Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân - Nguyễn Thị Dung

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân - Nguyễn Thị Dung

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân, nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.

- Các bước làm thí nghiệm: Chuẩn bị thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm; Nhận xét kết quả thí nghiệmvà kết luận.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thao tác thực hành.

- Kĩ năng quan sát, nhận xét.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực

- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo

- Năng lực về quan hệ xã hôi: năng lực giao tiếp

- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lạc và rõ ràng

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Làm thí nghiệm trên nhiều loại hoa: hồng

- Kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm,

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Làm thí nghiệm 1 theo nhóm ghi lại kết quả ;

- Thí nghiệm 2 : quan sát chỗ thân cây bị buộc dây thép (nếu có).

- Phương pháp dạy học:

- Quan sát, thuyết trình.

- Tiến hành, phân tích và báo cáo kết quả thí nghiệm

- Thảo luận hợp tác trong nhóm.

 

doc 5 trang tuelam477 4450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân - Nguyễn Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG GIAO DUC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KỲ ANH
TRƯỜNG THCS THƯ THỌ
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN: sinh 6 tiết 16 TUẦN8
Tên bài dạy: bài 17
Giáo viên; Nguyễn Thị Dung
BÀI 17 VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân, nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
- Các bước làm thí nghiệm: Chuẩn bị thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm; Nhận xét kết quả thí nghiệmvà kết luận.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thao tác thực hành.
- Kĩ năng quan sát, nhận xét.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực về quan hệ xã hôi: năng lực giao tiếp
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lạc và rõ ràng
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Làm thí nghiệm trên nhiều loại hoa: hồng
- Kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm,
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Làm thí nghiệm 1 theo nhóm ghi lại kết quả ; 
- Thí nghiệm 2 : quan sát chỗ thân cây bị buộc dây thép (nếu có).
- Phương pháp dạy học:
- Quan sát, thuyết trình.
- Tiến hành, phân tích và báo cáo kết quả thí nghiệm
- Thảo luận hợp tác trong nhóm.
III. Tiến trình bài học 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Thân to ra do đâu?
- Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau ?
+ Tầng sinh vỏ : Vị trí :...............................
 Chức năng : ....................................
+ Tầng sinh .......... : Vị trí : nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.
 Chức năng : ........................................
+ Thân cây to ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh ...và tầng sinh....
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
III. Tiến trình bài học 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Thân to ra do đâu?
- Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau ?
+ Tầng sinh vỏ : Vị trí :...............................
 Chức năng : ....................................
+ Tầng sinh .......... : Vị trí : nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.
 Chức năng : ........................................
+ Thân cây to ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh ...và tầng sinh .
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, sử dụng đồ dùng trực quan
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, quan sát, sáng tạo, trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp
B1: Gv yêu cầu các nhóm để lên bàn phần chuẩn bị mà cô đã dặn từ tiết trước.
B2: Gv kiểm tra và biểu dương tinh thần chuẩn bị của các em. Như các em đã thấy cành hoa hồng đă chuyển màu, mép vỏ mà các em bóc ở phía trên phình to ra. Vậy vì sao lại có hiện tượng như thế. Điều đó sẽ được giải đáp trong bài học ngày hôm nay.
B3: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (các nhóm báo cáo).	
- GV đặt vấn đề: “ Qúa trình vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá được thực hiện qua con đường nào? Làm thế nào để nhận biết được điều đó? Chất hữu cơ do lá tổng hợp sẽ được vận chuyển đến các bộ phận khác của thân qua con đường nào? Để trả lời được câu hỏi đó chúng ta cùng nhau đi vào học bài 17 Sự vận chuyên nước và muối khoáng trong thân”
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Các nước được vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ chất hữu cơ vậ chuyển trong cây nhờ mạch rây
- Phương pháp: Dạy học nhóm;, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình sử dụng đồ dùng trực quan
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm , quan sát, trao đổi, sáng tạo. Phẩm chất tư tin , tự lập, giao tiếp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Nội dung
- GV kiểm tra nhóm nào có kết quả thí nghiệm tốt nhất cho điểm nhóm đó
- GV yêu cầu nhóm có kết quả tốt nhất đó trình bày lại cách tiến hành thí nghiệm cũng như kết quả thí nghiệm đã làm ở nhà
- GV hỏi: Sau một thời gian quan sát nhận xét sự thay đổi màu sắc cánh hoa?
Em có nhận xét gì về màu sắc cánh hoa với màu nước trong dung dịch
- GV nhận xét và kết luận
- GV yêu cầu HS cắt ngang qua thân, hướng dẫn HS bóc vỏ cành quan sát chổ có bắt màu, quan sát gân lá
- Gv yêu cầu thảo luận nhóm:
H1: Chổ bị nhuộm màu là bộ phận nào của thân?
H2: Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân?
-Từ thảo luận cũng như kết quả thí nghiệm tiến hành ỏe nhà chúng ta rút ra được kết luận gì?
- GV nhận xét và rút ra kết luận
- Giao dục môi trường: Không được bẻ thân cây vi như vậy cây sẽ không vận chuyển được nước và muối khoáng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
II. vận chuyển các chất hữu cơ
- GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 55 SGK
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
H1:giải thích vì sao mép vỏ phía trên chổ bị cắt phình to ra? Vì sao mép vỏ ở phái đươi không phình to ra?
H2: Mạch rây có tác dụng gì?
H3: Nhận dân ta thường làm như thế nào để nhân giống các loại cây như cam, bưởi nhãn?
-GV lưu ý: Khi bóc vỏ bóc luôn cả mạch nào?( Mạch rây)
Chất hữu cơ do lá chế tào se mang đi nuôi thân và rễ
- Giao dục ý thức bảo vệ môi trường: bảo vệ cây tránh tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây thép vào thân cây hạn chế sự phát triển của cây.
- HS đứng lên trình bày cách tiến hành cung như kết quả thí nghiệm của mình là cành hoa ở cốc nước màu chuyển sang màu đỏ
- HS trả lời: Cánh hoa chuyển từ trắng sang đỏ
- Màu của cánh hoa giống với màu của dung dịch 
- HS trả lời: Mạch gỗ
- Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ
- HS trả lời: Khi bóc vỏ bóc luôn cả mạch ráy do đó cách chất hữu cơ vận chuyển trong mạch rây bị ứ lại ở mép trên lâu ngày làm cho mép trên phình to ra.
- Vận chuyển chất hữu cơ trong cây.
- Chiết cành
Sự vận chuyển nước muối khoáng 
Thí nghiệm:
Kết quả: Hoa và lá bị nhuộm màu đỏ
- Cắt ngang thán và cành thấy mạch gỗ bị nhuộm màu đỏ
2, kết luận:
Nước và muối khoáng hòa tân được vận chuyển từ rễ lên thân và lá nhờ mạch gỗ
Vận chuyển các chất hữu cơ.
Chất hữu cơ trong cây được vận chuyển từ lá xuống các bộ phân khác nhờ mạch rây
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Phương pháp: Dạy học nhóm;, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình sử dụng đồ dùng trực quan
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm , quan sát, trao đổi, sáng tạo. Phẩm chất tư tin , tự lập, giao tiếp
Bài tập: Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
Mạch . gồm những tế bào sống, màng mỏng, có chức năng .
Mạch . gồm những tế bào hóa gỗ dày, không có chất nguyên sinh, có chức 
năng. 
Câu 1: Để nhận biết khả năng hút nước và muối khoáng của thực vật chúng ta nến chon hoa có cánh hoa màu gì?
Hoa đỏ B. hoa trắng C. hoa tím D. hoa vàng
Câu 2: Mạch rây có chức năng chủ yếu là gì?
Vận chuyển nước và muối khoáng
Vận chuyển chất hữu cơ
Vận chuyển nước
Tổng hợp chất hưu cơ
Câu 3: Cây nào sau đây thường được trồng bằng cách chiêt cành
Cây giang B. Cây bưởi C. cây hành D. Cây chuối
Câu 4: ở thực vật nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ
Mạch gỗ B. mạch rây C. tế bào lông hút D. tế bào bieur bì
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
- Nhà Ông nội bạn có cây bưởi rất ngon, muốn có giống bưởi đó và nhanh được ăn thì em cần phải làm gì?
- Để tạo ra nhiều cành hoa có màu sắc khác nhau thì em phải làm gì?
Hoạt động 5: Mở rộng
- Mục đích: tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ kiến thức nội dung đã học
- Phương pháp dạy học:Phương pháp Dạy học nhóm;, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình sử dụng đồ dùng trực quan
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm , quan sát, trao đổi, sáng tạo. Phẩm chất tư tin , tự lập, giao tiếp
H: Khi bị cắt vỏ làm đứt mạch rây ở thân thi fcay có sống được không? Tại sao?
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị: củ khoai tây có mầm, củ su hào, gừng, củ dong ta, 1 đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_17_van_chuyen_cac_chat_trong_than.doc