Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Tích hợp

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Tích hợp

CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .

- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội

dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì I.

- Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và làm văn trong nhà trường. Qua các hoạt động học tập, học sinh biết thể hiện lòng biết ơn với những người có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. Biết bày tỏ suy nghĩ, hành động của bản thân một cách cụ thể và thiết thực.

-Tích hợp kiến thức đọc hiểu văn bản và kĩ năng thực hành nghe- nói- viết trong mỗi bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.

-Các văn bản truyện truyền thuyết được sử dụng trong hoạt động đọc hiểu sẽ trở thành nguồn ngữ liệu để hướng dẫn HS tiếp thu các tri thức cơ bản về tiếng Việt và cách sử dụng tiếng Việt, cách tạo lập các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.

 

doc 33 trang Hà Thu 14982
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ .
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì I. 
- Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và làm văn trong nhà trường. Qua các hoạt động học tập, học sinh biết thể hiện lòng biết ơn với những người có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. Biết bày tỏ suy nghĩ, hành động của bản thân một cách cụ thể và thiết thực.
-Tích hợp kiến thức đọc hiểu văn bản và kĩ năng thực hành nghe- nói- viết trong mỗi bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.
-Các văn bản truyện truyền thuyết được sử dụng trong hoạt động đọc hiểu sẽ trở thành nguồn ngữ liệu để hướng dẫn HS tiếp thu các tri thức cơ bản về tiếng Việt và cách sử dụng tiếng Việt, cách tạo lập các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
B. THỜI GIAN DỰ KIẾN :
Tuần
Tiết
Bài dạy 
Ghi chú
2
5
Những vấn đề chung về chủ đề
Thánh Gióng
6
7-8
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
3
9-10
-Tìm hiểu chung về văn tự sự 
11
-Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
12
- Luyện tập - Tồng kết chủ đề- Kiểm tra đánh giá
C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
I. MỤC TIÊU CHUNG
-Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
-Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ
1.1.Đọc- hiểu
1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề truyện truyền thuyết, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu (Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng ). Đó là những thiên truyện phản ánh hiện thực đời sống văn hoá, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục thiên nhiên, yêu chuộng hoà bình của nhân dân.
1.1.2. Đọc hiểu hình thức: Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội (Sơn Tinh, Thủy Tính; ); tinh thần yêu nước và khát vọng hòa bình (Thánh Gióng).
- Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử
1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: Tích hợp liên môn: Môn lịch sử,Giáo dục công dân, mĩ thuật vào tìm hiểu, khai thác, bổ sung kiến thức và phát huy vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm chương trình. 
- Tích hợp giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua những việc làm, câu nói liên quan đến lịch sử, đến tinh thần đoàn kết dân tộc của Người.
- Quan niệm của Bác : nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.( Liên hệ)
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những truyền thuyết khác: 
1.1.4. Đọc mở rộng: tìm đọc một số truyện truyền thuyết khác cùng đề tài bảo vệ và xây dựng đất nước.Tìm hiểu trách nhiệm mỗi cá nhân với Tổ quốc thông qua tích hợp nội dung bài học với tình hình thời sự trong nước.
1.2.Viết: 
-Thực hành viết: Viết được bài văn kể lại truyện truyền thuyết bằng lời văn của mình hoặc theo ngôi kể và kết thúc mới.
- Viết bài văn tự sự theo hệ thống nhân vật, sự việc được xác định.
1.3. Nghe - Nói
- Nói: kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những truyền thuyết không được học trong chương trình.
-Nghe:Tóm tắt được nội dung trình bày của gv và bạn.
-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
-Bồi dưỡng tình cảm tự hào và tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy và truyền bá tinh hoa văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 
2.Phát triển phẩm chất, năng lực
2.1.Phẩm chất chủ yếu:
- Nhân ái: Qua tìm hiểu văn bản, HS biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh, trân trọng và bảo vệ môi trường sống. 
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường.
2.2. Năng lực 
2.2.1.Năng lực chung:
-Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
2.2.2. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản: Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những giá trị thẩm mĩ trong văn học. 
 - Năng lực tạo lập văn bản: Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản;Trình bày dễ hiểu các ý tưởng ; có thái độ tự tin khi nói; kể lại mạch lạc câu chuyện; biết chia sẻ ý tưởng khi thảo luận ý kiến về bài học.
- Năng lực thẩm mỹ: Trình bày được cảm nhận và tác động của tác phẩm đối với bản thân. Vận dụng suy nghĩ và hành động hướng thiện. Biết sống tốt đẹp hơn.
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hương phát triển năng lực
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Khái niệm truyền thuyết và văn bản tự sự, nhân vật, sự việc trong văn tự sự.
- Nhớ được 2 văn bản truyền thuyết, cốt truyện, nhân vật và sự việc chính.
- Nắm được được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu phản 
ánh hiện thực đời 
- Hiểu ý nghĩa nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết
 - Hiểu, cảm nhận Cốt lõi lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết.
- Hiểu ý nghĩa một số chi tiết tiêu biểu
- Kể lại đoạn truyện...
- Đọc – hiểu những truyền thuyết không được học trong chương trình.
- Chỉ ra nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với lịch sử.
- Vận dụng hiểu biết những tình huống liên
môn cơ bản như di sản văn hoá, lễ hội truyền thống, chống 
- Năng lực bày tỏ quan điểm về vấn đề cuộc sống đặt ra trong tác phẩm.
- Vận dụng kiến thức bài học giải quyết vấn đề trong đời sống. Thể hiện trách nhiệm của bản thân với đất nước.
- Thấy được mối quan hệ và sức sống bền vững của những giá trị văn hoá truyền thống
sống, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục thiên nhiên. 
- Biết tóm tắt cốt truyện.Nêu ý nghĩa truyện. 
- Giúp hs nắm bắt được mục đích giao tiếp của tự sự, 
- Học sinh hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của sự việc...
- Hiểu ý nghĩa hình tượng nhân vật: anh hùng văn hoá, anh hùng chống ngoại xâm.
- Biết xác định sự việc trong văn tự sự
- Hiểu được đặc điểm, vai trò của nhân vật trong văn tự sự .
-Xác định được nhân vật và sự việc đề xây dựng nhân vật, sự việc trong làm văn
thiên tai, yêu chuộng hoà bình.
- Giải thích cách kết thúc truyện và giá trị tác phẩm đến ngày nay.
-Vận dụng vào tạo lập văn bản tự sự.
-Kể miệng được một sự việc hoặc bài văn ngắn giới thiệu về bản thân, gia đình, bạn bè
Ý thức tự cường trong dựng, giữ nước... Từ đó có hành động thiết thực trong phát huy truyền thống dân tộc.
- Viết được đoạn văn tự sự về một sự việc. 
-Viết được bài văn tự sự theo hệ thống sự việc hợp lý.
2.Tiêu chí đánh giá được xác định ở 4 mức độ theo định hướng phát triển năng lực
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Mức độ thấp
Mức độ cao
-Nhận diện thể loại truyền thuyết.
-Tóm tắt cốt truyện, nắm vững nhân vật.
- Chỉ ra được các chi tiết kì ảo hoang đường, 
-Hiểu được khái niệm tự sự và mục đích, ý nghĩa của văn tự sự.
-Hiểu thế nào là sự việc, nhân vật trong văn tự sự.
- Có khả năng tiếp cận vấn đề/vấn đề thực tiễn liên quan bài học.
-Lí giải được ý nghĩa của các chi tiết kì ảo 
-Phân tích nhân vật, những nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện (qua việc sử dụng hình ảnh, chi tiết,...).
-Nhận diện được phương thức tự sự, nhân vật.Xác định được hệ thống sự việc
-Có hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội đề cập trong bài.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình huống trong bài học.
- Đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện, 
- Nêu quan điểm / suy nghĩ riêng về nội dung, ý nghĩa của truyện.
-Rút ra những bài học và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
-Kết nối được bài học nhân dân gửi gắm trong truyện, 
- Xây dựng được nhân vật trong văn tự sự.
-Xây dựng được hệ thống sự việc cho bài văn tự sự.
- Phân tích được tình huống; phát hiện được vấn đề đặt ra của tình huống liên quan.
- Lập kế hoạch để giải quyết tình huống GV đặt ra.
- Kể lại một cách sáng tạo một truyện truyền thuyết đã học hoặc đã đọc 
- Viết bài về những câu chuyện tương tự 
 - Vẽ tranh, sáng tác thơ, theo chủ đề của truyện
- Nói trước lớp đoạn, bài văn văn tự sự.
-Viết các đoạn văn, bài văn kể chuyện 
- Đề xuất được giải pháp giải quyết tình huống đề ra.
- Thực hiện giải pháp giải quyết tình huống và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
- Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, Phiếu làm việc nhóm. 
- Các bài tập thực hành: Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành).
 Bài trình bày (thuyết trình, đóng vai, chuyển thể, đọc diễn cảm, )
Đ. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên:Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
+ Thiết kể bài giảng điện tử.
 + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
+Học liệu:Video clips , tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
- Học sinh : - Đọc trước và chuẩn bị các văn bản SGK.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến chủ đề.
+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập chủ đề của GV.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1.Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
-Kĩ thuật động não, thảo luận - Kĩ thuật trình bày một phút 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
 - Gợi mở - Nêu và giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm - Giảng bình, thuyết trình
2.Phương tiện dạy hoc:
-Sách giáo khoa, máy tính có kết nối mạng, máy chiếu... -Bài soạn ( in và điện tử)
PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TUẦN 2-TIẾT 6 
Ngày soạn ..................
Ngày dạy:...................
THÁNH GIÓNG
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
 1. Kiến thức:
- Môn ngữ văn: Học sinh nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật truyện Thánh Gióng: nhân vật, sự việc, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. Củng cố kiến thức về thể loại truyền thuyết. Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Tích hợp kiến thức về văn tự sự và từ mượn.
- Tích hợp liên môn: Môn lịch sử: Qua bài học, học sinh bước đầu nắm được sự phát triển khoa học kỹ thuật thời Hùng Vương (Lịch sử tiết 14 bài 13 “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang”), tích hợp với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc (sức mạnh về vũ khí thô sơ, tinh thần đoàn kết cộng đồng: hũ gạo kháng chiến, tuần lễ vàng..., ) Giáo dục công dân: học sinh được tìm hiểu, có kiến thức về di sản văn hoá (Đền Gióng), lễ hội truyền thống (Hội Gióng), lòng biết ơn... Môn mĩ thuật: đọc tranh và vẽ tranh về chi tiết, hình ảnh các em tâm đắc. Ngoài ra còn tích hợp địa lý (vị trí làng Gióng)... tích hợp điện ảnh (Phim hoạt hình Ông Gióng” của Tô Hoài, video clips lễ hội Gióng)...
- Tích hợp- làm văn: cốt truyện, nhân vật, sự việc.
2. Kỹ năng: Có kĩ năng đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
- Kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm. Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Kỹ năng nghe, nói, đọc,viết tiếng Việt, kỹ năng kể chuyện, đọc diễn cảm...
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào phát hiện và giải quyết vấn đề .
- Phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng nguồn học liệu mở.
- Kết hợp vận dụng kỹ năng mỹ thuật trong trình bày sản phẩm thu hoạch, ...
* Các kĩ năng sống được giáo dục: kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp các em khi đóng vai, học hợp tác một cách hiệu quả; kĩ năng hợp tác.
- Kỹ năng tự chủ, kiên định để tham gia phản biện một cách hiệu quả trong tiết học.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tinh thần học tập và niềm đam mê môn học.
- Bồi dưỡng tình cảm tự hào và tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của quê hương, đất nước. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, phát huy và truyền bá tinh hoa văn hoá quê hương trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản .
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
- Tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học -Soan bài theo hướng dẫn SGK.
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Video lễ hội Gióng
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề ... 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC,
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG )
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Trình chiếu video clips “ Lễ hội làng Gióng”. Em cảm nhận được gì từ đoạn phim trên?
-HS qua sát và phát biểu ý kiến
- Gọi Hs trao đồi và bổ sung ý kiến.
-GV tổng hợp, giới thiệu bài.
 Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Yêu nước chống ngoại xâm là một chủ đề lớn xuyên suốt tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam. Nhiều tác phẩm đã tạc vào thời gian những người anh hùng bất tử với non sông. Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết bất hủ như vậy. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của thiên truyện?
 Trong thời gian 2 tuần học, chúng ta tìm hiểu chủ đề tích hợp với 4 bài trong SGK đề qua đó thấy được “ Trách nhiệm với đất nước” là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ ĐỀ
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- GV giới thiệu chương trình chủ đề chủ đề so với cấu trúc SGK. Tổ chức cho HS trao đồi:
(1) Em hiểu thế nào là chủ đề tích hợp?
(2) Chủ đề tích hợp lớp 6- kì 1 có mục đích gì? 
- Tổ chức cho HS thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Chủ đề tích hơp văn bản- Làm văn: là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung.
- Thông qua chủ đề: HS biết quan sát thường xuyên những gì đang xảy ra xung quanh,khám phá có hướng dẫn tình huống liên quan đến bài học như ảnh hưởng của con người đến thế giới tự nhiên,xã hội...
=>Các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;
II.ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Gv hướng dẫn và gọi học sinh đọc văn bản.Gv hướng dẫn đọc, đọc mẫu. Giải thích từ khó ( chú thích SGK)
(2) Nêu bố cục của văn bản?Có thể chia theo cách khác?
- HS phát biểu ý kiến
- Tổ chức cho HS trao đổi ý kiến, nhận xét, bổ sung?
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.
1. Đọc văn bản- Tìm hiểu chú thích
- Chú thích: SGK.
2. Bố cục: Văn bản chia làm 4 phần 
 - Phần 1: Từ đầu đến “ đặt đâu nằm đấy” (Sự ra đời của Thánh Gióng)
 - Phần 2: Tiếp đến“ cứu nước”(Sự lớn lên của Thánh Gióng)
 - Phần 3: Tiếp đến“...bay lên trời” (Thánh Gióng đánh giặc và về trời)
 - Phần 4: Còn lại ( các dấu tích còn lại) 
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1)Truyện Thánh Gióng ai là nhân vật chính của truyện? Trong truyện, nhân vật chính được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
3. Nhân vật và sự việc:
- Nhận vật chính: Thánh Gióng
- Sự việc chính:
(1) Sự ra đời kì lạ
(2)Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc
(3) Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt
(4) Gióng vươn vải trở thành tráng sĩ
(5) Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc
(6) Gióng bay về trời
 Nhân vật chính trong truyện được xây dựng với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, lung linh, giàu ý nghĩa.
4. PHÂN TÍCH
4.1.Sự ra đời của Thánh Gióng
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1)Đọc thầm từ đầu đến “ nằm đấy”. Thảo luận nhóm bàn- thời gian 3 phút: Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng(bình thường - khác thường)? Nhận xét về những chi tiết ấy? Suy nghĩ gì về nguồn gốc của Gióng?
- Tổ chức cho HS thảo luận. Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Sự bình thường: 
Con hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và phúc đức.
- Sự khác thường:
+ bà mẹ ướm vết chân lạ, về thụ thai.
+ mười hai tháng sau sinh một cậu bé ....
 + lên ba vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
-> Sự ra đời của Thánh Gióng kì lạ, khác thường. Nhưng Gióng xuất thân bình dị, gần gũi - người anh hùng của nhân dân.
 Theo quan niệm của dân gian, đã là bậc anh hùng thì phi thường, kì lạ trong mọi biểu hiện, kể cả lúc mới được sinh ra. Điều đó thể hiện sự kì vọng vào những việc làm có ý nghĩa của người đó. 
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT TIẾP THEO:
(1)Tìm hiểu ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong truyện?
(2) tìm hiểu ý nghĩa của hình tượng thánh Gióng trong đời sống người Việt?
(3) Tìm hiểu về tứ bất tử trong truyền thuyết Việt Nam?
--------------------
TUẦN 2 - TIẾT 7
Ngày soạn ..................
Ngày dạy:...................
THÁNH GIÓNG (tiếp)
( Truyền thuyết)
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
 Đã trình bày ở tiết 6
B. CHUẨN BỊ
- Tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học -Soan bài theo hướng dẫn SGK.
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP (1)
Nhóm....... Nhóm trưởng:..................................................
Thảo luận nhóm để hoàn thành phiều học tập sau:
Chi tiết
Cảm nhận về ý nghĩa chi tiết
Nghệ thuật xây dựng
a.Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc
b.Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt
c.Bà con góp gạo nuôi Gióng
d.Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ
đ.Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc
e.Giặc tan, Gióng cởi bỏ giáp sắt rồi bay về trời
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận - Kĩ thuật trình bày một phút
- Kĩ thụât viết tích cực. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề ... 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Kết nối: - Tổ chức cho HS chia sẻ một nội dung tâm đặc nhất trong phần chuẩn bị ở nhà để kết nối tiết học và tạo tâm thế cho HS.
Khám phá: Tiếp tục tìm hiểu bài học.
4.2. Sự lớn lên của Thánh Gióng 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp theo câu hòi SGK.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
-Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc
-Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt
- Bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng
- Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ
- Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc
-Giặc tan, Gióng cởi bỏ giáp sắt rồi bay về trời
Dự kiến sản phẩm của học sinh 
-Nhóm1: trình bày kết quả thống nhất .
- khái quát và liên hệ tới một số tấm gương trong lịch sử: tuổi nhỏ trí lớn: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu...
a.Tiếng nói đầu tiên, Gióng xin đi đánh giặc.
+ Ca ngợi lòng yêu nước tiềm ẩn...
+ Nguyện vọng, ý thức tự nguyện đánh giặc cứu nước, yêu nước tạo khả năng kì lạ.
+ Sức mạnh tự cường và niềm tin chiến thắng.
* Gv tổng hợp: Đây là chi tiết thần kì có nhiều ý nghĩa:
 Lòng yêu nước là tình cảm lớn nhất, thường trực nhất của Gióng, cũng là của nhân dân ta. Đó là ý thức về vận mệnh dân tộc. Lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì đứng ra cứu nước đầu tiên. Bác Hồ đã từng nhận định:Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước
- Nhóm 3: trình bày kết quả thống nhất ý b.
- Chi tiết này gợi liên tưởng tới kiến thức của môn học nào?
b. Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt.
-> Vũ khí hiện đại. 
* GV tổng hợp: Chi tiết thể hiện mơ ước có vũ khí thần kỳ . Đó còn là thành tựu văn hoá, kĩ thuật thời Hùng Vương. Nhân dân đã có sự tiến bộ, đã rèn sắt, đúc đồng phục vụ nhu cầu cuộc sống và chống giặc. Kiến thức Lịch sử ở tiểu học đã nhắc đến thành tựu khoa học kĩ thuật thời Hùng Vương. Sắp tới khi học Lịch sử tiết 14 bài 13 “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang”chúng ta hiểu thêm về nội dung này.
* Nhóm 5: trình bày kết quả thống nhất ý c.
- Quan sát những hình ảnh và cho biết qua những hình ảnh và chi tiết vừa tìm hiểu em cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tinh thần mọi thế hệ người Việt ?
c. Bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
->Tinh thần đoàn kết cộng đồng. Đánh giặc cứu nước là ý chí, sức mạnh toàn dân
- Quan sát hình ảnh.
(GV nhận xét và cho điểm khuyến khích tinh thần học tập của các em)
* GV tổng hợp: Gióng lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng, toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc. Đó là tinh thần đoàn kết dân tộc. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, dân tộc ta cùng lúc phải đwơng đấu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Để nuôi quân đánh Pháp, Bác Hồ đã phát động toàn dân xây dựng “ Hũ gạo kháng chiến”, bớt khẩu phần ăn chung tay góp sức ủng hộ kháng chiến (H1). Tinh thần ấy ngày càng được phát huy cao độ với những hành động cụ thể và thiết thực. Nhiều trường học đã phát động phong trào:“ Hũ gạo tình thương vì bạn nghèo hiếu học” rất ý nghĩa (H2,3). Đó là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. 
4.3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời
- Khi sứ giả mang những thứ Gióng cần đến, Gióng thay đổi như thế nào? ý nghĩa ? 
- Tìm những chi tiết miêu tả việc Gióng ra trận đánh giặc ? Nhận xét?
- Người anh hùng chiến trận mang màu sắc sử thi.
(d)-Vùng dậy vươn vai biến thành tráng sĩ .
-> sự lớn dậy phi thường về thể lực của Gióng để đáp ứng yêu cầu cứu nước.
- Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt ... đánh hết lớp này đến lớp khác. ->Đó là vẻ đẹp dũng mãnh.
* Gv tổng hợp : Ngày xưa nhân dân ta quan niệm rằng, người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Cái vươn vai của Gióng để đạt đến độ phi thường ấy. Gióng trở thành tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí và sức trỗi dậy của dân tộc trước hoạ xâm lăng.Nhà thơ Chế Lan Viên từng chia sẻ trong bài “Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”: - Không ai có thể ngủ yên trong đời chật
 Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng. 
 Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm,
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng...
- Chi tiết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc có ý nghĩa gì?
+ Hình ảnh gợi cho em nhớ tới những câu thơ nào của Tố Hữu?
- Em liên tưởng tới điều gì từ hình ảnh trên? Cảm nghĩ về dân tộc ta? 
(đ) Roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre bên đường đánh giặc. 
-> Gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí hiện đại (sắt) mà bằng cả vũ khí thô sơ, bằng cỏ cây, hoa lá của đất nước. 
* Gv tổng hợp : Cả những vật bình thường nhất của quê hương cũng cùng Gióng đánh giặc. Tre là sản vật của quê hương, cả quê hương sát cánh cùng Gióng đuổi quân thù. Trong kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi:“ Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc”. Nhà văn Thép Mới đã khẳng định: Chiếc gậy tầm vông dựng lên thành đồng Tổ quốc và sông Hồng bất khuất có cái chông tre..
 - Câu chuyện kết thúc bằng sự việc gì?
- Vì sao tan giặc Gióng không về triều để nhận tước lộc lại bay về trời?
(e) Gióng bay về trời.
 -> Người anh hùng vô tư, trong sáng, không màng địa vị, công danh.
- Sự ra đi phi thường là ước muốn bất tử hoá Thánh Gióng 
* Gv tổng hợp :Gióng chính là tổng hợp của nhiều nguồn sức mạnh. Có sức mạnh về tinh thần và thể lực, có sức mạnh của nhân dân và sức mạnh về vũ khí... Gióng đánh giặc phi thường và phi thường trong sự ra đi. Đó chính là sự vô tư, trong sáng của người anh hùng. Điều kì diệu đó làm lên thiên huyền thoại anh hùng bất tử về sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
5. TỔNG KẾT. 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì? 
(2) Vai trò của các yếu tố kì ảo trong việc thể hiện hình tượng nhân vật?
- Gọi HS trao đổi thảo luận
- Gọi HS nhận xét - đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Hình ảnh người anh hùng bất tử trong công cuộc chống ngoại xâm.
- Gióng ra đời kì lạ, lớn lên và đánh giặc kì lạ, bay về trời kì lạ...
* Ghi nhớ: GGK
* Gv tổng hợp : Thánh Gióng là hình tượng hoá lực lượng vũ trang mà nổi bật là người nông dân mặc áo lính. Các yếu tố kì ảo góp phần nâng cao chất sử thi của truyện. Trong sự nghiệp chống thực dân Pháp, Bác Hồ kính yêu từng nhận xét: Ttrong lịch sử ta còn ghi truyện vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng đã dùng gốc tre đuổi giặc Ân. Trong những năm đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông mà đấu tranh với thực dân pháp.( Đảng ta vĩ đại thật)
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1)Việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng thể hiện điều gì? Nêu một vài hiểu biết của em về hội Gióng?
- Tổ chức cho HS thảo luận- GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng thể hiện tấm lòng tri ân người anh hùng bất tử, hướng về cội nguồn.
-Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao "nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc"
GV khái quát: Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đến với hội Gióng là bày tỏ lòng biết ơn, tri ân sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước trong dựng và giữ nước.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1). Truyền thuyết Thánh Gióng kết thúc là hình ảnh Gióng cởi bó giáp sắt rồi cùng ngựa bay về trời. Kịch bản phim “ Ông Gióng” (Tô Hoài) kết thúc với hình ảnh tráng sĩ Gióng cùng ngựa sắt thu nhỏ dần thành em bé cưỡi trâu trở về trên đường làng mát rượi bóng tre.
 Hãy so sánh, nhận xét về hai cách kết thúc ấy ?
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
- Truyền thuyết Thánh Gióng bay về trời -> Gióng là thần được trời cử xuống giúp vua Hùng đuổi giặc, xong việc Gióng lại trở về trời.
- Kịch bản phim “ Ông Gióng” (Tô Hoài) kết thúc với hình ảnh tráng sĩ Gióng thành em bé cưỡi trâu trở về trên đường làng mát rượi bóng tre.
-> khi đất nước thanh bình, các em vẫn là nhưng cậu bé chăn trâu thổi sáo hiền lành, 
* GV tổng hợp: - Hình ảnh Thánh Gióng bay về trời phù hợp với sự ra đời thần kì của nhân vật : Gióng là thần được trời cử xuống giúp vua Hùng đuổi giặc, xong việc Gióng lại trở về trời. Gióng hoá thân vào trời mây non nước quê hương và trở thành bất tử.
 - Hình ảnh Gióng trong phần kết thúc bộ phim “ Ông Gióng” của 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chu_de_tich_hop.doc