Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa (Bản hay)

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa (Bản hay)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau bài học này HS cần phải:

- Quan sát, so sánh để phân biệt đươc cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả)

- Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.

2. Kĩ năng: Quan sát, so sánh.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ, chăm sóc thực vật.

4. Năng lực hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tiếp nhận thông tin, giải quyết vấn đề.

- Năng lực riêng: Năng lực trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Giáo viên: Tranh phóng to H4.1; H4.2 SGK; Mẫu cây cà chua, đậu có hoa, quả, hạt

- Học sinh: Sưu tầm mẫu cây dương xỉ, cây rau bợ.; Kẻ bảng trang 13 SGK vào vở bài tập.

III. Hoạt động dạy học:

*. Bài cũ:

- Sự đa dạng của thế giới sinh vật được thể hiện như thế nào?

- Lấy ví dụ về các nhóm sinh vật trong tự nhiên.

- Nêu nhiệm vụ của sinh học và thực vật học?

 

docx 4 trang Hà Thu 2370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4:
Ngày soạn:06/09/2018
Ngày dạy:.....................
Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học này HS cần phải:
- Quan sát, so sánh để phân biệt đươc cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả)
- Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
2. Kĩ năng: Quan sát, so sánh.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ, chăm sóc thực vật. 
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tiếp nhận thông tin, giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng: Năng lực trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Tranh phóng to H4.1; H4.2 SGK; Mẫu cây cà chua, đậu có hoa, quả, hạt 
- Học sinh: Sưu tầm mẫu cây dương xỉ, cây rau bợ...; Kẻ bảng trang 13 SGK vào vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
*. Bài cũ: 
- Sự đa dạng của thế giới sinh vật được thể hiện như thế nào?
- Lấy ví dụ về các nhóm sinh vật trong tự nhiên.
- Nêu nhiệm vụ của sinh học và thực vật học?
*. Bài mới:
1. Khởi động: Thực vật có những đặc điểm chung nhưng nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy được sự khác nhau giữa chúng.Vậy chúng có những điểm nào khác nhau?
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H4.1 và xem bảng 1. 
? Cây cải gồm những loại cơ quan nào? Nêu chức năng của từng cơ quan?
? Rễ, thân, lá thuộc cơ quan nào?
? Hoa, quả, hạt thuộc cơ quan nào? 
- GV yêu cầu HS đặt mẫu lên bàn, quan sát H4.2 và bảng 2, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 2.
? Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì chia thực vật thành mấy nhóm?
- GV lưu ý: cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt. 
? Thế nào là thực vật có hoa và không có hoa?
- Cho HS làm bài tập ‚ trang 14
? Em hãy chỉ ra mqh giữa các cơ quan, giữa cơ thể với môi trường từ đó nói lên ý thức bảo vệ và chăm sóc TV.
- HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi.
- Có 2 loại cơ quan: 
+ Cơ quan sinh dưỡng ® nuôi đưỡng.
+ Cơ quan sinh sản ® phát triển, duy trì nòi giống.
- Rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng 
- Hoa, quả, hạt là cơ quan sinh sản 
- HS quan sát mẫu vật, H4.2, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi: 2 nhóm.
Đại diện nhóm trả lời® nhóm khác bổ sung.
- HS: Trả lời
Kết luận: 
- Thực vật có 2 nhóm : thực vật có hoa và thực vật không có hoa 
- Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
- Thực vật không có hoa thì cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả.
- Cơ thể thực vật có hoa gồm 2 loại cơ quan chính:
+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây.
+ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt có chức năng chính là sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống.
Hoạt động 2: Cây một năm và cây lâu năm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giới thiệu một số ví dụ lên bảng:
 + Cây lúa , ngô , mướp gọi là cây 1 năm.
 + Cây hồng, mít, vải gọi là cây lâu năm.
? Theo em tại sao cô lại gọi như vậy ?
? Các cây trên ra hoa, kết quả bao nhiêu lần trong đời?
? Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ thực tế quan sát được. 
- HS nghiên cứu ví dụ, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến ® ghi lại nội dung ra giấy
+ Cây lúa, ngô, mướp ra hoa kết trái 1 lần trong vòng đời.
 + Cây hồng, vải, mít ra hoa, kết quả nhiều lần trong vòng đời.
- 1 số HS nêu ví dụ.
 Kết luận: 
- Cây 1 năm: chỉ ra hoa và kết quả 1 lần trong vòng đời
- Cây lâu năm: Ra hoa, kết quả nhiều lần trong vòng đời
 Kết luận chung : HS đọc phần ghi nhớ SGK
3. Luyện tập:
- Trả lời câu 1,2,3 SGK trang 15
- Hãy khoanh tròn những câu đúng: 
1. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây có hoa?
a. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng 	b. Cây bưởi, cây rau bợ, cây dương xỉ, cây cải 
c. Cây táo, cây mít, cây cà chua, cây điều 	d. Cây dừa, cây hành, cây thông, cây rêu
2. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây 1 năm
a. Cây xoài, cây bưởi, cây lúa, cây khoai lang 	b. Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây bí đao.
c. Cây táo, cây mít, cây đậu, cây điều	d. Cây su hào, cây cải, cây cà chua, cây lúa
	Đáp án: 1. a,c	 2. b,d
4. Vận dụng:
- Làm bài tập SGK trang 15.
5. Tìm tòi mở rộng:
- Đọc mục “Em có biết?” 
- Đọc trước bài mới và chuẩn bị : Cây rêu tường, cây cỏ có cả rễ, lá, thân, hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_4_co_phai_tat_ca_thuc_vat_deu_co.docx