Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8: Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8: Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội)

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức ( ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, ) nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa, ) của các văn bản nghị luận xã hội.

- Biết tiết kiệm nước, chăm sóc và bảo vệ động vật, cây xanh,

- Vận dụng được những hiểu biết về văn bản, đoạn văn và một số từ Hán Việt thông dụng vào đọc, viết, nói và nghe

- Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

- Trình bày được ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

 

docx 10 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2042
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8: Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 8
 VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
(NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)
(12 tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Tri thức ngữ văn (khái niệm nghị luận xã hội trình bày một ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng).
- Thực hành tiết kiệm nước, chăm sóc và bảo vệ động vật, cây xanh.
- Từ Hán Việt, văn bản, đoạn văn.
2. Về năng lực: 
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức ( ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, ) nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa, ) của các văn bản nghị luận xã hội.
- Biết tiết kiệm nước, chăm sóc và bảo vệ động vật, cây xanh,
- Vận dụng được những hiểu biết về văn bản, đoạn văn và một số từ Hán Việt thông dụng vào đọc, viết, nói và nghe
- Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Trình bày được ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
3. Về phẩm chất: 
- Biết chăm sóc, yêu quý đối xử thân thiện với động vật.
- Có ý thức tiết kiệm bảo vệ nguồn nước sạch.
- Có ý thức giữ gìn tiếng Việt, học hỏi, trân trọng từ Hán Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy Ao hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS...
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 6, tập 1; sách bài tập; sách tham khảo về đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Văn bản 8 – Tiết 1+2:
VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI ĐỐI XỬ THÂN THIỆN VỚI ĐỘNG VẬT
 1. TRƯỚC GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS: 
- Đọc phần 1. Chuẩn bị để nắm bắt các định hướng/cách thức đọc hiểu một văn nghị luận ( NL xã hội)
+ Tìm hiểu một số thông tin về VB nghị luận. 
+ HS nhớ và ghi lại những trải nghiệm khi chơi với động vật(nếu có); tìm hiểu và ghi lại những hiểu biết về loài động vật này. Đây là bước HS huy động những trải nghiệm trước lúc đọc và chuẩn bị những tri thức nền cần thiết cho việc đọc. 
- Đọc lần 1 văn bản: Đọc tiêu đề và đọc các đoạn của VB.
- Đọc lần 2 văn bản: Đọc kĩ từng đoạn VB. Trước khi đọc từng đoạn, đọc phần hướng dẫn đọc bên phải để nắm được chỉ dẫn của sách (hoặc cũng có thể đọc xong từng đoạn thì đọc phần chỉ dẫn tương ứng và thực hiện theo chỉ dẫn đó) để giúp việc đọc có trọng tâm, bước đầu giải mã văn bản và rèn luyện các thao tác, chiến thuật đọc. 
– Tùy theo chỉ dẫn của SGK có thể dùng bút chì gạch chân những chi tiết cần lưu ý hoặc ghi ra vở những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đó. 
2. TRÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động - Xác định vấn đề
1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. 
1.2. Nội dung: GV tổ chức hoạt động chung tạo tâm thế cho HS bước vào bài học
1.3. Cách thức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt
- Chiếu cho học sinh quan sát bức tranh trong SGK.
- Bức tranh gợi cho em suy nghĩ gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ, trình bày 
 HS hoạt động cá nhân 
Gọi HS trình bày
 Trình bày 
Nhận xét – bổ sung
SP dự kiến: Con người và thiên nhiên phải sống hòa hợp với nhau
Nhận xét và đánh giá kết quả học sinh, biểu dương, khen thưởng.
Nêu vấn đề: Vì sao con người và thiên nhiên phải sống hòa hợp với nhau ?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
2.1. Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niệm văn nghị luận xã hội trình bày một ý kiến, vai trò của lí lẽ, bằng chứng.
2.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức về văn NL và trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản 
2.3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm cần đạt
1. Tìm hiểu chung
- Đưa ra vấn đề, ý kiến bằng sơ đồ để giải thích cho học sinh
Lí lẽ 1
Giúp bổ trợ kiến thức cho các môn học trong nhà trường
Lí lẽ 2:
Kết nối chia sẻ đam mê đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc
Lí lẽ 3:
Giúp rèn luyện phát triển kĩ năng sống cần thiết
Bằng chứng:
Các hoạt động thảo luận giới thiệu sách liên quan đến bài học sẽ cũng cố, nâng cao kiến thức cho các bạn
Bằng chứng
Các hoạt động thi cảm nhận sách, thiết kế bìa sách sẽ khơi gợi lan tỏa tình yêu sách
Bằng chứng
Qua các hoạt động các thành viên hình thành kĩ năng, giao tiếp, tổ chức sự kiện, ứng dụng công nghệ thông tin
Ý kiến: Cần thành lập câu lạc bộ đọc sách cho học sinh
? Qua việc tìm hiểu ý kiến trên, em hiểu thế nào là văn nghị luận xã hội (trình bày một ý kiến)
? Vai trò của các yếu tố lí lẽ, bằng chứng trong văn nghị luận xã hội?
HS: - HS đọc kiến thức Ngữ văn ở phần đầu, quan sát, lắng nghe ý kiến, suy nghĩ cá nhân về yêu cầu của GV
GV: Hướng dẫn học sinh đọc sách, giải thích về ý kiến đưa ra. - Yêu cầu HS trả lời
HS - Học sinh trả lời câu hỏi
- Các bạn khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
- Nghị luận xã hội (trình bày một ý kiến) Nêu lên một vấn đề mình quan tâm trong đời sống, sử dụng các lí lẽ bằng chứng cụ thể để củng cố cho ý kiến của mình nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tán thành ý kiến, vấn đề đó
- Lí lẽ: là cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết, người nói.
- Bằng chứng: là những minh chứng làm rõ lí lẽ.
=> Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2. Đọc hiểu văn bản:
- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Cho học sinh thảo luận cặp đôi
- GV sử dụng phiếu học tập trên máy chiếu, giao nhiệm vụ:
? Nối cột A với cột B
A
B
1. Tổ tiên
a) Đấng tạo ra muôn vật với mọi sự biến hoá, đổi thay, theo quan niệm duy tâm
2. Trực tiếp
b) Là một hiện tượng xảy ra trong tự nhiên khi một loài hoặc một quần thể biến mất hoàn toàn trên trái đất.
3. Tạo hóa
c) Quan hệ giữa sinh vật với môi trường
4. tuyệt chủng
d) Có quan hệ thẳng với đối tượng tiếp xúc, không qua khâu trung gian gián tiếp: không có quan hệ thẳng với đối tượng tiếp xúc mà phải qua khâu trung gian
5. Sinh thái
e) Những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ.
?Văn bản “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật thuộc thể loại gì?
?Dựa vào nhan đề em hãy cho biết nội dung, đề tài của bài viết?
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
- HS hoạt động nhóm cặp: Đọc văn bản, suy nghĩ câu trả lời theo yêu cầu của GV
HS: - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.
GV: - Nhận xét cách đọc của HS, nhận xét câu trả lời của học sinh 
- Dự kiến sp câu nối: 1- e; 2-d; 3-a; 4-b; 5-c
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Ở văn bản này người viết định bảo vệ hay phản đối điều gì?
? Con người cần có thái độ như thế nào với động vật?
HS hđ cá nhân : quan sát SGK - nêu ý kiến
HS trình bày- Nhận xét -– bổ sung – gv chốt.
- Phát phiếu học tập số 1:
? Xác định ý chính của đoạn 1, 2
? Để làm rõ ý chính đó tác giả đã đưa ra bằng chứng nào?
? Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng ở phần 1? Tác dụng?
HS: - 2 phút làm việc cá nhân
 - 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.
GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 3
- Tháo gỡ KK ở câu hỏi (2) bằng cách đặt câu hỏi phụ (?).
GV: - Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS: - Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- GV chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
- GV phát phiếu học tập số 2 & đặt câu hỏi:
- Chia nhóm cho HS thảo luận
? Ý chính của đoạn 3 là gì?
? Câu nào trong phần 3 cho thấy con người liên quan đến động vật? 
? Môi trường sinh tồn là gì? 
\? Con người, động vật và môi trường có mối quan hệ như thế nào? 
- GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong văn bản.
- HS: - Đọc SGK và tìm chi tiết để hoàn thiện phiếu học tập.
- Thảo luận nhóm bàn- Báo cáo, thảo luận
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trả lời và hướng dẫn (nếu cần).
- HS : - Trả lời câu hỏi của GV.
- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm của bạn.
GV: - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau
- Dự kiến câu 3: Môi trường sinh tồn là hệ sinh thái bao gồm các sinh vật, yếu tố vật lí, con người cùng nhau sinh sống và tồn tại.
- GV Phát phiếu học tập số 3
- Sử dụng KT khăn trải bàn, chia nhóm cho hs thảo luận
? Tác giả đã nêu lên thực trạng đáng báo động nào?
? Để nêu lên thực trạng đó tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Tác giả có thái độ như thế nào trước thực trạng đó?
HS: - Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
GV: - Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. 
- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).
HS: - Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
- GV: Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau
? Ý chính của đoạn 5 là gì? Tìm câu văn thể hiện ý chính đó?
? Em cần có thái độ như thế nào với động vật? Kể một số biện pháp em có thể làm để bảo vệ động vật?
HS: Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)
- Làm việc nhóm bàn 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
- HS báo cáo, thảo luận
GV: - Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. 
- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).
HS: - Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
* Dự kiến sp câu 3: 
- Biện pháp bảo vệ động vật.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương
- Tạo môi trường sống cho động vật (tham gia trồng cây, gây rừng, không xã rác bữa bãi)
- Tuân thủ và tuyên truyền các biện phát bảo vệ, yêu quý động vật cho bạn bè, người thân, hàng xóm 
- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.
- GV chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.
- Sử dụng sơ đồ tư duy 02 nhánh: nội dung, ý nghĩa; hình thức nghệ thuật của văn bản nghị luận, yêu cầu HS rút ra những đánh giá khái quát theo các nhánh trên.
- Nhận xét và chốt kiến thức về nội dung, ý nghĩa; hình thức nghệ thuật văn bản nghị luận.
2.1 Tìm hiểu chung:
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc đúng.
b) Thể loại
- Văn nghị luận xã hội (trình bày một ý kiến)
c) Nội dung, đề tài
- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật.
d) Bố cục
- 4 phần
+ Phần 1: Đoạn 1,2
-> Động vật gắn bó với con người, gắn bó với kí ức tuổi thơ.
+Phần 2: Đoạn 3
 => Vai trò của động vật trong hệ sinh thái
+ Phần 3: Đoạn 4 Thực trạng hiện nay
+ Phần 4: Còn lại => Lời kêu gọi bảo vệ động vật.
2.2. Đọc – hiểu văn bản:
a. Vấn đề nghị luận
- Cần đối xử thân thiện, yêu quý và bảo vệ động vật
b. Phân tích vấn đề nghị luận
* Động vật nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, gắn liền với cuộc sống con người 
- B/c: Đứng nhìn lũ kiến hành quân, buộc chỉ vào chân cánh cam làm diều.
- B/c: Gà gáy báo thức, chim hót trên cây, lũ trâu cày ruộng 
NT: Sử dụng phép liệt kê
=> Khẳng định về vai trò không thể thiếu của động vật đối với đời sống con người.
* Vai trò của động vật trong hệ sinh thái
- Bằng chứng: khỉ và vượn có chung tổ tiên với con người.
- Bằng chứng: Mỗi loài động vật có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người.
=> Con người, động vật, và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
* Thực trạng 
- Bằng chứng
+ Con người phá hoại môi trường sống của động vật
+ Săn bắt động vật trái phép
+ Các loại động vật đang ngày càng giảm đi
- NT: đối lập
=> Thể hiện thái độ bất bình của tác giả.
e) Lời kêu gọi bảo vệ động vật 
- Chúng ta phải thay đổi, phải bảo vệ ngôi nhà chung của Trái Đất, để động vật cũng có quyền được sống giống như con người.
=> Nhấn mạnh sự cấp thiết phải bảo vệ động vật
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Lí lẽ bằng chứng chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
- Bố cục mạnh lạc, sử dụng phép liệt kê, đối lập làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
2. Nội dung
- Cần phải đối xử thân thiện với động vật, yêu quý và bảo vệ động vật như bảo vệ ngôi nhà chung của trái đất.
- Động vật cũng có quyền được sống giống như con người.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
3.1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
3.2. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
3.3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV-HS
Sản phẩm cần đạt
- Giáo viên giao bài tập cho HS
* Bài tập 1: Văn bản trên giúp em hiểu biết thêm gì về động vật? Tìm các lí lẽ, và bằng chứng khác để làm sáng tỏ sự cần thiết phải thân thiện với động vật.
- GV hướng dẫn HS: Tìm thêm một số lí lẽ về vai trò của động vật đối với đời sống con người
HS : Liệt kê các vai trò vai trò của động vật đối với đời sống con người
- Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
 GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
Bài tập 1
Văn bản trên giúp em hiểu động vật và con người có mối quan hệ chặt chẽ, gắn liền với nhau.
 Một số lí lẽ khác: Động vật có vai trò to lớn trong đời sống con người: 
+ Cung cấp thực phẩm (thịt, cá, trứng, tôm .)
+ Giúp con người lao động
+ Giúp con người giải trí
+ Bảo vệ an ninh .
3. SAU GIỜ HỌC: 
 GV hướng dẫn HS đọc thêm:
	- Sưu tầm, tìm đọc một số văn bản nghị luận.
 HỒ SƠ DẠY HỌC
PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG TRONG BÀI
+ Phiếu số 1
Ý chính đoạn 1, 2
Phiếu học tập số 2 
Ý chính đoạn 3 
Bằng chứng 1 ..
 .
Bằng chứng 1 ..
Môi trường sinh tồn: 
 .
Phiếu học tập số 3
? Tác giả đã nêu lên thực trạng đáng báo động nào
? Để nêu lên thực trạng đó tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Tác giả có thái độ như thế nào trước thực trạng đó?
Thực trạng
Nghệ thuật 
Thái độ .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bai_8_van_ban_nghi_luan_nghi_luan_xa_h.docx