có thể kết thúc ở đoạn ML trừng trị tên địa chủ? Em có đồng ý không? Vì sao?
H phát biểu.
- Có thể kết thúc ở đây vì cái ác đã bị trừng trị.
- Không, vì cái ác phải được diệt trừ tận gốc: tên địa chủ bị trừng trị nhưng còn tên vua độc ác, tham lam hơn.
G
Cách kết thúc của truyện thể hiện thái độ quyết liệt của nhân dân trong việc chống trả cái ác: với kẻ thù, không được khoan nhượng, phải đấu tranh đến cùng.
Quan điểm đó cũng được thể hiện ngay trong cách ML vẽ biển để trừng trị tên vua: sóng đã to, gió đã lớn nhưng em quyết không ngừng tay, chỉ đến khi con thuyền chở vua và đoàn tùy tòng đã chìm hẳn xuống biển sâu.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết 4.Tổng kết
?
Câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn nhờ những đặc sắc nghệ thuật nào?
a.Nghệ thuật:
- Chi tiết nghệ thuật kì ảo khắc họa hình ảnh nhân vật tài năng.
- Nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với những mâu thuẫn xã hội không thể dung hòa.
- Kết thúc có hậu: niềm tin của nhân dân vào chính nghĩa, tài năng.
?
Truyện phán ánh nội dung gì? 
b. Nội dung
- Quan niệm của nhân dân về mục đích của nghệ thuật chân chính.
- Ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, hạnh phúc.
?
Câu chuyện nhằm khẳng định điều gì? thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta?
* Ý nghĩa: 
-Khẳng định tài năng nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống kẻ ác, 
- Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về công lí xã hội và khả năng kì diệu của con người.
G
Chốt kiến thức- H đọc ghi nhớ-sgk T85
c. Ghi nhớ:sgk T85
* HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP( 5 ')
- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc, kể, diễn cảm
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình
- Kĩ thuật:động não, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo
II.Luyện tập
?
 Bức tranh thứ 2 trong SGK miêu tả điều gì? Hãy kể lại đoạn truyện ứng với bức tranh?
- HS kể lại đoạn truyện -> GV và lớp nhận xét, bổ sung.
?
H
Truyện Cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?
Cây bút thần lí thú và gợi cảm ở chỗ:
- Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương
- Có những khả năng kì diệu
- Chỉ ở trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo ra được những vật như mong muốn, còn ở trong tay những kẻ ác, nó tạo ra những điều ngược lại.
- Cây bút thần thực hiện công lí của nhân dân: giúp đỡ người nghèo khó và trừng trị kẻ tham lam độc ác. Nó cũng thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
* HOẠT ĐỘNG : MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (2')
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức, tích hợp nội dung bài học
- Phương pháp: vấn đáp
-Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút 
?
H
?
H
 Việc Mã Lương được ông tiên cho bút thần có ý nghĩa gì?
 So sánh với...truyện “Bánh chưng bánh giầy”? (HS TB)
- Mã Lương nghèo nhưng ham học vẽ, có tài vẽ, xứng đáng được bút
- Cả Mã Lương và Lang Liêu đều là người thật sự tài giỏi, những người nghèo, có nghị lực,xứng đáng được thần giúp đỡ.
Tìm câu tục ngữ, nội dung ca ngợi sự nỗ lực cố gắng vươn lên trong cuộc sống?
 - Có chí thì nên 
 - Có công mài sắt có ngày nên kim
-> Sự ban thưởng cho người có tâm, có tài, có sự nỗ lực cố gắng vươn lên.
4. Củng cố: (2p)
? Kể tên những truyện cổ tích đã học? Các truyện cổ tích có một điểm chung giống nhau đó là gì?
 ? Em học tập được những điều gì ở ML?
-Tự lập, tự lực, tự tin
- " khổ luyện, thành tài"
 Máy chiếu:
 Chọn đáp án ®óng :nh÷ng yÕu tè nµo t¹o nªn tµi n¨ng phi th­êng cña ML:
 A. Cã n¨ng khiÕu vµ sù th«ng minh
 B. Kiªn tr× khæ luyÖn, cã nghÞ lùc vµ cã trÝ
 C.ThÇn cho CBT
 D. C¶ 3 yÕu tè trªn
5. Hướng dẫn về nhà(3’)
- Học bài: Hiểu được quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì. Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật. Tập kể chuyện.
- Chuẩn bị bài: Ngôi kể trong văn tự sự
+Nghiên cứu ngữ liệu và trả lời các câu hỏi mục I từ đó rút ra kết luận về : Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể. 
+ Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập
GV phát phiếu học tập cho HS.
PHIẾU HỌC TẬP
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
* GV treo bảng phụ chép đoạn văn 1 (88) và đoạn văn 2: 
“ Tôi vừa tròn 12 tuổi, học lớp 6A1. Sở thích của tôi là xem phim hoạt hình và học môn Toán. Tôi mơ ước sau này mình là kiến trúc sư tạo nên những công trình lớn lao cho nước nhà.
?) ở đoạn văn 1 người kể chuyện có xuất hiện không?
?) Em hiểu như thế nào về ngôi kể thứ1, 3?
?) Người kể ở đoạn văn (2/T88) là ai? Dựa vào dấu hiệu nào em biết
* HS đọc đoạn văn 2 (88)
?) Người xưng “tôi” trong đoạn văn là ai? Dế Mèn hay tác giả?
?) Tại sao biết đó là Dế Mèn?
?) Hai đoạn văn trên người kể sử dụng ngôi thứ nhất?Em có nhận xét gì về ngôi kể này?
?) Trong 2 ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế? Vì sao?
?) Ngôi kể nào chỉ kể được những gì mình biết và đã trải qua?
?) Nếu đổi ngôi kể trong đoạn văn 2 -> ngôi 3, thay “tôi” -> Dế Mèn thì đoạn văn sẽ như thế nào?
? Đọc kĩ đoạn văn T32/sgk " TT đến sau không lấy được vợ..... một biển nước" đoạn văn kể ngôi kể nào? Em có thử thay đổi ngôi kể khác được không?
E. Rút kinh nghiệm : 
Ngày soạn: 4/ 10/2019
Tuần 8 - Tiết 31
Tập làm văn
NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ (Tiết 1)
A.Mục tiêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_8_nam_hoc_2019_2020.doc