Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 36: Thực vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tìm hiểu về các nhóm thực vật
- Vai trò của thực vật trong tự nhiên
- Tìm hiểu vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường
- Tìm hiểu vai trò của thực vật trong đời sống
- Tìm hiểu các loại cây có hại cho sức khỏe con người
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng thực vật và vai trò của thực vật
+ Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của các nhóm thực vật; vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa dạng các nhóm thực vật tồn tại trong tự nhiên, hoàn thành sơ đồ thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm;
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm thực vật trong tự nhiên; Giải thích được sự cần thiết của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên dựa vào sơ đồ, hình ảnh và mẫu vật; thực vật không có mạch (Rêu); thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín);
+ Tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, dược phẩm, đồ dùng, ; Nhận thức được vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được sơ đồ các nhóm thực vật; Phân biệt các nhóm thực vật trong tự nhiên theo các tiêu chí phân loại đã học.
3. Phẩm chất
- Có niềm tin yêu khoa học;
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học;
- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập;
- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên, bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng.
Bài 36. THỰC VẬT (Thời gian thực hiện: 6 tiết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Tìm hiểu về các nhóm thực vật - Vai trò của thực vật trong tự nhiên - Tìm hiểu vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường - Tìm hiểu vai trò của thực vật trong đời sống - Tìm hiểu các loại cây có hại cho sức khỏe con người 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng thực vật và vai trò của thực vật + Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của các nhóm thực vật; vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa dạng các nhóm thực vật tồn tại trong tự nhiên, hoàn thành sơ đồ thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm; + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm thực vật trong tự nhiên; Giải thích được sự cần thiết của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống. - Năng lực khoa học tự nhiên + Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên dựa vào sơ đồ, hình ảnh và mẫu vật; thực vật không có mạch (Rêu); thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín); + Tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, dược phẩm, đồ dùng, ; Nhận thức được vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường; + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được sơ đồ các nhóm thực vật; Phân biệt các nhóm thực vật trong tự nhiên theo các tiêu chí phân loại đã học. 3. Phẩm chất - Có niềm tin yêu khoa học; - Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm; - Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học; - Luôn cố gắng vươn lên trong học tập; - Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên, bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Clip(ghép ảnh) giới thiệu về các loại thực vật trong các môi trường sống khác nhau. - Máy chiếu, laptop - Giấy A3, bút dạ nhiều màu - Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM: .. Nhóm thực vật Đại diện Đặc điểm Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM: .. Tên cây Giá trị sử dụng Làm lương thực Làm thực phẩm Làm thuốc Lấy quả Lấy gỗ Làm cảnh Cây ngô Cây xoài Cây đu đủ Cây chè Cây cau Cây dừa Cây mít Cây diếp cá Cây thông PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM: .. Tên cây Môi trường sống Cây rêu Cây dương xỉ Cây thông Cây xương rồng Cây phong lan Cây ổi Câu hỏi: Câu 1. Dựa vào đặc điểm của các nhóm thực vật, hãy xây dựng khóa lưỡng phân. Câu 2. Điều gì xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn nếu số lượng loài thực vật bị giảm đi đáng kể. Câu 3. Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Câu 4. Tại sao nói “Rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất? III. Tiến trình dạy học A. Khởi động Hoạt động: Chơi trò chơi “Nhanh tay – Nhanh mắt” a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh tìm hiểu về sự đa dạng của giới thực vật. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem clip giới thiệu về các loại thực vật, HS xem video c. Sản phẩm: Tên các loài thực vật có trên video. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Thông báo luật chơi: Quan sát clip để trả lời câu hỏi. Kể tên các loại thực vật có trong video. - Ghi nhớ luật chơi - Giao nhiệm vụ: + Quan sát hình ảnh trong video + Viết tên các loài thực vật có trong video. + Kết thúc video, HS các tổ luân phiên nhau viết tên các loài thực vật lên bảng trong 5 phút + Nhóm chiến thắng là nhóm trong 5 phút viết chính xác được nhiều nhất tên loài thực vật trongg video - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Chiếu video để HS quan sát + HS tiếp sức nhau để viết tên các loài thực vật trên bảng. - Thực hiện nhiệm vụ - Đánh giá nhóm thắng cuộc - Hoàn thành nhiệm vụ vào vở ghi - Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Tên các loài cây trên bảng là các loài thực vật. Vậy các loài thực vật được phân loại ra sao? Nó có vai trò và ý nghĩa gì đối với tự nhiên và con người? - Chuẩn bị sách vở học bài B. Hình hành kiến thức mới 1. ĐA DẠNG THỰC VẬT Tiết 1. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm thực vật a. Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm của các nhóm thực vật và phân biệt các nhóm với nhau. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để làm rõ mục tiêu trên. c. Sản phẩm: phiếu học tập số 1 của học sinh d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 36.1 hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm - Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 1 - Báo cáo kết quả: + Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả + Mời nhóm khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết + Tổng hợp để đi đến đặc điểm của các nhóm thực vật và phân biệt các nhóm với nhau. - Kết luận đặc điểm của các nhóm thực vật và phân biệt các nhóm với nhau. - Ghi kết luận vào vở Đáp án phiếu học tập Nhóm thực vật Đại diện Đặc điểm Rêu Cây rêu tường Thường mọc thành từng thảm; cây chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Dương xỉ Cây dương xỉ Tổ chức cơ thể gồm rễ, thân, lá; có hệ mạch dẫn (vận chuyển các chất trong cây); sinh sản bằng bào tử. Hạt trần Cây thông Sống trên cạn; cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn trong thân, hạt nằm lộ trên noãn (gọi là hạt trần), chưa có hoa và quả; cơ quan sinh sản là nón. Hạt kín Cây lúa, cây táo Các cơ quan rễ, thân, lá biến đổi đa dạng; thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện; cơ quan sinh sản là hoa; hạt được bảo vệ trong quả. 2. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT Tiết 2. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên a. Mục tiêu: học sinh nêu được các vai trò của thực vật trong tự nhiên: là thức ăn, nơi ở cho nhiều loài sinh vật. b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật “mảnh ghép” tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh, tổ chức hoạt động nhóm 4 để ghép được vai trò của thực vật trong tự nhiên. c. Sản phẩm: Mảnh ghép tổng thể d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Một tờ giấy A3 được chia thành 4 phần và 1 vòng tròn ở giữa, mỗi bạn sử dụng 1 góc, mỗi góc ghi tên các loài thực vật và các loài động vật. + Mỗi nhóm phân công 1 bạn quan sát và ghi các sinh vật trong nhóm các bạn đã ghi thành các chuỗi thức ăn vào vòng tròn giữa tờ giấy A3 + Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 3 phút. Sau khi thực hiện xong các nhóm đổi chéo để chấm điểm - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: - Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án - Mời nhóm khác nhận xét - GV lựa chọn 1 chuỗi thức ăn phổ biến nhất và phân tích cho HS. - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Đánh giá + Mỗi chuỗi thức ăn đúng sẽ được 1 điểm + Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm + GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm - Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn - Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về vai trò của thực vật trong tự nhiên. Lấy ví dụ về 1 chuỗi thức ăn và phân tích. à Thực vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên. Thực vật + Là thức ăn cho nhiều loài động vật trong tự nhiên. Nếu không có thực vật, các mắt xích thức ăn phía sau không thể tồn tại. + Là nơi ở của động vật + là nơi sinh sản cảu động vật - Kết luận về vai trò của khoa học tự nhiên - Ghi kết luận vào vở Tiết 3. Hoạt động 4. Tìm hiểu vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường a. Mục tiêu: học sinh nêu được các vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường như: cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí; giữ đất, giữ nước, hạn chế xói mòn, sạt lở. b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật KWL yêu cầu HS đưa ra những hiểu biết về nguồn tạo ra khí oxygen và nguồn hấp thụ khí carbon dioxide trong không khí, nơi đồi núi có rừng và không có rừng; hậu quả sau mưa lũ ở những nơi diện tích rừng bị thu hẹp;... c. Sản phẩm: Câu trả lời các câu hỏi thảo luận trong sgk d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 bạn gần nhau nghiên cứu và trả lời các câu hỏi trong sgk - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Phân công nhiệm vụ, tiến hành thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: - Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. - Mời nhóm khác nhận xét - GV đưa ra thêm một số câu hỏi gợi mở. - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Đánh giá + Đánh giá giữa các nhóm HS + Đánh giá của GV - Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn - Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường. à Thực vật có vai trò quan trọng với vấn đề bảo vệ môi trường. Thực vật quang hợp sẽ lấy khí carbon dioxide để tổng hợp chất hữu cơ đổng thời giải phóng khí oxygen vào không khí. Động vật và con người sử dụng khí oxỵgen cho hô hấp đổng thời giải phóng khí carbon dioxide vào trong khí quyển. Quá trình lặp đi lặp lại tuần hoàn sẽ làm cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí. Trên thực tế hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí không cân bằng do cây xanh bị chặt phá nhiều, ô nhiễm môi trường không khí, hàm lượng khí thải carbon dioxide tăng cao trong khi lượng thực vật không đủ để làm cân bằng lượng khí này. - Kết luận về vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường. - Ghi kết luận vào vở Tiết 4. Hoạt động 5. Tìm hiểu vai trò của thực vật trong đời sống a. Mục tiêu: tìm hiểu vai trò của thực vật đối với con người; xác định được các nhóm thực vật mang lại những giá trị lợi ích khác nhau như: làm thức ăn, làm cảnh, làm thuốc,... b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trò chơi, cho HS tham gia trò chơi Những mảnh ghép hoàn hảo về các loại cây và vai trò của chúng, sau đó hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu hoạt động trong SGK. c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: - Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án - Mời nhóm khác nhận xét - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Đánh giá + Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm + GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm - Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn - Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về vai trò của thực vật với đời sống con người. Cho ví dụ minh họa. à Đối với đời sống con người, thực vật: - Cung cấp lương thực, thực phẩm và cây ăn quả: bẩu, su hào, sắn,... - Cung cấp dược liệu (làm thuốc): tía tô, cơm nguội,... - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: cà phê, ca cao,... - Cung cấp gỗ: lim, táu, sến,... - Cung cấp cây cảnh: tùng, vạn tuế, đa, si,... - Kết luận về vai trò của thực vật với đời sống con người. - Ghi kết luận vào vở Tiết 5. Hoạt động 6: Luyện tập a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK b. Nội dung: Hs làm poster để trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày vai trò của thực vật. c. Sản phẩm: Bảng poster d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Mỗi nhóm 4 bạn, vẽ poster trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày vai trò của thực vật - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Làm poster - Báo cáo kết quả: + Các nhóm treo poster lên bảng. GV đánh giá 1 số nhóm - Theo dõi đánh giá của giáo viên - Tổng kết: + Đánh giá được nhóm nào trình bày được nhiều vai trò của thực vật nhất + Nhóm trình bày sáng tạo nhất + Nhóm được nhiều người yêu thích nhất. - HS tự đánh giá và đánh giá nhóm - Học sinh lắng nghe Hoạt động 7: Vận dụng a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế b. Nội dung: Dùng phiếu học tập trả lời các câu hỏi về hệ thống tưới nước tự động trong sách giáo khoa c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 3 d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Thảo luận theo tổ để hoàn thành phiếu học tập số 3. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết - Thực hiện nhiệm vụ ở nhà - Báo cáo kết quả: + Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV - Tổng kết: + Thực hiện ở tiết thứ 5 + Tổng kết lại nội dung kiến thức về giới thực vật bằng sơ đồ. - Học sinh lắng nghe - Theo dõi đánh giá của giáo viên và HS C. Dặn dò - Học sinh làm bài tập SGK, SBT - Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau Họ và tên học sinh Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Nêu được các nhóm thực vật, đại diện và đặc điểm của các nhóm thực vật Nêu được vai trò của thực vật
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_36_thu.docx