Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57: Văn bản "Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con" - Năm học 2019-2020
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp học sinh
Có hiểu biết bước đầu về thể loại truỵên trung đại. Hiểu cảm nhận được nội dung ý nghĩa một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện: Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại. Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng con hổ có nghĩa và cách giáo dục con trong văn bản mẹ hiền dạy con
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ:
GD đạo làm người cần có nhân nghĩa.
4. Các năng lực cần đạt:
Năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, .
2. Học sinh: SGK, tài liệu.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B .
2. Kiểm tra kiến thức cũ:
KT sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động:
GV: Các em đã học dòng văn học dân gian gồm những thể loại như truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi sang một dòng văn học khác đó là dòng văn học trung đại. Bài đầu tiên thuộc dòng văn học này mà chúng ta sẽ tìm hiểu đó là bài “Con hổ có nghĩa”.
Ngày lên kế hoạch: 21/11/2019 Ngày thực hiện: 6A:.... /11/209; 6B: ..... /11/2019 Tiết 57. Hướng dẫn đọc thêm: CON HỔ CÓ NGHĨA MẸ HIỀN DẠY CON A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp học sinh Có hiểu biết bước đầu về thể loại truỵên trung đại. Hiểu cảm nhận được nội dung ý nghĩa một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện: Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại. Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng con hổ có nghĩa và cách giáo dục con trong văn bản mẹ hiền dạy con - Kể lại được truyện. 3. Thái độ: GD đạo làm người cần có nhân nghĩa. 4. Các năng lực cần đạt: Năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, ... 2. Học sinh: SGK, tài liệu... C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B .. 2. Kiểm tra kiến thức cũ: KT sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới *Hoạt động khởi động: GV: Các em đã học dòng văn học dân gian gồm những thể loại như truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi sang một dòng văn học khác đó là dòng văn học trung đại. Bài đầu tiên thuộc dòng văn học này mà chúng ta sẽ tìm hiểu đó là bài “Con hổ có nghĩa”. Hoạt động 1. Văn bản: Con hổ có nghĩa (20 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV dẫn dắt vào nội dung - Xác định mốc lịch sử thời trung đại? + Từ TK X - XIX GV hướng dẫn HS tìm hiểu thể loại Truyện trung đại GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân - Trình bày hiểu biết của em về TTĐ? GV: Quan sát cuối VB, hãy cho biết VB này xuất xứ từ đâu" GV: Vũ Trinh (1759 - 1828), tự: Duy Chu, người Trấn Kinh Bắc. Đỗ cử nhân năm 17 tuổi. Làm quan thời Lê - Nguyễn + Kiến: thấy; văn: nghe; lục: ghi chép -> Tập sách ghi chép những điều nghe thấy của Lan Trì. GV hướng dẫn đọc: Diễn cảm, giọng đọc rõ ràng, mạch lạc gợi được không khí li kì nhưng rất cảm động thông qua các từ ngữ biểu thị sự trả ơn của Hổ với con người GV hướng dẫn HS đọc: giọng thay đổi theo tâm trạng nhân vật GV đọc – gọi HS đọc HS tìm hiểu chú thích - Truyện có thể được chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần? + Truyện có thể được chia thành hai phần: Phần 1: Con hổ đền ơn bà đỡ Trần Phần 2: Con hổ đền ơn người đốn củi - Theo em trong tác phẩm có 1 hay hai con hổ? Một hoặc hai thì có liên quan gì đến kết cấu truyện? ->có hai con hổ. Điều đó thể hiện trình độ kết cấu có phần đơn giản lắp ghép trong thời kỳ tư duy nghệ thuật truyện chưa phát triển cao GV chuyển giao hoạt động cặp Nhiệm vụ - Nêu nhận xét về lời kể? Toàn bộ câu chuyện được kể với biện pháp nghệ thuật gì? Tác giả có bình luận điều gì không? Nhân vật có được miêu tả kỹ về diễn biến tâm trạng? các nhóm báo cáo Lời kể đơn giản, mộc mạc, dễ hiểu Nhân hoá =>vì vận dụng sinh động biện pháp nghệ thuật nhân hoá làm cho hình tượng con hổ trở nên như người: biết chăm sóc yêu thương hổ cái, biết đền ơn lưu luyến khi chia tay ân nhân GV giao nhiệm vụ hoạt động cá nhân 1 HS tóm tắt sự việc thứ nhất? Qua câu chuyện em nhận thấy hành động của hổ trước và sau sự việc như thế nào? 1 HS tóm tắt sự việc thứ 2 Ai xuất hiện và cứu hổ? Cứu như thế nào? Hổ đã đền ơn bác như thế nào? - Khi bác tiều chết, hổ đã có những hành động gì? - Những hànhđộng đó thể hiện tâm trạng gì ở hổ? Sau khi bác tiều chết, hổ vẫn tiếp tục giữ lời hứa của mình với bác. Mỗi lần giỗ bác hổ đều đem thịt thú đến đặt trước cửa nhà bác tiều - Theo em chi tiết cảm động nhất trong câu chuyện này là chi tiết nào? Vì sao? H: Từ hai sự việc trong truyện theo em, bài học mà tác giả gửi tới con người là gì? HS đọc ghi nhớ A. VB: Con hổ có nghĩa I. Tìm hiểu chung * Truyện trung đại: (Sgk / 143) II. T́ìm hiểu văn bản 1. Con hổ và bà đỡ Trần Bà đỡ Trần giúp hổ cái sinh con 2. Con hổ và bác tiều phu 3. Ý nghĩa của truyện: Truyện đề cao giá trị đạo làm người: Con vật còn có nghĩa huống chi là con người. * Ghi nhớ: Sgk/144 Hoạt động 2: Văn bản: Mẹ hiền dạy con (15 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân - Theo dõi phần cuối truyện, hãy nêu xuất xứ của truyện này? - Em hiểu “Liệt nữ” là gì? (Những người phụ nữ tài giỏi) GV: HD cách đọc: Đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, chú ý những lời độc thoại của nhân vật và lời thoại giữa hai mẹ con Mạnh Tử. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS hoạt động ghép đôi - Đọc truyện em thấy có 5 sự việc. Hãy lập bảng tóm tắt các sự việc ấy diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử thủa nhỏ. Nhìn vào bảng tóm tắt em thấy bà mẹ đã có những cách dạy con như thế nào? HS thảo luận, ghi kết quả ra phiếu học tập Đại diện nhóm trình bày Nhận xét – GV KL GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân HS nhận nhiệm vụ thực hiện hoạt động cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Hai lần bà mẹ quyết định dọn nhà đến nơi ở khác. Hãy nêu lại các địa điểm ấy? - Tại sao ở gần nghĩa địa, gần chợ bà mẹ đều cho rằng “Chỗ này ” - Khi chuyển nhà đến gần trường học bà nhận thấy điều gì? - Và bà mẹ lúc này “vui lòng”. Có ý kiến cho rằng, như vậy việc chuyển nhà nhiều lần là mang lại cái lợi cho bà mẹ. Em có thể nói rõ điều này? - Qua đó em thấy ý nghĩa việc dạy con của mẹ trong giai đoạn chuyển nhà ở là gì? - Em có thể nói cụ thể “môi trường sống” ấy là những gì ? (Q/hệ T/c trong gia đình, trong xóm phố). - Đặt giả sử: Nếu nhà nào đó ở gần trường học, còn bố mẹ lại hay cãi nhau thì môi trường nào sẽ ảnh hưởng đến con cái nhiều hơn? - Và qua SV trên, em nhớ đến câu tục ngữ nào? “Gần mực “Ở bầu thì tròn ” - Nhắc lại SV 4,5 - Trước hết bà mẹ dạy con những điều gì? (Nói dối là một tính xấu và nó sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả nghiêm trọng) - Còn khi thấy con bỏ học về tại sao mẹ lại “cầm dao vải”? - Qua đó em nhận xét gì về cách dạy con của bà mẹ? - Những điều đó cho chúng ta hiểu được tấm lòng của người mẹ như thế nào ? - Và quả vậy, công sức của người mẹ cũng không uổng. Mạnh tử sau này trở thành - VËy em cã thÓ kh¸i qu¸t l¹i nh÷ng yÕu tè lµm nªn bËc ®¹i hiÒn M¹nh Tö ? - TruyÖn cã ý nghÜa nh thÕ nµo? - Ngoài ý nghĩa sâu sắc trên truyện còn để lại trong em ấn tượng gì? - Đọc câu truyện em nhớ tới những câu ca dao, câu thơ, bài hát nào nói về công cha, nghĩa mẹ? HS trình bày GV khái quát HS đọc ghi nhớ B. VB: Mẹ hiền dạy con I. Tìm hiểu chung - Là truyện trung đại, trích “Liệt nữ truyện” theo “Cổ học tinh hoa” quyển nhất. ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân biên dịch. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Dạy con bằng cách chuyển nơi ở: - Dọn nhà từ nghĩa địa đến gần chợ. - Dọn nhà từ chợ đến gần trường học. => Muốn con thành người tốt, trước hết phải tạo cho con môi trường sống tốt 2. Dạy con bằng cách ứng xử hàng ngày trong gia đình: Người lớn mà nói dối thì trẻ con cũng bắt chước mà nói dối theo. - Con người phải có ý thức học tập: Tấm vải bị cắt còn có thể làm lại được, con người để hư khó giáo dục lại. - Bà mẹ dạy con rất nghiêm khắc, có phương pháp. - Yêu, thương con hết mực. - Mong ước con thành người. 3. Ý nghĩa truyện: Đề cao tấm lòng người mẹ trong cách dạy con lên người: Khẳng định sự thành đạt của con cái là có công dạy dỗ chu đáo của cha, mẹ. *Ghi nhớ: Sgk/153 4. Củng cố : - GV khái quát kiến thức 5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút): - Kể chuyện. - Chuẩn bị: Động từ E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_57_van_ban_con_ho_co_nghia_me_hie.doc