Giáo án Sinh học Khối 6 - Chủ đề: Hoa và sinh sản hữu tính

Giáo án Sinh học Khối 6 - Chủ đề: Hoa và sinh sản hữu tính

Kiến thức:

- Học sinh biết và phân biệt được các bộ phận chính của hoa, nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó. Vai trò của hoa : Thực hiện chức năng sinh sản.

- Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

- Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và hoa lưỡng tính.

- Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.

- Học sinh nêu được : Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Nêu được các bộ phận tham gia, mô tả hiện tượng và ví dụ.

- Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. Dựa vào khái niệm, thời gian chín của nhị so với nhụy và lấy được ví dụ.

- Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Hiểu hiện tượng giao phấn.

- Biết được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.

- Khái niệm thụ phấn, hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn.

- Nêu được đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, thụ phấn nhờ gió.

- Biết được vai trò của con người trong thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng.

- Nêu được khái niệm thụ tinh.

- Biết được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.

- Nêu được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.

- Biết được quá trình kết hạt, tạo quả.

- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh.

 

docx 15 trang tuelam477 3190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Khối 6 - Chủ đề: Hoa và sinh sản hữu tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần.....
Ngày soạn:......................
Ngày dạy:.......................
Khối lớp (đối tượng):6
Số tiết: 
CHỦ ĐỀ: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH 
(Tích hợp hoạt động giáo dục stem)
Thời lượng thực hiện: 4 tiết
(Từ bài 28 đến bài 31/SGK)
I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học (Bước 1)
Tên chủ đề: Hoa và sinh sản hữu tính
II. Xây dựng nội dung bài học (Bước 2)
- Nội dung 1 - Cấu tạo và chức năng của hoa
- Nội dung 2 - Các loại hoa
- Nội dung 3 - Thụ phấn 
- Nội dung 4 - Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
III. Xác định mục tiêu bài học (Bước 3)
1. Kiến thức:
- Học sinh biết và phân biệt được các bộ phận chính của hoa, nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó. Vai trò của hoa : Thực hiện chức năng sinh sản.
- Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
- Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
- Học sinh nêu được : Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Nêu được các bộ phận tham gia, mô tả hiện tượng và ví dụ.
- Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. Dựa vào khái niệm, thời gian chín của nhị so với nhụy và lấy được ví dụ.
- Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Hiểu hiện tượng giao phấn.
- Biết được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.
- Khái niệm thụ phấn, hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn.
- Nêu được đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, thụ phấn nhờ gió.
- Biết được vai trò của con người trong thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng.
- Nêu được khái niệm thụ tinh. 
- Biết được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- Nêu được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
- Biết được quá trình kết hạt, tạo quả.
- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh.
2. Kĩ năng
- Quan sát các bộ phận của hoa bằng mắt thường hoặc kính lúp.
- Quan sát mẫu 
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
4. Định hướng phát triển các năng lực cho học sinh
* Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực quản lí; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực quan sát; năng lực tìm mối liên hệ; năng lực so sánh; năng lực tri thức sinh học; năng lực đưa ra các định nghĩa.
IV. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (Bước 4)
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO CHỦ ĐỀ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung 1: 
Cấu tạo và chức năng của hoa
- Kể tên và phân biệt được các bộ phận chính của một bông hoa đi ển hình
- Nêu được đặc đi ểm cấu tạo và ch ức năng từng bộ phận của hoa
- Giải thích đư ợc vì sao nhị và nhụy được coi l à những bộ ph ận sinh sản chủ yếu của hoa.
- Làm tiêu bản các bộ phận c ủa hoa. 
Nội dung 2: 
Các loại hoa
- Trình bày được khái niệm thụ phấn
- Phân biệt được hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
-Trình bày được các đặc điểm chính của một số loài hoa thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
-Vận dụng để thụ phấn cho hoa nhằm tăng năng xuất cây trồng.
Nội dung 3:
Thụ phấn
-Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh.
- Nêu được mỗi quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- Nêu được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
- Mô tả được sự biến đổi sau thụ tinh để tạo quả và hạt.
Nội dung 4: 
Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
- Xác định được cách phân chia các loại quả dựa vào các đặc điểm hình thái của vỏ quả và đặc điểm của phần thịt quả.
-Trình bày được cách bảo quản, chế biến các loại quả sau thu hoạch.
-Tự thiết kế mô hình bảo quản quả có ở địa phương
V. Biên soạn các câu hỏi, bài tập theo mức độ yêu cầu (Bước 5)
- Hệ thống câu hỏi nằm trong tiến trình dạy và học
VI. Thiết kế tiến trình dạy và học
1. Chuẩn bị của GV và Hs:
1.1 Chuẩn bị của giáo viên
- Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Cây ngô có hoa, hoa bí ngô.
- Dụng cụ thụ phấn cho hoa.
1.2. Chuẩn bị của học sinh
- Mỗi nhóm: 1 loại hoa tự thụ phấn, 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Đọc và nghiên cứu trước bài ở nhà
2. Phương pháp:
- Phương pháp quan sát tìm tòi, thực hành, thảo luận nhóm.
3. Tổ chức các hoạt động học:
3.1. Ổn định tổ chức
3.2. Kiểm tra bài cũ 
3.3. Bài mới
A. Khởi động: 
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV cho HS quan sát một số loại hoa và hỏi: Hoa thuộc loại cơ quan nào? cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
B. Hình thành kiến thức:
 - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1 : Cấu tạo và chức năng của hoa
Hoạt động 1.1 : Các bộ phận của hoa
- Học sinh biết và phân biệt được các bộ phận chính của hoa, nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó. Vai trò của hoa : Thực hiện chức năng sinh sản.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát hoa thật và xác định các bộ phận của hoa.
- GV yêu cầu HS đối chiếu hình 28.1 SGK trang 94, ghi nhớ kiến thức.
- GV cho HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc, nhị, nhuỵ...
- GV đi từng nhóm quan sát các thao tác của HS giúp đỡ nhóm nào còn yếu, lúng túng hay làm chưa đúng, nhắc nhở các nhóm xếp các bộ phận đã tách trên giấy cho gọn gàng và sạch sẽ.
- GV cho HS trao đổi kết quả các nhóm chủ yếu là bộ phận nhị và nhuỵ.
- GV chốt lại kiến thức bằng cách treo tranh giới thiệu hoa, cấu tạo nhị, nhụy.
- GV gọi 2 HS lên bàn tách hoa loa kèn và hoa râm bụt còn các nhóm cũng tách 2 loại hoa này. Sau đó 2 HS trình bày các bộ phận của hoa loa kèn và hoa râm bụt, HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS trong nhóm quan sát hoa bưởi nở, kết hợp với hiểu biết về hoa, xác định các bộ phận của hoa.
- Một vài HS cầm hoa của nhóm mình trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trong nhóm tách hoa đặt lên giấy: đếm số cánh hoa, xác định màu sắc.
+ Quan sát nhị: đếm số nhị, tách riêng 1 nhị dùng dao cắt ngang bao phấn, cầm nhẹ bao phấn, dùng kính lúp quan sát hạt phấn.
+ Quan sát nhụy, tách riêng nhụy dùng dao cắt ngang bầu kết hợp hình 28.3 SGk trang 94 xem: nhụy gồm những phần nào? noãn nằm ở đâu?
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Tiểu kết
 	- Hoa gồm các bộ phận: đài, tràng, nhị, nhuỵ.
 	+ Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn).
 	+ Nhụy gồm: đầu, vòi, bầu nhuỵ, noãn trong bầu nhuỵ.
Hoạt động 1.2 : Tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa
- Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95.
- GV gợi ý: tìm tế bào sinh dục đực và cái nằm ở đâu? chúng thuộc bộ phận nào của hoa? có còn bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục nữa không?
- GV cho HS trong lớp trao đổi kết quả với nhau.
- GV chốt lại kiến thức nh SGV trang 114.
- GV giới thiệu thêm về hoa hồng và hoa cúc cho cả lớp quan sát.
- HS đọc mục £ SGK trang 95 quan sát lại bông hoa và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95.
- Yêu cầu xác định được:
+ Tế bào sinh dục đực trong hạt phấn của nhị.
+ Tế bào sinh dục cái trong noãn của nhuỵ.
+ Đài, tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
* Tiểu kết
 	- Đài tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.
 	- Nhị: có nhiều hạt phấn mang tế bào bào sinh dục đực.
 	- Nhụy: có bầu chứa lá noãn mang tế bào sinh dục cái.
- Nhị, nhụy có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống.
Hoạt động 2 : Các loại hoa
- Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
(Tích hợp giáo dục stems)
Mở bài: Ôn lại kiến thức các bộ phận của hoa (ảnh 1).
GV vào bài với hai cách phân chia các loại hoa.
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm, phân loại hoa vào khay hoặc giấy phiếu 1): Trên phiếu giáo viên gập phần đáy kết quả vào và làm khuyên để cắm hoa.
Giải thích: Khi học sinh lên để trả lời và nhận xét thì mẫu vật theo chiều thẳng dễ quan sát cho cả lớp.
Hoạt động 2: Chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm hoạt động nhóm tìm hiểu đặc điểm của hoa nhóm mình nhận được sau đó điền các đặc điểm phù hợp vào ô trống.
Quan trọng là phần thông tin hoa, đoạn này sẽ mở rộng thêm một số thông tin liên quan đến kiến thức như: quốc hoa, vai trò của hoa đó trong cuộc sống,...
Khi học sinh thảo luận nhóm sẽ chọn được các đặc điểm đúng qua việc quan sát hình, bên cạnh đó nắm được các thông tin cơ bản gần gũi với loài hoa đó và khi lên thuyết trình sẽ tự tin hơn => Hoàn toàn học sinh làm.
Cho các nhóm nhận xét nhau( theo hai cách: giữa các nhóm tương đồng, và giữa các nhóm không tương đồng tùy thuộc vào đối tượng học sinh). Từ đó giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kết quả nhóm và khẳng định những đặc điểm của nhóm hoa sen, hoa hồng là đặc điểm chung của hoa mọc đơn, và hoa phượng, hoa cải là hoa mọc thành cụm.
Cuối cùng học sinh chốt bài.
Hoạt động 3: Củng cố, mở rộng nâng cao
- Cách 1: nối từ phần 2: tiếp tục chơi trò chơi các loài hoa phân loại theo góc
- Cách 2: Mời chuyên gia ghé lớp; làm video về 1 học sinh hay 1 ai đó qua cửa hàng bán hoa và hỏi về các loài hoa cự thể trong cửa hàng.
- Cách 3: Học sinh dẫn chơi trò chơi trắc nghiệm hoặc ô chữ.
P/s: Như các phiếu khối khác mình thiết kế. Mình luôn muốn có thể tái sử dụng nhiều lần. Nên phiếu 1 là dùng dán ở khay hoặc tận dụng bìa. Phiếu hoạt động 2 thì sẽ dùng thẻ bài.
Hoạt động 3 : Thụ phấn
Hoạt động 3.1 : Tìm hiểu hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
-Học sinh nêu được : Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Nêu được các bộ phận tham gia, mô tả hiện tượng và ví dụ.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 để trả lời câu hỏi:
? Thế nào là hiện tượng thụ phấn.
- GV đặt vấn đề: Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào?
- GV chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi mục 1b.
- Tổ chức thảo luận giữa các nhóm, trao đổi đáp án 2 câu hỏi.
+ Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ nhiều yếu tố.
a. Hoa tự thụ phấn
- HS tự quan sát hình 30.1 chú ý vị trí của nhị và nhuỵ), suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- HS làm s SGK (lựa chọn các đặc điểm ghi vào giấy nháp)
+ Trao đổi câu trả lời tìm đợc và giải thích.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu cần. 
- Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
+ Hoa lưỡng tính.
+ Nhị và nhuỵ chín đồng thời.
b. Hoa giao phấn
- HS đọc thông tin trang 99. Thảo luận câu trả lời trong nhóm (gợi ý giao phấn là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ hoa khác)
- HS tự bổ sung hoàn thiện đáp án.
- Yêu cầu kiến thức:
+ Nêu được đặc điểm là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng 1 lúc.
+ Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người...
* Tiểu kết
 	- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
 	- Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn.
 	- Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác gọi là hoa giao phấn.
Hoạt động 3.2 : Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. Dựa vào khái niệm, thời gian chín của nhị so với nhụy và lấy được ví dụ.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS bỏ mẫu đã mang đi lên bàn quan sát.
- GV treo tranh, giới thiệu thêm về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục s SGK.
? Hoa có những đặc điểm nào để thu hút sâu bọ.
- GV nhấn mạnh các điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- HS quan sát mẫu vật, tranh chú ý các đặc điểm nhị, nhuỵ, màu hoa). suy nghĩ trả lời 4 câu hỏi SGK.
- HS qua sát
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
* Tiểu kết
 	- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm:
 	+ Có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm.
 	+ Đĩa mật nằm ở đáy hoa.
 	+ Hạt phấn và đầu nhuỵ có chất dính.
Hoạt động 3.3 : Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
-Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và hình 30.3, 30.4, trả lời câu hỏi:
? Nhận xét về vị trí của hoa ngô đực và cái?
? Vị trí đó có tác dụng gì trong cách thụ phấn nhờ gió?
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 và hoàn thành phiếu học tập.
- GV chữa phiếu học tập, có thể đánh giá điểm một số nhóm làm tốt.
- Yêu cầu các nhóm so sánh hoa thụ phấn nhờ sâu gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
- GV chuẩn kiến thức 
- HS quan sát mẫu vật và hình SGK để tìm câu trả lời.
- Yêu cầu: hoa đực ở trên để tung hạt phấn.
- Các nhóm thảo luận, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- 1, 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Tiểu kết
 	- Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió:
 	+ Hoa tập trung ở đầu ngọn cây.
 	+ Bao hoa thường tiêu giảm.
 	+ Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
 	+ Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
 	+ Đầu nhị dài, có nhiều lông.
Hoạt động 3.4 : Ứng dụng kiến thức về thụ phấn
Hiểu hiện tượng giao phấn.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 4 để trả lời câu hỏi cuối mục.
- Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người? GV có thể gợi ý bằng câu hỏi nhỏ.
? Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung?
? Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?
- GV chốt lại các ứng dụng về sự thụ phấn.
- Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm:
+ Tăng sản lượng quả và hạt.
+ Tạo ra các giống lai mới.
- GV đặt câu hỏi củng cố:
? Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?
? Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết?
- HS tự thu thập thông tin bằng cách đọc mục 4, tự tìm câu trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
+ Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn.
+ Con người nuôi ong, trực tiếp thụ phấn cho hoa.
- HS tự rút ra những ứng dụng về sự thụ phấn của con người.
* Tiểu kết
- Con người có thể chủ động giúp cho cây giáo phấn làm tăng sản lượng quả và hạt 
- Tạo ra những giống cây mới có phẩm chất tốt và năng xuất cao
Hoạt động 4 : Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
Hoạt động 4.1 : Tìm hiểu sự thụ tinh 
-Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hứu tính 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Giáo viên hướng dẫn HS quan sát H31.1, tìm hiểu chú thích, đọc thông tin ở mục 1, trả lời câu hỏi:
? Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
- Giáo viên chỉ trên tranh thuyết trình:
+ Hạt phấn hút chất nhầy trương lên -> nảy mầm thành ống phấn.
+ Tế bào sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn.
+ ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu.
-Yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình và đọc thông tin mục 2SGK
+ Nêu hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS khai thác thông tin:
? Sự thụ tinh xảy ra tại phần nào của hoa?
? Sự thụ tinh là gì?
? Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
- Tổ chức thảo luận trao đổi đáp án.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức và nhấn mạnh sự sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và cái trong thụ tinh. ->Sinh sản hữu tính.
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
- HS tự quan sát H31.1, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Phát biểu đáp án bằng cách chỉ trên tranh sự nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn.
+ Hạt phấn hút chất nhầy trương lên -> nảy mầm thành ống phấn.
+ Tế bào sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn.
+ ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu.
- Hs nghe và ghi nhớ kiến thức.
2. Thụ tinh
- HS tự độc thông tin và quan sát hinh, suy nghĩ tìm đáp án các câu hỏi:
+ Sự thụ tinh xảy ra ở noãn.
+ Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái -> hợp tử.
+ Dấu hiệu của sinh sản hữu tinh là sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.
- Phát biểu đáp án tìm được
- HS tự bổ sung để hoàn thiện kiến thức về thụ tinh.
* Tiểu kết 
 - Thụ tinh là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
Hoạt động 4.2 : Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả 
-Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi được thụ tinh. 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Giáo viên yêu cầu hs tự đọc thông tin mục 3 để trả lời câu hỏi cuối mục
- Giáo viên giúp HS hoàn thiện đáp án.
- Học sinh tự đọc thông tin SGK, suy nghĩ trả lời 3 câu hỏi 
- Cho 1 vài HS trả lời, HS khác bổ sung.
* Tiểu kết: 
 	- Sau khi thụ tinh
 	+ Hợp tử phát triển thành phôi
 	+ Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.
 	+ Bầu phát triển thành quả chứa hạt
 	+ Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (1 số ít loài cây ở quả còn dấu tích của 1 số bộ phận của hoa).
C. Hoạt động : Luyện tập, vận dụng, mở rộng
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
Hệ thống câu hỏi kiểm tra - Đánh giá
Chọn các đáp án đúng từ câu 1->5
1/ Hoa gồm các bộ phận chính là:
A. Đế hoa, cuống hoa, nhị và nhuỵ. B. Đài, tràng, nhị và nhuỵ.
C. Đài, tràng, chỉ nhị và nhuỵ. D. Đế hoa, hạt phấn, noãn.
2/ Chức năng của nhị và nhuỵ là:
A. Che chở, bảo vệ cho hạt phấn và noãn. B. Làm cho hoa thêm đẹp.
C. Sinh sản và duy truỳ nòi giống. D. Nâng đỡ hoa. 
3/Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hật phấn với :
A. Đầu nhuỵ. B. Vòi nhị 
C. Bầu nhị D. Nhị
 4/ Hiện tượng hạt phấn của nhị rơi trên trên đầu nhuỵ của cùng một hoa gọi là hiện tượng :
A. Giao phấn. B.Tự thụ phấn C. Thụ phấn. D. Rơi hạt phấn.
5. Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
+ Những cây có đủ nhị và nhuỵ gọi là ..
+ Những hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ gọi là ..
+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa .
+ Hoa đơn tính chỉ có nhuỵ gọi là hoa .
6.GV cho HS ghép hoa và ghép nhị, nhuỵ.
a. Ghép hoa: 
- Gọi HS lên chọn các bộ phận của hoa rồi gắn vào tấm bìa ghép thành một bông hoa hoàn chỉnh gồm cuống, đài, tràng, bầu, nhị, nhuỵ.
b. Ghép nhị, nhuỵ
	- GV treo tranh câm nhị nhuỵ như hình 28.2 và 28.3.
	- Yêu cầu HS chọn các mẩu giấy có chữ để gắn vào cho phù hợp.
7.Ở địa phương em thường sử dụng những phương pháp thụ phấn nào? Vì sao?
8. Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?
9. Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết?
10.Thế nào là hiện tượng thụ phấn?
11. Sự thụ tinh xảy ra tại phần nào của hoa?
12. Sự thụ tinh là gì?
13.Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
D. Hướng dẫn học bài ở nhà
	- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc mục “Em có biết” 
	- Đọc trước bài mới trong SGK.
 	- Chuẩn bị giờ sau: theo nhóm: Đu đủ, đậu Hà Lan, cà chua, chanh (quất), táo, me, phượng, bằng lăng, lạc (vỏ khô).
* Rút kinh nghiệm bài học:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_khoi_6_chu_de_hoa_va_sinh_san_huu_tinh.docx