Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 39: Hạt và các bộ phận của hạt - Nguyễn Thị Dung

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 39: Hạt và các bộ phận của hạt - Nguyễn Thị Dung

I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Kể tên được các bộ phận của hạt

- Phân biệt được hạt Hai lá mầm và hạt Một lá mầm

-Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.

 2. Năng lực

 Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT - Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

 

docx 5 trang tuelam477 4610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 39: Hạt và các bộ phận của hạt - Nguyễn Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KỲ ANH
TRƯỜNG THCS THƯ THỌ
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN: sinh 6 tiết 39 TUẦN 20
Tên bài dạy: Hạt và các bộ phận của hạt
Giáo viên; Nguyễn Thị Dung
Tiết 39: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I/ MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: 
- Kể tên được các bộ phận của hạt
- Phân biệt được hạt Hai lá mầm và hạt Một lá mầm
-Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.
 2. Năng lực
	Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung
N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5’)
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. 
Cho HS quan sát các loại quả hạt. Hạt phát triển thành cây. Vậy hạt có cấu tạo như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
a)Mục tiêu: - Kể tên được các bộ phận của hạt
- Phân biệt được hạt Hai lá mầm và hạt Một lá mầm
-Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
- GV hướng dẫn HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen -> Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt -> hoàn thành bảng SGK tr.108
- GV hướng dẫn nhóm chưa bóc tách được
- GV gọi HS lên hoàn thành bảng
- GV gọi HS lên điền tranh câm
- GV nhận xét -> chốt lại kiến thức. 
- GDMT: Giáo dục cho HS biết tác dụng của cây xanh, cung cấp nguồn hạt giống và lương thực cho động vật và con người.
- HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen -> Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt -> hoàn thành bảng SGK tr.108
- HS lên hoàn thành bảng
- HS lên điền tranh câm
- HS ghi bài.
1:Các bộ phận của hạt.
 Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Phôi của hạt gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. 
BẢNG HỌC TẬP
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
Hạt đỗ đen
Hạt ngô
Hạt gồm có những bộ phận nào?
Vỏ và phôi
Vỏ, phôi, phôi nhủ
Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?
Vỏ hạt
Vỏ hạt
Phôi gồm những bộ phận nào?
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm
Phôi có mấy lá mầm?
Hai lá mầm
Một lá mầm
Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu?
Ở hai lá mầm 
Ở phôi nhũ 
- Căn cứ vào bảng SGK tr.108 đã làm ở mục 1, yêu cầu HS tìm những giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.109 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt hai lá mầm khác hạt một lá mầm ở điểm nào?
2. Thế nào là cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm?
- GV chốt lại đặc điểm cơ bản phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
- HS tìm những giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ.
- HS đọc thông tin mục q SGK tr.109 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt một lá mầm có: phôi nhủ, chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở phôi nhủ.
 Hạt hai lá mầm: Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở hai lá mầm
2. Cây Hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm.
 Cây Một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm.
- HS ghi bài.
2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm:
- Hạt 1 lá mầm là phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm.
- Hạt 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm.
hat 
- Cây Hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm.
 - Cây Một lá mầm: phôi của hạt chỉ có một lá mầm.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ ?
A. Cau 	B. Lúa	C. Ngô 	D. Lạc
Câu 2. Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu ?
A. Lá mầm 	B. Phôi nhũ	C. 	D. Chồi mầm
Câu 3. Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng ?
A. R 	B. Lá mầm	C. Phôi nhũ 	D. Chồi mầm
Câu 4. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính ?
A. 4 	B. 3	C. 2 	D. 5
Câu 5. Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm ?
A. 3 	B. 1	C. 2 	D. 4
Câu 6. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ?
A. Thân mầm hoặc rễ mầm	B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm
C. Lá mầm hoặc rễ mầm	D. Lá mầm hoặc phôi nhũ
Câu 7. Bạn có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây ?
A. Hạt đậu đen	B. Hạt cọ	C. Hạt bí	D. Hạt cải
Câu 8. Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm ?
A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long	B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót
C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo	D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta
Câu 9. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh ?
A. Tất cả các phương án đưa ra.
B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.
C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.
D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 10. Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, bạn có thể tách đôi rất dễ dàng loại hạt nào dưới đây ?
A. Hạt ngô 	B. Hạt lạc	C. Hạt cau 	D. Hạt lúa
Đáp án
1. D
2. A
3. C
4. A
5. C
6. D
7. B
8. C
9. C
10. B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
Em hãy tìm sự giống và khác nhau giữa hạt đỗ đen và hạt ngô:
Sau khi học xong bài này cs bạn nói rằng: hạt lạc gồm 3 phần vỏ, phôi và chất dinh dưỡng có đúng không? Vì sao?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Vì sao người ta chỉ giữ lại những hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh làm giống?
4. Dặn dò:
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Làm bài tập SGK tr.109
Chuẩn bị làm thí nghiệm bài 35.
Chuẩn bị: quả chò, quả ké, quả trinh nữ, hạt xà cừ,....

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_39_hat_va_cac_bo_phan_cua_hat_ngu.docx