Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13: Văn bản "Sự tích Hồ Gươm, Bánh chưng bánh giầy" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13: Văn bản "Sự tích Hồ Gươm, Bánh chưng bánh giầy" - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Nhân vật, sự kiện trong haitruyền thuyết . Vẻ đẹp và ý nghĩa của một số hình ảnh chính trong truyện.

- Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về phong tục và người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Truyền thuyết địa danh.

- Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết.

- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.

- Kể lại được truyện. Rèn kĩ năng kể chuyện cho HS.

3. Thái độ

- Giáo dục tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

B. CHUẨN BỊ

 GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, Tranh minh hoạ “Cảnh đòi gươm”.

HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.6C.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 - Kể tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và nêu ý nghĩa của truyện?

3. Bài mới:

Hoạt động: Khởi động (1 phút)

 GV : Giữa Thủ Đô Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là hồ Lục Thuỷ, Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm, gắn với sự tích nhận gươm trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn là Lê Lợi . Vậy nội dung của câu chuyện ấy thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 5 trang tuelam477 5670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13: Văn bản "Sự tích Hồ Gươm, Bánh chưng bánh giầy" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 5/9/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C..............:
Tiết 13. Hướng dẫn đọc thêm:
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM, BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
( Truyền thuyết )
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Nhân vật, sự kiện trong haitruyền thuyết . Vẻ đẹp và ý nghĩa của một số hình ảnh chính trong truyện.
- Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về phong tục và người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Truyền thuyết địa danh. 
- Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết. 
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện. 
- Kể lại được truyện. Rèn kĩ năng kể chuyện cho HS.
3. Thái độ
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống giặc ngoại xâm.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
B. CHUẨN BỊ 
 	GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, Tranh minh hoạ “Cảnh đòi gươm”.
HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B..........................6C..........................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
 	- Kể tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
 GV : Giữa Thủ Đô Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là hồ Lục Thuỷ, Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm, gắn với sự tích nhận gươm trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn là Lê Lợi . Vậy nội dung của câu chuyện ấy thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung (20 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- GV hướng dẫn đọc: Đọc với giọng chậm rãi, tình cảm; chú ý lời thần trong giấc mộng, giọng của Lang Liêu âm vang xa vắng, giọng Vua Hùng đĩnh đạc, chắc khỏe.
H: Em hãy kể tóm tắt toàn bộ truyện từ 5-7 câu?
- HS kể; các HS khác nghe và nhận xét
* GV giới thiệu về kiến thức lịch sử: Sau thất bại của nhà Hồ ở đầu thế kỉ XV, quân Minh đã đặt được ách đô hộ lên đặt nước ta. Nhân dân ta đã nổi dậy chống lại chúng. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa diễn ra từ năm 1416 đến 1427 thì thắng lợi. Sau 10 năm chiến đấu gian khổ, quân dân ta đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi . Thắng lợi đó đã để lại bao truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi.
- GV hướng dẫn đọc: Đọc chậm rãi với giọng kể, gợi không khí như cổ tích.
- GV đọc trước “Từ đầu -> Đất nước”.
- Cho HS giải thích các chú thích: Đức Long Quân; thuận thiên; Hoàn kiếm 
H: Truyện kể về ai, về sự việc gì?
Thảo luận cặp đôi (3 phút)
- Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau trong truyện?
- 2 HS dựa vào các sự việc chính để kể lại truyện .
- GV nhận xét
H: Truyện này thuộc thể loại nào? 
H: Em hiểu thế nào là truyền thuyết địa danh?
- Là loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh.
I. Tìm hiểu chung 
- Đọc và kể chuyện
* Truyện “Bánh chưng bánh giầy”.
* Truyện Sự tích Hồ Gươm
- Thể loại: Truyền thuyết địa danh.
Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
H: Em hãy xác định sự việc mở đầu; sự việc phát triển và sự việc kết thúc trong truyện Bánh chưng bánh giầy?
+ Sự việc mở đầu: HùngVương chọn người nối ngôi. 
+ Sự việc phát triển: Cuộc đua tài dâng lễ vật.
+ Sự việc kết thúc: Kết quả cuộc thi tài.
H: Em hãy chỉ ra chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Bánh chưng bánh giầy?
- Lang Liêu được thần báo mộng.
H: Vì sao Lang Liêu lại được thần báo mộng?
- Chàng mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng.
H: Thần có chỉ cho Lang Liêu cách làm bánh không? Việc Lang Liêu làm ra hai thứ bánh khác nhau chứng tỏ Lang Liêu là người như thế nào?
- Là người thông minh, sáng tạo
H: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu lại được vua hùng chọn để làm lễ tế Tiên Vương?
- HS trả lời
* GV bổ sung:
- Hai thứ bánh có ý nghĩa rất thực tế, bánh được làm bằng những nguyên liệu quen thuộc do chính mô hôi, công sức của Lang Liêu làm ra . Đó là những sản phẩm nuôi sống được con người. Sản phẩm đó gắn với ý thức trọng nghề nông nên không tầm thường mà trái lại rất cao quý.
- Hai thứ bánh ấy vừa là tinh hoa của trời, đất vừa là kết quả do bàn tay khéo léo làm lụng của con người tạo nên. Trong chiếc bánh giản dị ấy hội tụ nhiều đức tính cao quý của con người: Sự tôn kính trời đất, tổ tiên; Sự thông minh, hiếu thảo; Sự yêu thương, đùm bộc, sự gắn bó giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người.
- Những chiếc bánh ấy cho thấy Lang Liêu chính là người có đủ tài năng và đức độ để nối nghiệp Vương Đế của vua cha.
H: Vậy truyện “Bánh chưng bánh giầy” được nhân dân ta sáng tác nhằm mục đích gì? 
- HS đọc ghi nhớ
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc hiểu văn bản- SGK(9,10,42)
C 1: - Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần trong hoàn cảnh nào?Việc Long quân cho nghĩa quân mượn gươm thần có ý nghĩa gì?
- Do khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, thường xuyên thua trận. Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống giặc nhưng thế chưa đủ mạnh. Long Quân cho mượn để tăng sức cho nghĩa quân để đánh thắng kẻ thù mạnh. Như thế, việc Long Quân cho nghĩa quân lam Sơn mượn gươm thần chứng tỏ cuộc khởi nghĩa này được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ.
+ C 2: Lê Lợi nhận được gươm thần như thế nào? 
 Tìm những chi tiết cho thấy thanh gươm này thanh gươm thần kì? Chi tiết thanh gươm phát sáng ở xó nhà có ý nghĩa gì? Phân tích ý nghĩa của từ "thuận thiên"?
 Vì sao tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiếp nhận gươm? 
- Thanh gươm toả sáng thể hiện sự thiêng liêng, thanh gươm gặp được minh chủ để được sử dụng vào việc lớn, hợp lòng dân, thuận ý trời. 
- Hai chữ ”Thuận thiên”(Thuận lẽ trời) trên gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn. Trao gươm cho Lê Lợi, nhân dân đã khẳng định vai trò “Minh chủ” của ông trong khởi nghĩa Lam Sơn.
- Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá là Lê thận nhặt được gươm ở dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp vào nhau thì vừa như in. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc. Điều đó còn thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. 
+ C 3: Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn?
Trước khi có gươm
Sau khi có gươm
- Non yếu
-Trốn tránh
-Ăn uống khổ sở
- Nhuệ khí tăng tiến
- Xông xáo tìm địch
- Đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch
C 4 Long Quân đòi gươm trong hoàn cảnh nào? 
+ Chiến tranh kết thúc.
+ Lê Lợi lên ngôi vua dời đô về Thăng Long dạo thuyền quanh hồ Tả Vọng.
+ Long Quân sai Rùa vàng lên đòi gươm.Vua rút gươm nâng về phía rùa vàng, rùa vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.
H: Em biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng đòi gươm? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thyết VN tượng trưng cho ai và cho cái gì?
GV: Truyền thuyết An Dương Vương - Hình ảnh rùa vàng là sử giả của Long Quân, tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
H: Hình ảnh nghệ thuật Lê Lợi trả gươm có ý nghĩa gì?
* GV bình: Chi tiết khẳng định chiến tranh đã kết thúc, đất nước trở lại thanh bình. Dân tộc ta là dân tộc yêu hoà bình. Giờ đây thứ mà muôn dân Đại Việt cần hơn là cày, là cuốc, là cuộc sống lao động dựng xây đất nước. Trả gươm có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó, hàm ý cảnh giác cao độ, răn đe kẻ thù. 
H: Vì sao khi mượn gươm thì ở Thanh Hoá còn khi trả gươm lại ở hồ Tả Vong. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Thanh Hoá là nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa. Thăng Long là nơi kết thúc cuộc kháng chiến. 
- Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh
- Kể tên các địa danh của Việt Nam luôn gắn với các sự tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược?
+ Ải Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa 
H: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện ”Sự tích Hồ Gươm”?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Bánh chưng bánh giầy
- Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy. 
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông. 
- Thể hiện tín ngưỡng thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta. 
*Ghi nhớ: SGK- Tr12.
2. Sự Tích Hồ Gươm
* Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Giặc Minh đô hộ
- Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhiều lần , thường bị thua.
* Cách Long Quân cho mượn gươm:
- Lê Thận nhặt được lưỡi gươm dưới nước. - Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng
( trên ngọn đa). 
*Sức mạnh của thanh gươm
- Chuyển bại thành thắng, chuyển yếu thành mạnh, tạo bước ngoặt mở đường cho nghĩa quân đánh thắng giặc Minh.
3. Long Quân đòi gươm:
- Đất nước thanh bình
- Lê Lợi lên làm vua
* Ý nghĩa của việc trả gươm :
- Thể hiện sự yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta.
- Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm
* Ghi nhớ : SGK- 43
4. Củng cố
 	 - Hãy chỉ ra những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ. Tập kể lại văn bản.
- Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_13_van_ban_su_tich_ho_guom_banh_c.doc